Trẻ 10 tháng biếng ăn có thể do bệnh lý, cũng cũng có thể do chế độ ăn uống không đúng với nhu cầu và sở thích trẻ. Để đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của trẻ, cha mẹ cần tìm cách khắc phục tình trạng biếng ăn hiệu quả đảm bảo an toàn và đúng cách. Bài viết dưới đây Imiale sẽ chia sẻ những kiến thức cần thiết về tình trạng trẻ 10 tháng biếng ăn và giải pháp khắc phục, mẹ cùng tham khảo nhé.
Mục lục
1. Dấu hiệu trẻ 10 tháng biếng ăn bố mẹ nên biết
Trẻ 10 tháng biếng ăn sẽ bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng bởi lúc này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đã tăng cao. Việc phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ là chìa khóa chữa trị chứng bệnh biếng ăn.
Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng biếng ăn ở bé 10 tháng:
- Trẻ ăn chậm, ăn ít hơn mọi ngày
- Trẻ ngậm, phun đồ ăn không chịu nuốt
- Cân nặng, chiều cao không tăng liên tục trong 3 tháng
- Trẻ từ chối thức ăn lạ
- Trẻ táo bón, rối loạn tiêu hóa
- Trẻ quấy khóc khi đến bữa ăn
- Trẻ không hợp tác, kéo dài bữa ăn hơn 30 phút
Theo tiêu chuẩn của WHO, cân nặng trung bình của bé trai 10 tháng tuổi là khoảng 9,2 kg và cao 73,3 cm. Bé gái nặng trung bình 8,5 kg và cao 71,5 cm. Với cân nặng và chiều cao tiêu chuẩn trên, bạn có thể biết con mình đang bị thiếu cân hoặc dư cân để có cách khắc phục hợp lý.
2. Nguyên nhân của trẻ 10 tháng biếng ăn
Vào giai đoạn trẻ 10 tháng tuổi, trẻ bỗng dưng biếng ăn và lười bú thì cha mẹ cần tìm hiểu để biết được vì sao con không muốn ăn. Căn cứ vào nguyên nhân này cha mẹ có biện pháp khắc phục thích hợp để trẻ ăn uống ngon miệng trở lại:
2.1. Trẻ 10 tháng biếng ăn sinh lý
Biếng ăn sinh lý ở trẻ 10 tháng có thể do những nguyên nhân sau:
- Do trẻ mọc răng: Vào giai đoạn này, cơ thể trẻ chuyển sang giai đoạn mọc răng và tập nhai, trẻ sẽ bị sưng và đau phần lợi nên sẽ không muốn ăn dẫn đến biếng ăn.
- Trẻ đang tập bò, tập lẫy, tập đứng: Lúc này, các bé bắt đầu tập bò, tập lẫy và tập đứng nên trẻ đang thích thú với điều mới lạ. Vì vậy, bé không có hứng thú với những bữa ăn nên gây ra tình trạng biếng ăn, lười ăn.
- Do trẻ thay đổi về mặt tâm lý: Trẻ có thể gặp phải tuần khủng hoảng ở giai đoạn 10 tháng tuổi khiến cho tính tình có sự thay đổi như dễ hờn dỗi, khóc nhiều, ít ngủ và lười ăn.
Tình trạng trẻ 10 tháng biếng ăn sinh lý thường kéo dài khoảng 1 tuần, tùy từng bé mà thời gian khác nhau. Sau khi cơ thể đã thích ứng dần với những biến đổi trên bé sẽ trở lại ăn uống như bình thường và thậm chí là ăn được nhiều hơn so với trước đây.
2.2. Trẻ 10 tháng biếng ăn tâm lý
- Do trẻ chưa quen với đồ ăn mới: Trẻ 10 tháng tuổi vẫn đang trong giai đoạn ăn dặm nên phải làm quen với nhiều loại thực phẩm ăn dặm mới, do đó cơ thể cần một khoảng thời gian để làm quen và thích ứng.
- Do bố mẹ ép trẻ ăn nhiều: Cha mẹ thường có tâm lý ép bé ăn nhiều, khiến bé sợ sệt dẫn đến tình trạng biếng ăn, chán ăn và quấy khóc khi đến giờ ăn.
- Thực đơn ăn dặm không hợp khẩu vị của trẻ: Trẻ 10 tháng biếng ăn còn vì thực đơn ăn dặm bị thay đổi, không phù hợp với sở thích của bé hoặc thực đơn không phong phú, lặp đi lặp lại trong thời gian dài dẫn đến trẻ chán ăn, biếng ăn.
- Do ảnh hưởng tâm lý của bố mẹ: Khi trẻ không muốn ăn hoặc không hợp tác, cha mẹ thường hay cáu và quát nạt nên sẽ tạo cho trẻ cảm giác không thoải mái khiến trẻ không muốn ăn.
- Do mẹ cho trẻ uống thuốc lẫn với thức ăn: Có trường hợp cha mẹ ép con uống thuốc bằng cách cho thuốc lẫn vào thức ăn khiến cho trẻ ấn tượng xấu, sợ thức ăn.
2.3 Trẻ 10 tháng biếng ăn bệnh lý
Khi trẻ mắc phải các bệnh cũng dẫn đến chứng biếng ăn. Sau đây là những bệnh lý dễ gây cho trẻ 10 tháng tuổi biếng ăn:
- Nhiễm trùng đường ruột: Vào giai đoạn trẻ 10 tháng hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Vì vậy, bé dễ bị ốm, ho, sốt, tiêu chảy, nhiễm giun sán,… dẫn đến tình trạng biếng ăn.
- Rối loạn tiêu hoá: Khi bị rối loạn tiêu hoá bé sẽ gặp phải những vấn đề như: đau bụng, đầy hơi, nôn ói hay táo bón,… Tình trạng này kéo dài là là nguyên nhân khiến trẻ 10 tháng biếng ăn, chậm lớn và suy dinh dưỡng.
- Trẻ gặp khó khăn về việc nhai và nuốt: Khi trẻ mọc răng, viêm họng hay viêm amidan,… nuốt sẽ gây cảm giác đau, khiến trẻ sợ ăn, sợ nhai, sợ nuốt.
2.4. Biếng ăn khi thời tiết chuyển mùa
Thời tiết thay đổi đột ngột gây nóng bức hoặc lạnh khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu không muốn ăn.
2.5. Biếng ăn do thói quen ăn uống từ bố mẹ
Mẹ cho bé ăn không đúng giờ, rảnh mới cho ăn, bận thì thôi, khi ăn quá ít, khi ăn quá nhiều, vừa ăn vừa chơi đùa, vừa ăn vừa coi điện thoại hoặc tivi, vừa ăn vừa đi dong làm cho bé không muốn ăn uống và dẫn tới biếng ăn ở trẻ.
3. Cách khắc phục trẻ 10 tháng biếng ăn chuẩn khoa học
Trong trường hợp bé biếng ăn do bệnh lý, mẹ cần cho trẻ đi khám và điều trị, còn biếng ăn tâm lý và sinh lý, mẹ có thể áp dụng 1 trong các cách sau:
Tẩy giun sán định kỳ cho trẻ 10 tháng biếng ăn
Hệ tiêu hoá không tốt cũng là lý do làm bé 10 tháng không muốn ăn dặm. Những trường hợp bị nhiễm ký sinh vật đường tiêu hoá như giun, sán,… trẻ cũng sẽ lười ăn hơn. Bởi vậy, cha mẹ cần tẩy giun cho trẻ định kỳ 6 tháng 1 lần. Giữ gìn vệ sinh trong ăn uống và nơi ở của trẻ.
Lưu ý: Nên tẩy giun theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ hay người có chuyên môn.
Tạo tâm lý thoải mái khi ăn cho trẻ
Tâm lý thoải mái là yếu tố rất quan trọng khi chăm bé. Mẹ không nên ép buộc trẻ ăn mà hãy kiên trì nhẹ nhàng tạo cho bé không gian thoải mái để chuyện ăn uống trở nên vui vẻ và hứng khởi hơn bằng cách:
Trang trí thức ăn hấp dẫn, đẹp mắt
Mẹ có thể trang trí món ăn đẹp mắt, hấp dẫn với các hình ngộ nghĩnh để thu hút, giúp con hào hứng ăn hơn.
Khích lệ và khen ngợi khi trẻ ăn ngoan
Khi bé thử ăn một món ăn mới hay bé chịu ăn ngoan, mẹ nên khen ngợi trẻ như: “Con ăn tài quá!”, “hôm nay công chúa của mẹ ăn giỏi quá!”. Từ đó, lần sau bé sẽ có động lực ăn hơn để được mẹ khen ngợi.
Cho trẻ ăn cùng gia đình
Cha mẹ nên cho bé ngồi ăn cùng gia đình, quan sát và nhìn làm theo các thành viên khác trong gia đình đang ăn dẫn đến kích thích vị giác của con, con sẽ ăn tốt hơn.
Tập thói quen ăn uống cho bé
Trẻ em như một tờ giấy trắng, mẹ cần tạo cho con những thói quen thật hoàn hảo ngay từ lần đầu: không tivi – không điện thoại – không đi rong. Xem tivi, chơi điện thoại hoặc đi rong làm trẻ xao nhãng, không chú ý ăn uống, có hại đến hệ tiêu hoá của con. Thay vào đó mẹ nên cho bé ngồi ăn cùng với gia đình, thấy mọi người ăn ngon sẽ thúc đẩy bé ăn uống tốt hơn nữa.
Xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng, khoa học
Khi chế biến món ăn cho bé mẹ cần đa dạng thực đơn sẽ giúp cho bé kích thích vị giác và muốn ăn hơn nữa. Mẹ nên cho bé ăn những loại thức ăn dễ tiêu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Bữa ăn của bé cần đảm bảo có đầy đủ thành phần bột, đường, đạm, vitamin và muối khoáng.
- Trong thời gian này trẻ vẫn cần bú sữa mẹ hoàn toàn, lượng sữa bé cần mỗi ngày khoảng 700ml.
- Bổ sung sữa chua, phô mai,… giúp tăng cường vi khuẩn có lợi ở đường ruột, thúc đẩy sự tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
- Thực phẩm có chứa nhiều sắt (lòng đỏ trứng, gan động vật, tim,…), canxi (cá, tôm, ốc) và kẽm (sò, trai, hến).
- Thực phẩm giàu chất bột đường như sữa, yến mạch, khoai lang,…
- Rau xanh, củ quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất: cải xoăn, cải bắp, mồng tơi, cà rốt, khoai tây, súp lơ, bí đỏ,…
- Hoa quả tươi như nho, cam quýt, chuối, đu đủ, xoài,…, mẹ có thể ép lấy nước để làm sinh tố hay cắt lát cho bé tự thưởng thức.
Bổ sung men vi sinh và vi chất cho con
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khuyến khích bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm các men vi sinh giúp kích thích tiêu hoá và tăng cường sự hấp thu dưỡng chất.
- Bổ sung men vi sinh: Men vi sinh có chứa các thành phần lợi khuẩn (probiotics) và chất xơ hòa tan (prebiotics) cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột của trẻ, ngăn ngừa chứng rối loạn đường ruột như táo bón, kích thích trẻ ăn ngon và hấp thu tối đa dưỡng chất từ thực phẩm. >>> Xem thêm: Men vi sinh hiệu quả cho trẻ biếng ăn
- Bổ sung vi chất: Bố mẹ cũng nên tăng cường bổ sung một số loại vi chất giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng sức đề kháng, giúp trẻ ít ốm vặt và có lợi cho hệ tiêu hoá như kẽm, lysin, vitamin nhóm B, selen, crom, vitamin C,… vào trong thực phẩm ăn hàng ngày của trẻ giúp trẻ cải thiện khẩu vị, tăng cân nặng và chiều cao.
>>> Mẹ tham khảo: Cần bổ sung gì cho trẻ biếng ăn?
4. Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 10 tháng biếng ăn
Để cung cấp được đủ những chất thiết yếu cho các bé giai đoạn 10 tháng tuổi biếng ăn, tránh tình trạng trẻ bị thiếu hay dư thừa chất, các mẹ cần chú ý một số điểm khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng mỗi ngày như:
Đảm bảo đủ chất trong mỗi bữa ăn: Thành phần của mỗi bữa ăn cần được đảm bảo có đầy đủ cả 4 nhóm chất dinh dưỡng chủ yếu là: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và một số chất vi lượng, tránh tình trạng thiếu chất, suy dinh dưỡng.
Thành phần mỗi bữa cho trẻ ăn: Mỗi bữa bột chính cho bé 10 tháng sẽ cần khoảng 20-30gr bột, 30-40gr chất đạm, 10-20gr rau xanh và 10gr dầu ăn. Mẹ có thể cho bé ăn bổ sung thêm 2-3 bữa phụ/ngày như: sữa, bún, phở, súp, cháo, sữa chua, kẹo, bánh ngọt, …
Bổ sung sữa sau ăn dặm cho trẻ: Trẻ ở giai đoạn này nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé là từ sữa. Mỗi ngày, sau ăn dặm, mẹ nên cho bé uống bổ sung khoảng 600-800ml sữa (có thể là sữa mẹ hoặc sữa pha theo công thức).
Trên đây là các dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng trẻ 10 tháng biếng ăn hiệu quả cho các mẹ tham khảo. Hy vọng thông qua bài viết của Imiale các mẹ đã có được những hiểu biết bổ ích về việc chăm trẻ nhỏ. Chúc bé yêu của mẹ mãi mạnh khỏe, ăn ngoan ngủ giỏi.
>> Tham khảo:
Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, mẹ hãy liên hệ ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.