Táo bón đặc trưng bởi giảm tần suất đại tiện, khó đi đại tiện, thường kèm theo đau bụng, khi bài xuất phân cho phân cứng và/hoặc lớn, có thể gây đau rát ở vùng hậu môn. Bài viết này sẽ cung cấp những dấu hiệu của táo bón từ đó lựa chọn cho mình những giải pháp thay đổi lối sống sinh hoạt kết hợp với dùng thuốc trị táo bón được phân tích chi tiết dưới đây.
Mục lục
1. Dấu hiệu nhận biết tình trạng táo bón
Táo bón là một trong những chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp. Có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta dễ mắc bệnh lý táo bón:
Nguyên nhân thực thể
Do sự tổn thương cấu trúc các bộ phận ở hệ tiêu hóa hoặc ngoài hệ tiêu hóa: như sự tổn thương của đại tràng, trực tràng, hậu môn, bệnh lý thần kinh cơ, thoát địa vị cột sống, bại não, nhược cơ, hội chứng giãn tắc ruột, do thuốc,…
Nguyên nhân chức năng (chiếm hơn 90% nguyên nhân gây táo bón)
- Áp lực, căng thẳng
- Nhịn đại tiện
- Hạn chế vận động, lười di chuyển, tập thể dục, ngồi nhiều
- Yếu tố dinh dưỡng: bổ sung đầy đủ chất xơ và thức ăn lỏng không đủ theo nhu cầu
>>Xem thêm: 7 nguyên nhân gây táo bón hàng đầu ở trẻ
Dấu hiệu 1: Giảm tần suất đi đại tiện so với bình thường
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Tùy thuộc vào lượng sữa và thức ăn nạp vào cơ thể trẻ mà tần suất đi đại tiện mỗi trẻ ở mỗi lứa tuổi khác nhau, tuy nhiên với trẻ táo bón sẽ có tần suất đi đại tiện
- Trẻ sơ sinh (1-3 tháng tuổi): 2-3 ngày/ đại tiện
- Trẻ bú mẹ: <3 lần/tuần
- Trẻ lớn <2 lần/tuần
Đối với người lớn
Tần suất đại tiện <2 lần/ tuần
Dấu hiệu 2: Gắng sức khi đại tiện
Mất thời gian lâu và gắng sức để tống phân ra khỏi cơ thể; phân khô, cứng, vón cục: Phân níu giữ lâu ở đại tràng, nước ở phân bị cơ thể hấp thu trở lại làm phân mất nước, trở nên khô cứng, vón cục lại. Nín đi đại tiện nhiều lần làm phân tích tụ dần, bóng trực tràng phình to ra, khi đại tiện cần phải gắng sức, cần nhiều thời gian mới có thể tống phân ra khỏi cơ thể.
Dấu hiệu 3: Hiện tượng són phân
Hiện tượng són phân: Bệnh nhân có cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không thể tống phân ra ngoài hoặc ra rất ít phân.
Dấu hiệu 4: Cảm giác căng, chướng bụng
Cảm giác căng, chướng bụng: Phân bị tích tụ lâu này ở đại tràng, chất thải tồn đọng tại đó chưa được đào thải ra ngoài bị lên men sản sinh khí gây cảm giác nê, bụng căng trướng, sờ thấy cứng và gõ vào nghe tiếng rỗng.
Dấu hiệu 5: Phân mùi thối
Phân mùi thối: chính sự tích tụ phân lâu ngày ở đại tràng tạo điều kiện thuận lợi làm men vi sinh hoạt động mạnh mẽ, gây mùi khó chịu khi chúng được tống ra ngoài.
Dấu hiệu 6: Đau, nứt hậu môn
Đau, nứt hậu môn: sự vón cục của phân ở đại tràng sau nhiều ngày tích tụ không được bài xuất, tạo ra khối lượng phân cứng và khô, khi gắng sức để tống được phân ra khỏi cơ thể, chúng cọ xát mạnh vào niêm mạc hậu môn, làm tổn thương vùng niêm mạc hậu môn, gây đau rát và nứt vùng hậu môn.
Dấu hiệu 7: Phân dính máu
Phân dính máu: vùng hậu môn bị nứt làm phân khi được tống ra khỏi cơ thể kèm theo lớp máu bám dính quanh phân, hoặc dễ dàng nhận thấy khi dùng giấy vệ sinh, sẽ thấy máu bám dính ít trên giấy vệ sinh.
2. Nhận biết cấp độ và mức độ táo bón
Trước những dấu hiệu táo bón (thường táo bón chức năng), chúng ta có thể đánh giá mức độ táo bón dựa theo tiêu chuẩn ROME III:
Dựa trên tiêu chí của ROME III để đánh giá mức độ táo bón, có thể tham khảo vào thang hình thức phân Bristol (BSFS), qua hình dạng và kích thước của phân để biết mức độ táo bón.
- Tuýp 1: Phân tách từng cục, từng cục, nhỏ như viên bi gọi là phân dê
- Tuýp 2: Dạng xúc xích nhưng có hiện tượng vón từng cục
- Tuýp 3: Hình dạng như xúc xích với vết nứt trên mặt
- Tuýp 4: Phân dạng dài, rắn,mềm mại : Trẻ bình thường
- Tuýp 5,6,7: có dấu hiệu và triệu chứng của tiêu chảy
Tuýp 4: Đi tiêu bình thường, không bị táo bón
Từ tuýp 3 đến tuýp 1: Phân nằm lâu trong đại tràng có xu hướng nứt nẻ, về sau nếu tiếp tục nín đi đại tiên phân sẽ phân tách thành từng cục như phân dê. Khi có dấu hiệu phân đi từng cục từng cục, lúc này không xét tiêu chuẩn ít đi đại tiện trong tuần để kết luận táo bón mà dựa vào dấu hiệu kích thước và hình dạng phân để kết luận.
>> Xem thêm: Táo bón – Cẩm năng 9 điều cần biết
3. Các nhóm thuốc trị táo bón
Táo bón đặc trưng bởi tình trạng phân khô, cứng, khó đại tiện. Trong đó, các thuốc điều trị táo bón tiếp cận một trong hai cơ chế chính:
- Làm mềm, làm ẩm
- Cải thiện nhu động ruột
* Các thuốc làm mềm, làm ẩm bao gồm các nhóm:
- Thuốc nhuận tràng làm mềm phân:
- Thuốc điều chỉnh bài tiết dịch ruột
- Thuốc thụt tháo
*Các thuốc cải thiện nhu động ruột bao gồm:
- Thuốc nhuận tràng kích thích
- Thuốc chủ vận serotonin
- Thuốc đối kháng thụ thể opioid ngoại vi
3.1. Nhóm thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng là loại thuốc đầu tay trong điều trị táo bón, dựa vào cơ chế thuốc nhuận tràng được chia ra các loại sau
3.1.1. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Là nhóm thuốc hấp thu kém bởi thành ruột, kích thích giữ nước ở trong lòng ruột làm mềm phân và tăng nhu động ruột giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn.
Các thuốc nhuận tràng thẩm thấu điều trị táo bón:
A. Polyethylene Glycol (hoặc macrogol 4000/3350): là thuốc nhuận tràng được lựa chọn phổ biến, chúng là những polyme mạch thẳng, phân tử nước được giữ lại trong lòng ruột bằng các liên kết Hydro, gây ra sự gia tăng thể tích chất lỏng bên trong, phân dễ dàng được bài xuất
Một số biệt dược của thuốc trị táo bón chứa hoạt chất Macrogol:
- Macrogol 4000: Forlax; Laxee (dành cho trẻ >8 tuổi),…
- Macrogol 3350: Laxlyte;…
Liều dùng: 1g/kg/1 ngày
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc nhuận tràng thẩm thấu trị bệnh táo bón là gây ra chứng đầy hơi, đau bụng, buồn nôn và khó chịu
B.Lactulose và lactitol: là các dẫn xuất tổng hợp của lactose. Trong ruột kết, các disaccharide dưới tác dụng của vi khuẩn đường ruột được chuyển hóa thành các axit có phân tử lượng thấp, chúng giữ nước trong ruột và giảm pH môi trường trong ruột kết gây tăng nhu động kết.
Một số thuốc thường được sử dụng: Duphalac, …
Liều dùng: 1-3 ml/kg/ngày. Tác dụng có hiệu quả trong vòng 1-3 ngày
Tác dụng phụ thường nhẹ gồm những triệu chứng đầy hơi, đau bụng,… sử dụng lâu có thể gây rối loạn cân bằng điện giải.
>> Xem thêm: 5+ lưu ý sử dụng Duphalac trong điều trị táo bón
C. Magie hydroxit kháng axit
Còn được gọi là “sữa magie” ở dạng huyền phù và các muối magie khác (ví dụ: magie sulfat và magie citrat) có tác dụng nhuận tràng thẩm thấu gây ra bởi sự dẫn nước vào bên trong ruột, kích hoạt sự chuyển động giúp ruột, giúp làm mềm phân.
Liều lượng: 1-3 mL/kg/ngày
Tác dụng của magie hydroxit xảy ra sau 2–8 giờ
Tác dụng phụ bao gồm tiêu chảy, hạ huyết áp, suy nhược và hôn mê.
Chống chỉ định sử dụng magie hydroxit với trẻ bị suy thận nặng
3.1.2. Thuốc nhuận tràng kích thích
Thuốc nhuận tràng kích thích tác động trực tiếp lên niêm mạc ruột, kích thích nhu động ruột và đám rối cơ tâm vị, đồng thời làm tăng bài tiết nước và điện giải đến lòng ruột. Diphenylmethanes và Anthraquinon là thuốc nhuận tràng kích thích thường được ưu tiên sử dụng thứ hai sau thuốc nhuận tràng thẩm thấu trong các thuốc điều trị táo bón.
A. Diphenylmethanes bao gồm Bisacodyl và Natri picosulphat.
Cả hai thuốc đều không hấp thu. Trong ruột kết, chúng bị thủy phân thành chất chuyển hóa có hoạt tính, tạo ra tác dụng prokinetic cục bộ kích thích sự bài tiết ở ruột.
Với hoạt chất Bisacodyl, một số thuốc trị táo bón chưa hoạt chất này là:
- Bisacodyl dạng uống (viên bao tan trong ruột): Bisalaxy; Bisacodyl, Dulcolax,….
- Bisacodyl dạng đặt trực tràng (viên đạn): Bieber, Bisarolax,…
Thuốc nhuận tràng Bisacodyl dạng uống được ưu tiên khuyên dùng, thời gian tác dụng có hiệu quả từ 6-8 giờ, với Bisacodyl dạng viên đạn (đặt trực tràng) gây tác dụng nhanh (30-60 phút).
B. Các thuốc trị táo bón chứa hoạt chất Natri picosulphat: Picoprep, Pruzitin,…
Liều dùng: 2,5-10mg/lần/ngày.
Thời gian tác dụng của thuốc chứa hoạt chất Natri picosulphat dạng uống tương tự như thuốc trị táo bón chứa hoạt chất Bisacodyl.
Tác dụng phụ thường nhất của thuốc nhuận tràng kích thích là đau bụng. Thận trọng dùng đường trực tràng với viêm vòi trứng hoặc nứt hậu môn.
C. Anthraquinon
Nhiều loại anthraquinon, dưới tác dụng của vi khuẩn đường ruột tạo thành các chất chuyển hóa kích thích nhu động ruột kết, bài tiết nước và điện giải đồng thời ức chế hấp thụ nước và điện giải từ ruột kết.
Liều dùng: 2-6 tuổi: 2,5-7,5 mL / ngày; 6-12 tuổi: 5-15 mL / ngày.
Ngoài các thuốc trị táo bón thuộc nhóm nhuận tràng kể trên, dầu nhờn, dầu khoáng (hoặc parafin lỏng) là một chất bôi trơn, chúng phát huy tác dụng thẩm thấu khi chuyển thành axit béo, chúng làm mềm phân và giảm tái hấp thụ nước ở ruột kết. Tác dụng nhuận tràng thường xảy ra trong vòng 1-2 ngày.
Việc sử dụng thuốc nhuận tràng trong điều trị táo bón được ưu tiên sử dụng nhất cho đến khi duy trì được thói quen đi vệ sinh thường xuyên. Tuy nhiên nếu sử dụng lâu ngày có thể gây ra sự phụ thuộc thuốc.
3.2. Thuốc điều chỉnh bài tiết dịch ruột
Thuốc trị táo bón thuộc nhóm điều chỉnh bài tiết dịch ruột thông qua điều chỉnh các kênh ion canxi để cải thiện sự vận chuyển của đại tràng.
- Lubiprostone và linaclotide đều thúc đẩy bài tiết chất lỏng giàu clorua trong ruột, do đó làm mềm phân và tăng cường khối lượng phân
- Lubiprostone làm tăng nhu động ruột, Lubiprostone là một dẫn xuất của prostaglandin E1, hoạt hóa kênh clorua phụ 2 (ClC-2).
Liều dùng: 24 µg/ 2 lần/ ngày.
Tác dụng làm tăng nhu động ruột tự phát trong vòng 24 đến 48 giờ sau liều đầu tiên.
Tác dụng phụ thường gặp nhất: buồn nôn, tiêu chảy và nhức đầu
- Linaclotide là một peptit tổng hợp, kích hoạt thụ thể guanylin của tế bào ruột trên các tế bào ruột và do đó thúc đẩy quá trình tiết dịch. Nhưng đến nay chúng vẫn chưa có công bố nghiên cứu nào về tác dụng chữa táo bón ở trẻ em. Chỉ phát huy tác dụng ở người lớn tuổi.
- Plecanatide có tác dụng tương tự như linaclotide.
Liều dùng: 2 mg/1 lần/ngày
Tác dụng phụ hiếm gặp là tiêu chảy, nhưng khi triệu chứng này xuất hiện có thể phải ngừng thuốc.
3.3. Thuốc chủ vận Serotonin
Thuốc trị táo bón thuộc nhóm chất chủ vận serotonin, kích thích sự bài tiết của ruột và nhu động của nó bằng cách kích hoạt thụ thể 5-hydroxytryptamine 4 (5-HT4) nằm trong đường tiêu hóa.
Prucalopride là chất chủ vận thụ thể 5-hydroxytryptamine (serotonin) có ái lực cao, chọn lọc, giúp tăng cường nhu động trong đường tiêu hóa.
Liều dùng: 2mg/ngày
Tác dụng phụ bao gồm nhức đầu, buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy
Không được chỉ định dùng cho trẻ nhỏ
3.4. Thuốc đối kháng thụ thể opioid ngoại vi
Nhóm thuốc opioid ngoại vi tác động trên cơ trơn làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch mật, tăng hấp thu nước, điện giải qua ruột gây táo bón.
Với những trường hợp táo bón do dùng thuốc opioid tác dụng ngoại vi thường có biểu hiện táo bón rất nặng, khó xử trí bằng các sản phẩm thuốc thông thường.
- Các thuốc đối kháng thụ thể μ-opioid ngoại vi không chọn lọc làm cải thiện tình trạng táo bón, có hiệu quả trong điều trị cả rối loạn chức năng ruột do opioid và tắc ruột sau phẫu thuật.
- Thuốc nhóm đối kháng thụ thụ thể opioid ngoại vi trong điều trị táo bón là: Alvimopan, methylnaltrexone và naloxegol.
4. Những sản phẩm hỗ trợ để ngăn ngừa chứng táo bón [không phải thuốc]
Hệ tiêu hóa được bổ sung những sản phẩm chứa lợi khuẩn nhằm ổn định và cân bằng hệ sinh thái đường ruột, duy trì hoạt động chuyển hóa của cơ thể, tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa.
Probiotics là những chế phẩm sinh học cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột có lợi cho hệ tiêu hóa. Việc bổ sung Probiotics nhằm tăng cường lợi khuẩn có trong đường ruột, thiết lập lại cần bằng cho hệ vi sinh đường ruột.
Prebiotics là “thực phẩm không tiêu”, chúng là nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn Probiotics ở đường ruột. Qua đó Prebiotics giúp kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại, cải thiện các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, hội chứng kích thích ruột, chướng bụng, đầy hơi, ….
Những sản phẩm chứa nhiều Probiotics, Prebiotics cho trẻ:
- Với trẻ sơ sinh: Tăng tần suất bú sữa mẹ
- Với trẻ đang trong chế độ ăn dặm và lớn tuổi có thể bổ sung những sản phẩm như: sữa chua, các sản phẩm chế biến từ đậu nành, rau củ quả xanh (củ cải xanh, khoa tây, cà chua,..), trái cây (chuối, táo,..), nấm sữa Kefir, phô mai,…
>> Xem thêm: Probiotics – Bí mật của sức khoẻ con người
5. Những thay đổi về hành vi và lối sống để giảm tình trạng táo bón
Hơn 90% nguyên nhân táo bón là do táo bón chức năng, điều này phản ánh tầm quan trọng về việc giáo dục thói quen, hành vi và lối sống giúp ngăn ngừa và giảm tình trạng táo bón.
Vậy chúng ta cần làm gì?
5.1. Thay đổi lối sống, phong cách sinh hoạt
- Tuyệt đối không nhịn đại tiện
- Tập một giờ đại tiện cố định trong ngày
- Hạn chế ngồi quá nhiều, tăng cường tập thể dục, vận động
- Massage bụng theo chiều kim đồng hồ thường xuyên
5.2. Chế độ ăn uống điều đặn, đầy đủ chất dinh dưỡng
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối, không quá thiên lệch về chất đạm, chất béo, bổ sung đầy đủ rau xanh, hoa quả, sinh tố mỗi ngày
- Bổ sung sản phẩm chứa probiotics và prebiotics
- Cung cấp chất lỏng và đủ nước (1,5 -2L nước mỗi ngày).
6. Tổng kết
- Táo bón là một triệu chứng và là một bệnh lý thường gặp trong cuộc sống hiện đại, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe về thể chất và tinh thần.
- Táo bón xảy ra do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên các mẹ cần nhận biết các triệu chứng sớm, đồng thời thay đổi lối sống, sinh hoạt, bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, chất lỏng là điều vô cùng cần thiết
- Thuốc nhuộm tràng là thuốc đầu tay trong lựa chọn thuốc điều trị táo bón, trong đó PEG, lactulose (Duphalac), sorbitol, là thuốc nhuận tràng được lựa chọn hàng đầu. Thuốc nhuận tràng kích thích (bisacodyl, senna, natri picosulfat), magie hydroxit và / hoặc dầu khoáng có thể được coi là phương pháp điều trị thứ hai hoặc điều trị bổ sung nếu điều trị bằng thuốc nhuận tràng thẩm thấu không đủ.
Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Tham khảo nguồn: Ncbi.nlm.nih.gov