Imiale https://imiale.com Hỗ trợ tiêu hóa & cân bằng hệ vi sinh Tue, 16 May 2023 04:55:06 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.0.1 https://imiale.com/wp-content/uploads/2020/06/cropped-con-voi-01-nho-32x32.png Imiale https://imiale.com 32 32 Trẻ 1 tuổi hay khóc đêm phải làm sao – Mẹo dỗ trẻ hiệu quả  https://imiale.com/tre-1-tuoi-hay-khoc-dem-16024/ https://imiale.com/tre-1-tuoi-hay-khoc-dem-16024/#respond Tue, 16 May 2023 04:55:05 +0000 https://imiale.com/?p=16024 Trẻ 1 tuổi quấy khóc là chuyện bình thường nhưng trẻ hay khóc thường xuyên vào ban đêm sẽ làm các bậc phụ huynh sốt ruột và lo lắng. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy trẻ 1 tuổi hay khóc đêm phải làm sao? Có những mẹo nào dỗ trẻ hiệu quả. Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.  

Trẻ 1 tuổi hay khóc đêm phải làm sao - Mẹo dỗ trẻ hiệu quả 

1. Nguyên nhân trẻ 1 tuổi hay khóc đêm

Trẻ sơ sinh khóc đêm là hiện tượng bình thường, có thể là tiếng khóc sinh lý do nhiều nguyên nhân khác nhau như: 

Trẻ bị đói: khi trẻ đói, khóc có thể là một tín hiệu giúp bố mẹ nhận biết cần cho trẻ bú sữa. Dạ dày của trẻ nhỏ hơn người lớn nên nhanh no và cũng nhanh đói hơn. Do đó bố mẹ cần chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ. 

Tã bị bẩn: Trẻ 1 tuổi chưa nói được tốt nên không thể bảo bố mẹ khi chúng muốn đi vệ sinh. Do đó, khi trẻ tiểu tiện quá nhiều làm tràn, nặng tã hoặc đi ngoài khiến bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Lúc này, trẻ thường quấy khóc để bố mẹ biết và vệ sinh sạch sẽ, thay tã mới cho trẻ. 

Nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng: trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu và làn da khá nhạy cảm. Do đó nếu nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến trẻ khó chịu, thậm chí là đau rát (khi nóng quá) hoặc rét run (khi lạnh quá). Khi đó trẻ sẽ khóc to và dữ dội 

Tư thế ngủ khó chịu: tư thế ngủ khó chịu khiến trẻ thấy đau, mỏi, không thoải mái nên trẻ thường quấy khóc 

Nguyên nhân trẻ 1 tuổi hay khóc đêm

Trẻ mọc răng sữa: trẻ 1 tuổi đang trong giai đoạn mọc răng có thể khiến trẻ bị sốt, đau, ngứa lợi nên hay quấy khóc, biếng ăn 

Hoạt động quá mức vào ban ngày: có thể là nguyên nhân dẫn đến trẻ hay bị giật mình, quấy khóc vào ban đêm. Do khi đó cơ thể trẻ vẫn đang trong tình trạng hưng phấn, vui chơi. Trẻ còn quá non nớt nên khả năng ức chế kém nên tình trạng hưng phấn vẫn kéo dài cho tới đêm. 

Thời gian ngủ không hợp lý: có thể trẻ ngủ vào ban ngày, thức vào ban đêm, trái ngược nhịp sinh học với bố mẹ nên rất khó để cho trẻ bú sữa đúng lúc và kịp thời khiến trẻ quấy khóc. 

Trẻ gặp ác mộng: ban ngày trẻ vui đùa nhiều hoặc bị ai đó hù dọa khiến buổi tối trẻ ngủ bị giật mình, gặp ác mộng và quấy khóc. 

>>> Tham khảo thêm: Giải đáp: Trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc là do đâu? Có phải tâm linh không?

Ngoài các nguyên nhân sinh lý như trên, trẻ khóc cũng có thể do các nguyên nhân bệnh lý như sau: 

Trẻ bị dị ứng sữa: dị ứng có thể là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc. Trẻ có thể bị dị ứng với protein sữa bò nên trong giai đoạn bé 1 tuổi mà bố mẹ muốn bổ sung sữa công thức thì cần lưu ý chọn loại sữa phù hợp với trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị dị ứng với nước hoa, phấn rôm,… Do đó cần đảm bảo phòng của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát và hạn chế những dị nguyên có thể khiến cho trẻ bị dị ứng. 

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá: khi bé 1 tuổi có thể bắt đầu chuyển từ ăn bột, cháo sang ăn cơm hạt. Do ăn quen cháo chỉ cần nuốt nên sang ăn cơm bé có thể nhai không kĩ gây rối loạn tiêu hóa. Nó làm bé khó chịu, ăn uống không tiêu, miệng muốn ăn nhưng bụng trướng, quấy khóc. 

Trẻ bị ốm: nghẹt mũi, nhức đầu, sốt, khó thở,… là những triệu chứng phổ biến mà trẻ gặp phải khi bị cảm cúm. Trẻ có thể quấy khóc suốt ngày, biếng ăn, khó ngủ,…

Nguyên nhân trẻ 1 tuổi hay khóc đêm 

Trẻ khóc đêm cũng có thể do thiếu chất: cơ thể trẻ đang cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển về thể chất và trí tuệ. Do đó, khi ăn uống không đủ chất, trẻ không đủ dinh dưỡng nên sức đề kháng yếu và trí tuệ chậm phát triển. Điều đó sẽ khiến trẻ dễ quấy khóc hơn. 

>>> Tham khảo thêm: Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? Mẹ đã thực sự hiểu đúng?

2. Hậu quả trẻ 1 tuổi khóc đêm kéo dài

Khi trẻ 1 tuổi khóc đêm kéo dài thường xuyên có thể dẫn tới các hậu quả như:

  • Suy giảm hệ miễn dịch của trẻ: trẻ quấy khóc nhiều vào ban đêm khiến trẻ bị khó ngủ, thiếu ngủ. Với trẻ sơ sinh, thiếu ngủ là một tình trạng không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển và hệ miễn dịch của trẻ. 
  • Giảm khả năng nhận thức: trẻ quấy khóc có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh non nớt, khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ. 
  • Thiếu hụt hormon tăng trưởng: hormon tăng trưởng GH sinh ra nhiều nhất lúc ngủ vào ban đêm. Nhưng nếu trẻ quấy khóc vào thời điểm này thì sẽ bị mất ngủ, thiếu ngủ dẫn tới sản sinh ra ít hormon tăng trưởng. 
  • Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: trẻ khóc nhiều khiến đường hô hấp bị ức chế, cảm thấy khó thở thậm chí ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. 

Hậu quả trẻ 1 tuổi khóc đêm kéo dài

>>> Tham khảo thêm: Trẻ hay khóc đêm – Giải đáp tất tần tật thắc mắc của mẹ

3. Cách dỗ trẻ khóc đêm hiệu quả

Trẻ khóc đêm nhiều không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà bố mẹ cũng có thể bị stress. Dưới đây là các mẹo dỗ trẻ khóc đêm hiệu quả mà bố mẹ có thể sử dụng: 

Massage cho bé ngủ 

Để giúp bé dễ ngủ, mẹ có thể đặt bé nằm sấp trên đầu gối hoặc một cánh tay, tay còn lại mẹ đơ đầu trẻ. Mẹ massage nhẹ nhàng từ phần giữa lưng trở xuống, theo chiều kim đồng hồ. Massage cho bé có thể làm giảm tình trạng đầy bụng là nguyên nhân khiến bé quấy khóc vào lúc đêm. 

Cho trẻ nghe nhạc (tiếng lá cây, sóng biển, tiếng gió…)

Trẻ đã quen với những âm thanh nhẹ nhàng khi còn trong bụng mẹ. Nếu chúng ta tạo ra những âm thanh tương tự sẽ làm chậm tần số sóng não làm trẻ dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

Mẹ ôm ấp, vỗ về bé

Khi bé quấy khóc vào ban đêm, để bé nín khóc và ngủ ngoan hơn, mẹ nên âu yếm, vỗ về bé, ôm bé vào lòng. Mẹ cũng có thể hát ru để trẻ dễ ngủ hơn, ngủ ngoan hơn. 

Cách dỗ trẻ khóc đêm hiệu quả

>>> Tham khảo thêm: Phải làm gì khi bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc

4. Mẹ cần làm gì khi trẻ 1 tuổi hay khóc đêm 

Khi trẻ 1 tuổi hay khóc đêm, mẹ cần biết nguyên nhân để có giải pháp khắc phục sớm: 

  • Kiểm tra tã của bé thường xuyên: cứ 3-4h, mẹ nên kiểm tra tã của bé một lần để xem tã đã bẩn hay chưa. Nếu thấy tã nặng, có mùi hay thấy bé đi ngoài thì thay tã mới cho bé. Để tránh bị tràn tã hay phải thay tã nhiều lần trong ngày thì mẹ có thể sử dụng những loại tã thấm hút tốt cho trẻ.
  • Tạo thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ: để trẻ phát triển tốt về thể chất và trí tuệ thì mẹ nên cho trẻ ngủ sớm vào lúc 20 – 21h tối và duy trì thời gian đúng giờ hàng ngày. Mẹ nên sắp xếp công việc hợp lý để đi ngủ với trẻ để chúng dễ ngủ hơn khi có mẹ ở bên, sau khi trẻ ngủ say, mẹ có thể tiếp tục làm công việc của mình.
  • Hạn chế cho trẻ chơi đùa quá mức trước giờ ngủ: tránh để trẻ chơi những đồ chơi quá nặng hay quá to so với trẻ hoặc để trẻ chơi những trò chơi với những trẻ lớn tuổi hơn. Điều đó sẽ khiến trẻ bị mệt vì trẻ 1 tuổi còn quá nhỏ. Mẹ nên cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ nhàng như gấu bông, đồ chơi xếp hình, hoặc mẹ thủ thỉ với trẻ trước khi ngủ,… 
  • Xây dựng thực đơn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng: bữa ăn của trẻ cần được bổ sung đủ các chất dinh dưỡng như chất xơ, đạm, vitamin, khoáng chất,…giúp trẻ phát triển về mặt thể chất và trí tuệ. 
  • Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ: giúp trẻ không bị quá no trong một bữa ăn, trẻ sẽ tiêu hóa thức ăn tốt hơn, không gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời chia nhỏ bữa ăn giúp trẻ không bị đói ở các khoảng thời gian khá lâu sau bữa ăn, giúp trẻ vận động tốt hơn. 

Giải pháp cho mẹ khi bé 2 tuổi hay khóc đêm 

Trẻ 1 tuổi khóc đêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẹ cần phát hiện kịp thời những nguyên nhân đó để có các giải pháp, các mẹo xử lý hiệu quả, tránh để trẻ gặp phải các triệu chứng không tốt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong suốt quá trình phát triển của con hãy liên hệ đến HOTLINE 19009482 để được giải đáp và tư vấn tận tình.

]]>
https://imiale.com/tre-1-tuoi-hay-khoc-dem-16024/feed/ 0
Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm – 6 cách cải thiện tốt nhất dành cho ba mẹ. https://imiale.com/tre-3-tuoi-hay-khoc-dem-16034/ https://imiale.com/tre-3-tuoi-hay-khoc-dem-16034/#respond Mon, 15 May 2023 09:42:11 +0000 https://imiale.com/?p=16034 Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm là bình thường hay bất thường dựa vào các biểu hiện của trẻ. Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ khóc đêm kéo dài liên tục cảnh báo các bệnh lý bất thường. Theo các chuyên gia nghiên cứu, trẻ 3 tuổi khóc đêm có được cải thiện hay không chủ yếu là cách chăm sóc của người mẹ. Vì vậy, ba mẹ cần biết rõ các nguyên nhân trẻ khóc đêm để có có biện pháp cải thiện và chăm sóc kịp thời. Sau đây Imiale sẽ tổng hợp các kiến thức cần thiết cho các mẹ cùng tham khảo.

Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm - 6 cách cải thiện tốt nhất dành cho ba mẹ.

1. Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm là hiện tượng bình thường hay bất thường?

Thực tế, để biết được trẻ 3 tuổi hay khóc đêm là bình thường hay bất thường phụ thuộc vào các biểu hiện của trẻ:

1.1. Những biểu hiện trẻ 3 tuổi hay khóc đêm là bình thường

  • Trẻ đang ngủ ngoan bỗng nhiên giật mình và lăn lộn, giãy dụa, mắt nhắm và khóc mếu máo.
  • Trẻ sẽ có biểu hiện đạp mạnh hơn khi mẹ bế hoặc rướn cong mình để thoát khỏi vòng tay của mẹ. Nếu lúc này, mẹ thả bé xuống thì bé sẽ nắm cổ áo của mẹ để đòi bế và khi bế xong thì lại thét lên.

Những biểu hiện này được coi là hiện tượng sinh lý bình thường vì lúc này một nửa bán cầu não của trẻ đang tạm tỉnh và một nửa còn lại đang nằm ngủ yên.

1.2. Những biểu hiện trẻ 3 tuổi hay khóc đêm là bất thường

Tình trạng bất thường là thời gian trẻ quấy khóc kéo dài liên tục, bé khóc dai dẳng, tiếng khóc lớn và rất khó dỗ dành. 

Nếu trẻ quấy khóc suốt đêm không dứt, khóc khản cả tiếng và tiếng khóc có phần khác thường thì cha mẹ cần hết sức chú ý. Bởi đó chính là các triệu chứng cảnh báo trẻ đang mắc phải một bệnh lý nào đấy. Trường hợp này mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ.

Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm là hiện tượng bình thường hay bất thường?

Như vậy, dựa vào các biểu hiện trên mẹ đã có thể nhận biết được con mình đang ở tình trạng bình thường hay bất thường. Dù là trẻ trong tình trạng nào thì đều có cách điều trị phù hợp nếu mẹ biết cách chăm sóc và rèn luyện thói quen cho con.

Vậy để cải thiện các tình trạng trên, việc đầu tiên mẹ cần phải làm là đi tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến trẻ 3 tuổi hay khóc đêm.

>>> Tham khảo thêm: Giải đáp: Trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc là do đâu? Có phải tâm linh không?

2. Nguyên nhân trẻ 3 tuổi hay khóc đêm bất thường

Trên thực tế, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ quấy khóc vào ban đêm. Theo ý kiến của các chuyên gia, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

Do thay đổi địa điểm ngủ hay chỗ ngủ khác

Vì trẻ nhỏ vẫn còn nhạy cảm với các yếu tố môi trường xung quanh nên khi thay đổi nơi ngủ, môi trường sống và các yếu tố xung quanh như vắng ông bà, bố mẹ, đi chơi về, thay đổi giờ giấc sinh hoạt,… nên trẻ không quen, đêm hay giật mình khóc.

Do trẻ ngủ nhiều vào ban ngày nên đêm chưa buồn ngủ 

Tình trạng trẻ ngủ nhiều vào ban ngày và ban đêm trẻ ngủ không say, không sâu giấc, đêm ngủ dễ bị giật mình nên quấy khóc.

Nguyên nhân trẻ 3 tuổi hay khóc đêm bất thường

Ăn no trước khi ngủ

Mẹ cho con uống sữa hoặc ăn no trước khi đi ngủ, thức ăn chưa tiêu hóa hết nên sẽ bị đầy hơi chướng bụng, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu ở vùng bụng nên sẽ quấy khóc.

Do trẻ la hét và kích động vào ban ngày 

Trẻ 3 tuổi đã biết đi và hay chạy nhảy đến những nơi trẻ thích. Đôi khi, có những điều làm trẻ kích động, la hét nhiều vào ban ngày như: có đồ ăn ngon, đồ chơi, sợ con vật,… sẽ làm cho não bộ trong tình trạng phấn khích. Vào lứa tuổi này hệ thống thần kinh trung ương của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên ngủ sẽ bị giật mình tỉnh giấc và khó ngủ dẫn đến trẻ hay quấy khóc.

Do trẻ có thói quen ăn đêm

Việc trẻ thức khuya để ăn liên tục trong nhiều ngày sẽ ảnh hưởng đến giờ ngủ và chất lượng giấc ngủ nên trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, mất ngủ, trẻ khó giữ bình tĩnh, hay nổi cáu, không hợp tác và không muốn ăn uống do cơ thể mỏi mệt dẫn đến quấy khóc. 

Chưa luyện thói quen khi ngủ cho con

Khi con giật mình tỉnh giấc, mẹ đã không vỗ về dỗ con ngủ tiếp mà đã bật điện và bế con dậy luôn ru quanh phòng. Điều này sẽ làm bé khó chịu và tỉnh giấc, sẽ tạo thói quen cho trẻ khiến trẻ ngủ không đủ giấc hay quấy khóc.

Khủng hoảng giai đoạn khi trẻ lên 3

Đây là thời điểm bé bước vào tuổi mới lớn hơn và thích nghi với môi trường học tập tại trường mầm non. Trẻ đi học sẽ tiếp thu thêm được nhiều điều mới lạ như: bị bạn trêu chọc, đồ chơi, được cô giáo dạy dỗ,… trẻ chưa quen nên đêm ngủ hay mơ ngủ và hờn dỗi.

Nguyên nhân trẻ 3 tuổi hay khóc đêm bất thường

Mắc bệnh não bộ và thần kinh 

Nhiều bé mắc các bệnh lý về não bộ và thần kinh thường khó ngủ và không ngủ được vào ban đêm. Ba mẹ cần lưu ý để cho bé được điều trị sớm.

Bị ốm, sốt và những bệnh về tiêu hóa, hô hấp, khoang miệng,… 

Trẻ đau bụng, đầy bụng, sốt, đau vết loét trong miệng,… sẽ cảm thấy khó chịu trong người khi biết thì nên sẽ quấy khóc.

Do tác động môi trường bên ngoài

Những vấn đề về môi trường như: phòng ngủ, nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh,… cũng có khả năng gây tác động rất nhiều lên giấc ngủ của trẻ vào ban đêm. Trẻ 3 tuổi rất nhạy cảm, chỉ cần bất kỳ một tiếng động nào cũng sẽ làm trẻ giật mình và hờn dỗi dẫn đến quấy khóc trong đêm.

Thiếu chất dinh dưỡng 

Thiếu chất dinh dưỡng bé có thể bị những bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng hoặc thể trạng không được khoẻ mạnh nên thường hay khóc ban đêm. Nguyên nhân này là nguyên nhân chính khiến bé khó chịu trong cơ thể và không ngủ ngon giấc được. Có rất nhiều bé 3 tuổi ngủ hoặc khóc đêm vì nguyên nhân này.

>>> Tham khảo thêm: Trẻ hay khóc đêm – Giải đáp tất tần tật thắc mắc của mẹ

Vậy trẻ 3 tuổi hay khóc đêm chủ yếu do thiếu chất gì? Hãy cùng Imiale tìm hiểu trong phần tiếp theo sau đây.

3. Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm chủ yếu do thiếu chất gì?

Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm có thể bị thiếu các vi chất vitamin D3, canxi, kẽm, sắt,… Ngoài việc giúp con thông minh và phát triển trí não thì bổ sung vi chất dinh dưỡng cũng giúp phòng tránh bệnh tật. Việc thiếu vi chất cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, biếng ăn và khó ngủ cho bé. 

Mẹ có thể tham khảo bảng tổng hợp chi tiết về các vi chất cần thiết đối với cơ thể của trẻ. Cụ thể:

Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm chủ yếu do thiếu chất gì?

Ngoài cách bổ sung các thực phẩm có chứa các vi chất trên, mẹ có thể bổ sung các vi chất cho trẻ 3 tuổi hay khóc đêm bằng các thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

  • Bổ sung D3 cho trẻ: 800 IU/ngày
  • Bổ sung canxi cho trẻ: 700mg/ngày
  • Bổ sung kẽm cho trẻ: 20mg/ngày
  • Bổ sung sắt cho trẻ: 7mg/kg/ngày

Lưu ý: Mẹ không nên tự ý bổ sung canxi cho con trong trường hợp con khóc về đêm, chỉ bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ. Bởi, khi bổ sung thừa canxi thì sẽ gây nên tình trạng đau nhức xương, táo bón, buồn nôn, gây độc cho thận ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 

>>> Tham khảo thêm: Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? Mẹ đã thực sự hiểu đúng?

4. Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm để lại hậu quả gì?

Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm kéo dài, nếu không có biện pháp cải thiện kịp thời sẽ để lại những hậu quả như:

4.1. Trẻ cảm thấy sợ, thiếu cảm giác an toàn

Giấc ngủ không sâu khiến bé bứt rứt, khó chịu và không vui vẻ. Điều đó khiến bé lúc nào cũng thấy không thoải mái và nhớ bố mẹ nhiều hơn. Bố mẹ nên ôm con vào lòng và an ủi, động viên con yên tâm ngủ tiếp đã có mẹ bên cạnh.

4.2. Trẻ kém ăn chậm tăng cân, nhận thức kém hơn

Trẻ khóc đêm, thể trạng mệt mỏi, kém ăn, chậm tăng cân và kém phát triển về chiều cao, trí tuệ, tư duy, học tập. Thậm chí, bé sẽ tiếp thu chậm hơn hẳn so với những bạn trong lớp làm cho việc học hành và sinh hoạt khi lớn cũng bị ảnh hưởng nhiều.

Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm để lại hậu quả gì?

4.3. Nguy cơ đột tử cao

Theo các chuyên gia nghiên cứu chỉ ra những bé 3 tuổi ngủ hoặc thức đêm sẽ có khả năng bị đột tử tăng cao. Bé khóc nhiều không được dỗ ngủ sẽ bị ức chế hô hấp, khó thở và nghẹt thở nên có nguy cơ tử vong cao. Bởi vậy, ba mẹ nên theo dõi và dỗ ngủ bé càng sớm càng tốt để sức khoẻ của con được cải thiện.

5. Giải pháp cải thiện trẻ 3 tuổi hay khóc đêm

Giúp trẻ 3 tuổi có thể khắc phục được hiện tượng khóc đêm và có giấc ngủ sâu, trọn vẹn, cha mẹ cần đưa ra những giải pháp thích hợp hiệu quả nhất. Cha mẹ có thể áp dụng một số gợi ý dưới đây:

5.1. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con

Bên cạnh việc cho bé ăn chế độ ăn đủ các chất gồm 4 nhóm: Chất đạm, chất bột đường, chất xơ, vitamin và khoáng chất thì ba mẹ cũng nên bổ sung bằng cách dùng một số thực phẩm chức năng hỗ trợ bé ăn tốt, ngủ ngon hơn nữa. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu cơ bản về bổ sung các chất dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi trong 1 ngày bao gồm:

  • 150 đến 200 gram cơm tẻ. Nếu mẹ cho trẻ ăn phở, bún, miến, phở,… sẽ giảm cơm đi một phần.
  • 150 đến 200 gram chất đạm. Những thực phẩm nhiều đạm khác gồm: thịt bò, thịt heo, thịt gia cầm, hải sản, cá, sữa giàu đạm, một số cây họ đậu, . ..
  • 3 thìa cà phê dầu thực vật mỗi ngày, chia đều vào 3 bữa ăn chính.
  • 150 đến 200 gram chất xơ từ rau củ dền, củ khoai tây, . ..
  • 400 đến 500 ml sữa không đường hoặc có đường.
  • 700 đến 800 ml nước sôi để nguội trong 1 ngày.

5.2. Trò chuyện, vỗ về giúp bé ổn định tâm lý

Trẻ có thể giật mình và khóc mơ, lúc này mẹ nên ôm con vào lòng hoặc đặt bé nằm cạnh mình để con cảm nhận được hơi ấm của mẹ. Khi đó trẻ sẽ được xoa dịu và dễ đi vào giấc ngủ. Việc tạo tâm lý thoải mái cho trẻ cũng góp phần hình thành nhân cách cho trẻ sau này. 

5.3. Tạo cho bé môi trường ngủ thoải mái

  • Trước khi ru trẻ ngủ, mẹ nên tạo không khí yên tĩnh như bật đèn ngủ, tắt tivi, tắt điện thoại di động,… và không để bé nghịch nhiều.
  • Để giúp trẻ dễ ngủ hơn mẹ có thể mở những bản nhạc giai điệu nhẹ để dỗ trẻ ngủ.
  • Các mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng với chất liệu thoáng mát nhằm hạn chế đổ mồ hôi ban đêm, để bé thấy thoải mái và dễ chuyển đổi tư thế khi ngủ. Điều này sẽ khiến trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.

5.4. Cho trẻ ngủ đủ giấc

Theo các bác sĩ chuyên khoa, mẹ cho con ngủ đủ giấc từ 12 – 13 tiếng mỗi ngày vào xế trưa khoảng 2 – 3 tiếng, 10 tiếng còn lại dành cho ban đêm. Tránh ngủ lúc chiều muộn để con dễ ngủ hơn vào ban đêm.

5.5. Tạo thói quen khi ngủ cho trẻ

Các bậc cha mẹ cần nghiêm khắc tạo thói quen cho con khi bé tỉnh dậy giữa đêm, hạn chế bế trẻ trên tay ru và đưa trẻ đi lại quanh phòng. 

Mẹ không nên cho con ăn vào ban đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, mà nên rèn cho con thói quen ăn trước khi đi ngủ 1 – 2 giờ đồng hồ để con cảm thấy thoải mái khi đi ngủ. 

Khi trẻ giật mình, mẹ nên vỗ về cho con ngủ tiếp và nên tạo cho con 1 giấc ngủ ngon từ tối cho đến sáng hôm sau. Bởi theo nghiên cứu khoa học đã chứng minh, khi ngủ cơ thể sản sinh ra lượng hormone tăng trưởng cao gấp 4 lần khi thức.

Giải pháp cải thiện trẻ 3 tuổi hay khóc đêm

5.6. Dạy bé phân biệt ngày và đêm

Dạy bé cách phân biệt ngày và đêm để tránh việc trẻ ngủ say vào ban ngày nhưng ban đêm lại quấy khóc. Theo đó, vào ban ngày các mẹ nên giữ cho bé tỉnh táo bằng việc mở rèm cửa cho trẻ nhận biết và chơi đùa với bé. Vào ban đêm các mẹ cần tắt bớt đèn và để căn nhà yên tĩnh giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ.

5.7. Bổ sung vi chất cho trẻ

Các mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống cho trẻ với đủ nhóm dưỡng chất thiết yếu gồm: bộ 3 Canxi nano, Vitamin D3, DHA, Sắt, Kẽm, Vitamin A, Vitamin C, Protein, chất xơ,… giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí não. Tăng cường sức đề kháng, miễn dịch, giảm thiểu ốm vặt, giúp bé có một giấc ngủ ngon và sâu giấc.

>>> Tham khảo thêm: Phải làm gì khi bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc

Với những kiến thức về trẻ 3 tuổi hay khóc đêmImiale đã chia sẻ ở trên, chắc chắc các mẹ đã bỏ túi cho mình thêm nhiều kiến thức cũng như cách chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường gì, mẹ hãy đưa trẻ đi khám ngay nhé!

Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp hãy liên hệ tới Hotline 1900 9482 của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất!

]]>
https://imiale.com/tre-3-tuoi-hay-khoc-dem-16034/feed/ 0
TOP 7 nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ có thể mẹ chưa biết https://imiale.com/tre-so-sinh-ngu-hay-khoc-mo-16053/ https://imiale.com/tre-so-sinh-ngu-hay-khoc-mo-16053/#respond Mon, 15 May 2023 09:33:44 +0000 https://imiale.com/?p=16053 Trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ là giai đoạn sinh lý bình thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn do ảnh hưởng từ môi trường như: âm thanh, nhiệt độ,… hoặc do trẻ đang có vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tượng trẻ ngủ hay khóc mơ kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, tác động không tốt đến sức khỏe. Để khắc phục tình trạng này, mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây của Imiale.  

TOP 7 nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ có thể mẹ chưa biết

1. Trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ là thế nào? 

Trẻ khóc mơ là tình trạng trẻ ngủ mơ rồi khóc, càu nhàu hay la hét nói mơ khi ngủ mà không thực sự tỉnh giấc. Thông thường, tình trạng ngủ khóc mơ ở trẻ sơ sinh chỉ xảy ra vào lúc ban đêm và chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và hầu như không gây báo động. 

Khi 3 tháng đầu đời, trẻ khóc 2 – 3 tiếng mỗi ngày lúc ngủ mơ là điều bình thường. Và vì giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường không sâu, cho nên các cơn khóc cũng có thể xảy ra vào ban đêm.

Trẻ khóc khi ngủ nhằm bày tỏ mong muốn của mình và một trong số đó là đói, đặc biệt là với trẻ đang bú mẹ hoặc uống sữa công thức 2 – 3 giờ một lần. Ngoài ra, trẻ mới đặt chân đến thế giới, cho nên trẻ sẽ cần vài tháng để hình thành thói quen ngủ của mình. Do vậy trẻ quấy khóc hay thậm chí khóc mơ là hoàn toàn bình thường.

Trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ là thế nào? 

>>> Xem thêm: Trẻ hay khóc đêm – Giải đáp tất tần tật thắc mắc của mẹ

2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ

Trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ là một trong những phản ứng tự nhiên của bé sau khi mới sinh ra. Tuy nhiên, trường hợp trẻ sơ sinh ngủ hay mơ khóc khóc thét có thể là một vấn đề khác mà bạn không được xem nhẹ. Có thể là do một trong các nguyên nhân dưới đây:

2.1. Giai đoạn ngủ sinh lý

Đây là giai đoạn ngủ sinh lí bình thường và sẽ tự hết sau khi trẻ khoảng 3 – 6 tháng tuổi. Biểu hiện của giai đoạn này như: 

  • Trẻ đang ngủ dậy khóc mà vẫn nhắm mắt.
  • Mắt có thể chuyển động ngay cả khi đang nhắm mắt.
  • Khua tay chân.
  • Sau khi được vỗ về, trẻ nín khóc và tiếp tục ngủ ngon lành. 

Nếu trẻ có các biểu hiện trên mà không có bất kỳ dấu hiệu đau đớn hay khó chịu nào thì đây hoàn toàn là quá trình phát triển sinh lý bình thường, cha mẹ không cần quá lo lắng.

2.2. Trẻ gặp ác mộng khi ngủ

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra việc trẻ sơ sinh ngủ mơ thường giật mình khóc thét có liên quan đến giấc mơ. Ác mộng này khác với giấc ngủ bình thường và xảy ra khi bé trong giấc ngủ. 

Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ

Nguyên nhân sự xuất hiện của cơn ác mộng khiến bé khóc thét khi ngủ chưa rõ. Nhưng hầu hết chuyên gia khuyên mẹ không nên cho trẻ vui chơi quá nhiều vào ban ngày. Điều này khiến hệ thần kinh của bé có trạng thái phấn khích vào ban đêm.

2.3. Do tác động của các yếu tố bên ngoài

Do thay đổi chỗ ngủ, giường ngủ hay địa điểm ngủ hoặc các yếu tố âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ phòng không phù hợp nên trẻ có cảm giác sợ hãi, hay ngủ mơ. Trẻ sơ sinh nên rất nhạy cảm, chỉ cần có 1 tiếng động nhỏ thôi cũng làm trẻ giật mình, sợ hãi và khóc.

2.4. Ban ngày thức chơi nhiều, ngủ không đủ giấc

Ban ngày bé vui đùa khiến hệ thần kinh bị kích thích, vì vậy lúc đi ngủ các hành động chơi vào buổi sáng sẽ luẩn quẩn trong tâm trí trẻ, làm trẻ căng thẳng và ảnh hưởng đến sức khoẻ nên trẻ ngủ hay mơ khóc.

2.5. Do trẻ bị đói hoặc ăn quá no

Khi ăn quá đói hoặc quá no phần bụng của các bé khó chịu, khi đó các bé sẽ khó ngủ, ngủ không ngon giấc dễ dẫn đến trẻ ngủ mơ khóc hoặc trẻ thức dậy thường giật mình.

Vì sao trẻ sơ sinh hay khóc đêm

2.6. Do trẻ bị bệnh

Bệnh tật là một trong các lý do phổ biến khiến trẻ ngủ mơ hay giật mình khóc nhè. Khi đang ngủ, một cơn đau đột ngột hoặc cảm giác khó chịu nào đó ùa đến khiến em bé khóc liên tục, ưỡn người ra sau, chân tay đạp mạnh,…

Một số bệnh lý có biểu hiện nặng thêm vào ban đêm dễ khiến trẻ sơ sinh khóc ré lên khi đang ngủ:

  • Khó tiêu: Hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ còn khá non nớt nên thường có hiện tượng khó tiêu và đầy bụng khi bú quá nhiều hay gặp thức ăn lạ. Từ đó khiến bé quấy khóc nhiều làm giảm chất lượng giấc ngủ của bé.
  • Bệnh hô hấp: Cảm lạnh hay cảm cúm gây viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi xoang, viêm phổi,… sẽ khiến trẻ khó thở và ngủ không sâu giấc. Nếu quá khó chịu, bé sẽ giật mình thức dậy và quấy khóc cha mẹ.
  • Mọc răng: Trẻ sẽ bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên khi bước sang tháng tuổi thứ 6. Trong giai đoạn này sự ngứa ngáy khó chịu khi răng phát triển khiến trẻ rất hay quấy khóc, khó ngủ bất kỳ lúc nào kể cả về ban đêm.

2.7. Trẻ thiếu vi chất

Ngoài các nguyên nhân trên, còn có một nguyên nhân khác cũng được nhiều chuyên gia nhắc đến đó là việc thiếu hụt dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào trẻ quấy khóc cũng là do thiếu chất. Bố mẹ chỉ bổ sung khi các xét nghiệm chỉ ra bé bị thiếu chất. Dưới đây là một số chất cần thiết mà bé có thể bị thiếu như: 

  • Thiếu Vitamin D3: Hoạt chất này không chỉ tham gia vào việc tiêu hoá mà còn tăng khả năng cung cấp canxi và phospho cho xương. Khi trẻ thiếu hụt vitamin D có liên quan đến hệ thần kinh trung ương như: Trẻ thường quấy khóc, ngủ không ngon giấc và ra mồ hôi trộm về đêm ngay cả khi thời tiết mát mẻ.
  • Thiếu Canxi: Cũng có khi trẻ hay quấy khóc đêm thiếu Canxi. Việc thiếu Canxi trong thời gian dài sẽ cản trở sự trao đổi chất của hệ thần kinh, làm vỏ não luôn căng thẳng. Từ đó làm chậm dẫn truyền thần kinh, khiến trẻ khó ngủ, hay ngủ mơ khóc, dễ giật mình và khi tỉnh giấc thường lo lắng, bồn chồn. Chú ý: Mẹ chỉ bổ sung Canxi khi có chỉ định của bác sĩ
  • Thiếu Kẽm: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc bổ sung kẽm đều đặn sẽ giúp trẻ có cảm giác ngon miệng, tăng trưởng chiều cao và cân nặng tối đa. Khi cơ thể trẻ thiếu kẽm sẽ trở nên biếng ăn, giảm ngon miệng và người mệt mỏi, uể oải, có thể bị rối loạn thần kinh, khiến ngủ chập chờn, không sâu và thường ngủ mơ quấy khóc suốt đêm.
  • Thiếu sắt: Sắt có chức năng chính là vận chuyển oxy giữa các tế bào trong cơ thể, hỗ trợ việc nuôi sống trẻ. Nó cũng có khả năng cung cấp oxy cho cơ bắp, đồng thời vô hiệu hoá thành phần lạ khi thâm nhập.

>>> Tham khảo thêm: Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? Mẹ đã thực sự hiểu đúng?

3. Biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ

Trong 3 tháng đầu đời, trẻ khóc 2-3 tiếng mỗi ngày có thể xem là bình thường. Và bởi vì giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường ngắn và trẻ thức dậy thường xuyên, nên các cơn quấy khóc cũng sở hữu thể diễn ra vào ban đêm. Nếu trẻ khóc lâu hơn số giờ trên thì bạn nên kiểm tra xem bé có mắc bệnh không và xin ý kiến bác sĩ nếu cần: 

3.1. Mẹ nên vỗ về, tạo cảm giác an toàn cho trẻ ngủ tiếp

Trẻ mơ khóc có thể là vì cảm thấy bồn chồn, lo lắng. Nếu đột nhiên trẻ khóc suốt một lúc mà không nín, bạn hãy bế bé vào lòng để con cảm nhận được hơi ấm thân quen từ mẹ. Mẹ nên vỗ về nhẹ bằng cách xoa bụng và dùng giọng nói ấm áp làm cho bé thấy bạn đang ở đó để dỗ dành. Chỉ cần vỗ một vài cái và rồi trẻ tự ngủ lại thôi.

Cách dỗ trẻ khóc đêm hiệu quả

3.2. Đảm bảo dinh dưỡng đủ cho mẹ và bé

Mẹ có thể đảm bảo đủ dinh dưỡng cho con bằng cách cho trẻ bú đủ lượng sữa cần thiết và nên cho trẻ bú trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng trước khi đi ngủ, tránh tình trạng trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến trẻ mệt mỏi, khó ngủ và hay mơ màng khi ngủ.

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, trẻ dưới 6 tháng tuổi nên được bú mẹ hoàn toàn, mẹ có thể tham khảo bảng sau:

Biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ

Đối với trẻ đã ăn dặm, mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn của trẻ: Canxi, sắt, kẽm,… không dùng những chất kích thích như rượu, cafe, chè,… bởi chúng sẽ có trong sữa mẹ và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.

3.3. Hạn chế chơi đùa làm trẻ phấn khích

Ban ngày hoặc trước lúc ngủ trẻ vui chơi, đùa nghịch nhiều sẽ khiến cho hệ thống thần kinh bị kích thích do thần kinh của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dẫn đến tâm lý trẻ căng thẳng vào đêm nên trẻ ngủ hay mơ và quấy khóc.

3.4. Không gian ngủ yên tĩnh

Khi bé ngủ, bạn nên đóng cửa sổ hoặc kéo rèm để hạn chế tiếng ồn bên ngoài, chỉnh ánh sáng ở mức vừa phải. Thay vào đó, bạn nên mở nhạc êm dịu giúp bé dễ ngủ.

Biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ

3.5. Cho trẻ ngủ đủ giấc và cố định giờ ngủ cho trẻ

Chu kỳ giấc ngủ ở những đứa trẻ sẽ ngắn hơn nhiều so với người lớn. Theo đó, thời gian ngủ của trẻ thay đổi theo độ tuổi. Sau đây là bảng chu kỳ giấc ngủ của trẻ các mẹ có thể tham khảo:

Biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ

Để góp phần làm giảm tình trạng trẻ khó ngủ hoặc khóc mơ, cha mẹ nên xác định giờ đi ngủ mỗi đêm của trẻ. Điều này có thể tạo thói quen cho trẻ và dạy cho trẻ biết những khác biệt giữa ngày và đêm.

3.6. Mẹ cho con ăn đủ no trước khi đi ngủ

Mẹ không nên cho con bú đói quá hay no quá. Trẻ bú ít sẽ mau đói và hay bị giật mình thức giấc để đòi ăn. Còn khi bú quá nhiều, bé sẽ bị đầy bụng và nôn ói gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Thông thường, cứ cách khoảng 2 – 3 tiếng sẽ cho bé bú một lần, lúc này mẹ cần phải bế bé vỗ về khi cho bé bú để tránh trường hợp bé ngủ mơ bị giật mình và thức giấc hoặc khóc to. 

Sau khi sinh con đến 2 tháng tuổi, hầu hết trẻ thức giấc hai lần mỗi đêm cho bú. Từ 2 đến 4 tháng tuổi, hầu hết trẻ cần được bú một cữ vào giữa đêm. Khi 4 tháng tuổi, tất cả trẻ bú bình có thể ngủ nhiều hơn 7 giờ mà không cần phải bú. Bằng trẻ 5 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn sẽ ngủ liền một mạch khoảng 7 giờ vào ban đêm, bình thường ở lứa tuổi này trẻ không cần bú sữa vào ban đêm.

Biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ

3.7. Đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa

Nếu bạn đã thử áp dụng những biện pháp trên nhưng tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ cứ xảy ra liên tục, kéo dài và ngày càng trầm trọng thì tốt nhất bạn nên cho trẻ tới gặp bác sĩ để có chẩn đoán chuẩn xác. 

3.8. Bổ sung vi chất cho trẻ

Trường hợp cần bổ sung vi chất khi làm các xét nghiệm cho trẻ có kết luận bé khóc đêm do thiếu chất mẹ có thể bổ sung theo các cách sau:

Cách 1 

Mẹ có thể cho con sử dụng một số loại vitamin tổng hợp trên thị trường. Nhưng ở phương pháp này mẹ cần tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ để đảm bảo đúng liều lượng và cách sử dụng. Theo các bác sĩ chuyên khoa mẹ cần bổ sung:

Biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ

Cách 2 

Các loại dưỡng chất tự nhiên được bổ sung qua việc tắm nắng bao gồm vitamin D, canxi, … Nhưng với cách làm trên mẹ không nên áp dụng với các bé sơ sinh còn non tháng bởi làn da của con còn quá mỏng manh và dễ tổn thương.

Cách 3 

Sử dụng những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Mẹ nên cho con sử dụng những loại sản phẩm từ sữa, cá, trứng giúp bổ sung vitamin D và canxi. Sử dụng gan động vật, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt,… để bổ sung sắt và kẽm. Sử dụng cá hồi, thịt bò và các sản phẩm từ sữa để bổ sung vitamin B12.

>>> Xem thêm: 9+ Mẹo xử trí trẻ sơ sinh khóc đêm không chịu ngủ

4. Những lưu ý khi trẻ sơ sinh hay ngủ mơ khóc

Để con có một giấc ngủ ngon chủ yếu dựa vào cách chăm sóc của người mẹ. Vì vậy, mẹ cần lưu ý các vấn đề sau: 

Đừng đánh thức con dậy ngay: Đừng vội vàng đánh thức trẻ khi con đang khóc trong đêm đầu. Hãy vỗ về để con tự bình tâm lại và dỗ con ngủ tiếp.

Những lưu ý khi trẻ sơ sinh hay ngủ mơ khóc

Đừng vội vã: Hãy nhớ rằng, trẻ nhỏ là những đứa không bao giờ ngủ không ngon giấc. Bởi vậy việc trẻ khóc quấy hoặc là tỉnh giấc trong lúc ngủ được coi là hiện tượng thông thường. Lúc này bạn nên chờ khoảng 5 phút sau mới dỗ bé.

Đặt bé nằm nghiêng: Nếu bé đang nằm cuộn tròn hay ép vào góc giường, bạn có thể cho trẻ nằm ngửa vào khu vực giữa đệm.

Vuốt ve bụng bé: Sự trấn an nhẹ nhàng bằng việc xoa bóp cơ thể bé sẽ giúp con dễ chịu hơn. Trẻ có thể biết rằng bạn đang ở đó để dỗ dành và ngay lập tức đi vào giấc ngủ.

Quấn khăn vừa phải cho con dễ ngủ: Trong giai đoạn trẻ sơ sinh trên 2 tháng tuổi, một chiếc khăn quấn nhẹ nhàng và được quấn vừa phải sẽ giúp bé dễ dàng ngủ ngon giấc.

Đánh thức bé dậy: Nếu cha mẹ phát hiện trẻ đang ngủ trưa bỗng khóc thét, hoặc la hét và giãy giụa rất lâu thì hãy nhanh chóng gọi trẻ dậy. Vì rất có thể lúc này trẻ đang gặp ác mộng, đừng để nỗi sợ đè nặng lên những tế bào thần kinh của trẻ lâu hơn nữa.

Nhiệt độ phòng phù hợp: Nhiệt độ phòng cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Tốt nhất bạn để cho nhiệt độ phòng trong khoảng từ 23-27 độ C là tốt nhất.

Như vậy, trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ có nhiều lý do khác nhau. Bố mẹ có thể tham khảo các biện pháp cải thiện khi bé thường khóc đêm qua bài viết trên của Imiale. Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, mẹ hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.

]]>
https://imiale.com/tre-so-sinh-ngu-hay-khoc-mo-16053/feed/ 0
Phải làm gì khi bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc https://imiale.com/be-quay-khoc-dem-ngu-khong-sau-giac-15509/ https://imiale.com/be-quay-khoc-dem-ngu-khong-sau-giac-15509/#respond Tue, 14 Feb 2023 03:46:23 +0000 https://imiale.com/?p=15509 Tiếng khóc là ngôn ngữ giao tiếp của trẻ nhỏ với thế giới xung quanh. Tuy nhiên, tình trạng bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc luôn là nỗi lo của bố mẹ. Vây phải làm gì khi gặp tình trạng này? Hãy đọc bài viết sau đây, Imiale sẽ giúp bố mẹ tìm câu trả lời.

Phải làm gì khi bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc

1. Nguyên nhân bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc

Trẻ quấy khóc đêm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

1.1. Bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc do nguyên nhân sinh lý 

Trẻ bị đói: Trẻ nhỏ thường có các cữ ăn ngắn, kích thước dạ dày bé nên trẻ hay bị đói về đêm. Khi bị đói, trẻ quấy khóc, không chịu ngủ và thường có biểu hiện cho tay vào miệng, tém môi.

Tã của bé hăm bẩn: Tã bẩn, ướt sẽ làm bé cảm thấy khó chịu, từ đó quấy khóc, ngủ không ngon giấc.

Trẻ mọc răng sữa: Khi mọc răng sữa, lợi của bé bị sưng, đỏ và đau, dẫn đến trẻ khó chịu, mệt mỏi và quấy khóc. Trẻ thường quấy khóc về đêm và ngủ không ngon giấc trong quá trình mọc răng.

Không gian ngủ không thích hợp:

Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với không gian ngủ và dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường. Âm thanh to, ồn ào hoặc ánh đèn quá sáng sẽ làm trẻ giật mình vào ban đêm, từ đó quấy khóc, ngủ không ngon giấc.

Bên cạnh đó, nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh cũng là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ.

Bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc do nguyên nhân sinh lý 

1.2. Bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc do nguyên nhân bệnh lý

Trẻ bị ốm
Trong những năm đầu đời, sức đề kháng của trẻ còn yếu nên trẻ rất dễ bị sốt, ốm vặt. Các triệu chứng làm trẻ mệt mỏi, khó chịu dẫn đến quấy khóc, đêm ngủ không sâu giấc.

Trẻ mắc hội chứng Colic

Hội chứng Colic (khóc dạ đề) là hiện tượng quấy khóc nhiều giờ và dữ dội ở trẻ sơ sinh. Trẻ gặp hội chứng Colic thường quấy khóc liên tục trên 3 giờ, khóc ít nhất 3 ngày/tuần và khóc hơn 3 tuần/tháng.
Tuy rằng trẻ có thể tự khỏi sau khoảng 3 tháng tuổi, nhưng hội chứng Colic có thể làm trẻ bị rối loạn giấc ngủ. Trẻ sẽ thường khóc vào buổi tối và gặp tình trạng quấy khóc ban đêm, ngủ không ngon giấc.

Bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc do nguyên nhân bệnh lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa, sức đề kháng chưa phát triển bình thường như người trưởng thành. Trẻ rất dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, dị ứng thức ăn. Khi bị đau bụng, khó chịu thì trẻ sẽ mệt mỏi và quấy khóc, ngủ không sâu giấc.

Trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng

Theo các nhà khoa học, trẻ bị thiếu một số vi chất dinh dưỡng quan trọng có thể dẫn đến quấy khóc đêm. Cụ thể:

  • Trẻ thiếu vitamin D3: vitamin D3 có vai trò phát triển xương, răng và duy trì chất lượng giấc ngủ ở trẻ. Trẻ thiếu vitamin D3 sẽ bị rối loạn giấc ngủ, dễ bị giật mình, từ đó quấy khóc về đêm.
  • Trẻ thiếu kẽm: kẽm có vai trò quan trọng trong phát triển não bộ ở trẻ nhỏ. Khi thiếu hụt kẽm, trẻ thường khó ngủ, quấy khóc về đêm và chậm lớn.

2. Hậu quả khi bé quấy khóc ngủ không sâu giấc

Quấy khóc có thể do nguyên nhân sinh lý và là vấn đề thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ quấy khóc đêm nhiều, thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần của bé và mẹ.

Hậu quả khóc dạ đề Colic ở trẻ sơ sinh

2.1. Ảnh hưởng đến bé

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ ngủ không sâu giấc vào ban đêm có thể chậm lớn, nhẹ cân, chậm phát triển chiều cao, trí não hơn bình thường.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, việc quấy khóc nhiều có thể ảnh hưởng đến tinh thần, tính cách của trẻ. Trẻ thường dễ bực bội và dễ căng thẳng hơn các trẻ khác.

2.2. Ảnh hưởng đến mẹ

Trẻ quấy khóc đêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, sức khỏe và tinh thần của mẹ. Mẹ thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, có thể làm thiếu sữa, mất sữa. Tiếng khóc đêm của con kết hợp với sự lo lắng của mẹ sẽ dẫn tới tinh thần căng thẳng, hoang mang.

3. Mẹo dân gian dỗ trẻ quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc hiệu quả

Theo quan niệm dân gian, trẻ quấy khóc có thể do trẻ gặp phải vía dữ và bị phải vía của ai đó. Khi đốt vía trẻ sẽ ăn ngoan, ngủ ngoan như bình thường. Một số cách đốt vía theo quan niệm dân gian như sau:

  • Treo một chùm tỏi ở đầu giường trẻ nằm:
    Theo quan niệm dân gian, tỏi có tác dụng mạnh để xua đuổi tà ma, tà khí dữ. Đốt vía cho trẻ bằng tỏi là cách làm phổ biến nhất.

Mẹo dân gian dỗ trẻ quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc hiệu quả

  • Đặt cành dâu tằm trước cửa phòng của bé:
    Theo một số nhà phong thủy, dâu tằm phát ra nguồn âm khí khiến cho ma quỷ, tà dữ rất sợ dâu tằm. Khi bé quấy khóc đêm, bố mẹ có thể ngắt một cành dâu tằm đặt ở trước ở cửa phòng bé để đốt vía.
  • Đặt dao, kéo ở đầu giường của bé:
    Theo dân gian, dao kéo được đặt ở đầu giường giúp trẻ quấy khóc đêm ngủ ngon giấc. Ngoài trẻ nhỏ, cách làm này cũng khá hữu hiệu đối với người lớn yếu bóng vía, khó ngủ và cảm thấy bất an.

Bố mẹ có thể tham khảo các mẹo trên để dỗ trẻ quấy khóc đêm. Tuy nhiên, mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc không nên lạm dụng quá nhiều. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh tính hiệu quả của các phương pháp này. Bố mẹ cần tham khảo và vận dụng các giải pháp xử trí khoa học khi trẻ quấy khóc đêm, ngủ không sâu giấc.

4. Giải pháp xử lý khi trẻ quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc

Một đêm ngủ ngon của con chính là niềm mong ước của nhiều bố mẹ. Bố mẹ có thể áp dụng các giải pháp xử trí sau để giúp con ngủ ngoan, không quấy khóc.

4.1. Tạo không gian ngủ thích hợp

Bé cần ngủ trong không gian yên tĩnh, thoải mái, phòng không quá nóng hoặc quá lạnh. Bố mẹ cần lưu ý tránh những yếu tố môi trường dễ làm trẻ quấy khóc đêm như ánh sáng, tiếng nói chuyện to, tiếng tivi,…

4.2. Tạo cảm giác an toàn

Bé sẽ ngủ ngon khi cảm nhận được cảm giác an toàn, êm ái như trong bụng mẹ. Do đó, mẹ nên ôm ấp bé khi bé quấy khóc đêm hoặc quấn kén khi bé ngủ. Quấn kén giúp bé hạn chế bị giật mình trong lúc ngủ và tạo cảm giác ấm áp. 

Giải pháp xử lý khi trẻ quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc

4.3. Xây dựng đồng hồ sinh học hợp lý

Bố mẹ hãy tạo cho con một đồng hồ sinh học hợp lý, khoa học. Khi thời gian ăn, ngủ, vui chơi của trẻ được cân bằng, các hoạt động của con được tuân theo một quy luật nhất quán, trẻ sẽ dễ đi vào giấc ngủ vào ban đêm hơn.

4.4. Chú ý về quần áo, tã lót cho con

Bố mẹ nên cho trẻ mặc quần áo có chất liệu thoáng, không quá chật và phù hợp với thời tiết. Nếu tã trẻ đầy, mẹ cũng kiểm tra và thay cho con để con ngủ sâu giấc. 

4.5. Bổ sung lợi khuẩn thích hợp

Bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc ở những tháng đầu đời rất có thể do bé mắc hội chứng Colic (khóc dạ đề). Dù chưa tìm được nguyên nhân cụ thể, nhưng theo các nhà khoa học, có tới 90% trẻ khóc dạ đề bị thiếu hụt lợi khuẩn, phần lớn là Bifidobacterium. Do vậy, bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium là giải pháp mới cho bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc. 

5. Lưu ý khi bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc

Bố mẹ cần quan tâm, lưu ý những điểm sau khi có con quấy khóc đêm, ngủ không sâu giấc:

Bố mẹ cần giữ tâm lý bình tĩnh, không hoang mang

Quấy khóc có thể là một vấn đề bình thường để cơ thể trẻ thích nghi với môi trường xung quanh. Tiếng khóc cũng có thể nói lên nhu cầu của trẻ như đói, khát, cần thay bỉm. Do đó, bố mẹ không nên quá lo lắng, sốt ruột. Chỉ khi giữ được tâm lý bình tĩnh thì bố mẹ mới có thể tìm được nguyên nhân tại sao con quấy khóc, ngủ không ngon, từ đó có giải pháp hiệu quả.

Đến gặp bác sĩ khi nào?

Bố mẹ nên đưa con đến các trung tâm y tế khám bệnh khi:

  • Con sút cân, chán ăn kéo dài
  • Con quấy khóc kéo dài không dừng
  • Các biện pháp đã áp dụng không có hiệu quả
  • Sức khỏe của con có những biểu hiện bất thường như khó thở, tiêu chảy

Lưu ý khi bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc

Bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bố mẹ nên bình tĩnh, tìm hiểu nguyên nhân và lựa chọn giải pháp xử trí phù hợp khi trẻ quấy khóc đêm, ngủ không sâu giấc. Khi giấc ngủ được cải thiện, bé ăn ngoan, ngủ ngoan thì bé sẽ có sức khỏe tốt và phát triển bình thường.

Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, mẹ hãy liên hệ ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.

]]>
https://imiale.com/be-quay-khoc-dem-ngu-khong-sau-giac-15509/feed/ 0
Giải đáp: Trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc là do đâu? Có phải tâm linh không? https://imiale.com/tre-cu-12-gio-dem-la-khoc-15389/ https://imiale.com/tre-cu-12-gio-dem-la-khoc-15389/#respond Thu, 09 Feb 2023 02:00:58 +0000 https://imiale.com/?p=15389 Trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc là một vấn đề nan giải với bất kì bậc cha mẹ nào. Mặc dù trẻ sơ sinh có thể ngủ từ 14-17 giờ trong ngày và rút ngắn lại khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên những giấc ngủ này thường bị ngắt quãng lúc nửa đêm đôi khi không vì lý do nào cả. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ giải đáp các thắc mắc về tình trạng này và gợi ý các biện pháp giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc.

Giải đáp tình trạng trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc

1. Nguyên nhân trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc 

Khóc là cách giao tiếp, bày tỏ nhu cầu của trẻ với cha mẹ hay người chăm sóc. Vì vậy, việc trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc có thể là báo hiệu của những tình trạng dưỡi đây:

1.1. Trẻ mắc hội chứng Colic

Phần lớn trẻ sơ sinh thường khóc vào một khung giờ nhất định vào ban đêm như vậy có liên quan đến một hội chứng gọi là Colic. Trong dân gian, hội chứng này còn có tên gọi khác là khóc dạ đề hay khóc dã tràng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này xuất phát từ việc trẻ bị đau bụng co thắt. 

Trẻ mắc hội chứng Colic có các biểu hiện đặc trưng sau:

  • Trẻ khóc hơn 3 giờ một ngày, 3 ngày một tuần, kéo dài trong 3 tuần.
  • Trẻ khóc vào khung giờ nhất định trong ngày, thường vào chiều tối hoặc tối muộn
  • Trẻ khóc mãi không ngừng, khó dỗ
  • Khó tìm ra nguyên nhân vì sao trẻ khóc
  • Thay đổi màu sắc da: da đỏ, mặt đỏ
  • Tư thế, trạng thái: siết chặt tay, chân, lưng và cong, bụng căng

Nguyên nhân trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc 

Để hiểu rõ hơn về hội chứng này, mẹ tham khảo tại: Hội chứng Colic – Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

Ngoài hội chứng Colic, còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc, ví dụ như: 

1.2. Trẻ bị đói

Việc bố mẹ quen với việc cho trẻ ăn vào một thời điểm nhất định cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc. Ví dụ, đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, nếu mẹ cho trẻ bú lúc 8-9 giờ tối thì khả năng cao trẻ cứ 12 giờ đêm là đói và khóc đòi bú.

Đối với trẻ lớn hơn, khoảng thời gian trẻ bắt đầu cảm thấy đói sẽ kéo dài hơn. Vì vậy. mẹ cần cho bé bú hoặc ăn kịp thời trước khi trẻ quấy khóc.

1.3. Trẻ tè dầm

Nếu việc trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc đi kèm với tè dầm thì mẹ có thể nghĩ ngay đến nguyên nhân là thói quen cho trẻ uống nhiều nước trước khi đi ngủ.

Mẹ có thể dễ dàng nhận ra rằng, sau đó, khoảng 30 phút đến 2 tiếng, trẻ sẽ tè dầm từ 3 đến 4 lần. Cơn buồn tè sẽ đánh thức trẻ, cùng với tã ẩm ướt khiến bé khó chịu và quấy khóc.

1.4. Trẻ quen giấc

Việc trẻ thức giấc lúc 12 giờ đêm sẽ là thói quen nếu mẹ không rèn luyện thói quen sinh hoạt khoa học ngay từ sớm. Nếu mẹ để trẻ được ngủ thỏa thích vào ban ngày thì trẻ sẽ tỉnh táo vào ban đêm và quấy khóc liên tục.

1.5. Trẻ mắc bệnh

  • Hô hấp

Một số bệnh lý hô hấp như nghẹt mũi, hen, đau họng,… thường trầm trọng hơn vào ban đêm vì một số lý do như giảm nồng độ cortisol, hệ phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn,… Trẻ mắc những bệnh lý này có xu hướng quấy khóc nhiều vào ban đêm, thậm chí cứ 12 giờ đêm là khóc.

  • Thiếu canxi và vitamin D

Thiếu Canxi và vitamin D là nguyên nhân dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, sự thiếu hụt này cũng liên quan đến tình trạng trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc. Những chất này ảnh hưởng đến khả năng dẫn truyền tín hiệu của hệ thần kinh, trẻ dễ bị kích thích hơn, đặc biệt là lúc nửa đêm. 

Nguyên nhân trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc 

>>> Xem thêm: Tại sao trẻ hay khóc đêm? Mẹ đã biết nguyên nhân chưa?

2. Trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc có nguy hiểm không

Hầu hết trẻ cứ khóc vào một thời điểm nhất định vào ban đêm là một tình trạng bình thường, cho thấy sự phát triển bình thường của trẻ trong khi làm quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ. 

Trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc thường không gây ra nguy hiểm ngắn hạn và lâu dài gì đối với trẻ. Tuy nhiên, tình trạng này không được giải quyết sớm sẽ vẫn để lại một vài ảnh hưởng nhất định đối với trẻ như:

  • Trẻ ngủ không đủ giấc, dẫn đến mệt mỏi ngày hôm sau 
  • Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh
  • Ảnh hưởng đường hô hấp: hô hấp bị ức chế, ngừng thở và làm tăng nguy cơ đột tử
  • Giảm bài tiết hormon tăng trưởng, do đó, trẻ chậm tăng cân và kém phát triển chiều cao. 
  • Chậm phát triển nhận thức

Tuy nhiên, nếu bố mẹ thấy các dấu hiệu bất thường khác của con (ví dụ đại tiểu tiện ra máu, nôn,…) thì cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để chẩn đoán. Rất có thể bé đang gặp phải vấn đề nào đó về sức khỏe.

Bên cạnh đó, bé liên tục quấy khóc đêm cũng khiến cha mẹ mất ngủ, mệt mỏi, stress, thậm chí là nguyên nhân khiến mẹ trầm cảm sau sinh.

Hậu quả khóc dạ đề Colic ở trẻ sơ sinh

>>> Tham khảo: Trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày có nguy hiểm không? 

3. Trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc có tự hết không?

Hầu hết hội chứng Colic thường xuất hiện khi trẻ được vài tuần tuổi và đỉnh điểm là khi trẻ được 4-6 tuần. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng vì tình trạng này sẽ tự hết khi trẻ được 3-6 tháng tuổi.

Đối với trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc do sự thay đổi sinh lý khác như mọc răng, tè dầm, đói,… cũng không phải vấn đề đáng lo ngại. Nếu cha mẹ tìm ra được nguyên nhân và khắc phục, loại bỏ những thay đổi này thì trẻ sẽ nhanh chóng có được giấc ngủ ngon. 

Ngược lại, trẻ khóc do mắc bệnh sẽ không tự hết trừ khi bệnh được cải thiện hoặc điều trị dứt điểm.

Trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc có tự hết không

4. Bật mí mẹo chữa trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc 

Dưới đây là những giải pháp mà Imiale gợi ý để giúp cha mẹ dỗ dành trẻ. Bố mẹ có thể phối hợp các biện pháp để giúp trẻ ngủ sâu và dễ dàng hơn.

4.1. Ôm và vỗ về trẻ

Những cái ôm dịu dàng từ cha mẹ luôn hữu ích, giúp trẻ nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Thậm chí, ôm trẻ nằm nghiêng bên trái có thể giúp làm giảm tình trạng đau bụng của trẻ. Vì với tư thế này, thức ăn di chuyển trong ruột già dễ dàng hơn, do đó hạn chế triệu chứng đau bụng đầy hơi của trẻ. 

Trong lúc này, mẹ có thể di chuyển hoặc vỗ lưng trẻ nhẹ nhàng. Điều này bé đã quen thuộc như khi ở trong bụng mẹ nên dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

4.2. Thiết lập khung giờ ngủ khoa học

Để cho trẻ biết được giờ nào thức, giờ nào ngủ ban đầu tương đối khó khăn. Mẹ cần kiên nhẫn trong việc thay đổi thói quen ngủ của trẻ. 

Giải pháp cho mẹ khi bé 2 tuổi hay khóc đêm 

Dưới đây là một số lưu ý dành cho mẹ giúp trẻ có thói quen ngủ nhiều vào ban đêm:

  • Không để bé ngủ quá nhiều vào ban ngày 
  • Các hoạt động vui chơi nên diễn ra vào ban ngày và giảm dần khi đến giờ ngủ buổi tối
  • Dỗ bé ngủ vào ban đêm ngay cả khi bé chưa muốn đi ngủ. 
  • Để tăng hiệu quả dỗ bé ngủ, mẹ có thể hát ru, âu yếm, đọc truyện, tắm hoặc mát xa trước khi ngủ cho bé.

4.3. Cho trẻ bú no

Cho trẻ bú hoặc ăn khi trước hay ngay khi trẻ đang quấy khóc vì đói luôn là biện pháp hữu ích để xoa dịu trẻ. Để trẻ không bị thức giấc lúc 12 giờ đêm khóc đòi bú, mẹ có thể tham khảo bảng dưới đây để xây dựng thời gian biểu phù hợp cho trẻ bú đêm:

Thiết lập khung giờ ngủ khoa học

Lưu ý khi cho trẻ bú: 

  • Khi đến thời gian trẻ cần được cho ăn, mẹ nên nhẹ nhàng đánh thức trẻ thay vì đợi đến khi trẻ khóc đòi bú
  • Không cho trẻ ăn hoặc bú quá no để tránh đầy chướng bụng.
  • Để bé nghỉ ngơi 15 phút trước khi đặt bé trở lại giường để giảm gánh nặng cho dạ dày
  • Mẹ nên vỗ ợ hơi sau khi trẻ bú sữa để tránh đầy hơi.

>>> Tham khảo: Mẹo chữa trẻ khóc đêm hiệu quả tại nhà

4.4. Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho trẻ

Nhiều mẹ rỉ tai nhau: “Trẻ khóc đêm là do thiếu Canxi, thiếu vitamin D…”, nhưng liệu thực sự có đúng?
Câu trả lời là: Trẻ thiếu Canxi, vitamin D hay một số chất dinh dưỡng khác có thể có biểu hiện quấy khóc đêm. Nhưng trẻ quấy khóc đêm do nhiều nguyên nhân, đôi khi cũng chỉ là tiếng khóc sinh lý của trẻ chứ không phải trường hợp nào cũng là do thiếu Canxi và vitamin D. Vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đi xét nghiệm trước khi bổ sung bất cứ dưỡng chất nào cho bé.

Một số chất dinh dưỡng mẹ có thể bổ sung cho trẻ khóc đêm như:

  • Vitamin D3: Trong sữa mẹ không chứa Vitamin D3, nên ngay từ khi bé mới chào đời, mẹ cần bổ sung vitamin D3 cho bé để tránh thiếu vitamin D3.
  • Sắt: Với trẻ sinh non hoặc nhẹ cân, nên bổ sung sắt cho bé ở liều sinh lý 1mg/kg, còn các bé nên được bổ sung sắt từ tháng thứ 4 thông qua chế độ ăn chứa sắt như sữa công thức, siro chứa sắt hoặc thực phẩm chứa sắt với trẻ ăn dặm.
  • Canxi: Thiếu Canxi ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương, răng của trẻ. Tuy nhiên nếu bổ sung thừa canxi  dễ gây đau nhức xương, buồn nôn, táo bón… Đặc biệt nếu bổ sung dư thừa liên tục đễ gây độc cho thận ( do chức năng lọc của thận chưa hoàn thiện), đồng thời làm ảnh hưởng hấp thu các chất khác. Do đó, mẹ chỉ bổ sung Canxi cho trẻ khi trẻ thiếu Canxi, không được tự ý bổ sung.

Ngoài ra, trong trường hợp trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc do Hội chứng Colic, mẹ nên bổ sung lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện các triệu chứng tiêu hóa khó chịu, khiến trẻ quấy khóc đêm như chướng bụng đầy hơi, đau bụng co thắt…. Bổ sung canxi và vitamin D

Cha mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc. Phần lớn các trường hợp, đây chỉ là biểu hiện của hội chứng Colic, không đáng lo ngại và sẽ tự biến mất khi trẻ được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, không thể loại trừ một số nguyên nhân khác như trẻ đói, tè dầm, hoặc  trẻ đang thực sự mắc bệnh… Cha mẹ nên bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân và kiên nhẫn dỗ dành trẻ. 

>>> Chi tiết tại: Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? Mẹ đã thực sự hiểu đúng? 

4.5. Sử dụng men vi sinh

Hệ khuẩn chí cân bằng là tiêu chí để có 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Trong khi đó, hệ vi sinh đường ruột của trẻ sơ sinh chưa thực sự hoàn thiện. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau bụng, đầy hơi. Thậm chí, đó còn là tác nhân gây ra hội chứng Colic.

Giải pháp để loại bỏ những vấn đề này là bổ sung men vi sinh cho trẻ. Đây là những lợi khuẩn sống, được đưa vào cơ thể dưới dạng bào chế thích hợp để phát triển và phát huy tác dụng ngay tại hệ tiêu hóa với các vai trò:

  • Cân bằng hệ vi sinh đường ruột
  • Điều hòa nhu động ruột, từ đó cải thiện hội chứng khóc Colic
  • Hỗ trợ hấp thu, tiêu hóa thức ăn, do đó giảm đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy,…
  • Giúp trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng có lợi cho hệ thần kinh, vitamin D, canxi,… 

Như vậy, bổ sung men vi sinh hỗ trợ làm giảm tình trạng trẻ quấy khóc đêm do các vấn đề tiêu hóa. 

>> Xem thêm: 

1. Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm mẹ phải làm sao? 

2. Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm

Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, mẹ hãy liên hệ ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất. 

]]>
https://imiale.com/tre-cu-12-gio-dem-la-khoc-15389/feed/ 0
Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm: Những điều mẹ cần biết https://imiale.com/tre-2-tuoi-hay-khoc-dem-15261/ https://imiale.com/tre-2-tuoi-hay-khoc-dem-15261/#respond Sun, 05 Feb 2023 06:01:09 +0000 https://imiale.com/?p=15261 Hiện tượng khóc đêm thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên trong một số trường hợp tình trạng khóc đêm có thể xuất hiện ở trẻ 2 tuổi. Đây là thời điểm trẻ phát triển mạnh mẽ về cả thể chất và tinh thần. Việc trẻ 2 tuổi hay khóc đêm có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ trong tương lai. Hãy cùng Imiale giải mã hiện tượng trẻ 2 tuổi hay khóc đêm qua bài viết dưới đây. 

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm: Những điều mẹ cần biết

1. Trẻ 2 tuổi khóc đêm sinh lý

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm do nguyên nhân thay đổi sinh lý được coi là bình thường. Sự thay đổi sinh lý gây tình trạng khóc đêm thường gặp ở trẻ bao gồm 

1.1 Chứng hồi quy giấc ngủ ở trẻ 2 tuổi

Hồi quy giấc ngủ ở trẻ 2 tuổi là thời điểm khi một trẻ 2 tuổi bình thường vẫn ngủ ngon tuy nhiên bắt đầu khó ngủ khi đi ngủ, thức suốt đêm hoặc dậy quá sớm vào buổi sáng. Chứng hồi quy giấc ngủ kéo dài trong một thời gian ngắn từ 1-3 tuần. 

Các dấu hiệu phổ biến của chứng hồi quy giấc ngủ ở trẻ 2 tuổi bao gồm: 

  • Thức dậy vào ban đêm: Trẻ sẽ thức dậy vào ban đêm nhiều hơn so với bình thường hoặc bất ngờ xuất hiện tình trạng này mà trước đó không có. 
  • Mất nhiều thời gian hơn để đi vào giấc ngủ.
  • Trì hoãn việc đi ngủ.
  • Thay đổi thói quen ngủ: Trẻ khi trong chứng hồi quy giấc ngủ sẽ từ chối việc ngủ trưa hoặc ngủ với thời gian ngắn hơn so với bình thường. 
  • Thức dậy sớm: Bé sẽ dậy trước thời gian thức dậy bình thường. 

Chứng hồi quy giấc ngủ ở trẻ 2 tuổi

1.2 Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm do đói

Giai đoạn 2 tuổi là thời điểm trẻ phát triển đáng kinh ngạc. Trong giai đoạn này nhu cầu về năng lượng của trẻ ngày tăng cao trung bình là khoảng 1180 kcal mỗi ngày. Đặc biệt, nhu cầu về thức ăn của trẻ càng tăng lên khi trẻ hoạt động nhiều trong ngày. Do đó, nếu mẹ không cung cấp đầy đủ thức ăn cho bé trước khi đi ngủ thì bé sẽ bị tỉnh giấc vì đói và kèm theo quấy khóc.

1.3 Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm do tè dầm

Trẻ 2 tuổi chưa kiểm soát được khả năng tiểu tiện của bản thân do đó trẻ hay tè dầm vào ban đêm. Trong tình huống này một số bé sẽ tiếp tục ngủ số còn lại thì bắt đầu quấy khóc.

Một số bé ở độ tuổi này vẫn còn sử dụng bỉm vào ban đêm. Vì vậy, bé sẽ cảm thấy khó chịu và khóc lóc khi bỉm ướt do tè dầm. Nếu không thay bỉm kịp thời còn có thể gây ra tình trạng dị ứng hoặc ngứa ngáy. 

1.4 Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm do mọc răng hàm

Ở độ tuổi này các bé bắt đầu quá trình mọc răng hàm. Mẹ có thể nhận biết giai đoạn này khi bé thường xuyên đưa tay hoặc đồ vật lên miệng, nướu đỏ, sưng, đau. Một số trường hợp trẻ có sốt, quấy khóc vì khó chịu. Do đó, khi trẻ mọc răng hàm, giấc ngủ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. 

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm do mọc răng hàm

1.5 Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm do thay đổi tâm lý (khủng hoảng tâm lý ở trẻ lên 2 tuổi)

Khủng hoảng trẻ lên 2 là giai đoạn chuyển biến tâm lý rõ rệt của trẻ ở giai đoạn từ 18 tháng đến 3 tuổi… Một số trẻ trong giai đoạn này sẽ bị rối loạn giấc ngủ. Trẻ thường sẽ thức dậy vào buổi đêm, quấy khóc và không chịu ngủ. Điều này có thể do trẻ tiếp xúc với nhiều thông tin mới và cảm xúc mạnh vào ban ngày, dẫn đến tối ngủ dễ bị giật mình và tỉnh giấc.

1.6 Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm do môi trường 

Không gian ngủ không sạch và không thoải mái cũng là một trong các nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm. Ngoài ra nhiệt độ của phòng ngủ cũng có khả năng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Bé sẽ trở nên khó chịu và quấy khóc khi ở ngủ trong phòng có nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng. 

>>> Xem thêm: Giải mã hiện tượng trẻ khóc đêm – Có thể mẹ chưa biết 

2. Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm bất thường 

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm bất thường là do liên quan đến bệnh lý mà trẻ gặp phải. Mẹ nên chú ý những trường hợp trẻ khóc đêm bất thường dưới đây: 

2.1 Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm do rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ hay khóc đêm là do trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện. Khi mẹ cho bé ăn bằng chế độ ăn uống không hợp lý như cho ăn quá no hoặc ăn cơm quá sớm sẽ khiến bé không thể tiêu hóa được.

Thức ăn chưa được tiêu hóa bị lưu lại trong lòng ruột bị vi khuẩn lên men sinh ra khí. Do đó gây nên tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Khi đầy hơi , chướng bụng sẽ làm bé khó chịu và quấy khóc. 

2.2 Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm thiếu vitamin D

Sự thiếu hụt vitamin D hay cụ thể là vitamin D3 cũng một trong số nguyên nhân gây khóc đêm ở trẻ 2 tuổi. Vitamin D3 có vai trò là chất tham gia dẫn truyền thần kinh của não bộ và tủy sống. Trẻ bị thiếu hụt vitamin D3 thì hệ thần kinh sẽ nhạy cảm hơn. Do đó, trẻ ngủ không sâu giấc, dễ giật mình và khóc nhiều vào đêm.

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm thiếu vitamin D

2.3 Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm do mắc bệnh về hô hấp

Các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, dị ứng đường hô hấp gây ngạt mũi, sổ mũi và khó thở làm cho bé không ngủ ngon giấc. Đặc biệt, khò khè là một bệnh phổ biến đường hô hấp mà hầu hết trẻ 2 tuổi gặp phải. Khò khè là khái nghiện chỉ sự bất thường của đường hô hấp dưới do luồng khí đi qua chỗ hẹp. 

Tại đường hô hấp trên, ống dẫn khí của trẻ bị hẹp lại, khả năng ho và khạc đờm kém hơn do VA hoặc Amidan quá to. Lúc này, mẹ thường hay nghe thấy trẻ thở khò khè như ngáy lúc ngủ. Khi bé thở khò khè như vậy dẫn đến bị khô họng khi phải thở bằng miệng, khó ngủ, giật mình và khóc đêm.

>>> Xem thêm: Trẻ khóc đêm thiếu chất gì? Thực hư trẻ khóc đêm do thiếu chất

3. Hậu quả khi trẻ 2 tuổi hay khóc đêm 

Thông thường một em bé hai tuổi có thời gian ngủ trung bình từ 11-14 tiếng mỗi ngày. Giấc ngủ đủ giúp bé nghỉ ngơi, và hồi phục năng lượng tiêu hao cũng như là phát triển cơ thể. Khi trẻ hay quấy khóc về đêm làm thời gian ngủ ngắn lại. 

Hậu quả khóc dạ đề Colic ở trẻ sơ sinh

3.1. Hậu quả với bé 

Trẻ không ngủ đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất và trí tuệ như suy giảm trí nhớ, chậm hiểu, hay quên, thấp bé, nhẹ cân… Theo các nghiên cứu các trẻ ngủ không đủ giấc sẽ gặp phải tình trạng bơ phờ, mệt mỏi, dễ dàng cáu gắt và mất khả năng tập trung.

3.2. Hậu quả với cha mẹ 

Mặc dù tình trạng khóc đêm chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng lại gây tổn hại đáng kể đến cha mẹ của bé. Khi trẻ 2 tuổi hay khóc đêm sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý của cha mẹ. Bam đầu sẽ là cảm giác lo lắng sau đó đến mệt mỏi, thất vọng thậm chí là tức giận. 

Những cảm xúc này sau đó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của ba mẹ. Đôi khi sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng đối giữa ba và mẹ. Đặc biệt ba hoặc mẹ sẽ có cảm giác mình phải gánh vác quá nhiều gánh nặng trong việc chăm sóc con cái. 

Mẹ là người chịu nhiều ảnh hưởng về tâm lý khi trẻ thường xuyên khóc đêm. Theo nghiên cứu mẹ sẽ gặp một số tình trạng tâm lý như: sợ hãi, suy nghĩ rối loạn, lo lắng, mệt mỏi. Thậm chí nhiều bà mẹ gặp phải tình trạng trầm cảm khi có bé hay khóc đêm. 

4. Giải pháp cho mẹ khi bé 2 tuổi hay khóc đêm 

Tình trạng khóc đêm kéo dài  tuy không nguy hiểm nhưng lại gây lo lắng, bất an cho mẹ. Ba mẹ có thể tham khảo các giải pháp dưới đây để cải thiện tình trạng này cho bé:

Giữ bình tĩnh, nói chuyện nhiều hơn với con

Trẻ quấy khóc về đêm không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của ba mẹ khiến phụ huynh cảm thấy khó chịu và nổi nóng. Điều cần làm lúc này là phải giữ bản thân thật bình tĩnh để giúp bé trấn tĩnh trở lại bằng cách vỗ nhẹ vào lưng bé, bế trẻ đi lại hoặc dùng ti giả… 

Nói chuyện với bé trong lúc khóc cũng là một cách giúp trấn an bé khi đang khóc đêm. Mẹ có thể trò chuyện thân thiết với bé, kể chuyện cổ tích hay mô tả đồ vật… để giúp bé quên đi việc đang khóc và dần ngủ trở lại.

Giải pháp cho mẹ khi bé 2 tuổi hay khóc đêm 

Tạo thói quen lịch trình giấc ngủ cho trẻ

Xây dựng lịch trình về giấc ngủ giúp tạo được thói quen tốt cho bé và giúp bé ngủ ngon hơn. Quy luật xây dựng lịch trình giấc ngủ là giúp bé hiểu được cách phân biệt ngày hay đêm bằng cách: 

  • Khuyến khích bé tích cực tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí…giúp bé tăng cường sức khỏe và kích thích bé tập trung ngủ vào buổi tối. 
  • Tránh để bé ngủ quá nhiều vào ban ngày làm mất cảm giác buồn ngủ vào buổi tối. Nếu bé có biểu hiện của cơn buồn ngủ như: dịu mắt, lim dim, ngáp, thẫn thờ, gật gù trước giờ ngủ thì ba mẹ nên vỗ về, xoa lưng để giúp bé thư giãn.
  • Trong trường hợp bé đột ngột thức dậy do đói cha mẹ nên vỗ về trẻ. Tránh bật đèn lúc này vì có thể khiến bé nhận nhầm là giờ ăn và thức dậy.

Ngoài việc tạo thói quen về lịch trình giấc ngủ cho trẻ ba mẹ cũng nên thiết lập cho bé khung giờ ngủ cố định. Khung giờ từ 20h30 đến 21h là khoảng thời gian thích hợp đi ngủ cho bé 2 tuổi. Đây là khung giờ tiết nhiều hormone tăng trưởng nhất trong ngày. Khi trẻ thức giấc, các hormone sẽ ngừng tiết từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên, giai đoạn đầu xây dựng giờ ngủ, bé khó thích nghi kịp vì vậy ba mẹ cần luôn bên cạnh cổ vũ, động viện và giúp đỡ bé. 

Giải pháp cho mẹ khi bé 2 tuổi hay khóc đêm 

Nhanh chóng thay bỉm cho bé

Trong trường hợp bé khóc đêm do tè dầm, mẹ nên giúp con lau dọn để bé ngủ tiếp. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo sử dụng các loại bỉm thấm hút tốt để giúp bé tránh bị tỉnh dậy khi tè dầm. 

Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Trẻ 2 tuổi có nhu cầu về thức ăn rất cao, thức ăn giúp bé phát triển cả về thể chất và tinh thần. Một số mẹ vì muốn con tăng cân như bạn bè cùng chăng lứa mà bắt các bé ăn quá nhiều hoặc ăn các thực phẩm khó tiêu hóa.

Vì vậy, xây dựng chế độ ăn hợp lý là vô cùng quan trọng giúp bé không quá đói hoặc không quá no trước khi đi ngủ. Để tránh trường hợp bé quấy khóc vì đói mẹ có thể cho bé ăn nhẹ trước khi đi ngủ bằng sữa chua, sữa tươi, váng sữa…Mẹ cũng không nên bắt các bé ăn quá nhiều vì sự phát triển của các bé là khác nhau.

Giải pháp cho mẹ khi bé 2 tuổi hay khóc đêm 

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Bổ sung Vitamin D giúp trẻ ngủ ngon hơn. Các cách bổ sung vitamin D bao gồm: 

  • Bổ sung từ thực phẩm giàu vitamin D: Ba mẹ có thể sử dụng các thực phẩm như tôm, lòng đỏ trứng, cá hồi, nấm.. để bổ sung vitamin D cho bé.
  • Bổ sung vitamin uống: Ngoài việc bổ sung vitamin D  qua thực phẩm, ba mẹ còn có thể cho bé uống các các sản phẩm bổ sung Vitamin D trực tiếp. Với trẻ 2 tuổi có thể uống 1.200 -5.000 IU/ngày trong 4 tuần. Tuy nhiên cần phải lưu ý chỉ sử dụng vitamin D khi có chỉ định của bác sĩ và lựa chọn sản phẩm uy tín được chuyên gia tin dùng. 

Xoa dịu cơn đau khi trẻ mọc răng

Khi trẻ mọc răng thường có biểu hiện là sưng nướu. Vì vậy để xoa dịu cơ đau khi trẻ mọc răng cần xoa dịu nướu của trẻ. Mẹ nên dùng bông hoặc gạc mềm sạch thấm nước mát và massage nhẹ nhàng quanh vùng nướu. Ngài ra, dùng núm vú giả ngâm nước đá hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút sau đó cho bé ngậm cũng có thể giúp giảm đau. 

Điều trị bệnh về hô hấp 

Mẹ cần giữ cho mũi của bé được thông thoáng bằng cách rửa bằng nước muối sinh lý, nước để tránh bị tắc mũi gây khó thở, thở khò khè.Bé hay mắc các bệnh về đường hô hấp do bị dị ứng hay hệ miễn dịch còn yếu khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây nên bệnh. Vì vậy, nâng cao sức đề kháng qua chế độ dinh dưỡng giúp bé đề phòng được các bệnh về đường hô hấp.

Tạo không gian ngủ thoải mái, phù hợp với trẻ

Không gian ngủ thoải mái thích hợp giúp trẻ ngủ ngon hơn, ít quấy khóc vào ban đêm hơn. Mẹ xây dựng không gian ngủ bằng cách: 

  • Thường xuyên dọn dẹp, lau chùi chỗ ở của bé. 
  • Tạo không gian thoáng mát, nhiệt độ vừa phải thông thương từ 27-28 độ.
  • Bố trí ánh sáng vừa đủ, mẹ có thể sử dụng đèn ngủ cho con ở độ tuổi này.
  • Đặt thêm các đồ vật yêu thích xung quanh phòng ngủ để tạo cho bé cảm giác an toàn. Tuy nhiên, không nên đặt các đồ vật này ở quá gần với bé có thể gây nóng nực khi ngủ.
  • Sử dụng âm nhạc: Âm nhạc tạo cho bé cảm giác thư thái giúp bé dễ dàng vào giấc ngủ hơn. Các bài hát nhẹ nhàng hay tiếng nhạc cụ giúp bé dễ dàng vào giấc ngủ.

Giải pháp cho mẹ khi bé 2 tuổi hay khóc đêm 

>>> Xem thêm: Mẹo trị trẻ khóc đêm nhanh chóng và hiệu quả

5. Giải đáp thắc mắc về hiện tượng trẻ 2 tuổi khóc đêm  

5.1. Khi nào trẻ 2 tuổi khóc đêm cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Một số trường hợp trẻ tình trạng khóc đêm của trẻ nặng lên, khóc càng lớn, khóc cả ngày lẫn đêm hay có biểu hiện sốt thì phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được khám bệnh. 

Bên cạnh đó khi đã sử dụng tất cả các biện pháp trên mà không có hiệu quả thì nên tới các trung tâm ý tế để khám bệnh. 

5.2. Trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm thiếu chất gì? 

Trẻ thường thiếu các chất như sắt, kẽm, vitamin, magie,… Trong đó Vitamin D có vai trò quan trọng đến giấc ngủ của trẻ.

5.3. Trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm có bình thường không? 

Trẻ 2 tuổi khóc đêm khóc đêm bình thường hay không bình thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng này. Đối với trẻ khóc đêm nguyên nhân sinh lý như mọc răng hàm, ám ảnh tuổi lên 2… là khóc đêm bình thường. Ngược lại, khóc đêm bất thường khi trẻ mắc các bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, mắc bệnh về hô hấp… gây khóc đêm.

5.4. Cách dỗ trẻ 2 tuổi khóc đêm

Trước khi dỗ trẻ ba mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm. Tìm được nguyên nhân từ đó ba mẹ có cách xử trí phù hợp. Bên cạnh đó ba mẹ dỗ bé nhằm giúp bé giảm quấy khóc bằng cách bế bé trên tay đung đưa nhẹ nhàng để bé dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhẹ nhàng vỗ về vào lưng hoặc mông đến khi trẻ ngủ trở lại. 

Cách dỗ trẻ 2 tuổi khóc đêm

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm tuỳ thuộc vào nguyên nhân mà có thể gây nguy hiểm với trẻ. Việc ba mẹ cần làm là chú ý theo dõi các biểu hiện của bé để xác định được nguyên nhân và có những biện pháp điều trị nhanh chóng. Nếu tự điều trị tại nhà không hiệu quả, ba mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ hơn. 

Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ tới Hotline 1900 9482 của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

]]>
https://imiale.com/tre-2-tuoi-hay-khoc-dem-15261/feed/ 0
Giải mã trẻ sơ sinh hay khóc đêm – Mẹ đã thực sự hiểu đúng? https://imiale.com/tre-so-sinh-hay-khoc-dem-15242/ https://imiale.com/tre-so-sinh-hay-khoc-dem-15242/#respond Fri, 03 Feb 2023 14:54:58 +0000 https://imiale.com/?p=15242 Theo nghiên cứu, khoảng 30% trẻ em sơ sinh trên thế giới có hiện tượng quấy khóc về ban đêm. Trẻ sơ sinh hay khóc đêm là chuyện bình thường nhưng đôi khi lại là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng nào đó bất thường về sức khỏe của trẻ. Hiểu được nỗi lo lắng của các mẹ, qua bài viết này Imiale sẽ giải mã tình trạng trẻ sơ sinh hay khóc đêm.

Giải mã trẻ sơ sinh hay khóc đêm

1. Trẻ sơ sinh khóc đêm sinh lý

Trẻ sơ sinh có các biểu hiện khóc kéo dài đặc biệt về ban đêm. Nguyên nhân chủ yếu là do sự khó chịu của trẻ với các yếu tố bên ngoài như cơn đói bụng, nhiệt độ, người lạ…

1.1 Trẻ sơ sinh hay khóc đêm do cảm thấy đói

Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ vì vậy các mẹ phải cho ăn nhiều lần trong ngày, thông thường từ 2-3 tiếng/lần. Do đó nguyên nhân khóc đêm là do đói và cần được ăn của trẻ sơ sinh. 

Khóc là dấu hiệu muộn của cơn đói, trước đó trẻ sơ sinh có các biểu hiện như liếm môi hoặc mút ngón tay. Lúc này mẹ cần kiểm tra đồng hồ và xem đã bao lâu kể từ lần cho ăn cuối cùng để xác định trẻ khóc đêm do đói. Sau đó mẹ nên cho trẻ bú ngay để trẻ sơ sinh có thể tiếp tục ngủ ngon.

Trẻ sơ sinh hay khóc đêm do cảm thấy đói

1. 2 Trẻ sơ sinh hay khóc đêm do muốn được thay tã

Việc bỉm ướt, nặng và bẩn làm cho trẻ cảm thấy khó chịu. Khi đó, trẻ sơ sinh sẽ lăn qua lăn lại, quấy khóc,… để “báo hiệu” cho mẹ rằng trẻ muốn được thay tã. Lúc này mẹ cần nhanh chóng thay tã cho trẻ để em bé nhanh chóng ngủ ngon lại. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dự phòng khóc đêm ở trẻ sơ sinh bằng cách sử dụng bỉm thấm hút tốt hay kiểm tra bỉm thường xuyên cho bé kể cả vào ban đêm. 

1.3 Trẻ sơ sinh khóc đêm do quá nóng hoặc quá lạnh

Một trong số các nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ sơ sinh khóc đêm là do nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Mẹ nên chú ý các biểu hiện của trẻ để điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp. Dựa vào nhiệt độ không khí để lựa chọn quần áo phù hợp cho bé. Thông thường mẹ hay có tâm lý giữ ấm cho trẻ tương tự như với người lớn. Tuy nhiên thực tế thân nhiệt của trẻ sơ sinh cao hơn so với thân nhiệt của người lớn. Điều này làm cho bé bị nóng bức, khó chịu dẫn đến quấy khóc. 

1.4 Trẻ sơ sinh khóc đêm do mọc răng

Trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu giai đoạn mọc răng bắt đầu từ 5 tháng tuổi và mọc đủ răng khi tròn 2 tuổi. Trong giai đoạn này, những cơn đau nướu sẽ khiến trẻ bồn chồn, cáu kỉnh và khóc đêm trước 1 tuần khi mọc răng. 

Mẹ nên quan sát dấu hiệu mọc răng của sơ sinh như nướu, cằm có sưng đỏ hay dấu hiệu sốt nhẹ để phát hiện giai đoạn này nhé. Theo các chuyên gia, có thể làm giảm đau cho trẻ sơ sinh bằng cách sử dụng phương pháp chườm lạnh.

Trẻ sơ sinh khóc đêm do mọc răng

1. 5 Trẻ sơ sinh khóc đêm do có hơi người lạ

Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ rất nhạy cảm với hơi người lạ. Vì vậy khi có nhiều người lạ tiếp xúc với trẻ làm cho bé cảm thấy bất an, lo lắng, ngủ không ngon giấc. Bên cạnh đó trẻ còn bị tỉnh ngủ và khóc dai dẳng vào ban đêm. Trong trường hợp này, mẹ nên vỗ về, an ủi một cách nhẹ nhàng làm giảm cảm giác lo lắng và giúp bé ngủ ngon hơn.

1.6 Trẻ sơ sinh khóc đêm do tiếng ồn

Khi trẻ sơ sinh đang bắt đầu vào giấc ngủ, tiếng ồn hay âm thanh bất ngờ phát ra làm cho bé giật mình tỉnh giấc và quấy khóc. Để tránh trường hợp này, ba mẹ nên cố gắng giữ phòng của bé yên tĩnh, hạn chế tối đa tiếng ồn và tiếng động lớn.

Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác làm trẻ sơ sinh khóc đêm. Khi gặp phải trường hợp này cha mẹ không cần quá lo lắng vì đây là tiếng khóc sinh lý là cách giúp trẻ giao tiếp với mẹ. 

2. Trẻ sơ sinh khóc đêm bất thường do Hội chứng Colic

Trong một số trường hợp trẻ sơ sinh khóc đêm có dấu hiệu bất thường. Một trong số các nguyên nhân phổ trẻ em khóc đêm bất thường là do hội chứng Colic. 

2.1 Triệu chứng của hội chứng colic 

Nếu gặp các dấu hiệu bao gồm trẻ khóc dữ dội, dai dẳng không rõ nguyên nhân, khóc kéo dài hơn 3 tiếng mỗi ngày, hơn 3 ngày trong tuần và kéo dài hơn 1 tuần thì mẹ nên chú ý. Bởi vì lúc này, nhiều khả năng là trẻ sơ sinh gặp tình trạng khóc dạ đề hay còn gọi là hội chứng colic.

Do trẻ sơ sinh chưa thể nói lên ý muốn của mình, cha mẹ cần quan sát biểu hiện của bé để xác định bé khóc đêm bình thường hay bất thường. 

Triệu chứng của hội chứng colic 

2.2 Nguyên nhân gây hội chứng Colic 

Hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây nên hội chứng Colic. Các nhà khoa học đã đề ra một số giả thuyết để chỉ nguyên nhân gây bệnh bao gồm: 

  • Do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là tình trạng thay đổi số lượng vi sinh vật trong đường ruột của trẻ: vi khuẩn có lợi vị giảm số lượng, vi khuẩn có hại tăng số lượng.

Tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây nên các cơn co thắt vùng bụng. Các cơ co thắt vùng bụng khiến bé đau đớn, khó chịu và quấy khóc không ngừng đặc biệt vào ban đêm. 

  • Do trào ngược

Trào ngược dạ dày thực quản là quá trình các thành phần trong dạ dày như dịch vị, muối mất, không khí di chuyển ngược từ dạ dày lên thực quản. Khi trào ngược dịch vị có tính axit sẽ gây tổn thương thực quản, hầu họng của trẻ và khiến trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc.

Hiện tượng trào ngược ở trẻ do một số các yếu tố gây ra như mẹ cho bé bú sai hay các cơ co thắt thực quản…

  • Do dị ứng thành phần trong sữa

Trong thời kỳ cho con bú, nếu mẹ ăn các thực phẩm lạ thì có thể khiến bé bị dị ứng hay không dung nạp với bất cứ thành phần nào trong sữa mẹ. Điều đó làm bé bị rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi và khóc đêm.

Trẻ bị dị ứng sữa bò có thể có các biểu hiện dễ nhận biết như: Sưng môi, lưỡi, mặt; phát ban, nổi mề đay, ngứa; nôn mửa, tiên chảy. 

Nguyên nhân gây hội chứng Colic 

Mặc dù có nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng giả thuyết trẻ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột được công được công nhận nhiều nhất. Vì theo nghiên cứu có khoảng 90% trẻ khóc dạ đề có tình trạng thiếu hụt lợi khuẩn đường ruột.

2.3 Hậu quả khóc dạ đề Colic ở trẻ sơ sinh

Tình trạng khóc dạ đề kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé:

Hậu quả với bé 

Hội chứng Colic kéo dài làm cho trẻ sơ sinh mệt mỏi, khó chịu, bỏ ăn. Tuy nhiên không gây những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho trẻ. 

Hậu quả với ba mẹ 

Thực tế, hội chứng Colic chủ yếu gây căng thẳng cho cha mẹ. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa hội chứng và các vấn đề về sức khỏe của cha mẹ:

  •    Tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.
  •    Cho trẻ ngừng bú sớm.
  •    Thường xuyên có cảm giác tội lỗi, kiệt sức, bất lực hoặc tức giận.

Hậu quả khóc dạ đề Colic ở trẻ sơ sinh

>>> CÓ THỂ MẸ MUỐN BIẾT: Tổng quan về Hội chứng Colic – Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

2.4 Giải pháp khi trẻ mắc hội chứng Colic 

Trong các giả thuyết được chỉ ra, giả thuyết được nhiều sự ủng hộ của các nhà khoa học về nguyên nhân gây hội chứng Colic là do trẻ bị khó chịu vùng bụng. Cụ thể là do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm số lượng lợi khuẩn và sự gia tăng đáng kể các hại khuẩn trong đường ruột của trẻ. 

Để cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, việc bổ sung các lợi khuẩn là vô cùng cần thiết. Đây là phương pháp cho hiệu quả cao nhất, đã được nghiên cứu chứng minh giúp giảm đáng kể thời gian và tần suất khóc dạ đề. 

Trong số các lợi khuẩn được sử dụng để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, mẹ nên sử dụng lợi khuẩn Bifidobacterium. Đây là lợi khuẩn thủ lĩnh chiếm trên 90% lợi khuẩn tại đường ruột của trẻ. 

Trong số các chi của lợi khuẩn Bifidobacterium thì Bifidobacterium Bb-12 là chủng lợi khuẩn được nghiên cứu cho kết quả điều trị tốt và an toàn cho bé. Đặc biệt, chủng lợi khuẩn này có trong sản phẩm Imiale đã được chứng mình là cải thiện nhanh chóng tình trạng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh. Trong các nghiên cứu lâm sàng được thực hiện, Imiale cho các tác dụng xuất sắc gồm:  

  • Giảm quấy khóc 100% trên trẻ sơ sinh sử dụng. 
  • Giảm 90% tần suất quấy khóc do co thắt. 
  • Trẻ ngủ ngon, tăng đáng kế thời gian ngủ trung bình trong ngày. 
  • Tăng đề kháng , hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh do loạn khuẩn ở trẻ.

 

imiale-bằng-chứng-colic-5

Trẻ sơ sinh hay khóc đêm không phải là tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên việc khóc đêm kéo dài dẫn đến nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Ba nên nên chú ý quan sát trẻ trong khi đang quấy khóc để xác định được nguyên nhân gây nên tình trạng này. Để từ đó có các giải pháp thích hợp để giảm bớt sự khó chịu và giúp trẻ ngủ ngon lành trở lại.

Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ tới Hotline 1900 9482 của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

]]>
https://imiale.com/tre-so-sinh-hay-khoc-dem-15242/feed/ 0
Trẻ hay khóc đêm – Giải đáp tất tần tật thắc mắc của mẹ https://imiale.com/tre-hay-khoc-dem-15212/ https://imiale.com/tre-hay-khoc-dem-15212/#respond Fri, 03 Feb 2023 11:13:39 +0000 https://imiale.com/?p=15212 Trẻ hay khóc đêm đến từ nhiều nguyên nhân: có thể phụ thuộc vào quá trình phát triển sinh lý, bệnh lý hoặc tâm lý mà trẻ gặp phải dẫn đến việc khóc nhiều, khóc dai vào ban đêm. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này sẽ giúp cho các bậc cha mẹ tìm kiếm ra giải pháp giúp giảm tình trạng có con khóc nhiều về đêm. Để tìm hiểu rõ về vấn đề này, mời cha mẹ tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về vấn đề này!

Trẻ hay khóc đêm

1. Nguyên nhân trẻ hay khóc đêm

Trẻ nhỏ khóc đêm là hiện tượng bình thường khi chu kỳ sinh lý giấc ngủ của trẻ chưa được hoàn thiện. Trẻ bị ngắt giấc ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau, và khóc là một cách để trẻ gửi tín hiệu đến cha mẹ. Các nguyên nhân có thể xảy ra dẫn đến tình trạng khóc đêm ở trẻ:

  • Trẻ khóc đêm do bị đói

Dạ dày của trẻ rất nhỏ, do vậy lượng bé ăn, bú vào buổi tối trước khi ngủ không giúp bé no suốt cả đêm. Do vậy, bé sẽ khóc đêm khi thấy đói. Trẻ từ khi mới sinh cho đến 2 tháng tuổi, thường thức khóc 2 lần giữa đêm đòi bú. Trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi sẽ khóc 1 lần giữa đêm. Sau độ tuổi này, trẻ có thể ngủ liền một mạch vào buổi đêm mà có thể không còn thức giấc đêm. Khi trẻ đói có những biểu hiện như nhếch môi, đưa tay lên miệng,…

Nguyên nhân trẻ khóc đêm

  • Trẻ khóc do tiểu dầm nhiều, tã ướt

Tiểu dầm nhiều khiến tã ướt sũng, gây khó chịu khiến trẻ lăn qua lăn lại nhiều, quấy khóc,… là tín hiệu gửi đến cho cha mẹ. Cần thay tã kịp thời ngay cho trẻ. 

  • Do tiếng ồn nhiều

Tiếng ồn nhiều sẽ khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ sâu, dễ tỉnh giấc lại và quấy khóc. Tiếng động quá mạnh cũng khiến bé bị giật mình và đánh thức. Cần chú ý môi trường xung quanh yên tĩnh để trẻ được ngủ ngon.

  • Do nhiệt độ phòng

Nếu để nhiệt độ cao, trẻ dễ bị nóng, đổ mồ hôi trộm. Còn nếu ủ trẻ không đủ ấm, trẻ sẽ cảm thấy lạnh, khó ngủ. Cả hai trường hợp này đều dễ khiến trẻ dễ quấy khóc đêm, ngoài ra chúng đều dẫn đến việc trẻ dễ bị cảm lạnh.

  • Trẻ mọc răng

Giai đoạn trẻ mọc răng khiến trẻ bị đau lợi, khó ngủ, hay quấy khóc. Ngoài ra, do bị đau cũng khiến trẻ ăn ít đi, cũng khiến trẻ bị đói về đêm.

Ngoài những nguyên nhân sinh lý trên, việc trẻ khóc đêm còn đến từ nguyên nhân tâm lý: việc trẻ ngủ thiếu hơi mẹ, không có cảm giác tâm lý an toàn khi ngủ, hay việc lạ chỗ ngủ,… khiến trẻ ngủ không sâu giấc, khó ngủ, dễ quấy khóc.

Trong trường hợp trẻ khóc đêm nhiều, dai dẳng, bất thường, không rõ nguyên nhân có thể nghĩ đến tình trạng khóc dạ đề. Đây được coi là một báo hiệu về tình trạng bệnh lý ở trẻ.

>>> Xem thêm: Giải mã hiện tưởng trẻ hay khóc đêm – Có thể mẹ chưa biết! 

2. Khóc dạ đề – phân biệt với trẻ khóc đêm tâm linh

Trẻ khóc dạ đề thường có các biểu hiện: trẻ khóc dai dẳng, dữ dội nhiều vào chiều tối và ban đêm, và cụ thể là: 

  • Trẻ khóc kéo dài hơn 3 giờ mỗi ngày. 
  • Trẻ khóc 3 ngày hoặc nhiều hơn trong một tuần.
  • Trẻ khóc 3 tuần hoặc nhiều hơn trong một tháng.
  • Trẻ có biểu hiện gập người về phía bụng, toàn thân ửng đỏ, tay nắm chặt, hai chân co quắp cứng lại vào nhau.

So với tiếng khóc sinh lý thì trẻ khóc to, nhiều, dữ dội hơn. Với những biểu hiện này khiến cha mẹ, người thân của trẻ nghĩ theo lối quan niệm thời xa xưa: trẻ khóc đêm do tâm linh. Việc hiểu sai như vậy khá nguy hiểm vì đây có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý.

Khóc dạ đề - phân biệt với trẻ khóc đêm tâm linh

Nguyên nhân của tình trạng khóc dạ đề ở trẻ vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên có thể đưa ra một số tình trạng bệnh lý dẫn đến việc này:

  • Trẻ rối loạn tiêu hóa do tình trạng co thắt ruột

Do việc trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa trẻ chưa được hoàn thiện, do vậy tình trạng đường tiêu hóa không ổn định sẽ làm tăng nhu động ruột, khiến trẻ đau dữ dội và khóc thét. Việc trẻ có biểu hiện gập người về phía bụng cũng khiến lý do co thắt ruột được ủng hộ nhiều.

  • Tình trạng trào ngược dịch vị dạ dày

Trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, không tiêu, thức ăn trào ngược lên dạ dày, thực quản, khiến trẻ cảm thấy nóng rát, khó chịu.

  • Trẻ bị dị ứng sữa trong khẩu phần ăn của mẹ

Các loại thực phẩm trẻ ăn vào như trứng, sữa, các loại hạt,… đều ảnh hưởng đến sữa mẹ. Những loại thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ khi chưa được phát triển toàn diện, gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó chịu, trẻ quấy khóc.

Một số biểu hiện dị ứng sữa khác giúp mẹ dễ nhận biết như: nổi mẩn đỏ, ngứa, phát ban da, trẻ nôn, chớ ra sữa,…

  • Trẻ khó chịu vì khói thuốc lá

Thuốc lá làm kích ứng niêm mạc đường hô hấp của trẻ, gây hại, khiến trẻ khó chịu.

>>> Xem thêm: Khóc dạ đề – Khắc phục tình trạng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

3. Trẻ hay khóc đêm có phải bất thường không?

Trẻ hay khóc đêm có phải bất thường không?

Việc trẻ khóc đêm đến từ nguyên nhân sinh lý là điều bình thường. Tình trạng này của trẻ diễn ra từ lúc mới sinh và giảm dần cho đến khi trẻ 4 tháng tuổi. Từ khoảng thời gian mới sinh đến lúc trẻ được 8 tuần tuổi, đây là khoảng thời gian trẻ thích nghi với bên ngoài thay vì trong bụng mẹ. Sau đó, trẻ dần quen được với môi trường sống, cũng như cha mẹ nắm được quy luật ở trẻ làm hiện tượng khóc đêm giảm dần và biến mất.

Còn trẻ khóc dạ đề: trẻ khóc nhiều, dai dẳng,… Đây là tiếng khóc bệnh lý ở trẻ. Cha mẹ cần chú ý, đưa trẻ đi khám khi cần thiết. Nếu tình trạng này để lâu dài sẽ gây ra những vấn đề trên trẻ:

  • Trẻ mất ngủ cả đêm, gây tình trạng mệt mỏi, mất năng lượng.
  • Mệt mỏi làm trẻ lười ăn, lười bú, hay quấy khóc, thiếu chất dinh dưỡng.
  • Trẻ khóc nhiều, nuốt nhiều khí gây đầy hơi, chướng bụng.
  • Trẻ khóc nhiều, khó dỗ, để lâu ảnh hưởng đến tính nết ở trẻ: hung hăng, nghịch quấy.

>>> Có thể mẹ muốn biết: Trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày có nguy hiểm không?

4. Cách dỗ trẻ sơ sinh hay khóc đêm

Tìm ra nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm để khắc phục là cách nhanh nhất để dỗ trẻ. Mẹ có thể tham khảo cách dỗ trẻ sơ sinh hay khóc đêm theo từng nguyên nhân dưới đây:

  • Trẻ đói bụng: mẹ cho con bú kịp thời thì trẻ sẽ ngừng khóc.
  • Tiểu dầm nhiều, tã ướt: mẹ kiểm tra tã của trẻ, thay tã cho trẻ. Hoặc có thể sử dụng các loại bỉm cho trẻ sơ sinh.
  • Tiếng ồn nhiều, tiếng động lớn: chú ý để không gian yên tĩnh, điều chỉnh ánh sáng phù hợp cho trẻ. Có thể tạo tiếng ồn trắng: âm thanh vù vù theo nhịp điệu, hoặc có thể hát ru giúp bé dễ ngủ hơn.
  • Nhiệt độ quá nóng: mùa hè nhiệt độ cao, cho trẻ quấn tã mỏng nhẹ, thoáng mát. Tuy nhiên tránh để nhiệt độ điều hòa quá thấp, hoặc quạt quá mạnh khiến trẻ dễ bị bệnh. Mùa đông không nên quấn tã quá nhiều, chặt khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
  • Nhiệt độ quá lạnh: quấn tã vừa đủ, ủ ấm cho trẻ, tránh để lạnh tay, lạnh chân.
  • Trẻ thiếu hơi mẹ, lạ chỗ ngủ: ôm, địu trẻ, vỗ mông, bế trẻ đi lòng vòng, đu đưa nhẹ nhàng để bé dễ ngủ. Do trẻ bằng đồ chơi mà trẻ yêu thích, giúp bé quên đi các vấn đề trẻ đang gặp phải. Tuy nhiên tránh làm những hành động này quá nhiều vì sẽ dễ khiến trẻ quen việc, có thể khóc đòi bế mới ngủ. 
  • Trẻ không có cảm giác an toàn khi ngủ: ôm, vỗ về trẻ. Có thể massage cho trẻ để trẻ dễ ngủ. Quấn trẻ vừa vặn trong một chiếc chăn để trẻ có cảm giác an toàn.
  • Trẻ khóc dạ đề: cha mẹ chú ý đường tiêu hóa trẻ, bổ sung men vi sinh khi cần thiết, thiết lập lại hệ vi khuẩn đường ruột. Nếu trẻ bị đầy hơi, khó chịu, cần học cách vỗ đầy hơi cho trẻ. Nếu áp dụng các biện pháp trên mà trẻ vẫn khóc dai dẳng, kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần không dứt, cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ kịp thời.

Cách dỗ trẻ sơ sinh hay khóc đêm

Với trẻ khóc dạ đề, cần bổ sung thêm các sản phẩm men vi sinh tốt cho hệ tiêu hóa ở trẻ. Ở đây, chúng tôi có đưa ra bằng chứng khoa học về men vi sinh Imiale hỗ trợ cải thiện hội chứng COLIC (khóc dạ đề) ở trẻ sơ sinh.

>>> TẠI ĐÂY: Bằng chứng khoa học Imiale (Bifidobacterium Bb-12) hỗ trợ cải thiện HỘI CHỨNG COLIC ở trẻ sơ sinh

5. Trẻ khóc đêm thiếu chất gì?

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân chính xác khiến trẻ khóc đêm nhiều, cũng như chưa có Hướng dẫn Nhi khoa nào đưa ra việc nên bổ sung chất gì khi trẻ hay khóc đêm. Cha mẹ cũng không nên tự ý tăng cường các dưỡng chất cho trẻ. Trẻ chỉ được khuyên bổ sung trong trường hợp các xét nghiệm chỉ ra bé bị thiếu chất. Một số dưỡng chất quan trọng, cần thiết mà bé có thể bị thiếu như: Vitamin D3, sắt, vitamin A, kẽm,…

Trẻ thuộc các nhóm tuổi khác nhau sẽ bổ sung với những liều lượng riêng biệt:

Vitamin D3

Trong sữa mẹ không cung cấp đủ vitamin D3 cho trẻ, nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn thì trẻ sẽ bị thiếu hụt chất. Vậy nên cần bổ sung:

  • Mẹ bầu: nên cung cấp đủ 1000-1200 IU mỗi ngày để đảm bảo đủ cho cả mẹ và thai nhi.
  • Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi: cần 400 IU mỗi ngày thông qua sữa công thức,… cho sự phát triển của trẻ.
  • Trẻ trên 1 tuổi: cần 600-800 IU mỗi ngày theo đồ ăn, sữa, các sản phẩm bổ sung,..

Trẻ thiếu chất vitamin D3

Sắt

Có vai trò tạo máu, đóng góp vào sự phát triển của thần kinh, não bộ. Thiếu sắt có thể khiến trẻ quấy khóc nhiều. Do vậy, cần:

  • Trẻ nhỏ mới sinh trước 36 tuần tuổi hoặc nhẹ hơn 2,5kg bổ sung theo liều sinh lý trong sữa mẹ: 1mg/kg cân nặng của trẻ hoặc 10-12 mg sắt mỗi ngày. Sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng dễ hấp thu hơn so với sữa công thức.
  • Trẻ đủ tuần tuổi thì từ tháng thứ 4 bổ sung sắt qua chế độ ăn uống thường ngày: cho trẻ ăn dặm đa dạng, giàu sắt, uống sữa công thức hoặc bổ sung các dạng siro chứa sắt cho bé.
  • Trẻ 9 tháng tuổi: Khoảng 11 mg sắt/ngày
  • Trẻ 1 tuổi – 3 tuổi: Khoảng 7 mg sắt/ngày

Kẽm

Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 2 mg kẽm/ ngày. Sữa mẹ là nguồn bổ sung kẽm tốt nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trong trường hợp sữa mẹ không đủ, bổ sung thêm sữa công thức hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các sản phẩm ngoài cho trẻ.

  • Trẻ trên 7- 12 tháng tuổi: 3 mg kẽm/ ngày.
  • Trẻ 4- 8 tuổi: 5 mg kẽm/ ngày.
  • Trẻ trên 6 tháng tuổi: bổ sung thêm các thực phẩm giàu kẽm trong quá trình ăn uống như: tôm đồng, sữa, lươn, hàu, sò, gan lợn, thịt bò… Bổ sung thêm vitamin C để hấp thu kẽm tốt hơn.

>>> Mẹ có thể tham khảo thêm: Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? 

6. Giải đáp thắc mắc của mẹ về trẻ hay khóc đêm

Một số thắc mắc của mẹ hay gặp nhất về tình trạng trẻ hay khóc đêm:

6.1. Trẻ 1 tuổi hay khóc đêm có sao không?

Từ lúc mới sinh cho đến khi trẻ 1 tuổi đây là lúc trẻ thích nghi mới môi trường mới thay vì trong bụng mẹ, do vậy không có nhiều lo ngại nếu trẻ khóc đêm trong giai đoạn này.

Cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân trẻ khóc là gì và khắc phục tình trạng này của trẻ. Tuy nhiên cần chú ý đến tình trạng trẻ khóc dạ đề. Đưa con đi khám khi cần thiết.

Trẻ 1 tuổi hay khóc đêm có sao không?

6.2. Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm có sao không?

Có cả nguyên nhân sinh lý, bệnh lý dẫn đến việc khóc đêm ở trẻ 2 tuổi: trẻ dễ ngủ vào buổi sáng, khó ngủ vào ban đêm- chưa hình thành giờ giấc ngủ cho trẻ; trẻ đói, tè dầm, mọc răng hoặc thay đổi tâm lý vào từng giai đoạn tuổi đều có thể là những nguyên nhân khiến trẻ khóc nhiều.

Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp các vấn đề bệnh lý: thiếu chất dinh dưỡng, ốm, sốt, mắc các bệnh về đường hô hấp mà dẫn tới vấn đề trẻ khóc đêm nhiều.

6.3. Có nên sử dụng men vi sinh cho trẻ khóc nhiều vào ban đêm

Sau khi đã loại trừ được các nguyên nhân sinh lý và nhận thấy trẻ có tình trạng khóc dạ đề, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để đưa các chẩn đoán và tư vấn phù hợp.

Ngoài ra, cha mẹ có thể cân nhắc sử dụng men vi sinh để hỗ trợ các vấn đề về đường tiêu hóa – thiết lập lại hệ vi khuẩn đường ruột, tác động đến căn nguyên bệnh. Vì nguyên nhân lớn nhất có thể dẫn đến tình trạng khóc dạ đề là do tình trạng rối loạn tiêu hóa, co thắt ruột do mất cân bằng hệ vi sinh. Cha mẹ cần tìm hiểu rõ các loại men vi sinh trước khi sử dụng cho trẻ.

Có nên sử dụng men vi sinh cho trẻ khóc nhiều vào ban đêm

6.4. Chọn men vi sinh nào cho trẻ khóc đêm

Với nhiều loại men vi sinh trên thị trường, thì loại nào sẽ phù hợp cho trẻ hay khóc đêm? Ở đây chúng tôi liệt kê các tiêu chí mà mẹ cần chú ý khi lựa chọn men vi sinh cho con:

  • Chứa lợi khuẩn Bifidobacterium: hiện nay, trong đường ruột trẻ có đến hơn 90% lợi khuẩn thuộc nhóm Bifidobacterium. Do vậy loại men vi sinh phù hợp cho trẻ thì cần chứa chủng men vi sinh này và được phân lập cụ thể. 
  • Số lượng lợi khuẩn được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng: ngoài việc đúng chủng loại thì phải đủ số lượng vi khuẩn mới giúp chống lại vi khuẩn có hại và thiết lập lại cân bằng trong đường ruột.
  • Uy tín chất lượng
  • Được các mẹ phản hồi hiệu quả
  • Ngoài ra, cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ, xem xét kỹ hạn sử dụng trước khi sử dụng men vi sinh cho trẻ.

Trẻ nhỏ hay khóc đêm do nhiều nguyên nhân gây ra, do vậy cha mẹ cần theo dõi các biểu hiện của trẻ để đưa ra hướng xử lý kịp thời. Trong trường hợp không thể làm dịu cơn khóc của trẻ, cha mẹ có thể đưa trẻ đến các trung tâm y tế để trẻ được khám chữa kịp thời.

Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ tới Hotline 1900 9482 của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

]]>
https://imiale.com/tre-hay-khoc-dem-15212/feed/ 0
Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? Mẹ đã thực sự hiểu đúng? https://imiale.com/tre-hay-khoc-dem-thieu-chat-gi-15182/ https://imiale.com/tre-hay-khoc-dem-thieu-chat-gi-15182/#respond Thu, 02 Feb 2023 09:41:25 +0000 https://imiale.com/?p=15182 Trên các group, diễn đàn Mẹ và bé, một chủ đề được các mẹ quan tâm là “trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì?” Tuy nhiên, lại chưa có Hướng dẫn chính thức nào của Bộ Y tế về việc bổ sung chất cho trẻ quấy khóc đêm. Vậy, thực hư trẻ khóc đêm do thiếu chất ra sao? Cần bổ sung ra sao? Trong bài viết dưới đây, Imiale sẽ giải đáp cho mẹ.

 Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì

1. Thực hư trẻ khóc đêm do thiếu chất

Trẻ khóc đêm đôi khi chỉ là cách giao tiếp với bố mẹ để ra hiệu trẻ đang đói, cần được thay tã hay đang cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, trẻ khóc đêm cũng có thể do trẻ đang gặp một số bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, bệnh lý đường hô hấp (ho, nghẹt mũi, viêm họng…) 

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân chính xác khiến trẻ khóc đêm do thiếu chất gì, cũng như chưa có Hướng dẫn Nhi khoa nào đưa ra việc nên bổ sung chất gì khi trẻ hay khóc đêm. Vì vậy, cha mẹ cũng không nên tự ý tăng cường các dưỡng chất cho trẻ. Trẻ chỉ được khuyên bổ sung trong trường hợp các xét nghiệm chỉ ra bé bị thiếu chất. Một số chất dinh dưỡng cần thiết mà bé có thể bị thiếu như: Vitamin D3, sắt, vitamin A, kẽm,…

Thực hư trẻ khóc đêm do thiếu chất

>>> Tham khảo thêm: Nguyên nhân bé khóc đêm – Giải pháp nào cho mẹ?

2. Trẻ khóc đêm có phải do thiếu chất vitamin D3? 

Đối với trẻ nhỏ, vitamin D3 rất quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển cơ xương khớp, mà còn liên quan đến hệ miễn dịch, thần kinh của trẻ. Tuy nhiên, sữa mẹ không chứa vitamin D3 nên nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn thì khả năng thiếu hụt chất là khá lớn. Tuy nhiên, thiếu hụt vitamin D3 liên quan đến tình trạng bé bị còi xương, chậm lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, động kinh. Do vậy trẻ thiếu hụt vitamin D3 có thể giật mình thức giấc vào ban đêm, ra mồ hôi trộm, trẻ quấy khóc.

Cách bổ sung vitamin D3 cho trẻ quấy khóc đêm thiếu chất 

Khuyến cáo bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh, bao gồm cả trẻ sơ sinh không quấy khóc đêm để đảm bảo nhu cầu vitamin D3 của trẻ. Theo chuyên gia Nhi khoa, để đáp ứng nhu cầu  cho trẻ, mẹ cần bổ sung vitamin D3 theo chế độ: 

  • Mẹ bầu: 1000-1200 IU/ngày để đảm bảo đủ chất cho cả mẹ và thai nhi.
  • Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi: 400 IU /ngày 
  • Trẻ trên 1 tuổi: cần 600-800 IU/ngày 

Trẻ khóc đêm do thiếu chất vitamin D3

Mẹ có thể bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh bằng cách:

  • Cho trẻ phơi nắng
  • Uống sữa công thức chứa vitamin D3
  • Bổ sung thực phẩm chức năng chứa vitamin D3.
  • Với trẻ ăn dặm, mẹ bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D3 qua chế độ ăn như cá, dầu cá, ngũ cốc, sữa, sò, đậu, nấm,..

>>> Tham khảo: Top 9 sản phẩm vitamin D3 K2 cho trẻ sơ sinh 

3. Trẻ quấy khóc do thiếu sắt 

Sắt là nhóm vi chất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Sắt không chỉ đóng vai trò trong việc vận chuyển oxy trong máu, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, tham gia tạo collagen liên kết các mô mà nó còn tham gia vào sự phát triển của não bộ. Thiếu máu do thiếu sắt rất dễ gặp, khiến cho trẻ bị xanh xao, mệt mỏi, chán ăn, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, khó ngủ, ngủ ít, gây hiện tượng trẻ quấy khóc nhiều.

Cách bổ sung Sắt cho trẻ khóc đêm thiếu chất 

Trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ không cung cấp đủ acid folic và sắt sẽ dễ gây hiện tượng sinh non, khiến trẻ thiếu máu dinh dưỡng. Còn với trẻ sơ sinh với nguồn cung cấp sắt duy nhất là sữa mẹ. Nếu trẻ bú mẹ không đủ, hoặc mẹ không cung cấp đủ sắt cho bé thì sẽ gây ra hiện tượng thiếu sắt, khiến bé quấy khóc nhiều về đêm. Do vậy việc bổ sung sắt cho cả mẹ và bé là vô cùng cần thiết.

  • Trẻ nhỏ mới sinh trước 36 tuần tuổi hoặc nhẹ hơn 2,5kg bổ sung theo liều sinh lý trong sữa mẹ: 1mg/kg cân nặng của trẻ hoặc 10-12 mg sắt mỗi ngày. Sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng dễ hấp thu hơn so với sữa công thức.
  • Trẻ đủ tuần tuổi thì từ tháng thứ 4 bổ sung sắt qua chế độ ăn uống thường ngày: cho trẻ ăn dặm đa dạng, giàu sắt, uống sữa công thức hoặc bổ sung các dạng siro chứa sắt cho bé.

Trẻ quấy khóc do thiếu sắt 

Lưu ý: Mẹ chỉ nên bổ sung sắt liều cao cho trẻ khi có các xét nghiệm hay chỉ định của bác sĩ. Trẻ uống sữa công thức có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt thấp hơn, tuy nhiên vẫn không phải là không có nguy cơ. Do đó, bên cạnh cho trẻ uống sữa mẹ vẫn nên cho trẻ ăn chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng. 

>>> Xem thêm: Mẹo chữa trẻ khóc đêm mẹ nên biết 

4. Hiểu lầm trẻ quấy khóc đêm do thiếu Canxi

Hiện tượng trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, giật mình vào ban đêm, ra mồ hôi trộm hay quấy khóc có thể đến từ nguyên nhân trẻ bị thiếu canxi. Tuy nhiên có nên bổ sung trực tiếp canxi cho trẻ trong trường hợp này hay không? Thì câu trả lời là: “Không nên tự ý bổ sung canxi trong trường hợp trẻ quấy khóc về đêm.”

Bởi bổ sung thêm canxi dễ dẫn đến tình trạng thừa canxi gây đau nhức xương, buồn nôn, táo bón. Cùng với đó, nếu dư thừa trong một thời gian dài rất dễ gây độc trên thận: vôi hóa, sỏi thận,… do thận của trẻ em đến 3 tuổi mới thực hiện chức năng lọc tương đương với người lớn. Từ đó, thận suy yếu cũng làm ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất khác, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. 

Hiểu lầm trẻ quấy khóc đêm do thiếu Canxi

Hướng dẫn bổ sung Canxi cho trẻ

Trẻ quấy khóc đêm thiếu chất Canxi chỉ nên bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ, thường là trong các trường hợp như trong các trường hợp: trẻ sinh non, bệnh nội tiết, thiếu canxi. Mẹ có thể bổ sung Canxi cho bé bằng cách:  

  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, cá, ốc, vừng, đậu nành, mộc nhĩ, rau ngót, các loại sữa và chế phẩm từ sữa,… 
  • Bổ sung chế phẩm chứa Canxi kết hơp vitamin D3. Trẻ nhỏ tốt nhất nên bổ sung vitamin D3 để tối ưu hóa việc hấp thu canxi vào xương. (Cần chỉ định của bác sĩ trước khi bổ sung Canxi cho trẻ) 
  • Với mẹ nuôi con bằng sữa thì hạn chế đồ uống kích thích như cà phê, cồn,… hay ăn giảm muối để tăng khả năng hấp thu canxi.

>>> Xem thêm: Thực hư trẻ quấy khóc đêm tâm linh

5. Trẻ quấy khóc đêm do thiếu hụt lợi khuẩn 

Trong một số trường hợp, trẻ quấy khóc đêm dữ dội là do trẻ khóc dạ đề – hay còn gọi là Hội chứng Colic. Trẻ khóc dạ đề thường khóc không rõ nguyên nhân, trẻ khóc dữ dội kéo dài với tư thế gập người về phía bụng, tay chân co quắp.

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân trẻ khóc dạ đề. Nhưng các nhà khoa học công nhận giả thuyết trẻ khóc dạ đề do thiếu hụt lợi khuẩn. Bởi lẽ, hệ vi sinh đường ruột của trẻ bao gồm lợi khuẩn và hại khuẩn với tỉ lệ vàng 85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu có đến 90% trẻ khóc dạ đề có sự thiếu hụt lợi khuẩn, đặc biệt là lợi khuẩn Bifidobacterium. Bifidobacterium là chủng lợi khuẩn đường ruột thiết yếu nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động tiêu hóa diễn ra trơn tru. Vì vậy, bổ sung lợi khuẩn cho trẻ quấy khóc đêm được các nhà khoa học khuyến cáo.

Tuy nhiên, không phải bổ sung chủng lợi khuẩn nào cũng mang lại hiệu quả cao. Mẹ cần bổ sung đúng chủng lợi khuẩn thiết yếu, và được chứng minh hiệu quả qua các nghiên cứu lâm sàng. Tham khảo TPBVSK Imiale – bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 – lợi khuẩn thiết yếu đường ruột trẻ. Imiale được chứng minh giúp giảm số lần quấy khóc và giảm thời gian khóc lên đến 1h30 phút ở trẻ nhỏ.

nghien-cuu-imiale-giam-hoi-chung-colic-khoc-da-de2

>> Tham khảo: Bằng chứng Imiale cải thiện khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh 

Imiale – lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB12 cho trẻ quấy khóc đêm

TPBVSK IMIALE với thành phần 1 tỷ chủng lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB-12 trong mỗi liều giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Với công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, Imiale giúp lợi khuẩn BB-12 an toàn đi tới được đại tràng để phát huy tác dụng, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn có hại.

Đã có rất nhiều các mẹ thấy được hiệu quả khi sử dụng Imiale trong việc cải thiện tình trạng quấy khóc về đêm của trẻ.

feedback trẻ quấy khóc 1

feedback trẻ quấy khóc 2

feedback trẻ quấy khóc 3

6. Giải pháp khắc phục trẻ khóc đêm thiếu chất 

Trẻ khóc đêm do nguyên nhân sinh lý như: đói, tã ướt, trẻ quá nóng hoặc quá lạnh,… đều là những dấu hiệu không quá nghiêm trọng. Khi đó các bậc cha mẹ cần chú ý những điều sau để khắc phục tình trạng trẻ quấy khóc về đêm:

Giải pháp khắc phục trẻ khóc đêm

Trong nhiều trường hợp, trẻ khóc to nhiều, dữ dội có thể nghĩ đến hội chứng Colic – trẻ quấy khóc do tình trạng đầy hơi bụng. Hội chứng Colic là tình trạng không kiểm soát được việc quấy khóc, việc trẻ khóc có thể bất ngờ hoặc xuất hiện vào buổi tối. Tình trạng này kéo dài trong 3 tháng đầu của trẻ. Nguyên nhân gây nên hội chứng này vẫn chưa rõ ràng, nhiều giả thuyết đưa ra là do hệ tiêu hóa của bé chưa trưởng thành, dễ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hoặc tình trạng dị ứng sữa. Do vậy, khi cha mẹ thấy con xuất hiện tình trạng này, có thể thực hiện một trong các cách sau để làm giảm việc quấy khóc ở trẻ:

  • Bế ẵm, đu đưa trẻ quấn khăn ủ và đi lại giúp trẻ dễ chịu.
  • Giúp trẻ ợ hơi bằng cách cho trẻ nằm úp lên người mình.
  • Massage trẻ, vỗ ợ hơi làm giảm triệu chứng.

Cùng với các biện pháp trên, cha mẹ có thể sử dụng các loại thuốc trợ như: probiotic cải thiện, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột hay simethicon giúp làm giảm tình trạng đầy hơi. Đa phần trẻ sau 3 tháng tuổi, tình trạng này sẽ giảm dần và mất đi. Trừ trường hợp trẻ sinh non có thể kéo dài hơn.

Thực tế hiện nay chưa có các bằng chứng rõ ràng về việc trẻ khóc đêm do thiếu chất gì. Do vậy đối với tình trạng này của trẻ, các bậc cha mẹ cần theo dõi, kiểm tra tình trạng của trẻ để xác định được nguyên nhân và xử lý kịp thời. Đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho cả mẹ và bé để trẻ phát triển toàn diện.

>> Tham khảo thêm: Bé quấy khóc đêm – Bí quyết vượt qua nỗi ám ảnh giúp bé ngủ ngon và sâu giấc

Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ tới Hotline 1900 9482 của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất

]]>
https://imiale.com/tre-hay-khoc-dem-thieu-chat-gi-15182/feed/ 0
Khóc dạ đề bao lâu thì hết? Các mẹo xử trí nhanh khi trẻ khóc dạ đề https://imiale.com/khoc-da-de-bao-lau-thi-het-15132/ https://imiale.com/khoc-da-de-bao-lau-thi-het-15132/#respond Thu, 02 Feb 2023 02:42:54 +0000 https://imiale.com/?p=15132 Khóc dạ đề ở trẻ là một trong những bệnh phổ biến xảy ra trên 10-30% trẻ sơ sinh trên thế giới. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ khỏe mạnh có đặc điểm là quấy khóc kèm đỏ mặt và đầy hơi. Tình trạng này kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm làm cho ba mẹ vô cùng lo lắng và đặt ra câu hỏi “Khóc dạ đề bao lâu thì hết?”. Bài viết dưới đây giúp ba mẹ biết thêm về thời gian kết thúc của bệnh. Bên cạnh đó là một vài mẹo nhỏ giúp ích cho em bé của bạn. 

Khóc dạ đề bao lâu thì hết? Các mẹo xử trí nhanh khi trẻ khóc dạ đề

1. Khóc dạ đề là gì? Dấu hiệu nhận biết khi trẻ mắc khóc dạ đề 

Khóc dạ đề (hội chứng Colic) là tình trạng quấy khóc thường xuyên, kéo dài và dữ dội ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Hội chứng Colic được định nghĩa theo quy luật số 3 gồm: trẻ khóc kéo dài hơn 3 tiếng một ngày, 3 ngày một tuần, kéo dài hơn 3 tuần trở lên. Trẻ khi khóc dạ đề thường có biểu hiện: khuôn mặt đỏ bừng, co chân về phía bụng, nắm chặt tay khi khóc, khóc dữ dội như la hét kèm biểu hiện đau đớn vào cùng một thời điểm trong ngày.  

triệu chứng khóc colic

Các biểu hiện của khóc dạ đề không điển hình. Vì vậy, ba mẹ thường khó phát hiện và có thể nhầm với khóc sinh lý. Cần phân biệt khóc dạ đề với các trường hợp khóc do sinh lý như sau: 

  • Khóc do đói: Khi đói bé sẽ tỉnh giấc vào ban đêm và khóc để báo hiệu cho mẹ.  
  • Khóc do ướt bỉm: Khi bỉm ướt làm cho bé cảm thấy khó chịu và quấy quấy khóc.  
  • Khóc do mọc răng: Trẻ quấy khóc do sốt và khó chịu khi mọc răng.
  • Do phong quá nóng và quá lạnh.
  • Do bé hoạt động quá nhiều và mệt mỏi. 

2. Khóc dạ đề bao lâu thì hết?

Khóc dạ đề thường gặp ở trẻ em dưới 6 tuần tuổi. Đỉnh điểm của hội chứng thường ở 6 tuần tuổi và giảm đáng kể sau 3-4 tháng tuổi. Đến tháng thứ 4 có khoảng 80-90% trẻ chấm dứt tình trạng khóc dạ đề. Khóc dạ đề có thể kết thúc một cách đột ngột hoặc biến mất dần dần tùy thuộc vào mỗi bé. 

Ngoài ra, mẹ có thể rút ngắn thời gian khóc dạ đề của trẻ bằng những sản phẩm hỗ trợ. Imiale – Men vi sinh chứa lợi khuẩn SỐNG Bifidobacterium BB-12, giúp làm giảm thời gian khóc sau 2 tuần và giảm tần suất khóc ở trẻ sơ sinh. Đồng thời, Imiale giúp giảm thời gian khóc 1 giờ 20 phút, giảm 5 lần khóc mỗi ngày và tăng thời gian ngủ trung bình của bé thêm 1 giờ. Không những vậy, cha mẹ có trẻ sơ sinh mắc hội chứng Colic được bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 có sự cải thiện đáng kể về tinh thần.

imiale-bằng-chứng-colic-4

>>> Mẹ tham khảo thêm: Bằng chứng khoa học Imiale (Bifidobacterium Bb-12) hỗ trợ cải thiện HỘI CHỨNG COLIC ở trẻ sơ sinh

3. Các mẹo giúp giảm tình trạng khóc dạ đề ở trẻ

Mặc dù khóc dạ đề có thể tự hết theo thời gian tuy nhiên hội chứng lại diễn ra trong một thời gian dài. Điều đó làm cho ba mẹ cảm thấy lo lắng khi trẻ chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Ba mẹ có thể cân nhắc sử dụng các mẹo cho tác dụng nhanh giúp làm giảm thời gian quấy khóc ở trẻ như:

3.1. Mẹo mát xa nhẹ nhàng 

Mát xa là một trong số các mẹo để điều trị khóc dạ đề ở trẻ mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh lợi ích của nó. Bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng để tạo sự thoải mái cho trẻ. Tuy nhiên, đôi khi việc xoa bóp làm kích thích quá mức ở trẻ. Vì vậy trong quá trình thực hiện cần theo dõi phản ứng của trẻ.

Hướng dẫn massage cho bé:

  • Đầu tiên đặt bé nằm ngửa. Lưu ý rằng bạn cần làm nóng tay trước khi thực hiện massage.
  • Sau đó đặt nhẹ nhàng tay của bạn lên trên bụng của bé.
  • Tiếp đó bạn cần xoa bóp bụng cho bé dọc theo đường tiêu hóa của bé bắt đầu từ hông bên phải của bé và di chuyển từ từ lên phía trên. 

Các mẹo giúp giảm tình trạng khóc dạ đề ở trẻ

3.2. Mẹo sử dụng tiếng ồn trắng

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, trẻ em thích môi trường ồn ào hơn là yên tĩnh. Em bé thích những âm thanh nhắc nhở chúng về nhịp tim và tiếng chảy của dòng máu mà chúng nghe khi trong bụng mẹ. Các để tái tạo âm thanh đó là sử dụng tiếng ồn trắng như máy sấy tóc, máy hút bụi, quạt thông gió… Các tiếng ồn trắng giúp làm dịu cơn khóc và thức đẩy giấc ngủ ở trẻ.

Mẹ cần chú ý nên để bé ở vị trí vừa đủ với nơi phát ra tiếng ồn trắng để bé có thể nghe tiếng nhẹ nhàng. Không nên để bé quá gần nơi phát ra tiếng ồn vì có thể làm ảnh hưởng đến thính giác của trẻ. 

3.3. Mẹo cho trẻ chuyển động nhẹ nhàng 

Hoạt động đung đưa trẻ trên nôi, bập bênh giúp làm giảm khóc, đẩy nhanh giấc ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ. Ngoài ra, trẻ có thể giảm khóc dạ đề nhanh hơn khi bạn vừa đung đưa vừa đi dạo. Điều bạn cần làm là đỡ đầu và cổ trẻ sau đó đung đưa qua lại một cách nhẹ nhàng.

3.4. Mẹo quấn khăn cho trẻ 

Quấn khăn giúp trẻ nhớ lại thời gian ấm áp và sự an toàn khi còn trong bụng mẹ do đó làm tăng giấc ngủ của trẻ. Một chiếc chăn hoặc vải hình vuông được sử dụng để quấn trẻ trước khi khóc dạ đề. Ngoài tác dụng làm tăng giấc ngủ thì mà nó còn giúp trẻ ngủ ngon hơn. Đó là vì quấn tã giúp trẻ giảm phản xạ giật mình khi chân tay khua khoắng.

Các bước quấn khăn cho trẻ bao gồm: 

  • Bước 1: Mẹ cần trải phẳng khăn sao cho mặt trong của khăn hướng lên trên. Gấp phần góc trên của khăn xuống một đoạn đoạn.
  • Bước 2: Tiếp theo, đặt trẻ nằm ngửa vào trong khăn, hai tay duỗi thẳng đặt sát hai bên sườn.
  • Bước 3: Mẹ sẽ kéo góc chăn phía bên trái phủ qua vai và bụng trẻ.
  • Bước 4: Nâng tay trái của bé lên, vòng khăn qua tay và gài mép khăn ở dưới lưng bé.
  • Bước 5: Tiếp theo, kéo phần dưới của chăn lên trên người bé. 
  • Bước 6: Cuối cùng kéo mép chăn bên phải phủ qua vai và bụng bé. Các bước tiếp theo làm tương tự như khi làm với mép bên trái.

Các mẹo giúp giảm tình trạng khóc dạ đề ở trẻ

Chú ý rằng không nên quấn chăn quá chặt vì bé sẽ không thể cử động tay được. Tuy nhiên cũng không nên quấn quá lỏng vi vì khăn có thể bị bung ra.

3.5. Thay đổi tư thế ngủ của trẻ 

Thông thường tư thế nằm ngủ chuẩn của trẻ là tư thế nằm ngửa. Tuy nhiên, khi bé đang trong tình trạng khóc dạ đề mẹ có thể thay đổi tư thế ngủ cho bé để giúp bé thoải mái hơn ví dụ: 

  • Một số trẻ cảm thấy thoải mái khi được ôm trong vòng tay của mẹ.
  • Tư thế nằm sấp: giúp trẻ ngủ ngon hơn và kéo dài thời gian ngủ. Cần lưu ý rằng tư thế này chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn vì nếu kéo dài gây nên tình trạng đột tử khi ngủ ở trẻ. 
  • Tư thế nằm nghiêng: Cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng trong khoảng thời gian ngắn sẽ mang lại một số lợi ích cho sức khoẻ của bé như: Hạn chế sặc, trớ sau ăn; Giảm ngáy, khò khè; Giảm áp lực lên các cơ quan như tim, hệ tiêu hoá,… giúp chúng hoạt động dễ dàng

>>> Tham khảo thêm: Có nên để trẻ sơ sinh nằm nghiêng? Tư thế nằm chuẩn

3.6. Giúp trẻ bình tĩnh 

Cho trẻ bú là cách giúp làm dịu tốt đối với trẻ sơ sinh. Bạn có thể cân nhắc sử dụng núm vú giả hoặc mút ngón tay. Cách này giúp làm giảm nhịp tim, giảm huyết áp và mức độ căng thẳng của trẻ. Từ đó giúp trẻ dễ ngủ và ngủ sâu hơn. 

Tuy nhiên không nên áp dụng mẹo này thường xuyên vì có thể tạo thói quen không tốt cho bé. Thói quen này kéo dài làm ảnh hưởng đến đến sự phát triển bình thường của miệng như là thay đổi sự sắp xếp của răng, thay đổi vòm miệng… Đặc biệt nếu cho bé mút ngón tay khi chưa được vệ sinh sạch sẽ có thể làm bé mắc thêm một số bệnh về đường tiêu hóa do vi khuẩn, ký sinh trùng… trên tay bé. 

Các mẹo giúp giảm tình trạng khóc dạ đề ở trẻ

4. Điều trị khoa học khóc dạ đề ở trẻ nhỏ

Mặc dù các mẹo trên cho tác dụng làm dịu nhanh chóng tình trạng khóc dạ đề ở trẻ. Tuy nhiên chúng chỉ cho tác dụng tạm thời mà không dứt điểm hội chứng Colic. Để điều trị tận gốc ba mẹ cần phải áp dụng các phương pháp điều trị chuẩn khoa học tác động trực tiếp lên nguyên nhân gây bệnh.

Hiện nay các nguyên cứu vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân gây khóc dạ đề ở trẻ. Một số giả thuyết về nguyên nhân được đưa ra bao gồm:

  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Hệ vi sinh đường ruột của trẻ bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Giả thuyết cho rằng, khi hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, trẻ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng khó chịu vùng bụng như đau bụng quặn thắt, chướng bụng đầy hơi dẫn đến quấy khóc dữ dội.
  • Trẻ bị dị ứng và không dung nạp thức ăn: Một số trẻ sơ sinh không dung nạp được thức ăn do thiếu hụt các enzym tiêu hóa như: lactase, enzyme thủy phân đạm…Từ đó, trẻ sẽ nhận định các thực phẩm này là chất lạ. Khi sử dụng tiếp các thực phẩm này cho bé sẽ gây ra dị ứng với các biểu hiện là nổi mẩn, nôn trớ, quấy khóc,…

Trong đó giả thuyết được các nhà khoa học ủng hộ là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa ở trẻ. Theo nghiên cứu có khoảng 90% trẻ khóc dạ đề có tình trạng thiếu hụt lợi khuẩn đường ruột. Do đó, bổ sung lợi khuẩn giúp thiết lập cân bằng hệ vi sinh, tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh nhằm cải thiện tình trạng khóc dạ đề. Trong đó Bifidobacterium BB-12 là chủng lợi khuẩn có bằng chứng lâm sàng và được khuyên dùng cho trẻ khóc đề. 

>>> Xem thêm: Giải mã trẻ sơ sinh hay khóc đêm – Mẹ đã thực sự hiểu đúng? 

Tình trạng khóc dạ đề ở trẻ có thể kéo dài tới 3 – 4 tháng và sẽ tự biến mất sau một thời gian. Vì vậy ba mẹ không cần quá lo lắng. Ba mẹ có thể sử dụng các mẹo đơn giản để xoa dịu, giảm tình trạng quấy khóc. Bên cạnh đó, bổ sung lợi khuẩn cũng là điều cần thiết để điều trị tận gốc nguyên của bệnh.

Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ tới Hotline 1900 9482 của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

]]>
https://imiale.com/khoc-da-de-bao-lau-thi-het-15132/feed/ 0