Em bé khóc là nỗi trăn trở của nhiều ông bố bà mẹ. Việc này có thể đến từ những nguyên nhân khách quan, như trẻ bị đau hay khó chịu. Hoặc đôi khi trẻ khóc chẳng vì lý do gì cả. Khi đó có thể trẻ đang gặp phải hội chứng Colic, hay còn gọi bằng từ dân gian quen thuộc hơn là khóc dạ đề. Tìm hiểu về hội chứng Colic – khóc dạ đề ở trẻ qua bài viết sau đây.
Mục lục
I – Tổng quan về khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh
Khóc dạ đề – hay Hội chứng Colic là tình trạng trẻ khóc thét thường xuyên, liên tục nhiều ngày và dữ dội ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Ước tính cứ 10 trẻ lại có 1 trẻ gặp hội chứng này. Các bậc cha mẹ cảm thấy bất lực vì trẻ khóc thét vô cớ và không có cách nào dỗ được. Hơn nữa, bé lại thường quấy khóc nhiều vào ban đêm – thời điểm mà cha mẹ đã rất mệt mỏi và thường nghĩ đến khóc dạ đề tâm linh.
Em bé khóc (trẻ khóc dạ đề) thường xảy ra dữ dội nhất vào tuần thứ 6 và giảm dần khi trẻ 3-4 tháng tuổi. Mặc dù tình trạng này sẽ cải thiện dần theo thời gian. Nhưng trên thực tế, nó làm cho việc chăm sóc trẻ giai đoạn này trở nên áp lực và căng thẳng khủng khiếp đối với các ông bố bà mẹ.
Hoàn toàn có thể giảm được mức độ nghiêm trọng và thời gian của cơn khóc nếu sử dụng đúng giải pháp. Điều này giúp cha mẹ giảm bớt căng thẳng và việc chăm sóc con cái trở nên nhẹ nhàng hơn.
II – Các triệu chứng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh
Nhiều người cho rằng, trẻ sơ sinh quấy khóc là điều bình thường. Và rất khó để phân biệt rõ ràng giữa khóc thông thường và khóc dạ đề – bé khóc thét (hội chứng Colic). Hội chứng Colic – khóc dạ đề được định nghĩa là tình trạng trẻ sơ sinh khóc từ ba giờ trở lên một ngày, ba ngày hoặc nhiều hơn một tuần, trong ba tuần trở lên.
Các triệu chứng của bé gặp hội chứng Colic (trẻ khóc dạ đề) có thể là:
- Bé khóc thét dữ dội có thể giống như la hét hoặc có biểu hiện đau đớn
- Khóc không có lý do rõ ràng, không giống như khóc để thể hiện cơn đói hoặc nhu cầu thay tã
- Bé khóc thét theo từng cơn
- Thời gian có thể đoán trước, thường xảy ra vào buổi tối
- Đổi màu da mặt, chẳng hạn như đỏ mặt hoặc tái nhợt vùng da quanh miệng
- Chân tay co lại, người gồng lên, bàn tay nắm chặt, lưng cong hoặc bụng căng
Các triệu chứng này có thể giảm bớt khi trẻ xì hơi hoặc đại tiện được.
III – Nguyên nhân hội chứng khóc dạ đề
Nguyên nhân của em bé khóc – trẻ sơ sinh khóc dạ đề là không rõ ràng. Nó có thể là kết quả của nhiều yếu tố kết hợp lại. Mặc dù đã có một số giả thiết được đặt ra, các nhà nghiên cứu vẫn rất khó để giải thích tất cả các đặc điểm của hội chứng Colic. Chẳng hạn như tại sao nó thường bắt đầu muộn trong một tháng đầu đời của trẻ? Nó khác nhau như thế nào ở những trẻ khác nhau? Tại sao nó xảy ra vào những thời điểm nhất định trong ngày và tại sao nó có thể tự hết theo thời gian?
Các nguyên nhân có thể gây ra hội chứng Colic đã được nghiên cứu bao gồm:
- Hệ thống tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ
- Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm
- Cho ăn quá mức, bú ít hoặc ợ hơi không thường xuyên
- Biểu hiện của chứng đau nửa đầu ở trẻ sơ sinh
- Hội chứng co thắt ruột ở trẻ
Yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ gây hội chứng Colic (bé khóc dạ đề) chưa được hiểu rõ. Nghiên cứu đã không chỉ ra sự khác biệt đáng kể khi các yếu tố sau được xem xét:
- Giới tính trẻ em
- Mang thai thiếu tháng và đủ tháng
- Trẻ bú sữa công thức và bú mẹ
Trẻ sơ sinh được sinh ra từ những bà mẹ hút thuốc trong khi mang thai hoặc sau khi sinh có nguy cơ cao gặp hội chứng Colic hơn so với trẻ khác.
>>> Xem thêm: Giải mã trẻ sơ sinh hay khóc đêm – Mẹ đã thực sự hiểu đúng?
IV – Trẻ khóc dạ đề có nguy hiểm gì không?
Colic không gây ra hậu quả gì quá nghiêm trọng cho trẻ. Tuy nhiên lại gây căng thẳng cho các bậc phụ huynh. Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa khóc dạ đề – bé khóc thét và các vấn đề sau đây với sức khỏe của cha mẹ:
- Tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh ở các mẹ
- Ngừng cho con bú sớm
- Cảm giác tội lỗi, kiệt sức, bất lực hoặc tức giận
V – Chẩn đoán trẻ sơ sinh khóc dạ đề – hội chứng colic
Khi nào cần đi gặp bác sĩ
Trẻ khóc thét, không thể kiềm chế có thể là biểu hiện của Hội chứng Colic. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh hoặc tình trạng nào đó gây đau đớn hoặc khó chịu cho bé. Nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng nếu quấy khóc quá nhiều hoặc có thêm các triệu chứng bất thường khác như sốt, bỏ bú, phân quá lỏng hoặc rắn, phát ban, nổi mẩn…
Bác sĩ sẽ khám sức khỏe tổng thể để xác định bất kỳ nguyên nhân nào có thể khiến trẻ khóc thét nhiều như vậy. Các kiểm tra có thể có:
- Đo chiều cao, cân nặng và vòng đầu của bé
- Nghe tim, phổi và siêu âm bụng
- Kiểm tra các chi, ngón tay, ngón chân, mắt, tai và bộ phận sinh dục
- Đánh giá phản ứng khi chạm vào hoặc chuyển động
- Tìm kiếm các dấu hiệu phát ban, viêm nhiễm hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc dị ứng khác
Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm (xét nghiệm máu, xét nghiệm phân….), chụp X-quang và các xét nghiệm chẩn đoán khác thường không cần thiết. Nhưng trong trường hợp không xác định được rõ ràng nguyên nhân, chúng có thể được thực hiện để xác định hoặc loại trừ những tình trạng bệnh nghiêm trọng khác.
Khóc dạ đề bao lâu thì hết?
Thông thường, Sau 2-3 tháng trẻ sẽ giảm hẳn tình trạng quấy khóc, khó chịu.
VI – Mẹo chữa trẻ sơ sinh khóc dạ đề tại nhà
1. Cách làm dịu cơn khóc của trẻ gặp hội chứng Colic
Nếu như các ông bố bà mẹ cảm thấy bối rối và chưa tìm ra được giải pháp cho tình trạng bé khóc dạ đề hãy thử một số biện pháp sau đây. Chúng có thể hiệu quả trên một số trẻ khi được thử nghiệm. Các biện pháp làm dịu trẻ bao gồm:
- Sử dụng núm vú giả
- Đưa bé đi xe hơi hoặc đi dạo trong xe đẩy
- Đi bộ xung quanh hoặc đung đưa em bé của bạn
- Quấn em bé trong chăn
- Tắm nước ấm cho bé
- Xoa bụng trẻ sơ sinh hoặc đặt trẻ nằm sấp để xoa lưng
- Phát âm thanh của nhịp tim hoặc âm thanh yên tĩnh, nhẹ nhàng
- Cung cấp tiếng ồn trắng bằng cách chạy máy tiếng ồn trắng, máy hút bụi hoặc máy sấy quần áo trong phòng gần đó
- Giảm độ sáng của đèn và hạn chế các kích thích thị giác khác
>>> Xem thêm: Xử trí trẻ quấy khóc đêm không chịu ngủ
2. Cách cho trẻ bú
Những thay đổi trong cách cho ăn cũng có thể giúp giảm bớt phần nào. Cho trẻ bú bình ở tư thế thẳng đứng, thường xuyên vỗ ợ hơi trong và sau khi bú. Sử dụng bình sữa cong sẽ giúp cho bé bú thẳng đứng và bình sữa dạng túi có thể gập lại có thể làm giảm lượng không khí nạp vào.
3. Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ hoặc đổi sữa công thức cho trẻ
Nếu các biện pháp xoa dịu hoặc cho ăn không làm giảm quấy khóc hoặc cáu kỉnh, bác sĩ có thể đề nghị một thử nghiệm ngắn hạn về thay đổi chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu em bé của bạn bị dị ứng thực phẩm, có thể sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng khác, chẳng hạn như phát ban, thở khò khè, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Thay đổi chế độ ăn uống có thể bao gồm:
- Thay đổi công thức. Nếu bạn cho trẻ ăn sữa công thức, bác sĩ có thể đề nghị một tuần dùng thử sữa thủy phân toàn phần (Similac Alimentum, Nutramigen, Pregestimil, những loại khác) có protein được chia nhỏ thành các kích thước nhỏ hơn.
- Chế độ ăn uống của bà mẹ. Nếu bạn đang cho con bú, bạn có thể thử một chế độ ăn kiêng không có chất gây dị ứng thực phẩm thông thường, chẳng hạn như sữa, trứng, các loại hạt và lúa mì. Bạn cũng có thể thử loại bỏ các loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng, chẳng hạn như bắp cải, hành tây hoặc đồ uống có chứa cafein.
4. Giảm bớt căng thẳng cho mẹ khi bé có tình trạng khóc dạ đề
Chăm sóc trẻ giật mình khóc thét – khóc dạ đề rất mệt mỏi và căng thẳng, ngay cả đối với những bậc cha mẹ có kinh nghiệm. Các phương pháp sau có thể giúp bạn chăm sóc bản thân để giảm bớt áp lực:
- Nghỉ ngơi một lát. Thay phiên nhau với vợ / chồng hoặc ông/ bà, người giúp việc. Hãy tạo cơ hội cho bản thân ra khỏi nhà nếu có thể.
- Sử dụng cũi cho những khoảng thời gian ngắn. Bạn có thể đặt con vào nôi một lúc trong khi trẻ giật mình khóc thét nếu bạn cần trấn tĩnh lại hoặc xoa dịu thần kinh của mình.
- Chia sẻ cảm xúc của bạn. Cha mẹ trong tình huống này cảm thấy bất lực, chán nản, tội lỗi hoặc tức giận là điều bình thường. Chia sẻ cảm xúc của bạn với các thành viên trong gia đình, bạn bè hoặc bác sĩ, dược sĩ nếu cần thiết.
- Đừng tự đổ lỗi cho bản thân. Colic không phải là kết quả của việc nuôi dạy con kém. Và việc trẻ khóc không thể dỗ dành không phải là dấu hiệu cho thấy bé từ chối sự chăm sóc từ bạn.
- Giữ gìn sức khoẻ. Ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe. Dành thời gian cho việc tập thể dục, chẳng hạn như đi bộ nhanh hàng ngày. Nếu bạn có thể, hãy ngủ khi trẻ ngủ – kể cả vào ban ngày. Tránh rượu và các loại thuốc khác.
- Hãy nhớ rằng đó là tạm thời. Các cơn khóc dạ đề thường cải thiện sau 3 đến 4 tháng tuổi.
5. Phương pháp tiềm năng trong tương lai
Một yếu tố có thể góp phần gây ra hội chứng Colic – Khóc dạ đề là sự mất.cân bằng của các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Một phương pháp điều trị đang được nghiên cứu là sử dụng vi khuẩn có lợi (probiotics) để tạo ra sự cân bằng vi khuẩn thích hợp nhằm cải thiện sức khỏe tiêu hóa tổng thể.
Nguồn tham khảo: Mayo Clinic
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Bifidobacterium BB12 giảm thời gian và tần suất cơn khóc đáng kể.
Bằng chứng Imiale giảm tần số và thời gian quấy khóc của trẻ sơ sinh
Ngoài việc cải thiện tình trạng khóc dạ đề, lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 còn có nhiều vai trò khác đối với sức khỏe. Chẳng hạn như hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tình trạng tiêu chảy, táo bón, phân sống, tăng sức đề kháng.
Imiale chứa lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB-12, là lựa chọn hoàn hảo dành cho các bậc cha mẹ có con nhỏ.
Lợi khuẩn Imiale từ Đan Mạch
Imiale là lợi khuẩn được các chuyên gia khuyên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Ths.Bs. Đinh Ngọc Hoa chia sẻ về ưu điểm VƯỢT TRỘI của Lợi khuẩn sống Imiale nhập khẩu từ Đan Mạch
Hội chứng Colic – Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh sẽ không khó khăn nếu các bậc cha mẹ tìm ra được giải pháp phù hợp cho trẻ. Bài viết trên đây cung cấp những thông tin đầy đủ và chính xác nhất, giúp cha mẹ có thêm hành trang cho quá trình chăm sóc con nhỏ. Để được tư vấn thêm về sức khỏe của bé, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482