Sốt thường là biểu hiện bệnh lý của các tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Khi cơ thể bị tiêu chảy có kèm sốt, rất có thể đấy là tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tiêu chảy sốt.
Khi nào tiêu chảy có kèm sốt?
Tiêu chảy là tình trạng rất hay gặp ở đường tiêu hóa với các biểu hiện:
- Đi vệ sinh > 3 lần / ngày
- Phân lỏng, nhiều nước có thể kèm máu
- Buồn nôn, nôn mửa
- Đau quặn bụng
- Chướng bụng, đầy hơi
- Có thể kèm sốt
Thông thường, khi bị tiêu chảy có kèm theo sốt chúng ta sẽ nghĩ đến ngay tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột. Ngoài ra, đó còn là một biểu hiện của một vài bệnh lý liên quan đến tổn thương hệ tiêu hóa. Các nguyên nhân gây ra tiêu chảy sốt bao gồm:
Tiêu chảy sốt do nhiễm virus
Tiêu chảy sốt do nhiễm virus là một nguyên nhân khá phổ biến. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ bám và nhân lên tại đường tiêu hóa gây tổn thương hệ hóa với các biểu hiện:
- Tiêu chảy dữ dội
- Sốt
- Buồn nôn
- Đau bụng
Hiện nay, virus rota là nguyên nhân gây tiêu chảy do virus phổ biến nhất. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Chúng có khả năng lây lan nhanh và gây các triệu chứng rầm rộ.
Ngoài ra Norovirus, adenovirus, calicivirus,… là những virus gây tiêu chảy kèm sốt thường gặp.
Tiêu chảy sốt do nhiễm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng
Tiêu chảy kèm sốt do nhiễm khuẩn, nấm, ký sinh trùng ở đường ruột thường do ăn phải những thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, do ô nhiễm nguồn nước hay do thức ăn ôi thiu, lên men. Các triệu chứng tiêu chảy nhiễm khuẩn này thường rất giống với các triệu chứng tiêu chảy do nhiễm virus, điển hình là tiêu chảy sốt.
Một số loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây tiêu chảy kèm sốt như:
- E.Coli: vi khuẩn sinh nội độc tố ruột gây tiêu chảy cấp phân nước
- Trực khuẩn lỵ Shigella: gây hội chứng phân lỵ, phân máu
- Salmonella: gây tiêu chảy phân nước hoặc phân máu
- Phẩy khuẩn tả: gây tiêu chảy xuất tiết bằng nội độc tố tả. Làm mất nước và mất điện giải nặng ở trẻ em và người lớn
- Ký sinh trùng Amip xâm nhập vào cơ thể ở dạng hoạt động, gây ra tiêu chảy.
- Giardia bám dính tại ruột non gây tiêu chảy do giảm hấp thu.
- Cryptosporidium gây suy giảm miễn dịch ở trẻ nhỏ, gây tiêu chảy nặng và kéo dài ở trẻ suy dinh dưỡng hoặc AIDS.
Tiêu chảy sốt do cúm dạ dày
Bệnh cúm dạ dày (hay còn gọi là bệnh viêm dạ dày ruột do virus) là một bệnh nhiễm trùng đường ruột với các biểu hiện tiêu chảy, đau quặn bụng, buồn nôn và đôi khi đi kèm sốt.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cúm dạ dày bao gồm:
- Nhiễm virus: Norovirus và rotavirus. Đây là 2 loại virus chính gây ra bệnh cúm dạ dày ở cả trẻ em và người lớn
- Nhiễm khuẩn từ thức ăn, nước uống
- Sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân của những người bị nhiễm bệnh
- Chưa đảm bảo an toàn vệ sinh cá nhân
- Ăn một số động vật có vỏ đặc biệt là hàu sống
Các bệnh lý khác
Một số bệnh lý khác cũng gây tiêu chảy kèm sốt như là: viêm đại tràng, bệnh lồng ruột, tắc ruột gây sốt tiêu chảy, viêm ruột thừa,…
Tùy vào từng bệnh lý khác nhau mà có các biểu hiện khác nhau. Nhưng đều các dấu hiệu chung như tiêu chảy, sốt, buồn nôn, đau bụng,…
Tiêu chảy sốt có nguy hiểm không?
Tùy vào mức độ tiêu chảy kèm theo sốt nặng hay nhẹ mà mức độ nguy hiểm khác nhau. Thông thường đối với mức độ nhẹ, khi gặp tiêu chảy kèm sốt thông thường sẽ có thể hồi phục nhanh chóng sau 4-7 ngày khi được chăm sóc tại nhà.
Tuy nhiên với các trường hợp tiêu chảy nặng, kéo dài, sốt không đáp ứng với thuốc hay sốt cao li bì thì rất nguy hiểm nếu như không được xử trí kịp thời. Có thể là dấu hiệu tình trạng nhiễm trùng rất nặng hay biểu hiện của một bệnh lý nào đó.
Trả lời câu hỏi tiêu chảy sốt có nguy hiểm không? Câu trả lời là “có” nếu như không được hỗ trợ kịp thời. Vì vậy, người bệnh bị tiêu chảy kèm sốt cần được thăm khám và điều trị sớm, tránh các hậu quả đáng tiếc về sau.
Xử trí khi bị tiêu chảy kèm sốt
Khi thấy các biểu hiện tiêu chảy kèm sốt kéo dài, nên đến ngay các cơ sở y tế để được đánh giá và xử trí kịp thời.
Với các trường hợp mức độ nhẹ, ta có thể xử trí như sau:
Bù nước và điện giải
Hầu hết các trường hợp tiêu chảy sẽ gây mất nước và điện giải bởi bị đào thải ra ngoài.
Vì vậy, bù nước và điện giải là giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất khi điều trị tiêu chảy. Nên bù nước và điện giải thông qua dung dịch Oresol như sau:
- Sử dụng liều 10ml/kg cân nặng sau mỗi lần đi phân lỏng
- Với mức độ nhẹ và vừa, dùng 75ml/kg cân nặng trong vòng 4 giờ đầu.
Đối với những bệnh nhân không thể uống, cần bổ sung kịp thời thông qua đường truyền tĩnh mạch (cần sự can thiệp của nhân viên y tế)
>> Xem thêm: Nước bù điện giải – Hướng dẫn bổ sung đúng và đủ
Hạ sốt
Nếu người bệnh sốt dưới 38.5 độ C, chưa cần sử dụng thuốc hạ sốt. Thay vào đó, nên áp dụng các biện pháp hạ thân nhiệt như:
- Chườm cơ thể bằng khăn ấm: có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng sự lưu thông tuần hoàn máu. Bởi khi bị sốt, các lỗ chân lông và mạch máu bị co lại, giảm lưu lượng tuần hoàn, giảm trao đổi nhiệt với bên ngoài.
- Không mặc quần áo quá kín, không đắp nhiều chăn.
- Không để gió thổi trực tiếp vào cơ thể.
Đối với trường hợp sốt cao trên 38,5 độ, sử dụng thuốc hạ sốt theo liều lượng được chỉ định. Như là: Paracetamol, Ibuprofen,…
Lưu ý: Phải thận trọng khi sử dụng thuốc hạ sốt, không sử dụng quá liều, sử dụng thời gian gần nhau.
Uống thuốc cầm tiêu chảy
Sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy để giảm nhanh chóng số lần đi ngoài, hạn chế tình trạng mất nước, điện giải và dinh dưỡng cho cơ thể. Các loại thuốc cầm tiêu chảy thường dùng: Berberin, Smecta, Loperamid, Hidrasec,…
Sử dụng kháng sinh với chỉ định của bác sĩ
Trong các trường hợp tiêu chảy nhiễm khuẩn, cần sử dụng thuốc kháng sinh để loại bỏ các vi khuẩn gây hại trong cơ thể. Tuy nhiên, việc lựa chọn và sử dụng thuốc kháng sinh cần được sự chỉ định của các chuyên gia y tế. Không được tự ý sử dụng để hạn chế tối đa tình trạng kháng kháng sinh.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cho người bị tiêu chảy kèm sốt rất quan trọng. Trong thời gian này nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, hạn chế ăn đồ ăn mỡ, chứa nhiều dầu. Ngoài ra nên bổ sung các vitamin thông qua các loại hoa quả, các nước trái cây nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho hoạt động cơ thể
Bổ sung lợi khuẩn
Đối với những bệnh nhân tiêu chảy, việc bổ sung các lợi khuẩn sống probiotics là hết sức cần thiết. Bởi lợi khuẩn sẽ giúp cải thiện và phục hồi các chức năng của hệ tiêu hóa thông qua:
- Ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại: bằng cách cạnh tranh vị trí bám dính trên niêm mạc, chiếm chất dinh dưỡng và tiết chất kháng vi sinh vật tự nhiên loại trừ các hại khuẩn gây bệnh.
- Tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh, tạo hàng rào bảo vệ, duy trì sự ổn định của đường tiêu hóa.
- Hấp thu độc tố do hại khuẩn tiết ra: nhờ tăng tiết chất nhầy bao niêm mạc ruột. Bảo vệ đường ruột bởi những tác nhân gây viêm, tổn thương, hoại tử.
- Hỗ trợ tiết enzym tiêu hóa chất khó hấp thu, tránh tình trạng đi ngoài phân sống
- Điều hòa nhu động ruột tại đại tràng, giảm số lần tiêu chảy.
- Sản sinh kháng thể giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh.
>> Xem thêm: Probiotics và 6+ hiểu lầm về probiotics
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Hãy đến gặp bác sĩ khi thấy các biểu hiện sau:
- Tiêu chảy kéo dài nhiều lần không đáp ứng thuốc
- Tiêu chảy kèm máu
- Đau bụng dữ dội
- Buồn nôn, nôn mửa
- Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, li bì.
- Sốt cao kéo dài
- Khát nước, miệng khô, mắt trũng, đi tiểu ít
Biện pháp phòng ngừa tiêu chảy kèm sốt
Giữ gìn vệ sinh cá nhân
Vệ sinh cá nhân và môi trường sống xung quanh là giải pháp bảo vệ cho sức khỏe con người một cách tốt nhất.
Đây là biện pháp luôn được các chuyên gia khuyến cáo để phòng tránh sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, virus và ký sinh trùng vào cơ thể.
Đảm bảo vệ sinh nguồn nước, an toàn thực phẩm
Để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn virus có hại lây qua đường thức ăn và nước uống, việc đảm bảo vệ sinh là rất cần thiết.
Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng thực phẩm:
- Ăn chín uống sôi
- Rửa sạch và làm khô dụng cụ trước, sau khi nấu ăn hoặc ăn
- Lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc, tươi ngon. Hạn chế các thực phẩm lâu ngày, mốc,…
Đối với nguồn nước
- Lựa chọn nguồn nước sạch, đảm bảo an toàn
- Không được tắm giặt, vệ sinh cá nhân gần nguồn nước uống
- Không cho động vật đến gần nguồn nước
- Chứa nước trong chum, vại, bình được rửa sạch, có nắp đậy.
- Đun sôi trước khi sử dụng
Các biện pháp khác
Ngoài ra các biện pháp giúp ngăn ngừa tiêu chảy kèm sốt khác như là: khám sức khỏe định kỳ để xác định tình trạng cơ thể, tiêm phòng đầy đủ vaccin (đặc biệt là đối với trẻ em), bổ sung lợi khuẩn thường xuyên,….
Để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.