Nhịp sống căng thẳng ngày nay càng tạo cơ hội cho các bệnh liên quan đến tiêu hóa tăng nhanh. Trong số đó, tình trạng tiêu chảy buồn nôn rất hay gặp phải. Đây có phải là một trong những dấu hiệu cảnh báo của những bệnh lý đường tiêu hóa hay không? Cách xử trí như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.
Tiêu chảy buồn nôn là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh gì?
Bệnh cúm dạ dày
Bệnh cúm dạ dày (hay còn gọi là bệnh viêm dạ dày ruột do virus) là một bệnh nhiễm trùng đường ruột với các biểu hiện tiêu chảy, đau quặn bụng, buồn nôn và đôi khi đi kèm sốt.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cúm dạ dày bao gồm:
- Nhiễm virus: Norovirus và rotavirus. Đây là 2 loại virus chính gây ra bệnh cúm dạ dày ở cả trẻ em và người lớn
- Nhiễm khuẩn từ thức ăn, nước uống
- Sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân của những người bị nhiễm bệnh
- Chưa đảm bảo an toàn vệ sinh cá nhân
- Ăn một số động vật có vỏ đặc biệt là hàu sống
Các triệu chứng hay gặp của bệnh cúm dạ dày:
- Tiêu chảy nhiều lần trong ngày, thường không có máu
- Buồn nôn, ợ hơi, khó chịu
- Đau quặn bụng từng cơn
- Sốt nhẹ
- Mệt mỏi, nhức đầu
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn là các trường hợp nhiễm khuẩn, nhiễm độc từ thức ăn không đảm bảo, bị nấm mốc, ôi thiu,… Hoặc cũng có thể là thức ăn có các chất phụ gia gây độc như kim loại nặng, chất độc tự nhiên.
Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm bao gồm:
- Tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày
- Buồn nôn, nôn mửa
- Đau dạ dày kiểu co thắt
Hầu hết những người bị ngộ độc thực phẩm có triệu chứng nhẹ có thể khỏi trong vòng 1 – 2 ngày. Tuy nhiên những trường hợp nặng hơn có thể xảy ra các triệu chứng nghiêm trọng cần được điều trị y tế.
Viêm loét dạ dày – tá tràng
Viêm dạ dày – tá tràng là tình trạng bệnh lý tổn thương trên niêm mạc dạ dày, tá tràng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm dạ dày tá tràng bao gồm các yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh:
- Yếu tố nội sinh: do các độc tố từ vi khuẩn, các chất trung gian hóa học gây viêm tiết ra ở một tình trạng viêm cấp có trong máu, tác động lên dạ dày hình thành ổ viêm, do quá căng thẳng lo âu, stress, dị ứng,…
- Yếu tố ngoại sinh: Các yếu tố bên ngoài xâm nhập vào cơ thể điển hình như Helicobacter Pylori (Hp), thuốc kháng sinh, NSAIDS,…
Các biểu hiện của viêm dạ dày – tá tràng:
- Đau ở vùng trên của ổ bụng, vùng thượng vị
- Ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, chướng bụng
- Nôn ra máu
- Tiêu chảy
- Chán ăn, ăn không ngon
- Lưỡi có đốm trắng, hôi miệng
- Có thể sốt 39-40 độ
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng viêm loét niêm mạc đại tràng. Nguyên nhân thường do nhiễm trùng, do các bệnh viêm đường ruột, thiếu máu, dị ứng,… Với các biểu hiện như sau:
- Đau quặn thắt bụng dưới
- Tiêu chảy hoặc táo bón
- Đầy hơi, chướng bụng
- Buồn nôn
Viêm đại tràng là bệnh lý tương đối lành tính. Tuy nhiên cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những hậu quả nghiêm trọng.
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng bất thường của đường tiêu hóa gây ra các tình trạng như:
- Đau bụng, đầy hơi
- Tiêu chảy
- Buồn nôn, nôn trớ
- Táo bón
- Đi ngoài phân sống, chua,…
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các tình trạng rối loạn tiêu hóa như: chế độ ăn uống không hợp lý, kém vệ sinh, lạm dụng thuốc kháng sinh, uống rượu bia,…
Đây là bệnh lý khá bình thường phổ biến, sẽ có thể giảm sau 2 – 3 ngày.
Nhiễm kim loại nặng
Nhiễm kim loại nặng là tình trạng tích tụ của một lượng kim loại nặng độc hại trong các mô của cơ thể . Các kim loại nặng độc với cơ thể bao gồm:
- Thạch tín, arsen
- Thủy ngân
- Cadimi
- Chì
Ngộ độc kim loại nặng có thể do:
- Ô nhiễm môi trường, đặc biệt trong sản xuất công nghiệp
- Ô nhiễm nguồn nước, thực phẩm
- Các loại thuốc
Tùy theo từng loại độc tố khác nhau sẽ gây các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên điển hình chung bao gồm:
- Bệnh tiêu chảy
- Buồn nôn, nôn mửa
- Yếu cơ, đau cơ
- Đau bụng quằn quại
Để xác định tình trạng nhiễm độc kim loại nặng cần làm các xét nghiệm chuyên biệt.
Stress, căng thẳng, lo âu
Stress, căng thẳng, lo âu là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy buồn nôn hàng đầu. Nguyên nhân là do khi stress, căng thẳng lo âu sẽ làm kích thích tiết các hormon như cortisol, adrenaline. Những hoormon này làm kích thích hệ tiêu hóa tăng tiết dịch, tăng co bóp gây ra các triệu chứng như:
- Đau quặn bụng, đau từng cơn
- Ợ hơi, buồn nôn, chướng bụng
- Tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng
Giảm căng thẳng, stress sẽ giúp cải thiện tốt các triệu chứng trên và giúp cho tinh thần thoải mái, ổn định
Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là tình trạng bệnh viêm viêm ruột mãn tính. Nguyên nhân gây nên bệnh Crohn chủ yếu là do hệ miễn dịch và di truyền.
Các triệu chứng Crohn điển hình bao gồm:
- Tiêu chảy liên tục
- Sốt, mệt mỏi
- Chướng bụng, buồn nôn
- Có máu trong phân
- Loét miệng
Các triệu chứng nặng hơn như:
- Viêm da, viêm gan, viêm đường mật
- Chậm lớn, sụt cân.
Crohn là một trong những bệnh mãn tính đường ruột. Hiện tại chưa có biện pháp điều trị hoàn toàn triệt để. Các giải pháp điều trị triệu chứng đang được áp dụng.
Bất dung nạp lactose
Bất dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không dung nạp được đường lactose có trong các sản phẩm từ sữa. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt enzym lactase bẩm sinh hoặc thiếu hụt enzym lactase thứ phát.
Các triệu chứng bất dung nạp lactose bao gồm:
- Tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng nhiều lần
- Phân chua
- Chướng bụng, đầy hơi
- Nôn trớ
- Đau bụng
- Quấy khóc ở trẻ nhỏ
Bất dung nạp lactose là tình trạng rất hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Các triệu chứng của bất dung nạp lactose thường rất rầm rộ.
Tiêu chảy buồn nôn có nguy hiểm không?
Thực chất, tiêu chảy buồn nôn là tình trạng phổ biến, rất hay gặp ở mọi lứa tuổi. Đây là tình trạng bình thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu thấy dấu hiệu kéo dài và không đỡ, thì đó sẽ là biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Lúc này, cần được sự can thiệp của các bác sĩ và nhân viên y tế để xác định rõ và can thiệp kịp thời. Để từ đó tránh được các biến chứng nguy hiểm không đáng có.
Biện pháp xử trí tiêu chảy buồn nôn
Hiện nay, tiêu chảy buồn nôn sẽ được xử trí bằng cách điều trị các triệu chứng. Như là:
Bổ sung thêm nước và điện giải
Đối với những trường hợp tiêu chảy lâu ngày hoặc nôn nhiều, rất dễ dẫn đến tình trạng mất nước và điện giải. Nếu như không được bổ sung kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: rối loạn các chuyển hóa quan trọng của cơ thể, mất nước làm giảm hoạt động của các tế bào,… Vì vậy việc bổ sung nước và điện giải là rất cần thiết.
Nên bù nước và điện giải thông qua dung dịch Oresol như sau:
- Sử dụng liều 10ml/kg cân nặng sau mỗi lần đi phân lỏng
- Với mức độ nhẹ và vừa, dùng 75ml/kg cân nặng trong vòng 4 giờ đầu.
>> Xem thêm: Nước bù điện giải – Hướng dẫn bổ sung đúng và đủ
Sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy
Các thuốc cầm tiêu chảy như Hidrasec, berberin, loperamid, codein,…theo hướng dẫn của các nhân viên y tế.
Bổ sung lợi khuẩn
Lợi khuẩn hay còn gọi là các probiotics có tác dụng cải thiện rất tốt tình trạng tiêu chảy buồn nôn thông qua các cơ chế:
- Hấp thu các độc tố trong đường ruột
- Tăng tiết nhày bảo vệ lớp niêm mạc ruột
- Tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Điều hòa nhu động ruột, giảm số lần tiêu chảy
- Ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại
- Hỗ trợ kích thích tiết các enzym tiêu hóa giúp giảm tình trạng đầy bụng, buồn nôn.
>> Xem thêm: Probiotics và 6+ hiểu lầm về probiotics
Các biện pháp khác
Giảm thiểu stress, căng thẳng lo âu bằng cách ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách. Bên cạnh đó cần có một không gian thoáng khí, thoải mái. Một số trường hợp có thể uống thêm các loại thảo mộc như trà gừng, trà hoa cúc,…
Dấu hiệu tiêu chảy buồn nôn cần đi khám
Các dấu hiệu tiêu chảy buồn nôn ở mức nhẹ và có đỡ dần theo thời gian thì sẽ tự phục hồi dần mà không cần đi khám. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng ấy không đỡ mà còn có các tình trạng nặng hơn thì nên đi gặp bác sĩ. Đặc biệt khi thấy:
- Bụng bị đau quặn, đau dữ dội
- Số lần đi tiêu chảy lớn hơn 3 lần/ngày (người lớn)
- Tiêu chảy ra máu, nôn ra máu
- Lạnh bụng, chân tay lạnh, tím các đầu ngón tay chân.
- Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu
- Sốt cao, sốt li bì không đáp ứng thuốc
- Mất nước, da khô, mắt trũng
Đây là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng khá nguy hiểm, cần có sự thăm khám của bác sĩ để có thể phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Lưu ý: Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc để tránh các tác dụng phù kéo dài.
Phòng ngừa tiêu chảy buồn nôn bằng những thói quen đơn giản, dễ làm
Giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường, nguồn nước
Vệ sinh sạch sẽ cá nhân và môi trường nhằm hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn virus có hại. Đồng thời ngăn không cho chúng có cơ hội tiếp xúc và xâm nhập vào cơ thể. Bằng cách:
- Tắm rửa hàng ngày
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là trước và sau khi vệ sinh
- Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát
- Không xả rác bừa bãi
- Có công trình vệ sinh hợp lý, an toàn.
- Lựa chọn nguồn nước sạch, đảm bảo an toàn
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Lựa chọn nguồn thực phẩm sạch sẽ giúp cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh. Thực phẩm dễ nhiễm các tác nhân gây tiêu chảy trong tất cả các khâu từ sản xuất đến chế biến thức ăn bao gồm: nuôi trồng có sử dụng phân tươi, mua bán nơi công cộng,…
Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng thực phẩm:
- Không ăn thực phẩm sống
- Ăn chín uống sôi
- Rửa sạch và làm khô dụng cụ trước, sau khi nấu ăn hoặc ăn
- Lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc, tươi ngon. Hạn chế các thực phẩm lâu ngày, mốc,…
- Hạn chế các thức ăn cay nóng, dầu mỡ, thức ăn nhanh
- Đối với những bệnh nhân bất dung nạp lactose: hạn chế sử dụng các sản phẩm từ sữa: sữa chua, phô mai, sữa tươi,… để giảm tải lượng đường có trong sữa
Suy nghĩ tích cực, hạn chế căng thẳng
Giữ một tinh thần ổn định thoải mái sẽ giúp cơ thể giảm thiểu các tình trạng bệnh lý đặc biệt là đường tiêu hóa. Sự lạc quan và yêu đời sẽ giúp cải thiện sức khỏe. Theo các chuyên gia, chúng ta nên nghe nhạc, ngồi thiền, tập yoga hay các môn thể dục thể thao vừa sức. Vừa giúp cơ thể có một sức khỏe dẻo dai, vừa giúp chúng ta tăng tiết các hormon hạnh phúc nội sinh cơ thể.
Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 HOẶC 0967629482
Tham khảo: