Chứng táo bón thai kỳ luôn là một trong những nỗi lo của bà mẹ mang thai. Tâm lý chung của các mẹ là tìm hiểu mọi phương pháp từ lời tư vấn bác sĩ, lời khuyên của người thân, bạn bè, đến thông tin trên internet. Táo bón bà bầu nên làm gì, không nên làm gì? Cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết khoa học này nhé.
Mục lục
1. Những điều mẹ nên làm khi gặp tình trạng táo bón thai kỳ
1.1. Bài tập kegel
Bài tập kegel là gì?
Kegel hay còn gọi là các bài tập cơ sàn chậu là những bài tập được thiết kế để tăng cường sức mạnh của các cơ vùng xương chậu. Sàn chậu được ví như một cái võng được hình thành từ nhiều khối cân và cơ đan xen nhau. Sàn chậu là nơi chứa 3 hệ thống gồm sinh dục (tử cung, âm đạo), niệu dưới (bàng quang, niệu đạo), tiêu hóa dưới (trực tràng, hậu môn).
Nhiệm vụ của sàn chậu là ổn định vị trí cho các cơ quan, không bị sa giáng. Ngoài ra, sàn chậu còn có chức năng đóng mở các lỗ đường tiểu, âm đạo, hậu môn, giúp kiểm soát hoạt động đi tiêu, đi tiểu, hoạt động tình dục và giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng.
Tại sao nên tập bài tập kegel cho táo bón thai kỳ
Bài tập kegel có tác dụng giảm thiểu những cơn co thắt do việc giãn cơ gây ra, kiểm soát việc tiểu són, đi tiêu không tự chủ, hỗ trợ ngăn ngừa táo bón, giảm khả năng bị trĩ thai kỳ. Hiện nay các bài tập kegel là một cách trị táo bón thai kỳ tuyệt vời. Một điều ngạc nhiên là bài tập này giúp điều trị táo bón thành công đến 70% ở bà bầu trước và sau khi sinh.
Để thực hiện được bài tập này, trước tiên, bạn phải xác định được cơ sàn chậu: Hãy đặt ngón tay vào âm đạo và co bóp cơ, bạn sẽ cảm nhận được sự co cơ bắp và sàn chậu di chuyển lên trên. Hãy thả lỏng và bạn sẽ cảm nhận được cơ sàn chậu di chuyển một lần nữa.
Cách thực hiện bài tập kegel ở bà bầu.
Sau khi xác định được cơ sàn chậu:
- Siết chặt các cơ sàn chậu trong 5 giây, sau đó thả lỏng. Nghỉ khoảng 10 giây trước khi bạn thực hiện một lần nữa để giúp các cơ có thời gian để thả lỏng và tránh gây căng cơ.
- Hãy kiên trì tập luyện để có thể làm quen và dẻo dai hơn
- Mỗi tuần bạn hãy tăng thêm thời gian cho mỗi lần tập là một giây, cho đến khi bạn có thể nhíu lại trong 10 giây. Mỗi lần tập bạn hãy lặp lại động tác nhíu – nghỉ từ 10 đến 15 lần. Cố gắng tập ít nhất 3 lần 1 ngày nhé.
- Bạn cần lưu ý đừng tập khi đi tiểu, vì như thế sẽ khiến nước tiểu ứ ngược lại làm đau bàng quang.
Mỗi bài tập Kegel thường không kéo dài quá lâu, do đó bạn có thể biến nó trở thành một thói quen hằng ngày. Bạn có thể tập vào buổi sáng, trưa hoặc buổi tối, có thể thực hiện khi ngồi, đứng hoặc nằm xuống. Sau 3 đến 4 tuần, bạn sẽ thấy tình trạng táo bón cải thiện rõ rệt.
1.2. Thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý khi táo bón thai kỳ.
Chế độ dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây táo bón thường gặp ở bà bầu khi mang thai. Vì thế, nếu muốn cải thiện chứng táo bón thì nhất định phải thay đổi chế độ dinh dưỡng.
Tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ bằng cách thêm vào thực đơn các thực phẩm như rau xanh, trái cây họ cam, trái cây họ đậu, đu đủ chín, chuối chín, cà rốt, bí đỏ… Những loại thực phẩm này sẽ giúp tăng khả năng hút nước, làm phân mềm, xốp, dễ đào thải hơn. Cần lưu ý rằng nếu chị em đang có chế độ ăn ít chất xơ thì nên bổ sung từ từ để cơ thể thích nghi dần.
Tăng cường sử dụng các thức ăn có tác dụng nhuận tràng, kích thích quá trình đi tiêu như như rau mồng tơi, rau bina, ngũ cốc nguyên hạt, táo, khoai lang, cà chua, sữa chua, mật ong…
1.3. Bổ sung lợi khuẩn
Bổ sung lợi khuẩn cho bà bầu đang là một giải pháp hoàn toàn mới và đem lại hiệu quả rất cao được các mẹ bầu tin dùng. Việc sử dụng những sản phẩm này không chỉ là giải pháp giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột (với tỷ lệ vàng 85% lợi khuẩn, 15% hại khuẩn) mà còn giúp kích thích, giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn.
Tuy nhiên để lựa chọn 1 loại lợi khuẩn thực sự tốt cho tình trạng táo bón thai kỳ thì bạn nên chọn loại có bằng chứng lâm sàng rõ ràng, hiệu quả được kiểm chứng. Ngoài ra, loại lợi khuẩn cũng phải an toàn tuyệt đối với mẹ và thai nhi.
Bifidobacterium BB12 là loại lợi khuẩn được nhiều chuyên gia khuyên dùng với tác dụng tuyệt vời đối cải thiện tốt tình trạng táo bón thai kỳ. Nó giúp hỗ trợ tiết hơn 3000 loại enzym tiêu hóa, tăng cường khả năng tiêu hóa của bà bầu. Ngoài ra, lợi khuẩn có khả năng tăng cường tiết các loại vitamin B, tăng hấp thu chuyển hóa chất dinh dưỡng. Đặc biệt với khả năng kích thích nhu động, tiết chất nhầy mucin bảo vệ niêm mạc.ống tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu nước, từ đó giúp phân được đẩy ra ngoài dễ dàng, giảm táo bón.
Lợi khuẩn – Probiotics giúp kích thích nhu động ruột, từ đó phân được tống đẩy ra ngoài một cách tự nhiên.
Nhờ vậy mà phân mềm, tần suất đi đại tiện tăng lên, hơn nữa bệnh nhân không còn cảm giác đầy chướng bụng.
Bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Imiale đến từ Đan Mạch với thành phần Bifidobacterium-BB12. Sản phẩm đã được sử dụng trên 40 quốc gia trong 35 năm, hoàn toàn phù hợp với thể trạng của bà bầu và an toàn khi sử dụng.
>> Xem thêm: Probiotics – ứng dụng tuyệt vời với sức khỏe
1.4. Áp dụng mẹo dân gian khi bị táo bón thai kỳ
Massage bụng
Massage vùng bụng cũng là một phương án trị táo bón khi mang bầu rất an toàn và dễ thực hiện. Sử dụng lực từ bàn và ngón tay, massage nhẹ nhàng khu vực bụng sẽ có thể.gây kích thích và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, massage đúng cách còn giúp khắc phục được một số.triệu chứng khác như.căng tức hoặc khó chịu ở vùng bụng. Bạn cần lưu ý sử dụng lực tay nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương vùng da, mô cơ.và ảnh hưởng đến thai nhi.
Dùng quả đu đủ
Đu đủ có khả năng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa và hỗ trợ đào thải chất cặn ra ngoài cơ thể. Đặc biệt, đây còn là thực phẩm giúp kích sữa, tốt sữa mà hầu như chị em nào cũng nên sử dụng.
Bạn có thể làm sinh tố đu đủ hoặc chế biến đu đủ thành các món ăn như đu đủ hầm giò heo, đu đủ trộn để dùng. Khi làm sinh tố, chỉ nên cho một chút muối, tuyệt đối không cho đường để tránh làm tình trạng táo bón nặng hơn.
Dùng vừng đen
Vừng đen có tính bình, có tác dụng lầm mềm phân và bôi trơn niêm mạc ruột kết. Vì vậy có thể sử dụng để trị táo bón thai kỳ. Mẹ có thể chế biến thành cháo vừng đen hoặc đơn giản là làm vừng đen với mật ong như sau: Lấy 40 – 50g vừng đen trộn đều với 30g mật ong, mỗi ngày ăn 1 – 3 thìa, dùng ít nhất trong 5 ngày sẽ thấy các triệu chứng rối loạn tiêu hóa được cải thiện.
>> Xem thêm: Táo bón khi mang thai và phương pháp xử trí
2. Những điều mẹ không nên làm khi bị táo bón
2.1. Hạn chế rặn khi đi cầu.
Rặn khi bị táo bón sẽ giúp phân được tống ra nhanh hơn. Tuy nhiên, cách làm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và có nguy cơ gây nguy hiểm cho thai nhi. Cụ thể:
- Khi rặn táo bón, không chỉ hậu môn chịu áp lực mà tử cung và phần phụ cũng chịu một lượng lực tác động lớn. Lúc này, nếu bà bầu dùng sức để mở hậu môn thì tử cung cũng mở theo và bị co bóp, khi tiếp diễn trong thời gian dài sẽ gây co thắt tử cung dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.
- Việc rặn khi đi đại tiện sẽ không có hiệu quả với tình trạng táo bón thai kỳ. Do đó, càng rặn nhiều thì bà bầu càng đau đớn, mệt mỏi dẫn đến chứng ám ảnh, ngại mỗi lần đi đại tiện.
- Động tác rặn mạnh có thể khiến hậu môn tổn thương, rách, nứt, chảy máu nhiều hơn và làm gia tăng nguy cơ sa trực tràng, trĩ, ung thư đại tràng do các tĩnh mạch hậu môn giãn hoặc căng phồng quá mức.
Theo các chuyên gia, khi mang thai, tốt nhất là bà bầu không nên rặn đặc biệt là những chị em đang ở những tháng cuối thai kỳ và người có tử cung thấp. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé thì tốt nhất không nên rặn nhằm tống phân ra ngoài nhanh hơn.
2.2. Hạn chế một số loại thực phẩm không tốt khi táo bón
Trong khi nhiều loại thực phẩm giúp bạn giảm nguy cơ táo bón, những loại thực phẩm khác có thể có tác dụng ngược lại. Nếu bạn đang rắc rối với táo bón thai kỳ, hãy tránh xa các loại thực phẩm sau đây:
Thịt đỏ: Thịt đỏ là một loại thức ăn khó để tiêu hóa. Thịt đỏ có nhiều chất béo và sợi protein (đạm), vậy nên mất khá nhiều thời gian để đường tiêu hóa có thể xử lý chúng. Bên cạnh đó, thịt đỏ rất giàu chất sắt – một trong những nguyên nhân gây táo bón. Vậy nên các chuyên gia thường khuyên ta nên hạn chế ăn thịt đỏ nếu bị táo bón thai kỳ.
Thức ăn nhanh: Các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân khiến tình trạng táo bón thai kỳ của mẹ mãi chưa khỏi.
Ngoài ra mẹ cũng nên tránh sử dụng các loại thực phẩm có chứa caffeine vì chúng khiến bạn đi tiểu nhiều. Mất nước sẽ khiến táo bón trở nên trầm trọng hơn.
Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0967629482
>> Xem thêm: Tổng quan táo bón – cẩm nang 9 điều cần biết