Táo bón là tình trạng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không tiến hành chữa trị sớm có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Táo bón lâu ngày sẽ gây tổn thương hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng táo bón kéo dài liên tục!
Mục lục
1. Biểu hiện của táo bón kéo dài liên tục
Tần suất đi đại tiện nhỏ hơn 3 lần/tuần trong vài tuần hoặc vài tháng được coi là dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết được tình trạng táo bón kéo dài liên tục. Bên cạnh đó còn kèm theo các biểu hiện như:
- Đau tức bụng
- Đi ngoài phân rắn, khô
- Đi phân dê
- Dát đỏ hậu môn khi đi vệ sinh
- Cảm giác đầy hơi chướng bụng
Tùy vào mức độ của các tình trạng khác nhau mà có cách xử trí kịp thời, tránh để lại hậu quả về sau.
>> Xem thêm: Táo bón ở trẻ – Cách nhận biết và xử lý hiệu quả
2. Các biện pháp xử trí khi trẻ bị táo bón kéo dài liên tục
2.1. Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ và bé
Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, chế độ dinh dưỡng của trẻ chủ yếu được lấy từ mẹ. Vì vậy, chế độ ăn uống của mẹ quyết định đến thể trạng của con. Đặc biệt có thể do chế độ ăn của mẹ chưa phù hợp khiến con bị táo bón kéo dài liên tục. Việc cân bằng lại chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé rất quan trọng, chúng là yếu tố quyết định cải thiện tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ.
Bổ sung đa dạng chất xơ
Chế độ ăn thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất có thể gây táo bón ở con. Chất xơ vô cùng quan trọng trong việc quyết định hình thái phân và nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh. Nó được ví như cái chổi quét nhà giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru.
Lượng chất xơ khuyến nghị cho trẻ bị táo bón là từ 18 – 20 gam một ngày.
Khi hệ tiêu hóa của mẹ khỏe mạnh, thức ăn được hấp thu tối đa. Chất lượng sữa của mẹ đương nhiên sẽ cải thiện theo. Chứa nhiều dưỡng chất, tăng lượng lợi khuẩn cho con. Nhờ đó, đường ruột của con cũng cải thiện nhanh chóng.
Mẹ nên bổ sung thêm những rau củ giàu chất xơ như rau mồng tơi, rau ngót.
Cân bằng lại chất đạm, chất béo, hạn chế đồ ăn cay nóng
Ăn thực phẩm quá nhiều chất đạm như hải sản, thịt bò,… dễ gây đầy bụng khó tiêu. Thức ăn nhiều chất béo hoặc đồ chiên rán nhiều dầu mỡ cũng dễ gây táo bón cho mẹ. Các chất này khi được hấp thu và chuyển qua sữa mẹ sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.
Vì thế, mẹ nên cung cấp đủ lượng chất đạm cũng như chất béo. Tuy nhiên không nên ăn quá mức. Mẹ nên hạn chế ăn đồ ăn cay nóng
Uống nhiều nước hơn giúp con giảm táo bón
Bổ sung thêm nước nhằm giúp tăng cường lượng nước có trong phân, giảm độ khô cứng của phân. Có thể bổ sung thêm nước bằng cách uống thêm những loại sinh tố chứa nhiều chất xơ và thơm ngon như sinh tố bơ,sinh tố đu đủ, thanh long,…
Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ sẽ đảm bảo trẻ bú mẹ được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và lượng nước cần thiết. Đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh, quá trình hình thành phân diễn ra bình thường.
Theo khuyến nghị, mẹ nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo lượng nước cũng như chất lượng sữa cho con.
Không sử dụng các đồ uống có ga, có cồn, caffein
Việc sử dụng các đồ uống có ga, có cồn và caffein sẽ gây giảm nhu động đường ruột, khó đào thải phân ra ngoài. Đặc biệt ở trẻ táo bón lâu ngày, lạm dụng những đồ uống trên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.
>> Xem thêm: Góc dinh dưỡng cho trẻ: Bé bị táo bón ăn gì cho hết
2.2. Massage bụng cho bé
Kết hợp vừa xoa bụng vừa cho bé đi ngoài là cách làm kích thích nhu động ruột giúp bé đi ngoài được dễ dàng hơn.
Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản. Mẹ hãy ôm bé ở tư thế ngồi xi, sau đó nhẹ nhàng xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ. Mẹ xoa từ giữa bụng dưới vòng ra ngoài, tiếp tục lặp lại các động tác xoa như thế.
Mỗi ngày nên massage cho bé từ 2 – 3 lần, mỗi phần 15 phút.
2.3. Động tác đạp xe
Bài tập này có thể thực hiện từ 5-10 phút, mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm sau khi bé thức dậy hoặc chiều tối trước lúc cho bé ăn. Mẹ nên kiên trì vận động cho bé mỗi ngày để đạt được hiệu quả ngăn ngừa táo bón. Động tác này sẽ giúp tăng cường nhu động ruột giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn.
2.4. Ngâm hậu môn trẻ vào nước ấm
Nếu tình trạng táo bón của bé không quá nghiêm trọng, phân không quá thô cứng thì ngâm hậu môn bé với nước ấm sẽ là một biện pháp hữu hiệu có thể hỗ trợ bé đi ngoài.
Mẹ có thể ẵm bé và ngâm hậu môn của bé vào trong nước ấm, nhẹ nhàng xoa đều từ 5-10 phút, thực hiện ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối.
2.5.Thay đổi thói quen hằng ngày cho trẻ
Mẹ cần cho trẻ ăn uống đúng giờ, tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đều. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho trẻ vận động nhẹ để kích thích nhu động ruột.
2.6. Bổ sung lợi khuẩn – Probiotics cho trẻ
Probiotics là những lợi khuẩn sống có lợi cho đường tiêu hóa. Men vi sinh duy trì sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm các lợi ích về dinh dưỡng, sức khỏe tiêu hóa, chức năng miễn dịch,….
Trong đó Bifidobacterium là lợi khuẩn thiết yếu nhất trong đường tiêu hóa trẻ nhỏ và là thành phần lợi khuẩn quan trọng trong sữa mẹ. Lợi khuẩn Bifidobacterium tăng nhanh và chiếm tới 90% tổng lợi khuẩn đường tiêu hóa, cư ngụ chủ yếu tại đại tràng, quyết định cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thiết lập hình thái phân, sức khỏe tiêu hóa và sức đề kháng của cơ thể.
Imiale cải thiện tình trạng táo bón bằng cách:
- Tăng cường nhu động ruột bằng cách kích thích tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin
- Bifidobacterium BB-12 tạo một lớp màng nhầy giúp bôi trơn ống tiêu hóa để phân di chuyển dễ dàng
- Tiết ra các enzym giúp tiêu hóa và hấp thu triệt để chất dinh dưỡng, tăng khối lượng phân
- Làm mềm phân nhờ điều tiết quá trình tái hấp thu nước tại đại tràng
- Ức chế sự phát triển của hại khuẩn đường ruột
2.7. Sử dụng thuốc nhuận tràng
Trong một số trường hợp, việc sử dụng thuốc nhuận tràng sẽ giúp trẻ dễ dàng đi đại tiện hơn. Thuốc nhuận tràng hay được khuyến cáo sử dụng cho trẻ là Duphalac, đây là thuốc đầu tay cho trẻ bị táo bón.
Duphalac là thuốc nhuận tràng thẩm thấu có thành phần hợp chất hóa học chính: đường lactulose. Duphalac đem lại công dụng làm mềm phân, hỗ trợ cải thiện nhu động ruột, cải thiện triệu chứng cấp tính của tình trạng táo bón. Hiện nay, Duphalac được phân phối rộng rãi tại tất cả các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Tuy nhiên, nên sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Các phương pháp trên có thể hỗ trợ giải quyết tình trạng táo bón ngay lập tức. Nhưng hoàn toàn không phải biện pháp dài hạn điều trị dứt điểm táo bón. Cần có một biện pháp an toàn, triệt để hơn với táo bón. Tránh kéo dài liên tục, tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thể trạng của con.
Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0967629482