Táo bón đau bụng là một nỗi ám ảnh với nhiều trẻ bởi lúc này bụng.thường xuyên ấm ách khó chịu, muốn đi ngoài lại không thể đi được, thức ăn, chất.cặn thừa dồn nén gây đầy và căng tức ở vùng bụng. Làm thế nào để giảm đau bụng mà lại giúp đi cầu nhanh, đánh bay táo bón ở trẻ?
Mục lục
I. Triệu chứng táo bón đau bụng ở trẻ, tại sao trẻ lại mắc.
1. Triệu chứng của táo bón đau bụng ở trẻ
Táo bón ở trẻ là tình trạng đại tiện khó, khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường. Thưởng khi trẻ đi đại tiện ít hơn 3 lần 1 tuần thì được xem là táo bón. Cách triệu chứng đau bụng táo bón ở trẻ thường gặp bao gồm:
- Trẻ đau vùng bụng bên trái, phần phía dưới của ổ bụng – vị trí của trực tràng.
- Đau bụng, trướng bụng, đầy bụng.
- Trẻ đi tiêu khó thải phân, phân khô hay cứng, hình viên nhỏ như phân dê.
- Trẻ sau khi đi đại tiện vẫn còn cảm giác muốn đi tiếp, nhưng khi ngồi thì lại không đi được.
- Các triệu chứng khác có thể kể đến ở một số trẻ.như buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, biếng ăn khó đi ngoài.
2. Tại sao trẻ lại bị tình trạng này
Tình trạng táo bón ở trẻ chủ yếu là táo bón chức năng, tức là.xuất phát do sự kém ổn định chức năng đường tiêu hóa. Các nguyên nhân chính gây táo bón thường gặp là:
- Trẻ biếng ăn rau củ quả và một số thực phẩm chứa chất xơ.
- Trẻ ăn nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh. Những loại thực phẩm này cần nhiều thời gian tiêu hóa mà lại ít dưỡng chất. Bên cạnh đó các loại thức ăn này chứa nhiều.natri, gây giữ nước, ngăn cản đào thải nước qua phân
- Trẻ sử dụng các loại thực phẩm giàu chất đạm chất.béo, hoặc sữa công thức khiến trẻ bị khó tiêu chậm tiêu.
- Trẻ uống ít nước khiến phân khô cứng.
- Trẻ nhịn đi tiện do mải chơi hoặc do môi trường lạ, môi trường nhà trẻ khiến bé ngại đi tiêu.
Trẻ bị táo bón đau bụng là do phân bị tích lũy quá nhiều tại đại tràng, gây nên tắc ruột. Bé bị đầy chướng, kèm theo chứng đau bụng âm ỉ và rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng.
Mẹ thấy con bị táo bón mãi không khỏi, kèm theo.đó là những cơn đau bụng khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn. Vậy đâu là giải pháp để vừa giảm đau bụng, vừa giúp trẻ dễ đi tiêu mà trị triệt để táo bón?
II. Cách hỗ trợ táo bón đau bụng hiệu quả không cần dùng thuốc
Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng táo bón của trẻ.
1. Cách làm giảm triệu chứng
1.1 Chườm nóng bụng, xoa bóp bụng cho trẻ
Khi bé bị đau bụng, mẹ có thể dùng gói chườm nóng để chườm vùng bụng cho bé. Tận dụng được hơi nóng và sức nặng của gói chườm sẽ giảm.được chứng đầy hơi, đau bụng cho bé.
Để làm việc này, lấy 2 chiếc khăn tay và làm ấm chúng, không nên quá nóng. Bạn có thể nhúng nước nóng và vắt khô. Kiểm tra độ nóng bằng cách chườm lên tay bạn.
Sau đó, gấp một chiếc khăn lại thành gói và đặt lên vùng bụng của bé. Lấy chiếc khăn thứ hai và quấn xung quanh bụng bé để cố định chiếc khăn thứ nhất. Cần cẩn thận quấn không quá chặt, không quá nóng.
Lưu ý: chỉ nên thực hiện từ 10- 20 phút, nếu thấy da bé đỏ, rát thì phải bỏ khăn ra ngay lập tức.
Mẹ có thể áp dụng cách xoa bóp bụng cho trẻ. Biện pháp này không chỉ giúp giảm đau bụng do táo bón gây.ra mà còn làm tăng nhu động ruột, thúc đẩy cảm giác buồn đi tiêu cho trẻ.
Nhẹ nhàng dùng các ngón tay của mẹ xoay tròn theo chiều kim.đồng hồ, từ rốn ra ngoài bụng, làm nóng phần bụng của trẻ. Thực hiện liên tục từ 5- 10 phút.
Lưu ý mẹ nên thực hiện lúc sáng sớm, không nên xoa bóp khi trẻ vừa ăn xong.
Tham khảo: Bài tập cải thiện táo bón.
1.2 Thực hiện động tác vuốt lưng cho trẻ táo bón đau bụng
Có 3 tư thế chính được sử dụng phổ biến.nhất giúp bé bị đau bụng, đầy bụng khi táo bón. Mẹ có thể chọn ra một tư thế thích hợp nhất cho lứa tuổi của bé và cho bản thân.
- Tư thế 1: Bế bé ngồi thẳng dậy. Đặt bé ngồi thẳng trong lòng mẹ. Sau đó dần dần cho bé ngả người về phía trước. Đặt cả bàn tay ngang ngực bé đồng thời vỗ vỗ hoặc xoa lưng bé.
- Tư thế 2: Bế bé ngả vào vai mẹ. Bế bé ngả vào vai mẹ và duỗi hai tay xuống. Một tay vỗ hoặc xoa lưng bé. Một tay ôm mông bé.
- Tư thế 3: Nằm úp trong lòng mẹ. Đặt bé nằm úp trong lòng mẹ, giữ bé thật chặt. Đồng thời, vỗ hoặc xoa lưng bé. Áp lực nhẹ nhàng của đùi mẹ tác động lên bụng bé sẽ giúp bé đau bụng, đầy bụng. Bên cạnh đó, những động tác xoa, vỗ từ bên này sang bên khác sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, giảm bớt sự khó chịu.
Các tư thế chăm sóc trẻ táo bón đau bụng
1.3 Cho trẻ uống nước ấm
Khi bé xuất hiện cơn đau bụng do táo bón, mẹ nên cho bé uống nước ấm để xoa dịu cơn đau tạm thời.
Đồng thời cho bé uống thật nhiều nước trong ngày, mỗi ngày cố gắng duy.trì thói quen uống đủ từ 1,5- 2 lít nước để bổ sung nước và đẩy lùi tình trạng táo bón. Nước ấm giúp xoa dịu cơn đau ở bụng, làm mềm phân và giảm bớt ma sát giữa niêm mạc ống tiêu hóa.với khối phân khi phân di chuyển theo chiều của nhu động ruột và trọng lực.
1.4 Giảm đau bụng táo bón bằng củ hành, củ tỏi
Nướng một củ hành hoặc tỏi bỏ vào một miếng gạc rồi đặt lên rốn của trẻ bị chướng bụng (không đặt trực tiếp hành, tỏi lên da bé vì có thể gây bỏng). Một lát bé sẽ đỡ đầy bụng, đau bụng và xì hơi được.
Với bé lớn hơn, mẹ có thể phi thơm một lát tỏi và nêm vào cháo cho bé ăn hàng ngày.
2. Cách giúp đi cầu nhanh khi bé bị đau bụng táo bón
2.1 Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ trong thực phẩm có vai trò xúc tiến quá trình tiêu hóa, thay đổi hình.thái phân, làm mềm phân, hỗ trợ đẩy các chất thải ra ngoài cơ thể nhanh chóng hơn.
Do đó, khi bị táo bón, bé nên được tăng cường ăn nhiều rau củ.quả giàu chất xơ và vitamin để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Việc sử dụng nhiều rau củ quả còn giúp giảm bớt áp lực cho dạ dày.khiến việc đi ngoài trở nên dễ dàng và trơn tru hơn.
Các thực phẩm giàu chất xơ mà mẹ nên sử dụng là: Chuối, táo, lê, kiwi, dâu tây, các loại đậu, bánh mì đen, ngũ cốc, khoai lang, bí ngô, cà rốt, quả óc chó…
Tùy theo lứa tuổi và thể chất của con mà mẹ có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng. Từ đó mẹ có thể phối hợp vào từng khẩu phần ăn hàng ngày.sao cho hợp lý mà vẫn đảm bảo không thừa chất dinh dưỡng.
2.2 Dùng mật ong vừng đen
Mật ong tính trơn, ấm tự nhiên. Nó có tác dụng kháng khuẩn và sát.trùng có thể loại bỏ vi khuẩn có hại bên trong đường ruột, từ đó hạn chế các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, mật ong kết hợp với một số thành phần khác có thể giữ cho khối phân mềm và ẩm khi đi.qua hệ tiêu hóa, từ đó giúp bé đẩy phân ra dễ dàng hơn, giảm ma sát với thành ruột.
Tham khảo trẻ táo bón ăn gì, mẹ biết chưa?
Vùng đen tính hàn, vị ngọt, có tác dụng giải độc, sát khuẩn, nhuận tràng, chữa táo bón cho trẻ rất tốt.Vì vậy mẹ hoàn toàn có thể phối hợp 2 loại này với nhau để giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn.
Cách 1:
- Lấy 20g vừng đen giã nhuyễn
- Cho vừng và 200ml mật ong vào nồi, thêm 200ml nước, khuấy đều
- Đun nhỏ lửa đến khi chín nhừ, dùng 2 lần/ngày sẽ thấy chứng táo bón cải thiện đáng kể.
Cách 2:
- Vừng đen rang thơm, giã nát, cho vào hũ thủy tinh dùng dần
- Mỗi ngày lấy 40 – 50g vừng đen trộn với 30g mật ong
- Ăn vài lần trong ngày, sang hôm sau bé sẽ thấy có cảm giác muốn đi cầu.
95% tình bị táo bón của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chủ yếu là táo bón cơ năng, tức là liên quan đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của trẻ. Cộng với hệ tiêu hóa còn non nớt thì rất dễ gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Từ đó gây nên tình trạng táo bón đau bụng, đầy bụng, khó tiêu ở trẻ.
2.3 Sử dụng sản phẩm chứa probiotic (lợi khuẩn)
Để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nhiều mẹ sẽ nghĩ đến sử dụng sữa chua cho con. Sữa chua thường chứa một số loại lợi khuẩn có lợi, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, từ đó có thể giúp tình trạng táo bón của trẻ. Vì thế mẹ có thể sử dụng táo bón hàng ngày cho trẻ.
Tuy nhiên, lượng lợi khuẩn mà sữa chua đem lại cho bé thường chưa đủ lớn và không phải cứ lợi khuẩn trong sữa chua là giúp giảm táo bón. Để giúp trị tận gốc thì phải sử dụng lợi khuẩn có tác dụng tại đại tràng là chủ yếu. Trong đó Bifidobacterium là lợi khuẩn quan trọng đối với tình trạng táo bón cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với cơ chế vượt trội đã được kiểm chứng bởi hơn 370 nghiên cứu khoa học và 180 thử nghiệm lâm sàng.
Imiale với lợi khuẩn Bifidobacterium-BB12 từ Đan Mạch là giải pháp được nhiều chuyên gia nhi khoa hàng đầu dành cho trẻ táo bón. Không chi giúp trẻ đi tiêu nhanh, dễ dàng mà còn có khả năng giảm ngay táo bón đau bụng từ những lần đầu sử dụng.
III. Khi nào táo bón đau bụng cần đi bác sĩ gấp
- Trẻ bị táo bón, đau bụng nhưng kèm theo sốt, nôn, biểu hiện mất nước. Rất có thể bé bị viêm màng não và nên được đi khám tại bệnh viện uy tín.
- Trẻ bị táo bón đau bụng kèm theo da khô, xanh xao, lười ăn, bỏ nhiều bữa, đi có máu.
- Trẻ bị táo bón nặng dẫn tới tắc ruột, đau bụng quằn quại. Cha mẹ không nên chủ quan, hãy đưa bé đi khám chữa sớm nhất có thể.
- Ở trẻ em, cơn đau do táo bón nghiêm trọng hơn và có thể bị nhầm với cơn đau do viêm ruột thừa hoặc tắc ruột.
Liên hệ tư vấn và đặt hàng qua hotline: 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Tham khảo nghiên cứu khoa học của Imiale cải thiện tình trạng táo bón ở nghiên cứu dưới đây.