Chế độ ăn uống của trẻ ảnh hưởng rất lớn đến khả.năng cải thiện và dứt điểm tình trạng táo bón ở trẻ. Vậy cụ thể trẻ em táo bón nên ăn gì và được chế biến thế nào, tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục
I. Cho bé ăn các loại rau, củ, quả giàu chất xơ hòa tan
Trẻ em táo bón nên ăn chất xơ gì, cách chế biến như thế nào?
Chất xơ bao gồm 2 loại: loại thô (xơ không hòa tan) và loại mịn (xơ hòa tan). Trong đó, loại xơ càng mịn thì khả năng phân giải và đồng hóa càng cao và dễ hòa tan.
1. Tác dụng của chất xơ hòa tan đối với chứng táo bón của trẻ
Nhiều chuyên gia về nhi khoa cho rằng chất xơ hòa tan đóng một vai trò quan.trọng trong việc cải thiện tình trạng táo bón của trẻ. Khả năng làm làm giảm táo bón ở trẻ thể hiện qua những cơ chế sau đây:
- Cơ chế quan trọng nhất của chất xơ là làm tăng độ nhớt thức ăn trong quá trình tiêu hóa. Nó giúp giảm tốc độ vận chuyển các chất. Từ đó làm quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng diễn ra chậm hơn. Vì thế mà các chất dinh dưỡng trong đường ruột được hấp thu 1 cách triệt để. Qua đó giúp bé tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt.
- Bên cạnh đó, chất xơ hòa tan có khả năng tan trong nước. Do vậy, khi đi vào đường tiêu hóa sẽ tạo thành dạng nhầy giúp phân mềm và xốp hơn. Qua đó kích thích nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài. Bé đi tiêu dễ hơn, phòng chống táo bón. Cơ thể không hấp thụ chất xơ hòa tan nên chất xơ hoà tan sẽ không vào máu. Vì thế nó rất an toàn cho sức khỏe của trẻ.
- Chất xơ hòa tan giúp loại bỏ chất độc, các chất cặn bã ra khỏi cơ thể nhanh chóng. Nó giúp hệ tiêu hóa của bé yêu làm việc hiệu quả hơn. Nó giúp tăng cường hệ miễn dịch đường ruột cho bé và làm.giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Không chỉ vậy, nó còn an toàn, giúp bé luôn khỏe mạnh.
2. Những loại chất xơ hòa tan nào mẹ nên dùng cho trẻ
Hai loại chất xơ hòa tan thường được dùng nhiều và có tác dụng tốt.nhất đối với trẻ táo bón đó là Inulin và FOS. 2 loại chất xơ này ngoài những cơ chế tốt cho táo bón như làm.mềm phân tăng nhu động, tăng di chuyển phân ra ngoài. Chúng còn là thức ăn của vi khuẩn có lợi, giúp hệ vi sinh đường ruột của trẻ tốt hơn.
Trẻ em táo bón nên ăn gì? Mẹ có thể bổ sung lượng chất xơ hòa tan bằng.cách tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau củ, trái cây. Những loại thực phẩm chứa lượng chất xơ hòa tan lớn mẹ có thể tham khảo như:
- Các loại rau: súp lơ xanh, rau chân vịt, mồng tơi, đậu Hà Lan, actiso, bắp cải
- Các loại quả: Lê, táo, bơ, chuối, bưởi
Khi bổ sung chất xơ hòa tan, mẹ nên chú ý cân bằng giữa các.loại thực phẩm để bữa ăn của bé không bị mất cân bằng dinh dưỡng.
» Xem thêm: Góc dinh dưỡng cho trẻ: Bé bị táo bón ăn gì cho hết?
II. Mẹ sử dụng sữa hạt cho trẻ thay vì sữa công thức
Tâm lý của nhiều bà mẹ là sợ những bữa ăn hàng ngày không cung cấp đủ chất cho con. Vì vậy mẹ tìm đến 1 số loại sữa công thức cho trẻ. Tuy nhiên những loại sữa này chứa nhiều chất khó tiêu hóa, protein khó hấp thu. Việc sử dụng liên tục có thể dẫn đến tình trạng táo bón của trẻ. Vậy trẻ táo bón nên ăn gì?
So với việc dùng sữa công thức thì dùng sữa hạt vừa giúp cung cấp dinh dưỡng cho bé, vừa cải thiện chức năng tiêu hóa đường ruột, giảm táo bón.
Mẹ có thể tham khảo một số loại sữa hạt sau đây:
1. Sữa hạt óc chó
Trong hạt óc chó chứa lượng chất xơ lớn. Chúng hỗ trợ thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn.ngừa táo bón và tăng cường khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cơ thể. Ngoài ra chất cũng giúp kích thích sự sản sinh của các lợi khuẩn, hình thành một môi trường vi sinh lành mạnh trong đường ruột.
Ngoài ra chúng cũng chứa nhiều loại vitamin và protein, chất béo không.no Omega-3 tốt cho sự phát triển của trẻ.
Mẹ có thể tham khảo cách làm sữa óc chó dễ uống cho bé sau:
Chuẩn bị
- 50g hạt óc chó tách vỏ
- 50g yến mạch
- 15g đường phèn (cho những ai muốn uống sữa có vị ngọt)
Cách làm
- Ngâm yến mạch với nước ấm trong vòng 2 tiếng và rửa lại sạch với nước cho đến khi nào hết nước thì vớt ra.
- Cho yến mạch đã rửa, hạt óc chó đã chuẩn bị cùng với 600ml nước lọc vào máy xay sinh tố và xay thật nhuyễn.
- Sau đó, lọc hỗn hợp mới xay với rây hoặc vải lọc. Đun sôi phần nước sữa vừa lọc trong vòng 20 phút với lửa nhỏ rồi tắt bếp
- Nếu trẻ thích uống ngọt có thể cho thêm đường phèn giã nhỏ vào sữa rồi khuấy đều cho tan.
- Có thể chờ sữa nguội và cho vào chai, lọ thủy tinh để bảo quản và dùng dần.
2. Sữa mè đen
Theo y học cổ truyền, mè đen có vị ngọt, tính bình, béo. Nó có tác dụng tăng cường nhu động ruột, cải thiện hoạt động tiêu hóa và bài tiết của cơ thể, từ đó làm giảm chứng táo bón, chướng bụng, khó tiêu,…của trẻ.
Cách chế biến cho bé:
Chuẩn bị
- 250 g mè đen
- 1.5 lít nước
- 150g đường phèn
- 250ml kem tươi
- 500 ml sữa tươi không đường
Cách làm:
- Mè đen rửa sạch rồi rang chín. Sau đó, cho mè đen vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Đun sôi 1.5 lít nước, sau đó cho mè đen đã xay nhuyễn vào khuấy đều tới khi sôi, các bạn nhớ hớt bọt nhé.
- Để mè đen nguội bớt, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn thêm một lần nữa rồi lọc qua rây.
- Cho nước mè đen vào nồi cùng với 500ml sữa tươi không đường khuấy đều rồi đun nóng. Tiếp tục cho 150g đường phèn vào khuấy đều cho đường tan hết.
- Cho 250ml kem tươi vào nồi khuấy đều đến khi hỗn hợp sữa hạt cho bé sôi lăn tăn thì tắt bếp.
3. Sữa chua hạt chia
Hạt chia được xếp vào nhóm những thực phẩm nhuận tràng tốt giúp mẹ trả lời trẻ em táo bón nên ăn gì.
Với hàm lượng chất xơ dồi dào, hạt chia có khả năng tăng kích thước và làm mềm phân, từ đó giảm tình trạng phân khô cứng và vón cục. Hơn nữa, các axít béo Omega 3 trong hạt Chia còn có tác dụng làm trơn đường ruột và giúp quá trình đào thải phân dược diễn ra thuận lợi.
Mẹ có thể chế biến hạt chia theo nhiều cách như hạt chia ngâm nước, nước cam hạt chia hay cháo, súp hạt chia. Trong đó dùng sữa chua hạt chia cũng là 1 cách hữu hiệu giúp trẻ ăn ngon miệng và còn giúp giảm táo bón.
Nhiều mẹ còn phân vân có dùng sữa chua cho trẻ táo bón được không? Theo khuyến cáo của bác sỹ, trong sữa chua chứa 1 lượng lợi khuẩn như Lactobacillus hay Bifidobacterium giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi, kích thích quá trình tiêu hóa của trẻ. Vì thế giúp cải thiện táo bón của trẻ.
Tuy nhiên không phải tất cả mọi loại sữa chua đều có tác dụng này. Bạn hãy chọn sữa chua ít béo và có thêm lợi khuẩn tốt cho trẻ.
» Xem thêm: Sự khác biệt của Bifidobacterium và Lactobacillus
4. Bổ sung lợi khuẩn nhỏ giọt cho trẻ
Những thực phẩm như sữa hạt hay chất xơ hòa tan thực sự chưa bổ sung lượng lợi khuẩn cần thiết cho cơ thể trẻ. Đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ, rất dễ bị tấn công gây nên mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và tình trạng táo bón.
Lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn cản sự phát triển và gây hại của hại khuẩn, kích thích tạo hàng rào bảo vệ đường ruột , kích thích quá trình tiêu hóa. Đặc biệt, lợi khuẩn Bifidobacterium đã được chứng minh với nhiều cơ chế nổi trội giúp làm giảm và ngăn ngừa táo bón ở trẻ.
Tham khảo Bifidobacterium-BB12 giúp làm giảm táo bón ở trẻ như thế nào.
Sử dụng lợi khuẩn là xu hướng mới được nhiều mẹ quan tâm để hỗ trợ việc trị táo bón cho con.
Imiale với lợi khuẩn sống Bifidobacterium-BB12 hoàn toàn thuần khiết từ Đan Mạch là sự lựa chọn không thể bỏ qua cho trẻ táo bón. Sản phẩm cung cấp đến 1 tỷ CFU lợi khuẩn cho mỗi lần sử dụng. Theo các chuyên gia hàng đầu thế giới, đây là số lượng lợi khuẩn đủ lớn để có hiệu quả. Công nghệ Cryoprotectant không giúp lợi khuẩn luôn khỏe mạnh và phát huy tác dụng tối đa trong quá trình bảo quản và sử dụng.
Tham khảo thông tin sản phẩm Imiale.
III. Các loại thực phẩm nhuận tràng cho bé táo bón
1. Trà thảo mộc
Các loại trà thảo mộc có tính mát, làm dịu hệ tiêu hóa, cung cấp nhiều khoáng chất giúp quá trình tiêu hóa của trẻ nhanh hơn. Đồng thời, nó cũng giúp kháng khuẩn, chống viêm nhiễm trong đường ruột của trẻ . Một số loại trà mẹ có thể cho trẻ sử dụng hằng ngày để ổn định tiêu hóa, nhuận tràng bao gồm: trà bạc hà, trà hoa cúc, trà hoa nhài, trà gừng, mật ong,… Thời điểm tốt nhất để uống trà là sau mỗi bữa ăn chính của bé.
2. Rau dền đỏ
Rau dền đỏ là loại rau có tính mát, giúp thanh nhiệt, sát trùng, nhuận tràng… Trong các loại rau, rau dền đỏ thường gây thích thú cho trẻ bởi màu đỏ bắt mắt, chính vì vậy mà các mẹ thường chọn rau dền để tạo màu cho nhiều món ăn của trẻ. Ngoài tác dụng thanh nhiệt, trị lỵ, mụn nhọt, đồng thời bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, thì rau dền đỏ còn có công dụng trị táo bón ở trẻ rất nhạy.
Bên cạnh đó, loại rau này còn có vị ngọt, dễ ăn. Mẹ có thể nấu canh, luộc, hoặc nấu cháo cá lóc rau dền đỏ cho bé ăn để giúp phòng ngừa táo bón hàng ngày.
3. Dùng nước mận hoặc mận khô cho trẻ táo bón
Hàm lượng sorbitol dồi dào trong quả mận có tác dụng nhuận tràng, tăng số lượng chất lỏng bên trong ruột và hỗ trợ làm mềm phân.
Ngoài ra, mận còn chứa hàm lượng polyphenol dồi dào (chất chống oxy hóa). Các thành phần này có tác dụng kích thích hoạt động tiêu hóa của dạ dày và thúc đẩy nhu động ruột.
Do đó ngoài tác dụng bổ sung vi chất dinh dưỡng cho cơ thể, mận còn được tận dụng để chữa táo bón và các chứng bệnh ở đường tiêu hóa của bé. Mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp quả mận. Tuy nhiên nếu bé không thích ăn thì mẹ có thể làm nước mận thay thế
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 300g mận chín và 200g đường cát
- Rửa sạch mận, cắt làm đôi và bỏ hạt
- Xếp mận vào bình thủy tinh và cho đường lên trên
- Ngâm trong khoảng 2 – 3 ngày và đem bảo quản trong tủ lạnh
- Khi dùng, nên hòa tan 4 – 5 thìa nước mận với 1 ít nước sôi để nguội
Mẹ nên cho bé uống nước mận sau khi ăn để thúc đẩy hoạt động của cơ quan tiêu hóa và hạn chế các triệu chứng rối loạn khó tiêu như đầy bụng, buồn nôn, chướng bụng, ợ hơi,…
» Tham khảo: Trẻ bị táo bón mẹ cho uống gì?
Mận có tính nóng, vì vậy không nên dùng với liều lượng quá lớn. Với trẻ nhỏ, nên cân chỉnh liều cho phù hợp với độ tuổi và cân nặng.
Để được tư vấn chi tiết hơn, mẹ có thể liên hệ qua hotline: 1900 9482.
Tham khảo nghiên cứu khoa học của Imiale cải thiện tình trạng táo bón ở tại đây.
» Xem thêm: Giải pháp toàn diện phục hồi táo bón ở trẻ sau 4 tuần
Nguồn tham khảo: