Trẻ gặp khó khăn trong việc hấp thu và tiêu hóa thức ăn làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của trẻ. Nó là một trong những biểu hiện liên quan đến chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây giúp mẹ hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh cho con và có giải pháp điều trị kịp thời.
1. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là gì?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ sơ sinh các rối loạn về chức năng tiêu hóa đặc trưng bởi cảm giác đau bụng, khó chịu, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, nôn trớ…
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt. Bên cạnh đó, do chức năng tiêu hoá của trẻ chưa hoàn chỉnh nên trẻ rất hay gặp tình trạng này.
2. Những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh thường dễ bị chứng rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân sau đây:
Trẻ bị nhiễm các vi khuẩn, virus
Các virus và vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa bao gồm: virus Rota, vi khuẩn Samonella, E.coli, Shigella, kí sinh trùng (Giardia, Amip). Trong đó virus Rota là loại virus thường gây ra chứng tiêu chảy ở trẻ dưới 2 tuổi nhất.
Loạn khuẩn đường ruột
Sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại của vi khuẩn đường ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy và mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa thông qua việc tiếp xúc với các đồ vật mất vệ sinh bên ngoài hay việc lạ dụng thuốc kháng sinh.
Cấu tạo tiêu hóa chưa hoàn chỉnh
Hệ thống tiêu hóa bao gồm cơ quan, bộ phận sẽ cũng làm việc với nhau một cách đồng bộ để hấp thu dưỡng chất và đào thải chất độc ra ngoài. Những bất thường về mặt cấu trúc đều có thể khiến hoạt động tiêu hóa bị rối loạn. Đặc biệt trẻ sơ sinh ở trong độ tuổi dưới 2 năm tuổi, dạ dày thường nằm ngang và cơ vòng tâm vị của hệ tiêu hóa co bóp yếu nên việc tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ rất kém.
Dị ứng thức ăn và bất dung nạp
Một số trẻ sơ sinh dị ứng với sữa công thức, điều này khiến cơ thể không dung nạp được gây ra tình trạng tiêu chảy, nôn trớ – biểu hiện điển hình của chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.
Hiện tượng bất dung nạp điển hình là bất dung nạp lactose gồm các triệu chứng: ợ chua, buồn nôn, tiêu chảy, phân lỏng xì xoẹt,…
Ngoài ra có một số nguyên nhân khác gây rối loạn tiêu hóa trẻ sơ sinh như môi trường nhiều bụi bẩn, trẻ mắc mắc số bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày-đại tràng, tắc ruột, …
Xem thêm: 10 điều cần biết và rồi loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
3. 8 biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh thường gặp
3.1. Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa thường có các biểu hiện sau đây:
Nôn trớ
Nôn trớ là một biểu hiện thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ có thể ọc sữa ra trong và ngay sau khi bú, đây là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do cơ vòng của dạ dày và thực quản (ống dẫn từ miệng đến dạ dày) còn yếu, dạ dày nằm ngang khiến trẻ rất dễ bị trào ngược, nôn trớ. Ở một số trẻ bú sữa công thức, trẻ bị nôn có thể do trẻ không dung nạp được sữa, quá trình tiêu hóa của trẻ bị “ngăn cản” dẫn đến nôn trớ.
Chán ăn
Khi bị rối loạn tiêu hóa, cơ thể trẻ khó có thể hấp thu và tiêu hóa thức ăn một các bình thường do sự hoạt động không đồng bộ của các cơ quan trọng hệ tiêu hóa. Chính vì thế, trẻ thường có xu hướng nhác ăn, ăn không ngon miệng
Chướng bụng
Thức ăn không được tiêu hóa bình thường làm phân bị giữ lại ở ruột già dễ gây ra tình trạng chướng bụng. Khi vỗ nhẹ vào bụng bé mẹ có thể nghe tiếng kêu lốp bốp, âm thanh hơi rỗng – biểu hiện đó cho thấy trẻ đang có dấu hiệu chướng bụng.
Trẻ quấy khóc
Trẻ khỏe mạnh trẻ mẹ bình thường, tuy nhiên khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ sẽ cảm thấy đau bụng, khó chịu trong người, không chịu ti khi đói và quấy khóc
Trẻ sơ sinh đi phân sống
Sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột làm cho việc tiêu hóa thức ăn bị rối loạn. Thức ăn vào chưa được tiêu hóa đã thải qua đường hậu môn (trẻ ăn cái gì thải ra cái đó) gọi là tình trạng phân sống
Thay đổi tần suất đại tiện
Trẻ sơ sinh tần suất đại tiện bình thường là 2-3 lần/1 ngày, phân dẻo, dễ đi. Tuy nhiên khi trẻ sơ sinh mắc chứng rối loạn tiêu hóa, trẻ có xu hướng
Trẻ bị tiêu chảy
Trẻ đi đại tiện nhiều hơn 3 lần trong ngày, phân lỏng, có hoặc không có mùi tanh, chất nhầy.
Táo bón
Táo bón là tình trạng trẻ đi đại tiện ít hơn 3-4 lần/tuần, khó khăn khi đi đại tiện, phân khô.
3.2. Vậy trẻ rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?
- Với trẻ có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy cấp tính dẫn đến sự rối loạn điện giải, mất nước nghiêm trọng dẫn đến sốt nghiêm trọng, có thể có cơn co giật.
- Trẻ bị táo bón không được xử trí sớm dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trong hơn như tắc ruột, phình đại trực tràng
- Trẻ kém hấp thu dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng hay ốm đau.
Ngoài các dấu hiệu trên, trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa thường có xu hướng giảm bú, chán ăn và khó tăng cân, dễ bị lâm vào tình trạng suy dinh dưỡng
Biết được các dấu hiệu và biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa giúp các mẹ nhanh chóng định hình được tình trạng sức khỏe của trẻ và đưa ra những giải pháp điều trị kịp thời phù hợp.
Xem thêm: Bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt có nguy hiểm không?
4. 4 giải pháp cho mẹ khi trẻ bị táo bón
Chứng rối loạn tiêu hóa trẻ sơ sinh thường là một tình trạng rất phổ biến nhưng ít được chú ý và dễ bị coi thường, vì vậy các mẹ nên hiểu tình trạng rối loạn của trẻ sơ sinh và áp dụng những giải pháp phù hợp cho con trẻ của mình khi trẻ có những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa
4.1. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn uống
Chế độ dinh dưỡng
Cần đảm bảo cho trẻ chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cụ thể:
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi
Nên khuyến khích cho bé dùng sữa mẹ hoàn toàn vì sữa mẹ giúp sản sinh các kháng thể và tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại những bệnh nhiễm trùng ở trẻ nhỏ như bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, hen suyễn,…., ngăn ngừa dị ứng và bảo vệ khỏi một số bệnh mãn tính.
Sữa mẹ chứa nhiều yếu tố hỗ trợ tốt cho hệ miễn dịch của trẻ, nhất đối với trẻ sơ sinh, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng để trẻ khỏe mạnh và phát triển bình thường
Với trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi trở lên
Giai đoạn này trẻ bắt đầu ăn những thực phẩm đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ nhưng vẫn đảm bảo dễ tiêu hóa. Một số thực phẩm cần bổ sung: nguồn thực phẩm giàu chất đạm như cá hồi, cá rô phi, tôm khoảng 2 lần trong tuần giúp trẻ phát triển trí não thông minh hơn. Các loại trái cây dễ tiêu hóa như bơ, chuối, dưa, …
Bổ sung sản phẩm lợi khuẩn cho trẻ: đây là phương cải thiện các bệnh lý về đường tiêu hóa tốt cho trẻ được các chuyên gia khuyên dùng vì nó cung cấp một lượng lợi khuẩn tốt cho đường ruột giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Lưu ý:
- Cho trẻ ăn một lượng thức ăn ít, từ từ từng miếng một, không nên ép trẻ ăn một lượng quá nhiều vì trẻ dễ dẫn nôn trớ hết ra ngoài. Có thể cho trẻ ăn từ 3-4 bữa/ ngày khi trẻ đến tuổi cần ăn dặm (thường 6 tháng tuổi trở lên)
- Không dùng mỡ động vật để chế biến những món ăn cho trẻ vì nó sẽ làm cho tình trạng chướng bụng và đầy hơi của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Khuyến khích dùng các loại dầu đậu nành, dầu mè để thay thế, …
Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé – Cẩm nang cho con phát triển toàn diện
4.2. Giải pháp cho mẹ khi trẻ có dấu hiệu táo bón, đầy hơi do rối loạn tiêu hóa gây ra
Ngoài việc phải bổ sung chất dinh dưỡng, cung cấp thêm những thực phẩm giàu chất xơ như khoai lang, các loại rau xanh chế biến cùng với cháo, ngũ cốc. Các mẹ nên:
- Mát xa bụng trẻ: mẹ nên dùng hai đầu ngón tay mát xa bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ quanh rốn. Điều này giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, giảm đầy hơi.
- Chườm túi nước ấm vùng quanh bụng cho trẻ: các mẹ nên dùng hai chiếc khăn, làm ấm khăn theo nhiệt độ của bạn cảm nhận được, một khăn trải ra trên bụng mẹ, một khăn cuộn lại thành gói rồi chườm nhẹ nhàng lên bụng bé. Cẩn thận để khăn quá nóng làm bỏng bé.
Với các bé có khả năng đi lại, cho bé tập những bài tập thể dục, vận động nhẹ nhàng.
4.3. Giải pháp cho mẹ khi trẻ có dấu hiệu tiêu chảy, nôn trớ do rối loạn tiêu hóa gây ra
Bù nước và điện giải cho trẻ sơ sinh: nếu trẻ dưới 1 tuổi các mẹ nên cho trẻ uống sữa và nước để bù lại lượng nước mà trẻ mất đi do nôn trớ và tiêu chảy nhằm ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn như sốt, ảnh hưởng hệ thần kinh,…
Không nên tự ý cho trẻ dùng các chất điện giải nếu trẻ chưa được 1 tuổi, tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để bổ sung dịch điện giải an toàn cho trẻ sơ sinh.
4.4. Cho trẻ tiêm đầy đủ các loại vacxin
Hệ thống miễn dịch cần một thời gian để phát triển toàn diện và chúng cần sự trợ giúp của vắc xin.
Tiêm phòng gây ra đáp ứng miễn dịch giống như cách mà virus hay vi khuẩn gây ra cho cơ thể. Nếu trẻ đã được tiêm phòng (hay còn gọi là vắc xin), trong tương lai cơ thể tiếp xúc với căn bệnh như vậy, hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra vi trùng đó và phản ứng đủ nhanh để chống lại căn bệnh và ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng mà hệ thống miễn dịch bẩm sinh không làm được điều đó.
Ngoài ra các mẹ nên chú ý vệ sinh nơi ở con mình, đảm bảo không gian ở sạch sẽ thoáng mát tránh sự xâm nhập của những vi khuẩn gây hại cho trẻ.
Mọi thông tin chi tiết liên quan đến sức khỏe của trẻ xin vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 HOẶC 09 6762 9482
Tài liệu tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/list-of-digestive-disorders\
https://www.mainehealth.org/Services/Kids-Health/Pediatric-Digestive-Disorders
https://vncdc.gov.vn/nhan-biet-cac-roi-loan-tieu-hoa-thuong-gap-o-tre-nd15382.html
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=gastrointestinal-problems-90-P02216