Trong 2 năm đầu đời, thời gian ăn dặm là lúc trẻ dễ mắc tiêu chảy hơn cả. Thay đổi chế độ dinh dưỡng, thức ăn rắn và khô hơn, nhiều loại chất dinh dưỡng đa dạng hơn và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới vấn đề tiêu chảy ở trẻ. Cùng đọc bài viết dưới dây để được giải thích rõ nguyên nhân trẻ ăn dặm tiêu chảy và cách khắc phục an toàn tại nhà.
Mục lục
I – Tại sao trẻ ăn dặm bị tiêu chảy
Trẻ bước sang giai đoạn ăn dặm thường xuyên gặp phải các rối loạn tiêu hóa, trong đó có tiêu chảy.
Khác với giai đoạn bú sữa hoàn toàn, trẻ phải tiếp xúc với đồ ăn đặc hơn, các loại thực phẩm đa dạng hơn. Cơ thể của trẻ cần phải thích nghi dần. Một số trẻ gặp tình trạng tiêu chảy trong giai đoạn ăn dặm nguyên nhân là do:
1. Hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi với thức ăn đặc hơn:
Hệ tiêu hóa của trẻ đang từ giai đoạn tiêu hóa chất lỏng hoàn toàn sang giai đoạn phải tiêu hóa những thức ăn đặc hơn, có thể tạo gánh nặng lên quá trình tiêu hóa. Kích thích nhu động ruột hoạt động nhiều hơn. Nếu như kích thích quá mức có thể dẫn đến thức ăn chưa được tái hấp thu nước ở đại tràng đã bị tống ra ngoài. Gây ra hiện tượng tiêu chảy.
2. Dị ứng thức ăn:
Phản ứng dị ứng của cơ thể có thể xảy ra với bất kỳ tác nhân nào kể cả thực phẩm. Có thể trẻ đang gặp tình trạng dị ứng với một loại thức ăn nào đó nên dẫn đến tiêu chảy. Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ là: trứng, hải sản (tôm, mực, cua,…), đậu nành,…
3. Nhiễm khuẩn tiêu hóa từ thức ăn:
Thức ăn chưa được chế biến sạch sẽ mang theo nhiều vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây hại. Sau khi chúng đi vào ruột, sẽ kích thích trực tiếp niêm mạc ruột khiến cho ruột bị tổn thương. Giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Phân thải ra có dạng lỏng, mùi tanh, đôi khi dính máu hoặc nhầy máu.
➤ Xem chi tiết: Nguyên nhân và cách điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em
II – Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ ăn dặm tiêu chảy
Tiêu chảy là lúc cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn hơn cả. Do trẻ thường nôn nhiều, đại tiện nhiều, giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và có nguy cơ suy dinh dưỡng sau đó.
Để phòng tránh suy dinh dưỡng sau tiêu chảy cho trẻ, mẹ cần bổ sung cho con đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu. Trong đó có protein (đạm), lipid (chất béo), tinh bột, vitamin (A, B, C, D, E, K) và khoáng chất (kẽm, sắt, magie, canxi, kali…).
Mẹ có thể tham khảo 10 loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu sau đây:
1. Thịt bò:
Thịt bò chứa nhiều protein; các vitamin B như B6, B12; sắt và các khoáng chất khác như magie, kẽm. Ngoài ra trong thịt bò còn chứa rất nhiều omega-6, là chất béo thiết yếu đối với cơ thể.
2. Thịt gà:
Thịt gà cũng rất giàu protein, acid amin, phù hợp trong các trường hợp cần bồi bổ sức khỏe. Ngoài ra thịt gà còn chứa nhiều photpho, tốt cho quá trình tạo xương, răng, tránh còi xương ở trẻ.
3. Thịt lợn:
Thịt lợn chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất. Nó chứa tất cả các acid amin thiết yếu cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể khỏe mạnh. Lượng vitamin B dồi dào với B1, B3, B6, B12, có tác dụng trong việc tạo máu, bảo vệ hệ thần kinh và duy trì các chức năng sống của cơ thể.
4. Rau cải bắp:
Bắp cải có chứa nhiều vitamin C (44%) và vitamin K (72%). Bắp cải cũng chứa một lượng vừa phải (10-19%) vitamin B6 và B9 (axit Folic hay còn gọi là folate).
5. Măng tây:
Măng tây là thực phẩm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Trong đó có vitamin A, B1, B2, C và các loại khoáng chất như mangan, sắt, photpho, kali, canxi, brom, iot.
6. Súp lơ:
Trong súp lơ xanh còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất bao gồm vitamin C, vitamin K1, folat (B9), kali, mangan, sắt… và các hợp chất chống oxy hóa như: sulforaphane, carotenoid, kaempferol, quercetin.
7. Cà rốt:
Cà rốt chứa nhiều vitamin (A, B1, B2, B6, C) và nhiều khoáng chất (canxi, sắt, magie, photpho, kali, natri) giúp cân bằng lại lượng điện giải đã mất do tiêu chảy.
8. Chuối chín:
Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong ruột trong suốt quá trình tiêu chảy. Một loại chất xơ khác là inulin cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại prebiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho đường ruột Chính vì vậy, chuối được xem là loại hoa quả tốt để phục hồi tiêu chảy.
9. Ổi:
Ổi chứa một lượng tanin lớn, có tác dụng làm săn se, cầm tiêu chảy.
10. Táo:
Táo có nhiều chất xơ pectin có tác dụng tốt với các trường hợp tiêu chảy. Pectin giúp cải thiện tiêu hóa vì bản chất hòa tan và khả năng liên kết với cholesterol hoặc độc tố trong cơ thể và loại bỏ chúng ra khỏi hệ thống tiêu hóa của bé.
➤ Mẹ tham khảo : 8 Món cháo cho trẻ tiêu chảy nhanh hồi phục
III – Tránh mất nước khi trẻ ăn dặm tiêu chảy
Trẻ tiêu chảy đi phân lỏng quá nhiều lần có thể gây mất nước. Mất nước nghiêm trọng có thể dẫn tới sốc giảm thể tích tuần hoàn gây tử vong. Do vậy mẹ cần phòng tránh mất nước cho trẻ bằng cách bù dịch ngay từ khi trẻ mới bắt đầu có dấu hiệu tiêu chảy.
Các loại dịch có thể bổ sung cho bé bao gồm: sữa, nước lọc, dung dịch oresol, nước hoa quả, nước canh, nước súp, nước cháo.
Trẻ đang bú mẹ hoàn toàn cũng có thể bổ sung dung dịch oresol.
Lượng dịch cần bù cho trẻ:
- Trẻ dưới 2 tuổi: 50 – 100ml sau mỗi lần đi ngoài và giữa mỗi lần
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên: 100 – 200ml sau mỗi lần đi ngoài và giữa mỗi lần
Nếu trẻ nôn, ngừng 10 phút sau đó tiếp tục cho uống nhưng cho uống chậm hơn. Tiếp tục cho trẻ uống đến khi hết tiêu chảy.
IV – Bổ sung lợi khuẩn đúng cách cho trẻ tiêu chảy
Lợi khuẩn là những vi sinh vật có lợi đối với cơ thể con người. Chúng hỗ trợ rất tốt đối với hệ tiêu hóa, miễn dịch. Khi hệ khuẩn chí bị giảm về số lượng, chúng gây ra các rối loạn tiêu hóa, trong đó có tiêu chảy. Và cho dù trẻ tiêu chảy do nguyên nhân gì thì bổ sung lợi khuẩn vẫn là hết sức cần thiết.
Về lợi khuẩn nói chung, chúng tác động lên cơ thể và giảm tiêu chảy theo những cơ chế sau:
- Cạnh tranh vị trí bám với các vi khuẩn gây hại và ức chế sự phát triển của chúng
- Tạo lớp màng nhầy sinh học giúp bảo vệ niêm mạc ruột trước các tác động của tác nhân gây tiêu chảy
- Điều tiết lượng nước trong phân giúp cải thiện tình trạng phân lỏng.
- Tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể mau chóng phục hồi và có khả năng chống chọi với các tác nhân gây hại
- Tăng tiết các enzym tiêu hóa giúp phục hồi chức năng tiêu hóa thức ăn
➤ Tham khảo thêm: Hướng dẫn chọn lợi khuẩn ( men vi sinh ) cho trẻ bị tiêu chảy
Trong hàng ngàn loại vi khuẩn có lợi, Bifidobacterium là lợi khuẩn chiếm số lượng đông nhất (90% tổng lượng lợi khuẩn). Chúng bám dính tại đại tràng và là nhân tố chính phát huy vai trò của hệ lợi khuẩn.
Do đó, khi lựa chọn lợi khuẩn, nên lựa chọn Bifidobacterium sẽ giúp trẻ nhanh chóng cải thiện tình trạng tiêu chảy hơn.
Khi bổ sung lợi khuẩn cho trẻ cần chú ý:
- Bổ sung đủ hàm lượng
- Sử dụng đều đặn mỗi ngày, không ngắt quãng cho đến khi hệ tiêu hóa ổn định hoàn toàn
- Nếu đang dùng kháng sinh, cần bổ sung lợi khuẩn cách thời điểm dùng kháng sinh ít nhất 2 giờ.
Imiale – Lợi khuẩn sống từ Đan Mạch chứa chủng Bifidobacterium BB-12
- Được sản xuất bằng công nghệ đặc biệt Cryoprotectant giúp lợi khuẩn bền bỉ hơn và có khả năng qua được hàng rào acid dạ dày, dịch mật và các enzym tiêu hóa ở ruột non để vào tới đại tràng (ruột già)
- Nhà sản xuất hiện đại số 1 thế giới với kinh nghiệm 145 năm nghiên cứu và phát triển lợi khuẩn.
- Số lượng bằng chứng khoa học lớn nhất trong tất cả các loại lợi khuẩn đang có trên thị trường
- Được FDA Hoa Kỳ cấp chứng nhận GRAS về độ an toàn tuyệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Và cuối cùng, các mẹ đừng quên theo dõi trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế khi cần thiết. Để được tư vấn bởi các chuyên gia Nhi khoa của Imiale, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
➤ Tham khảo thêm: Lưu ý sử dụng thuốc khi bé bị tiêu chảy?