Imiale https://imiale.com Hỗ trợ tiêu hóa & cân bằng hệ vi sinh Sun, 05 Feb 2023 02:22:23 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.0.1 https://imiale.com/wp-content/uploads/2020/06/cropped-con-voi-01-nho-32x32.png Imiale https://imiale.com 32 32 [CẬP NHẬT] Thêm bằng chứng khoa học Imiale (Bifidobacterium Bb-12) hỗ trợ cải thiện HỘI CHỨNG COLIC ở trẻ sơ sinh https://imiale.com/cap-nhat-bang-chung-hoi-chung-colic-13261/ https://imiale.com/cap-nhat-bang-chung-hoi-chung-colic-13261/#respond Fri, 29 Jul 2022 09:14:26 +0000 https://imiale.com/?p=13261 Hội chứng Colic (Infant colic) – đau bụng do co thắt là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, trung bình cứ 4 trẻ có 1 trẻ mắc phải. Hội chứng Colic không gây nguy hiểm và có thể tự chấm dứt nhưng lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và tâm lý cha mẹ. 

Men vi sinh Imiale chứa lợi khuẩn sống – gắn đích Bifidobacterium BB-12, đã được chứng minh có vai trò quan trọng trong cải thiện tình trạng quấy khóc ở trẻ mắc hội chứng Colic. Gần đây, Imiale đã cập nhật thêm bằng chứng khoa học chứng minh hiệu quả trên. Chi tiết được trình bày trong bài viết dưới đây. 

imiale-bằng-chứng-colic

1. Hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh 

Hội chứng Colic (Infant colic) – đau bụng co thắt ở trẻ sơ sinh là một rối loạn tiêu hóa chức năng, thường xảy ra trong 3 tháng đầu đời và phổ biến nhất ở trẻ 6 tuần tuổi. Trẻ mắc hội chứng Colic có triệu chứng quấy khóc nhiều, hơn 3 giờ mỗi ngày, trong hơn 3 ngày mỗi tuần. 

Hội chứng Colic có thể tự hết khi trẻ ngoài 6 tháng tuổi, nhưng tình trạng quấy khóc kéo dài ít nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé và ảnh hưởng đến tâm lý của cha mẹ. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều hậu quả như: trầm cảm sau sinh, cho con ngừng bú sớm, sử dụng thuốc cho con không hợp lý, thay đổi sữa công thức dẫn đến dị ứng, rối loạn giấc ngủ của con…

imiale-bằng-chứng-colic-1 

Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến hội chứng Colic chưa được biết rõ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra, phần lớn trẻ mắc hội chứng này có số lượng lợi khuẩn giảm và tăng số lượng hại khuẩn trên đường tiêu hóa. Điều này gợi ý tình trạng rối loạn hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò then chốt trong cải thiện hội chứng Colic. 

>>> Xem thêm: Giải mã trẻ sơ sinh hay khóc đêm – Mẹ đã thực sự hiểu đúng? 

2. Bằng chứng khoa học của Imiale (chứa Bifidobacterium BB-12) hỗ trợ cải thiện Hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh 

Bifidobacterium là chi lợi khuẩn ưu thế, chiếm đến 90% lợi khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ. Trong đó, chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 có khả năng bám dính tốt, đặc biệt tại đại tràng và có số lượng nghiên cứu hiệu quả trên lâm sàng khá đồ sộ. 

Vai trò của lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 trong cải thiện hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh cũng được các nhà khoa học quan tâm và không ngừng nghiên cứu. Các nghiên cứu đều chỉ ra việc bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 cho trẻ sơ sinh quấy khóc do đau bụng co thắt là cần thiết. 

2.1. Imiale làm giảm thời gian khóc sau 2 tuần và giảm tần suất khóc ở trẻ sơ sinh 

Năm 2019, Nocerino và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu chứng minh hiệu quả của Bifidobacterium BB-12 trên trẻ sơ sinh đau bụng do co thắt (Hội chứng Colic). 

Nghiên cứu được tiến hành trên 80 đối tượng là trẻ sơ sinh và chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 40 trẻ. Một nhóm sử dụng men vi sinh, mỗi ngày 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 và một nhóm sử dụng giả dược, kéo dài trong 28 ngày. 

Kết quả là: 

  • Tỷ lệ trẻ giảm hơn 50% thời gian khóc trung bình hàng ngày ở nhóm được bổ sung Bifidobacterium BB-12 tăng (80%) so với nhóm chứng (31,5%), bắt đầu từ cuối tuần thứ 2. 
  • Giảm số lần khóc trung bình, từ 8 lần/ngày giảm còn 3 lần/ngày ở nhóm dùng Bifidobacterium BB-12, trong khi nhóm sử dụng giả dược số lần trẻ khóc là lần/ngày. 

imiale-bằng-chứng-colic-3

2.2. [Cập nhật] Imiale giảm thời gian khóc 1 giờ 20 phút, giảm 5 lần khóc mỗi ngày và tăng thời gian ngủ trung bình của bé thêm 1 giờ

Năm 2021, một nghiên mới của K.Chen được công bố, củng cố thêm bằng chứng hỗ trợ cải thiện hội chứng Colic của Imiale. 

Nghiên cứu được tiến hành trên 192 trẻ sơ sinh Trung Quốc được bú sữa mẹ, từ 12 tuần tuổi trở xuống. Trong 21 ngày, trẻ sơ sinh được dùng giả dược hoặc bổ sung 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12. 

Kết quả cho thấy những trẻ sơ sinh quấy khóc do co thắt (Hội chứng Colic) được bổ sung Bifidobacterium BB-12 khóc ít hơn 1 giờ 20 phút mỗi ngày và trung bình ít khóc hơn năm lần mỗi ngày. 

Nghiên cứu trên cũng đánh giá hiệu quả của Bifidobacterium BB-12 đối với giấc ngủ của trẻ. Trẻ sơ sinh được bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 trong 21 ngày giúp tăng thời gian ngủ thêm trung bình một giờ mỗi ngày. 

Hơn nữa, cha mẹ có trẻ sơ sinh mắc hội chứng Colic được bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 có sự cải thiện đáng kể về tinh thần. 

Cuối cùng, nghiên cứu nhận thấy, trẻ được sử dụng lợi khuẩn có tần suất đi tiêu đều đặn, thể chất phân tương đồng giữa các lần. Điều này chứng tỏ tác dụng cải thiện các vấn đề trên tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Bifidobacterium BB-12, tương đồng với kết quả các nghiên cứu trước của Imiale. 

imiale-bằng-chứng-colic-4

3. Cơ chế cải thiện quấy khóc ở trẻ sơ sinh của Imiale (Bifidobacterium BB-12) 

Imiale bổ sung lợi khuẩn thiết yếu Bifidobacterium BB-12, đóng vai trò quan trọng trong cải thiện hội chứng Colic ở trẻ. Điều này được các nhà khoa học giải thích dựa trên 4 cơ chế chính:  

  • Thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Imiale bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 cạnh tranh vị trí bám và dinh dưỡng với hại khuẩn. Từ đó, hại khuẩn bị ức chế và tiêu diệt, giúp thiết lập lại cân bằng vi sinh đường ruột. 
  • Điều hòa nhu động ruột: Bifidobacterium BB-12 có vai trò điều hòa nhu động ruột, giảm tình trạng co thắt gây đau bụng ở trẻ bị hội chứng Colic. 
  • Tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột: Lợi khuẩn bám dính tại niêm mạc ruột tạo hàng rào bảo vệ vững chắc, ngăn vi khuẩn có hại xâm nhập và tăng sinh, gây mất cân bằng với lợi khuẩn. Ngoài ra, Bifidobacterium BB-12 có khả năng bám dính vượt trội, cho hiệu quả tác dụng cao hơn các chủng lợi khuẩn thông thường. 
  • Kích thích sinh kháng thể: Bifidobacterium BB-12 kích thích cơ thể sản sinh kháng thể, tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể không bị tấn công bởi vi khuẩn gây hại gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. 

imiale-bằng-chứng-colic-5

Imiale là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam chứa chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12, được nhập khẩu từ nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu Đan Mạch Chr. Hansen với 148 năm kinh nghiệm. Imiale ứng dụng công nghệ bao kép độc đáo Cryoprotectant, đảm bảo lợi khuẩn sống sót khi qua môi trường acid dịch vị để tới gắn đích và thể hiện tác dụng tối đa. 

Imiale có tới 307 nghiên cứu quốc tế chứng minh hiệu quả – an toàn, hiệu quả trong cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, phân sống, đầy hơi, chướng bụng…), tăng cường miễn dịch và cải thiện hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh. Imiale an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, được chứng nhận của FDA – Hoa Kỳ và Hiệp hội Tiêu hóa, dinh dưỡng và Nhi khoa châu Âu ESPGHAN khuyên dùng.

POD Imiale thông tin cơ bản

Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia khi bé gặp Hội chứng Colic – quấy khóc do đau bụng co thắt, mẹ liên hệ ngay hotline 1900 9482 hoặc 0988 410 182 để được giải đáp sớm nhất.

Nguồn tham khảo:

  1. https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/apt.15561
  2. https://www.chr-hansen.com/en/media/press-releases/2021/10/new-study-shows-favorable-impact-of-bifidobacterium-bb12-on-infants-with-colic-symptoms 
]]>
https://imiale.com/cap-nhat-bang-chung-hoi-chung-colic-13261/feed/ 0
Sự khác biệt của Bifidobacterium và Lactobacillus https://imiale.com/bifidobacterium-va-lactobacillus-12223/ https://imiale.com/bifidobacterium-va-lactobacillus-12223/#comments Thu, 10 Mar 2022 02:51:32 +0000 https://imiale.com/?p=12223 Cơ thể người là một hệ thống vi sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú. Trong đó đường ruột là nơi có chứa hệ vi sinh vật đa dạng và phức tạp nhất với khoảng hơn 500 loài trải dài trong hệ thống niêm mạc ruột với độ dày lên tới 1mm. Bifidobacterium và Lactobacillus là 2 chi lợi khuẩn có số lượng lớn và có nhiều vai trò nhất với cơ thể. Vậy 2 chi lợi khuẩn này có điểm gì khác nhau và liệu thì chi lợi khuẩn nào tốt hơn chi lợi khuẩn nào? Mời các bạn cùng đọc ngay bài viết sau để tìm được đáp án cho mình nhé

Bifidobacterium và Lactobacillus

1. Lợi khuẩn là gì và những vai trò của lợi khuẩn đối với cơ thể?

1.1. Định nghĩa

Theo FAO/WHO đã định nghĩa

Lợi khuẩn (men vi sinh hay probiotics) là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ.

Định nghĩa lợi khuẩn uWHO

Theo đó, một vi sinh vật được coi là lợi khuẩn phải thỏa mãn tối thiểu 3 tiêu chí:

  • Vi sinh vật đó phải còn sống
  • Vi sinh phải tồn tại khi tới được cơ quan đích tác dụng
  • Vi sinh vật khi bổ sung với liều lượng xác định phải cho những tác dụng có lợi nhất định đối với sức khỏe thông qua các bằng chứng nghiên cứu lâm sàng.

1.2. Vai trò của lợi khuẩn đối với sức khỏe

Men vi sinh duy trì sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm các lợi ích về dinh dưỡng, sức khỏe tiêu hóa, chức năng miễn dịch,… Nghiên cứu được xuất bản bởi American College of Gastroenterology[1] chỉ ra rằng các chủng probiotics cụ thể có thể:

  • Hỗ trợ, tăng cường chức năng tiêu hóa
  • Phòng ngừa và làm giảm nguy cơ tiêu chảy nặng
  • Phòng ngừa và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng âm đạo
  • Giảm mức độ và ngăn ngừa các bệnh tự miễn dịch
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh về da như chàm, dị ứng, …
  • Phòng chống lại nhiễm trùng tiết niệu

2. Phân loại lợi khuẩn

Có rất nhiều các loại vi sinh vật khác nhau trong cơ thể. Tuy nhiên, hiện nay, Bifidobacterium và Lactobacillus là 2 chi lợi khuẩn thiết yếu, phổ biến thường được ứng dụng, nghiên cứu và phát triển thành các men vi sinh.

2.1. Bifidobacterium

Đây là chi lợi khuẩn chủ yếu tại đại tràng, chiếm tới 90% tổng số vi khuẩn tại đây. Chi vi khuẩn này thường được sử dụng trong thực phẩm và chất bổ sung nhằm

  • Cân bằng hệ vi sinh, hạn chế sự gia tăng của các vi khuẩn có hại
  • Hỗ trợ hầu hết các hoạt động tiêu hóa ở khu vực đại tràng
  • Tăng cường hỗ trợ hệ thống miễn dịch
  • Kích thích cơ thể sản xuất các enzyme để phân hủy các chất thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thu được.

2.2. Lactobacillus

Chi vi khuẩn này thường được tìm thấy tại khoang miệng, ruột non âm đạo. Chúng có khả năng hỗ trợ kích thích sản sinh lactase và acid lactic. Vì vậy chúng hỗ trợ cơ thể hấp thu, cân bằng hệ vi sinh, hình thành cơ cũng như tăng cường hấp thu khoáng chất.

2.3. Các chi lợi khuẩn khác

Ngoài 2 chi lợi khuẩn này ra, 1 số các lợi khuẩn lẻ khác cũng được nghiên cứu và đánh giá là có lợi cho cơ thể. Ví dụ như

  • Saccharomyces boulardii
  • Streptococcus thermophilus
  • Bacillus
  • ….

» Xem thêm: [Tổng quan] Bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii & Vai trò

3. Lactobacilus là gì? Vai trò của Lactobacilus với cơ thể là gì?

3.1. Lactobacilus là gì?

Lactobacillus (đôi lúc được hiểu như thuốc lactobacillus) là một chi lợi khuẩn tồn tại chủ yếu trong hệ tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục của con người. Ngoài ra, Lactobacillus cũng có trong một số thực phẩm lên men như sữa chua, phô mai và thực phẩm chức năng.

Chi Lactobacillus là nhóm lợi khuẩn lớn và đa dạng bậc nhất trong số các vi khuẩn sản xuất axit lactic. Vi khuẩn này phát triển tối ưu ở pH 5.5 – 5.8 và có khả năng sinh axit lactic từ quá trình lên men carbohydrate. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng sản xuất protein bacteriocin, tạo ra hàng rào ngăn cản vi sinh vật có hại phát triển.

3.2. Đặc điểm của chi lactobacilus

  • Chi Lactobacilluslà một chi phức tạp, bao gồm hơn 170 loài. Các loài không thể dễ dàng phân biệt về mặt kiểu hình mà thường dùng cách xác định phân tử (xác định về bộ gen của chúng)
  • Vi khuẩn gram dương, hình que và không hình thành bào tử. (Bào tử ở đây có thể hiểu là trạng thái ngủ đông của vi khuẩn, cấu trúc bền vững và không diễn ra hoạt động trao đổi chất).
  • Có khả năng sinh trưởng trong môi trường hiếu kỵ khí tùy ý, tức là chúng có thể tồn tại trong cả điều kiện hiếu khí (có oxy) và kỵ khí (không có oxy).
  • Ở người trưởng thành, nồng độ Lacobacillus có thể đạt được từ 104 – 105 CFU lợi khuẩn
  • Lactobacillus có thể sản sinh ra acid lactic và có khả năng lên men glucose.

3.3. Vai trò của chi lactobacilus

3.3.1. Kiểm soát pH và phòng ngừa một số bệnh ở khu vực âm đạo

Một số chủng lợi khuẩn thuộc Lactobacillus có thể ngăn ngừa sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong âm đạo. Cơ chế chính được cho là:

  • Lactobacillus giảm pH âm đạo, tạo môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn gây hại.
  • Lactobacillus tiết chất kháng các loại nấm, vi khuẩn trong âm đạo.
  • Tăng tiết chất nhầy, duy trì độ ẩm trong âm đạo.

Nhằm khẳng định điều này, năm 2014, TS Homayouni, Aziz cùng các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của lợi khuẩn trong việc phòng ngừa tình trạng viêm âm đạo do vi khuẩn. Đây là một nghiên cứu mù đôi, đối chứng với giả dược, bệnh nhân được bổ sung Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus rhamnosus GR-1 và Lactobacillus fermentum RC-14 với liều ít nhất 10 CFU/ngày trong 2 tháng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung probiotics thuộc chi Lactobacilus có vai trò trong việc phòng ngừa hoặc điều trị viêm nhiễm khuẩn âm đạo.

3.3.2. Hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột

Lactobacillus đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột bằng cách:

  • Kiểm soát độ pH tại ruột thông qua việc sản xuất các axit lactic, làm tăng tính axit, giảm độ pH trong ruột. Từ đó, hạn chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
  • Hỗ trợ tăng tiết các chất có khả năng ức chế vi khuẩn có hại như bacteriocin.
  • Cạnh tranh vị trí bám và chất dinh dưỡng của vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, giúp thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra trơn tru và ổn định hơn, cải thiện các vấn đề về hệ tiêu hóa như:

  • Tiêu chảy: Lactobacillus hỗ trợ làm giảm nguy cơ tiến triển nặng hơn tiêu chảy ở trẻ 1 – 36 tháng tuổi. [1] Ngoài ra, chúng cũng được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy liên quan tới sử dụng kháng sinh. Dòng lactobacillus được nghiên cứu kỹ lưỡng, có khả năng làm giảm nguy cơ tiêu chảy khoảng 60% đến 70% khi được sử dụng trong vòng 2 ngày kể từ khi bắt đầu điều trị kháng sinh và kéo dài ít nhất sau 3 ngày kết thúc kháng sinh.[2]
  • Táo bón: Uống lactobacillus trong 4-8 tuần có thể làm giảm các triệu chứng táo bón như khó chịu, đầy hơi và khó tiêu.[3]
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Có nghiên cứu chỉ ra rằng dùng men vi sinh Lactobacillus cùng với “liệu pháp bộ ba” gồm kháng sinh clarithromycin, amoxicillin và thuốc ức chế bơm proton giúp điều trị loét dạ dày do Helicobacter pylori hiệu quả hơn so với nhóm chỉ dùng liệu pháp bộ ba này.[4]
  • Viêm loét đại tràng: bổ sung Lactobacillus có thể làm thuyên giảm rõ rệt ở người bị viêm loét đại tràng. Có nghiên cứu cho rằng dùng sản phẩm kết hợp Lactobacillus, Bifidobacterium và Streptococcus có thể tăng hiệu quả gần gấp 2 lần khi được sử dụng với phương pháp điều trị viêm loét đại tràng thông thường.

LA5 cải thiện tiêu chảy

3.3.2. Tham gia vào hệ thống miễn dịch

Một số chủng lợi khuẩn Lactobacilus giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng nhờ:

  • Gia tăng sản xuất các chất kháng khuẩn như mucin, ức chế vi khuẩn gây bệnh.
  • Tăng cường các hoạt tính của tế bào diệt tự nhiên, bạch cầu đa nhân và thực bào.
  • Thiết lập sự cân bằng đáp ứng miễn dịch của các tế bào lympho T, kích thích sản xuất interleukin 10 (IL10) và yếu tố làm biến đổi sự phát triển (transforming growth factor – TGFβ). Hai yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch, nên có tác dụng giảm dị ứng.
  • Tăng các tế bào bài tiết IgA, IgG, IgM.
  • Thúc đẩy đáp ứng miễn dịch dịch thể thông qua IgA tiết (IgAs). Đây là thành phần quan trọng nhất và chiếm ưu thế trong bề mặt niêm mạc có khả năng chống lại các yếu tố gây bệnh tiềm tàng.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả khi bổ sung một số chủng thuộc chi Lactobacillus trong việc ngừa nhiễm trùng đường thở ở trẻ em và các phản ứng dị ứng, chẳng hạn như hen suyễn, sổ mũi và chàm ở trẻ sơ sinh có tiền sử gia đình mắc bệnh này.[5]

3.4. Một số các chủng lợi khuẩn thuộc chi Lactobacilus thường dùng

  • L. acidophilus: Điều trị viêm loét đại tràng
  • L. plantarum: Phòng ngừa và quản lý bệnh ruột kích thích (IBD), hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh tim mạch vành, ung thư và các triệu chứng tiêu hóa
  • L. reuteri: Điều trị hiệu quả chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh, ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, ngăn ngừa và điều trị bệnh tiết niệu sinh dục, sâu răng và mẫn cảm với thức ăn. Ví dụ như L.reuteri DSM 17938 (Biogaia)
  • L. casei: Ức chế sự phát triển của vi khuẩn helicobacter pylori – đặc tính của lợi khuẩn trong việc ngăn ngừa tiêu chảy liên quan đến kháng sinh và Clostridium difficile. Ví dụ Lactobacillus casei LcS (Yakult)

» Xem thêm: Tổng quan thông tin khoa học về chi lợi khuẩn Lactobacillus

4. Bifidobacterium là gì? Vai trò của chúng trong cơ thể là gì?

4.1. Bifidobacterium là gì?

Bifidobacterium (đôi lúc được hiểu như thuốc Bifidobacterium) là một chi lợi khuẩn tồn tại chủ yếu trong hệ tiêu hóa và cụ thể là đại tràng của con người. Có thể tìm thấy chúng trong phân, răng, âm đạo.

Đây là một nhóm lợi khuẩn lớn và đa dạng. Vi khuẩn này phát triển tối ưu ở 6 ± 7, hầu như không phát triển ở pH 4,5 ± 5,0 trở xuống hoặc ở pH 8,0 ± 8,5 trở lên. Nhiệt độ tăng trưởng tối ưu là 37 ± 41 oC, tăng trưởng tối đa ở 43 ± 45 C và hầu như không tăng trưởng ở 25 ± 28 oC hoặc thấp hơn.

4.2. Đặc điểm của chi lợi khuẩn Bifidobacterium

  • Vi khuẩn Bifidobacterium lần đầu tiên được phân lập và mô tả vào năm 1899 bởi Tissier. Chúng được mô tả là vi sinh vật kỵ khí hình que, sinh sản vô tính, có hình dạng chữ Y và được tìm thấy trong phân của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ.
  • Bifidobacterium là vi khuẩn kỵ khí gram dương, không hình thành bào tử, không di động và âm tính với catalase [7]. Chúng có nhiều hình dạng khác nhau bao gồm que ngắn, cong và que hình chữ Y chia đôi.
  • Hiện nay, đã xác định được khoảng 30 loài trong chi Bifidobacterium, 10 trong số đó được tìm thấy ở người (sâu răng, phân và âm đạo), 17 loài đường ruột động vật ăn cỏ, 2 từ nước thải và 1 từ sữa lên men.
  • Cũng như Lactobacillus, Bifidobacterium cũng có khả năng tạo ra axit axetic và axit lactic mà không tạo ra CO2.

4.3. Vai trò của Bifidobacterium đối với cơ thể

4.3.1. Trên tiêu hóa

Lợi khuẩn Bifido tiết dịch nhầy bao phủ thành ruột tạo thành một lớp lá chắn bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân gây bệnh. Nhờ đó, chúng có thể chống lại sự phá huỷ đường ruột của virus Rota gây tiêu chảy kéo dài và liên tục ở trẻ em, giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột. Nhờ vậy mà giải quyết các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, …

  • Táo bón:

Năm 2015, trung tâm nghiên cứu tiêu hóa, đại học Nam Manchester, Anh Quốc và Trung tâm nghiên cứu tiêu hóa Park- Klinik tại Đức đã tiến hành một thí nghiệm trên 1248 trẻ táo bón tham gia nghiên cứu. Số này được bổ sung 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12® trong vòng 4 tuần liên tiếp. Bệnh nhân được theo dõi tình trạng đi tiêu mỗi ngày và thống kê số lần đi tiêu mỗi tuần.

Kết quả nghiên cứu ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng lợi khuẩn chứa chủng BB-12® cho trẻ bị táo bón. 100% tình trạng táo bón giảm nhanh ngay từ những ngày đầu sử dụng và cải thiện hoàn toàn sau 4 tuần sử dụng. Bắt đầu khi được đưa vào nghiên cứu, các bệnh nhân thường chỉ đi tiêu 1 lần trong một tuần, tình trạng đi tiêu gặp rất nhiều khó khăn và đau đớn. Kết quả cải thiện rõ rệt sau tuần đầu tiên, bệnh nhân tăng số lần đại tiện lên 3 lần/ tuần, và dần dần là 4-5 lần vào các tuần tiếp theo.

nghiên cứu táo bón

  • Tiêu chảy

90% lợi khuẩn tại khu vực đại tràng là lợi khuẩn thuộc chi Bifidobacterium. Chính vì vậy nó quyết định tới hầu hết các hoạt động ở khu vực tiêu hóa. Nhờ khả năng sản sinh ra acid axetic có tác động diệt khuẩn mạnh mẽ, chống lại các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy do kháng sinh, Bifidobacterium giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy cấp, tiêu chảy du lịch, tiêu chảy nhiễm trùng, táo bón, phân sống ở trẻ nhỏ như: Salmonella, E.coli, Shigella,…

Năm 2004, Chouraqui J.P. và các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Imiale® (Bifidobacterium BB12®) trong phòng ngừa tiêu chảy và loại trừ rotavirus ở trẻ nhỏ. Đây là một nghiên cứu đa trung tâm, mù đôi, có đối chứng để. Nghiên cứu tiến hành trên 90 trẻ khỏe mạnh dưới 8 tháng tuổi, được chia thành 2 nhóm. Một nhóm được bổ sung 1010 CFU BB12 trong sữa công thức hàng ngày, một nhóm dùng sữa bình thường và theo dõi tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy trong 5 tháng.

Kết quả cho thấy, nhóm bổ sung Bifidobacterium BB12 có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy giảm hơn nhóm còn lại, với 28,3% trẻ sơ sinh dùng BB-12 ® bị tiêu chảy cấp so với 38,6% ở nhóm chứng. Bên cạnh đó số ngày bị tiêu chảy cũng như xác suất tiêu chảy trong ngày ở nhóm BB-12 ® thấp hơn. Những kết quả này cho thấy rằng BB-12 ® có tác dụng phòng ngừa nguy cơ tiêu chảy ở trẻ.

nghien cuu tieu chay imiale Chouraqui

  • Các bệnh lýđại tràng

Ngoài ra, một số lợi khuẩn thuộc chi Bifidobacterium còn được chứng mình là có vai trò cải thiện tình trạng viêm loét đại tràng, bệnh Celiac, giảm được mức độ nghiêm trọng của hội chứng ruột kích thích. Một nghiên cứu lớn trên 362 người cho thấy rằng dùng men vi sinh Bifidobacteria trong bốn tuần đã cải thiện đáng kể các triệu chứng của IBS[5]

Các nghiên cứu khác cho thấy rằng cùng một loại men vi sinh Bifidobacteria cũng làm giảm viêm ở những người bị bệnh viêm ruột, viêm loét đại tràng, hội chứng mệt mỏi mãn tính và bệnh vẩy nến [6]

  • Bệnh lý về dạ dày, tiêu diệt HP

160 bệnh nhân nhiễm H. pylori được chia ngẫu nhiên thành một nhóm 2 nhóm ngẫu nhiên bổ sung BB12 – LA5 và nhóm chứng. Kết quả cho thấy, nhóm bổ sung BB-12 ® và LA-5 ® có thể làm giảm tác dụng phụ của điều trị kháng sinh, hỗ trợ tuân thủ điều trị, cải thiện tỷ lệ diệt trừ H. pylori và tái thiết lập hệ vi sinh vật.

4.3.2.Trên hệ miễn dịch

Lợi khuẩn Bifidobacterium sẽ bảo vệ tế bào miễn dịch ruột bằng cách thiết lập một màng bao bọc niêm mạc ruột. Đây là nơi chiếm 70% tế bào miễn dịch nhờ đó sẽ tăng cường được sức đề kháng của trẻ nhỏ.

Bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium có thể ngăn ngừa các bệnh liên quan đến miễn dịch do có tác dụng chống viêm. Như trong trường hợp trẻ bị viêm mãn tính là căn nguyên của nhiều bệnh và tính trạng sức khoẻ của trẻ. Men vi sinh phát huy tác dụng trong ruột, nơi chứa 80% hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ làm cải thiện tình trạng bệnh lý của trẻ.

Khi hệ tiêu hoá bị tổn thương, lợi khuẩn Bifidobacterium sẽ tạo ra màng nhầy bao phủ vết thương và kích thích niêm mạc ruột để tổng hợp kháng thể IgA. Chúng sẽ bám dính vào các kháng nguyên lạ như: virus, vi khuẩn, độc tố,…để vô hiệu hoá kháng nguyên này.

miễn dịch

4.3.3. Vai trò trong phát triển trí não

Bifidobacterium giúp cải thiện được các tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ như: tiêu chảy, táo bón, phân sống, nôn trớ, đau bụng,… Do đó, khả năng phát triển về trí não của trẻ không bị ảnh hưởng đến não bộ của trẻ nên được phát triển hoàn thiện hơn.

Lợi khuẩn cũng giúp trẻ hấp thu tốt các chất dinh dưỡng tốt cho não bộ và giúp tổng hợp vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ, vì vậy giúp trẻ thông minh hơn và khỏe mạnh hơn.

4.3.4. Vai trò phòng ngừa các bệnh lý mạn tính

Khi lợi khuẩn Bifido vào ruột non và đại tràng sẽ nhanh chóng tiết ra kháng sinh, giúp nhanh lành vết loét và mau lên da non. Chúng cũng tạo lớp chất nhầy bao tráng lên niêm mạc dạ dày, đặc biệt là những vết sẹo mới lành nên điều trị dứt điểm tình trạng tái đi tái lại, cũng như là phòng ngừa các bệnh mạn tính xảy ra.

4.3.5. Vai trò trên chuyển hóa

Chất xơ đã được chứng minh là giúp giảm tăng cân và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và các rối loạn mãn tính khác. Bifidobacteria có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh này bằng cách phân giải, tiêu hóa chất xơ. Khi tiêu hóa chất xơ, những vi khuẩn có lợi này tạo ra các hóa chất quan trọng được gọi là axit béo chuỗi ngắn (SCFAs). Acid béo chuỗi ngắn là sản phẩm của quá trình lên men chất xơ ở ruột già, vừa là nguồn năng lượng cho tế bào ruột già, vừa đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và phòng ngừa, điều trị một số vấn đề bệnh lý về tiêu hóa và chuyển hóa.

Bifidobacteria cũng giúp sản xuất các hóa chất quan trọng khác, bao gồm vitamin B và axit béo lành mạnh

4.4. Một số chủng lợi khuẩn của chi Bifidobacterium thường gặp

  • B. animalis: Loài này là một thành phần trong sản phẩm Activia của sữa chua Dannon. Nó được đánh giá là có hiệu quả trong việc hỗ trợ tiêu hóa và chống lại vi khuẩn lây truyền qua thức ăn cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • B. breve: Loài này thường được tìm thấy trong đường tiêu hóa và trong âm đạ. Ở cả hai nơi, nó có vai trò chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng hoặc nấm men. Loài này cũng giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng bằng cách lên men đường và phá vỡ chất xơ thực vật để làm cho nó có thể tiêu hóa được.
  • B. lactis: Loại này có nguồn gốc từ sữa tươi. Đó là một thành phần trong sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh chứa probiotic của Nestle, được gọi là Good Start Natural Cultures. Ngoài ra, Bifidobacterium BB12 cũng là một lợi khuẩn thiết yếu cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Nó cũng cũng giúp lên men:
    • Sữa bơ
    • Pho mát
    • Các sản phẩm khác từ sữa
  • B. longum: Loài này sống trong đường tiêu hóa của bạn. Nó giúp phân hủy carbohydrate và cũng có thể là một chất chống oxy hóa.

6 lợi ích của bifidobacterium

5. Lactobacilus và Bifidobacterium nên bổ sung chi lợi khuẩn nào?

  • Mỗi chi lợi khuẩn sẽ có nhiều loài lợi khuẩn, và trong mỗi loài sẽ có nhiều chủng lợi khuẩn. Mỗi chủng lợi khuẩn sẽ có vị trí, vai trò và nồng độ cho tác dụng khác nhau. Cả Bifidobacterium và Lactobacillus đều là những vi khuẩn có lợi đối với sức khỏe của con người, nhưng với mỗi chi lợi khuẩn sẽ có vị trí tác dụng, vai trò khác nhau. Ví dụ, như Bifidobacterium là chi lợi khuẩn chiếm tới 90% tại đại tràng – nơi quyết định hầu hết các hoạt động tiêu hóa của cơ thể. Chính vì vậy, phần lớn các nghiên cứu của Bifidobacterium BB12 được chứng minh có hiệu quả trong cải thiện và phòng ngừa các tình trạng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy,… Chính vì vậy, việc lựa chọn bổ sung lợi khuẩn nào cần xác định xem mục đích cần bổ sung cũng như chủng lợi khuẩn muốn
  • Bổ sung lợi khuẩn cần dựa trên những nghiên cứu lâm sàng đã được chứng minh: Không phải bất cứ chủng lợi khuẩn nào thuộc chi Bifidobacterium cũng đều được phân lập hay chứng minh là có tác dụng đối với sức khỏe. Thêm vào đó, có rất nhiều những lợi khuẩn mới được đánh giá hiệu quả trong môi trường phòng thí nghiệm, chưa được ứng dụng trên cơ thể hoàn chỉnh. Vì vậy, khi lựa chọn bổ sung lợi khuẩn, cần xem xét, cân nhắc các nghiên cứu của lợi khuẩn đó trên lâm sàng.
  • Đối tượng sử dụng: Tháng 2/2012, Hiệp Hội dinh dưỡng Tiêu hóa Nhi Khoa Châu Âu (ESPGHAN) đã đưa ra khuyến nghị không nên sử dụng các lợi khuẩn có gen kháng kháng sinh hoặc sản sinh ra D-lactate cho trẻ sinh non vì có khả năng gây độc cho hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, việc sử dụng sản phẩm lợi khuẩn nào cũng cần phải cân nhắc dựa trên đối tượng cụ thể.
  • Lựa chọn lợi khuẩn theo tiêu chí nào? Thực tế, ngày nay có rất nhiều các chủng lợi khuẩn và cũng có rất nhiều chế phẩm trên thị trường. Việc lựa chọn bổ sung lợi khuẩn đôi khi cũng trở nên khó khăn cho người tiêu dùng. Chính vì thế, WHO đã xây dựng nên 5 tiêu chí của một lợi khuẩn lý tưởng để các mẹ có thể cân nhắc lựa chọn.

5 tiêu chí lợi khuẩn lý tưởng

» Xem thêm: 5 tiêu chí của WHO dành cho một lợi khuẩn lí tưởng

Tổng kết

Bifidobacterium và Lactobacillus đều là những chi lợi khuẩn có lợi cho cơ thể, sức khỏe con người. Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng, người dùng cần có sự cân nhắc lựa chọn khác nhau. Bên cạnh đó là cần phải xác định xem lợi khuẩn đã thỏa mãn các tiêu chí, quy trình nhất định.

Đặt mua Imiale – lợi khuẩn sống, gắn đích từ Đan Mạch TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo

  1. Elservier
  2. Healthline
  3. Pubmed
]]>
https://imiale.com/bifidobacterium-va-lactobacillus-12223/feed/ 1
Phác đồ điều trị hội chứng ruột kích thích [Cập nhật] https://imiale.com/phac-do-dieu-tri-hoi-chung-ruot-kich-thich-8526/ https://imiale.com/phac-do-dieu-tri-hoi-chung-ruot-kich-thich-8526/#respond Sat, 12 Jun 2021 04:42:53 +0000 https://imiale.com/?p=8526 Hội chứng ruột kích thích là một bệnh không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn ở trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Tiêu hóa Thế giới, khoảng 7-10% dân số trên thế giới mắc bệnh này. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống của người bệnh. Hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm, do đó mỗi người cần có kiến thức đầy đủ về bệnh để phòng ngừa cũng như cải thiện tình trạng bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mọi người một cái nhìn tổng quan nhất về hội chứng ruột kích thích. 

phác đồ điều trị hội chứng ruột kích thích

1. Hội chứng ruột kích thích – IBS (đại tràng co thắt) là gì?

Hội chứng ruột kích thích – IBS (Irritable Bowel Syndrome) là tình trạng rối loạn chức năng ruột mạn tính bao gồm đau bụng, cảm giác đầy bụng và rối loạn đại tiện.

2. Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích

Hiện nay, chưa có một nguyên nhân rõ ràng nào gây nên hội chứng ruột kích thích. Đa số trường hợp rối loạn chức năng ruột đều do yếu tố sinh lý trong cơ thể gây ra, song cũng không thể phủ nhận rằng nó còn chịu tác động của các yếu tố tâm lý xã hội. Thường thì hai yếu tố này sẽ tác động qua lại lẫn nhau và gây nên biểu hiện rối loạn trong cơ thể.

Sau đây là một số nguyên nhân gây nên hội chứng ruột kích thích

Rối loạn khuẩn chí đường ruột

Đây là tình trạng gia tăng quá mức các vi khuẩn có hại trong đường ruột, gây nên các biểu hiện như tiêu chảy, táo bón,…Hiện nguyên nhân này vẫn đang còn là một dấu hỏi lớn.

Viêm niêm mạc mức độ tiềm tàng

Có dấu hiệu tổn thương niêm mạc ở dạ dày, tá tràng,… nhưng chưa biểu hiện rõ ràng.

Tăng nhạy cảm nội tạng

Tăng nhạy cảm nội tạng là biểu hiện nhạy cảm của ruột đối với các hoạt động sinh lý diễn ra trong cơ thể như sự co giãn cơ trong lòng ruột, tăng cảm giác đau đối với quá trình lưu thông khí bình thường diễn ra trong lòng ruột.

Sau nhiễm khuẩn

 Một số nghiên cứu của Tổ chức Tiêu hóa trên thế giới cũng chỉ ra rằng, ở một số bệnh nhân sau khi bị viêm dạ dày, ruột cấp xuất hiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (hội chứng ruột kích thích hậu nhiễm trùng).

nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích

Rối loạn hoạt động tiêu hoá

  • Tăng phản xạ giữa dạ dày và ruột (đáp ứng co bóp quá mức) sau ăn dẫn đến tình trạng đau bụng, các cơn co thắt quá mức với biên độ cao ở đại tràng.
  • Việc ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ cũng làm tăng tính thấm với ruột, gây nên các phản ứng quá mẫn. 
  • Các thức ăn giàu tinh bột lên men (bánh mì, bánh ngọt,…) kém hấp thu ở ruột non, chúng bị đẩy xuống đại tràng khiến đại tràng bị kích thích, tăng tiết dịch tiêu hóa.

Sự biến đổi nội tiết tố ở nữ giới

Sự biến đổi hormon ở nữ giới trong thời kỳ kinh nguyệt cũng ảnh hưởng đến chức năng ruột (độ nhạy cảm của trực tràng cao hơn so với lúc bình thường)

Trầm cảm

Trầm cảm là một yếu tố tâm lý xã hội tác động trực tiếp tới hội chứng ruột kích thích. Ở những người bị rối loạn cảm xúc, lo âu do bị thiếu hụt Serotonin thì biểu hiện rõ nhất trên hệ tiêu hóa (đau bụng, rối loạn tiêu hóa,…). Bởi vì khoảng 80% serotonin của cơ thể nằm trong các tế bào ở đường tiêu hóa, nó có vai trò điều hòa chuyển động của ruột (kích thích tế bào thần kinh và nhu động ở ruột).

3. Để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích thì cần dựa trên triệu chứng nào?

Để chẩn đoán một người có bị hội chứng ruột kích thích hay không, chúng ta sẽ dựa vào tiêu chuẩn Rome IV năm 2016:

Các dấu hiệu chẩn đoán

Đau bụng hay cảm giác khó chịu ở bụng tái diễn lớn hơn 3 ngày/ tháng,  trong 3 tháng gần đây, có 2 trong 3 đặc điểm sau:

  • Đau giảm hoặc tăng sau khi đi đại tiện.
  • Đau bụng đi kèm thay đổi số lần đi đại tiện,
  • Đau bụng đi kèm thay đổi hình dạng phân.

dấu hiệu chẩn đoán ibs

Những triệu chứng trên sẽ kéo dài trên 6 tháng, gia tăng khi cơ thể stress, đi kèm lo âu, trầm cảm và xuất hiện sau bữa ăn.

Bên cạnh các triệu chứng kể trên, còn có một số triệu chứng thường gặp khác như là 

  • Cảm giác đầy bụng
  • Phân cứng hoặc lỏng
  • Có sự thay đổi số lần đại tiện: < 3 lần/ tuần (táo bón) hay >3 lần/ ngày (tiêu chảy).
  • Rặn khi đi đại tiện (táo bón) hay buộc đi đại tiện gấp, đi không hết, phân có nhiều chất nhầy (tiêu chảy).
  • Khó tiêu, buồn nôn.
  • Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn tiểu tiện,…

Chú ý: Trong trường hợp bạn là người lớn tuổi (> 50 tuổi), mới có triệu chứng gần đây, sút cân, có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại tràng, Celiac hay viêm ruột mạn tính, dùng kháng sinh dài ngày,… thì cần phải làm thêm một số xét nghiệm thăm dò khác (xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, soi trực tràng, nội soi đại tràng,…) để chẩn đoán chính xác hơn.

4. Phân biệt giữa viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích

phân biệt viêm đại tràng và ibs

4.1. Viêm đại tràng

  • Là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương ở niêm mạc đại tràng với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ biến chứng thành các bệnh nguy hiểm như (viêm đại tràng mạn, thủng đại tràng, ung thư đại tràng,…).
  • Nguyên nhân đa phần do bị viêm nhiễm (nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút, nhiễm ký sinh trùng,…), đôi khi cũng liên quan đến việc dùng thuốc kháng sinh dài ngày dẫn đến rối loạn tiêu hóa, căng thẳng, mệt mỏi,…
  • Triệu chứng: đau quặn bụng, người mệt mỏi, gầy, sút cân nhanh, phân có thể lẫn máu và chất nhầy, đi đại tiện nhiều (tiêu chảy) dẫn đến mất nước và chất điện giải, trường hợp táo bón có thể kết hợp với đau bụng hoặc tiêu chảy xen kẽ, đầy bụng,…

4.2. Hội chứng ruột kích thích

  • Là tình trạng rối loạn chức năng ruột mạn tính.
  • Nguyên nhân do các quá trình sinh lý diễn ra bất thường trong cơ thể hoặc do yếu tố tâm lý xã hội như căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm,…
  • Các triệu chứng của bệnh thường diễn ra trong một thời gian dài (>6 tháng), rất khó để chẩn đoán. Hội chứng ruột kích thích được nghĩ đến cuối cùng sau khi đã loại trừ tất cả các trường hợp mắc bệnh về đường tiêu hóa khác có thể có.

Xem thêm: Viêm đại tràng – 9 điều cần biết

5. Phác đồ điều trị và thuốc sử dụng

phác đồ điều trị

Hiện nay, chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu cho hội chứng ruột kích thích, việc điều trị bệnh này chủ yếu dựa trên các mục tiêu sau:

  • Tập trung cải thiện triệu chứng của bệnh.
  • Cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.
  • Phát hiện và điều chỉnh các rối loạn tâm lý của người bệnh.

Phác đồ điều trị hội chứng ruột kích thích chia làm 2 phần chính: điều trị không dùng thuốc và điều trị dùng thuốc.

Đối với trường hợp điều trị không dùng thuốc.

  • Các cán bộ y tế cần giáo dục kiến thức cho bệnh nhân: giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh.
  • Với các bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích do căng thẳng, lo âu, trầm cảm thì dùng liệu pháp tâm lý để cải thiện.
  • Khuyến khích bệnh nhân tiết thực: tăng cường chất xơ có trong các loại rau xanh, củ quả (rau cải, rau bina, khoai lang,…) trong khẩu phần ăn hằng ngày, tránh ăn phải các thức ăn sinh hơi (các thức ăn chứa nhiều tinh bột lên men, các loại đường đơn, đường đôi như bánh mì, bánh ngọt,…Nếu ăn quá nhiều sẽ đầy bụng, khó tiêu,…).
  • Rèn luyện thể lực.

Đối với trường hợp điều trị dùng thuốc

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng mà bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc phù hợp.

Dưới đây là một số thuốc và cơ chế của nó nhằm làm giảm các triệu chứng (đau bụng, trầm cảm, táo bón, tiêu chảy) trong việc điều trị hội chứng ruột kích thích.

thuoc khang sinh

Điều trị đau bụng

Cơ chế của thuốc điều trị đau bụng dựa trên việc làm giảm tình trạng co thắt các cơ trơn ở ruột.

Các thuốc chống co thắt gồm có:

  • Mebeverine và Papaverin: chúng tác động trực tiếp lên sự giãn cơ trơn thành ruột.
  • Bên cạnh đó, có thể làm giảm cơn đau bụng thông qua hoạt tính đối kháng cholinergic và kháng muscarin của các thuốc như dicyclomine, hyoscyamine, làm giảm co thắt cơ trơn ở ruột.

Điều trị trầm cảm

Các thuốc chống trầm cảm giúp hỗ trợ phóng thích endorphin nội sinh, ngăn cản tái hấp thu noradrenalin dẫn tới làm giảm cảm giác đau, bên cạnh đó nó còn có tác dụng khóa các nơron kích thích đau, serotonin. Đặc biệt hơn là các thuốc chống trầm cảm ba vòng thông qua hoạt tính kháng cholinergic cũng làm giảm nhu động ruột và cải thiện được tình trạng tiêu chảy ở trên bệnh nhân.

Một số thuốc điển hình là: amitriptyline, imipramine, nortriptyline, desipramine,…

Điều trị tiêu chảy

Các thuốc điều trị tiêu chảy phổ biến là:

  • Loperamide: đây là một thuốc chống trầm cảm 3 vòng, nó làm giảm nhu động ruột do đó tình trạng tiêu chảy được cải thiện.
  • Các thuốc đối vận thụ thể 5-HT3 (alosetron, ramosetron, …) làm giảm giải phóng serotonin, làm giảm tiết dịch, giảm nhu động ruột.

Điều trị táo bón

Có 2 nhóm thuốc được sử dụng để điều trị táo bón 

  • Thuốc nhuận tràng: Poly Ethylene Glycol, Bisacodyl, Methyl cellulose,…

Cơ chế của thuốc: tăng áp lực thẩm thấu, giữ nước trong lòng ruột, tăng khối lượng phân, làm mềm phân,…

  • Thuốc đồng vận thụ thể 5- HT4 giúp tăng giải phóng serotonin, kích thích tăng nhu động ruột, cải thiện được tình trạng táo bón như: Prucalopride, Naronapride, Velusetrag,…

Linaclotide, một thuốc mới hiện nay với cơ chế đồng vận Guanylate Cyclase nhằm kích thích tiết và vận chuyển dịch ruột, làm tăng tiết dịch, tăng nhu động ruột. Do đó việc sử dụng thuốc này cũng khiến cho tình trạng táo bón được cải thiện một cách đáng kể.

Kết luận:

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh rất phổ biến, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó việc phối hợp giữa điều trị bằng thuốc và điều trị không bằng thuốc sẽ góp phần cải thiện đáng kể các triệu chứng, từ đó nâng cao được chất lượng sống cho người bệnh.

6. Cần làm gì để phòng ngừa hội chứng ruột kích thích

phòng ngừa ibs

Để phòng ngừa hội chứng ruột kích thích, mọi người cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách khoa học.

  • Mọi người nên hạn chế tối đa việc sử dụng các đồ ăn thức uống không lành mạnh: đồ uống có ga, bia, rượu, các thức ăn nhanh, bánh kẹo,…
  • Bổ sung lợi khuẩn: giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc một cách hiệu quả hơn.
  • Luôn giữ cho tâm trạng được thoải mái, vui vẻ, tập cách thư giãn, giải tỏa stress, tránh suy nghĩ tiêu cực cũng là một cách giúp phòng ngừa hội chứng ruột kích thích hiệu quả.
  • Ngoài ra, mọi người cũng nên tập cho mình thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa,…

7. Chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bị hội chứng ruột kích thích

Việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt là một cách giúp cải thiện được tình trạng bệnh, có 2 câu hỏi lớn được đặt ra ở đây mà chúng ta cần phải đáp.

  • Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?
  • Người bị hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì?

Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ (các loại rau xanh, củ quả chín,…); sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, cân bằng chất dinh dưỡng; uống đủ nước,…

Người bị hội chứng ruột kích thích cần kiêng ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chứa quá nhiều tinh bột lên men (bánh mì, bánh ngọt, …), nên hạn chế uống cà phê, trà, bia, rượu,…

thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm lợi khuẩn đường ruột cũng rất cần thiết đối với những người bị hội chứng ruột kích thích. Lợi khuẩn có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân có hại từ bên ngoài. Đặc biệt chúng còn cải thiện được tình trạng rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, …) 

  • Với trường hợp bị tiêu chảy: Việc sử dụng lợi khuẩn Probiotic sẽ làm rút ngắn thời gian tiêu chảy trong ngày, giúp cơ thể cân bằng nước và điện giải.
  • Với trường hợp táo bón: Bổ sung lợi khuẩn giúp kích thích bài tiết enzym tiêu hóa, tăng quá trình chuyển hóa thức ăn, điều tiết quá trình tái hấp thu nước trong phân, kích thích nhu động ruột do đó cải thiện tình trạng táo bón.  

Ngoài ra, mọi người cũng cần phải duy trì thói quen ăn uống đúng giờ giấc; thường xuyên tập thể dục thể thao; thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi,…

Xem thêm: Phác đồ điều trị viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh

TÓM LẠI:

Bài viết trên giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về hội chứng ruột kích thích (khái niệm về bệnh, bệnh chưa có nguyên nhân rõ ràng cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phác đồ điều trị nhằm làm giảm triệu chứng cũng như cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân,…). Mong rằng với những thông tin trên, mọi người sẽ có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

Tham khảo nguồn

]]>
https://imiale.com/phac-do-dieu-tri-hoi-chung-ruot-kich-thich-8526/feed/ 0
Các nghiên cứu khoa học của lợi khuẩn Bifidobacterium BB12® (Imiale®) https://imiale.com/tong-quan-bifidobacterium-bb12-imiale-5857/ https://imiale.com/tong-quan-bifidobacterium-bb12-imiale-5857/#respond Wed, 30 Dec 2020 09:16:00 +0000 https://imiale.com/?p=5857 Bifidobacterium là lợi khuẩn thiết yếu nhất trong đường tiêu hóa trẻ nhỏ và là thành phần lợi khuẩn quan trọng trong sữa mẹ. Lợi khuẩn Bifidobacterium tăng nhanh và chiếm tới 90% tổng lợi khuẩn đường tiêu hóa, cư ngụ chủ yếu tại đại tràng, quyết định cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thiết lập hình thái phân, sức khỏe tiêu hóa và sức đề kháng của cơ thể.

Theo đó, Bifidobacterium BB-12 được phân lập tới chủng, có khả năng sống – gắn đích vượt trội với hơn 307 nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả, an toàn trên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tong-quan-loi-khuan-Bifidobacterium BB12

Từ “probiotic” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp và có nghĩa là “for life” – vì cuộc sống.

Theo định nghĩa  đầy đủ của FAO & WHO vào năm 2002: “Probiotic là những vi sinh vật sống, khi được bổ sung với liều lượng đầy đủ sẽ mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ chủ”. [1]

1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HỆ KHUẨN CHÍ CỦA TRẺ SƠ SINH & TRẺ NHỎ

1.1. Hệ vi sinh đường ruột

Không giống các cơ quan khác trong cơ thể, hệ vi sinh vật của trẻ không tồn tại trước khi sinh mà chúng bắt đầu được hình thành tại thời điểm chuyển dạ và phát triển trong những năm đầu đời. Cho tới khi 3 tuổi, hệ vi sinh vật của bé được coi là hoàn thiện như của người trưởng thành. [2]

Một cơ thể trưởng thành có hơn 100 ngàn tỉ vi khuẩn, được tạo thành từ 500 loài khác nhau và tập trung chủ yếu ở khu vực đường tiêu hóa. Mỗi loài lợi khuẩn phát huy tác dụng tại những vị trí khác nhau, đem đến những công dụng riêng, đặc trưng cho chủng loài của chúng.  [3]

1.2. Những yếu tố tác động tới sự hình thành hệ khuẩn chí đường ruột của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Quá trình hình thành hệ khuẩn chí của trẻ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố

Yeu-to-anh-huong-he-khuan-chi-cua-tre

  • Quá trình sinh nở:

Trẻ sinh thường được nhận hệ khuẩn chí nền qua môi trường âm đạo của mẹ. Trong khi đó, với trẻ sinh mổ, các vi khuẩn từ da bụng mẹ và từ dụng cụ trong phòng mổ là những vi sinh vật đầu tiên thâm nhập vào hệ thống niêm mạc.

  • Kháng sinh bên cạnh tiêu diệt hại khuẩn còn là tác nhân loại trừ những vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa, gây ra hiện tượng loạn khuẩn ruột.
  • Dinh dưỡng của bé sau khi chào đời: Trẻ bú mẹ được nhận một lượng lợi khuẩn đầy đủ qua sữa mẹ. Ngược lại, trẻ dùng sữa công thức có hệ khuẩn chí đa dạng, chứa nhiều loại vi khuẩn gây hại,  các em bé thường thiếu hụt lợi khuẩn do không được bổ sung qua sữa. Đặc biệt, trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, hệ khuẩn chí biến động rất lớn vì được nhận đa dạng loại vi sinh vật chứa trong thức ăn.
  • Với trẻ đang có các bệnh lý tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy, phân sống, …) và bệnh lý miễn dịch (chàm, hen, viêm mũi dị ứng, … ) có hiện tượng suy giảm nồng độ lợi khuẩn trong đường tiêu hóa.

1.3. Bifidobacterium: lợi khuẩn THIẾT YẾU của hệ vi sinh đường ruột và trong sữa mẹ

Bifidobacterium

 

 

Ở trẻ bú sữa mẹ, nồng độ Bifidobacteria tăng nhanh, chiếm tới 80-90% tổng lượng vi sinh đường ruột và tập trung chủ yếu tại khu vực đại tràng. Lactobacilli và Bacteroides tăng dần với số lượng ít hơn. Ngược lại, số lượng các vi khuẩn gây hại (Enterobacteria) giảm dần. Trong khi đó, ở trẻ sử dụng sữa công thức, hệ vi sinh đường ruột chủ yếu là Coliforms, Bacteroides, lượng Bifidobacteria ở trẻ thấp hơn rõ rệt.

Với những trẻ sinh mổ, lượng Bifidobacteria trong đường ruột cũng thấp hơn hẳn trẻ sinh thường và phải mất 6 tháng, lượng bifidobacteria ở trẻ sinh mổ mới tương đương trẻ sinh thường lúc 10 ngày tuổi.

Bifidobacteria đóng vai trò quan trọng trong tăng cường sức khỏe tiêu hóa, nâng cao đáp ứng miễn dịch của cơ thể, làm gia tăng các kháng thể immunoglobulin (IgA và IgM).

 

2. BIFIDOBACTERIUM ANIMALIS SUBSP. LACTIS BB12

2.1. Phân loại và Đặc tính

Bifidobacterium thuộc nhóm vi khuẩn sinh axit lactic, Gram dương, không hình thành bào tử, không di động, kỵ khí. Bifidobacteria lần đầu tiên được phát hiện và phân lập từ phân của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ vào năm 1899. Chúng là thành phần phổ biến của hệ vi sinh vật tự nhiên có trong đường ruột của con người .

Bifidobacterium BB-12® (BB-12®) là một loại vi khuẩn hình que, phân lập tới chủng với danh pháp đầy đủ: Bifidobacterium animalis subsp. Lactis. CNCM 1-2494, được Chr. Hansen tiến hành nuôi cấy từ năm 1983. Chủng này có sự phù hợp về mặt công nghệ, lên men nhanh, độ an toàn cao, ổn định tốt, bền vững với môi trường axit và muối mật, đảm bảo khả năng sống sót trong chế phẩm cho đến khi được tiêu thụ vào cơ thể. Vào năm 2010, trình tự bộ gen hoàn chỉnh của BB-12® được công bố cho phép các nhà khoa học xác định rõ hiệu quả, tác dụng và an toàn khi sử dụng chủng này.

2.2. Đặc điểm của chủng BB-12 (Bền vững – bám dính – An toàn)

Đặc điểm cchủng lợi khuẩn BB-12

Bền vững với axit dạ dày, axit mật và dịch mật: 

Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, BB-12 có khả năng sống sót vượt trội hơn hẳn so với các chủng lợi khuẩn thông thường. Trong một thử nghiệm của các nhà khoa học tại Chr Hansen so sánh hơn 60 chủng lợi khuẩn khác nhau về khả năng tồn tại, BB-12 cho kết quả tốt nhất, sống sót trên 80% khi đi qua môi trường axit dạ dày và dịch mật, nhờ hoạt tính cao của  H+-ATPase ( một phức hợp enzyme  duy trì cân bằng pH nội môi ở vi khuẩn) và chứa gen mã hóa enzyme thủy phân muối mật để đối phó với nồng độ muối mật cao trong ruột non.[4,5,6]

Khả năng bám dính tốt trên niêm mạc ruột 

BB-12® là chủng lợi khuẩn có khả năng bám dính lên niêm mạc ruột tốt nhất (trên 30%) so với các chủng lợi khuẩn khác, lợi khuẩn bào tử (<10%), kết quả được công nhận trong các nghiên cứu in-vitro khác nhau. Khả năng bám dính tốt giúp BB12 dễ dàng cư trú, nhân lên, ức chế mầm bệnh trên bề mặt niêm mạc ruột, tăng khả năng đem lại hiệu quả cho sức khỏe con người.[7,8,9]

Lợi khuẩn An toàn tuyệt đối

Trong suốt hơn 40 năm được sử dụng trên toàn thế giới, độ an toàn của BB-12®  đã được kiểm chứng bằng nhiều nghiên cứu lâm sàng trên người và không phát hiện bất cứ tác dụng bất lợi nào với sức khỏe (từ trẻ sinh non, trẻ nhỏ đến phụ nữ có thai, người cao tuổi).

BB-12 được chứng nhận là lợi khuẩn An toàn tuyệt đối bởi:

  • Chứng nhận GRAS (Generally Recognized As Safe) của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA)
  • Chứng nhận an toàn chất lượng QPS (Qualified Presumption of Safety) bởi Cơ quan an toàn thực phẩm Châu âu (EFSA- European Food Safety Association)

2.3. Cơ chế tác dụng của BB12

Ức chế vi sinh vật có hại

BB-12® có khả năng ức chế vi sinh vật có hại, tạo hàng rào bảo vệ ruột và kích thích miễn dịch. Các nhà khoa học đề xuất khả năng ức chế vi sinh vật có hại:( Bacillus cereus, Clostridium difficile, Clostridium perfringens type A, Escherichia coli ATCC 4328, Enterococcus faecalis, Listeria monocytogenes, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella enterica subsp. enterica serovar Typhimurium, S. enterica subsp. enterica serovar Typhi, Shigella sonnei và Candida albicans) [10,11,12] dựa trên nhiều cơ chế:

  • Sản xuất các chất ức chế (axit hữu cơ, H2O2, …);
  • Cạnh tranh dinh dưỡng;
  • Loại bỏ / thoái hóa độc tố;
  • Cạnh tranh vị trí bám dính (chất nhầy, thụ thể tế bào);
  • Tăng cảm ứng của phản ứng miễn dịch.

Tăng cường hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột

Tính nguyên vẹn của lớp chất nhầy và tế bào biểu mô ruột quyết định đến cấu trúc và sức khỏe đường tiêu hóa. Trong nghiên cứu in – vitro, BB12 chứng minh khả năng kết nối chặt chẽ các tế bào biểu mô ruột, hiệu lực tốt hơn hẳn so với nhóm chứng[13]

Tương tác với hệ miễn dịch

70-80% các tế bào miễn dịch nằm trên niêm mạc ruột. Lợi khuẩn BB12 có khả năng tương tác với các tế bào miễn dịch ruột nhờ một số cơ chế:

  • Thúc đẩy sự trưởng thành của các tế bào đuôi gai và các tế bào miễn dịch khác (đại thực bào, tế bào trình diện kháng nguyên, …)[14]
  • Tăng tiết các cytokin IL-1β, IL-6, IL-10, IFN-α và TNF-α, tăng cường đáp ứng miễn dịch[15,16]

3. NGHIÊN CỨU TRÊN TIÊU HÓA

3.1. Bifidobacterium BB-12 cải thiện 100% táo bón, làm mềm phân sau 4 tuần sử dụng

Bifidobacterium BB-12 là chủng lợi khuẩn được nghiên cứu kỹ lưỡng, lợi khuẩn có số lượng nghiên cứu lâm sàng lớn nhất trên thị trường hiện nay. Hiệu quả của chủng lợi khuẩn này được đánh giá cao nhất trong ngân hàng lợi khuẩn thế giới, đặc biệt trên tác dụng giảm táo bón, tăng cường nhu động ruột, hỗ trợ cải thiện tần suất đi tiêu đều đặn.

Vào năm 2015, nhóm tác giả Eskesen và cộng sự[17] tiến hành một nghiên cứu đa trung tâm tại Anh và Đức với cỡ mẫu lên tới 1248 bệnh nhân có tần suất đại tiện thấp (1-3 lần/ tuần). Các bệnh nhận được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: nhóm chứng và nhóm bổ sung đều đặn 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB12 mỗi ngày trong thời gian 4 tuần.Tần suất đại tiện và tính chất phân của bệnh nhân được theo dõi và đưa vào thống kê.

Kết quả nghiên cứu: Sau thời gian nghiên cứu, nhóm sử dụng BB-12 có sự cải thiện vượt trội so với nhóm chứng, bệnh nhân đại tiện đều đặn 6-8 lần/ tuần, khối lượng phân nhiều hơn và mềm hơn, giảm hẳn các triệu chứng đầy chướng bụng.

nghiên cứu táo bón

Một nghiên cứu khác của Nishida. et al (2004) [18]thực hiện tại Nhật Bản trong 2 tuần, bệnh nhân được bổ sung lợi khuẩn BB-12 và theo dõi khối lượng phân mỗi ngày. Thống kê nghiên cứu cho thấy, khối lượng phân trung bình của bệnh nhân tăng lên đáng kể sau khi bổ sung lợi khuẩn BB-12 ( từ 30,5 g phân/ lần lên 37,5 g/ lần). Qua đó, tình trạng táo bón được cải thiện sau 2 tuần nghiên cứu.

khối lượng phân sau khi sử dụng Imiale

Các nghiên cứu tương tự được thực hiện bởi tác giả Pitkal. et al tại Phần Lan (2007) [19]và  Uchida. et al (2005)[20] cũng cho kết quả cải thiện tần suất đại tiện, cải thiện khối lượng phân, tính chất phân sau khi bổ sung BB-12 trên đối tượng người già, phụ nữ gặp táo bón.

3.2. Lợi khuẩn BB-12 phòng ngừa, giảm thiểu 90% nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ

Trẻ bú mẹ hoàn toàn có tỷ lệ tiêu chảy nhiễm khuẩn thấp hơn hẳn trẻ bú sữa công thức. Sữa mẹ thúc đẩy sự phát triển của Bifidobacterium, lợi khuẩn có khả năng tiết ra nhiều loại axit hữu cơ tiêu diệt mầm bệnh trong đường tiêu hóa.[21] Theo đó, Bifidobacterium được đưa vào nhiều nghiên cứu để chứng minh vai trò hỗ trợ tiêu hóa, loại trừ mầm bệnh, dự phòng và hỗ trợ trong các trường hợp tiêu chảy cấp, mạn tính.

Vào năm 2004, Chouraqui và cộng sự[22] đã thực hiện nghiên cứu đa trung tâm, mù đôi, có đối chứng bổ sung lợi khuẩn BB-12 trong 8 tháng cho 90 trẻ (trung bình 3-5 tháng tuổi) được chăm sóc đặc biệt tại trung tâm nhi khoa Universitaire de Grenoble, Pháp. Trẻ được theo dõi và thống kê tần suất mắc tiêu chảy, số lần tiêu chảy trong một ngày và thời gian tiêu chảy.

Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ mắc tiêu chảy ở nhóm bổ sung  BB-12 (28,3%) giảm 1,4 lần so với nhóm chứng (38,6%). Bên cạnh đó, nghiên cứu ghi nhận tần suất tiêu chảy mỗi ngày ở nhóm BB-12  giảm 1,9 lần so với nhóm chứng, thời gian tiêu chảy kéo dài tương ứng giảm (1.15 ± 2.5 ngày so với 2.3 ± 4.5 ngày, P = 0.0002 and 0.0014). Từ kết quả này, BB12 được công nhận khả năng phòng và giảm triệu chứng tiêu chảy cấp của trẻ.

Cải thiện tiêu chảy sau khi sử dụng sản phẩm Imiale

Nghiên cứu tương tự được thực hiện bởi Saevedra. et al (1994)[23], kéo dài 17 tháng tại Khoa Nhi, Trường Đại học Johns Hopkins, Vương quốc Anh và Bệnh viện nhi Mount Washington Baltimore, Maryland, Hoa Kỳ trên 55 trẻ đang được điều trị bệnh lý mạn tính. Tại nghiên cứu này, kết quả ủng hộ mạnh mẽ khả năng phòng tiêu chảy và tăng cường loại trừ rotavirus ra khỏi đường tiêu hóa ở nhóm trẻ được bổ sung đều đặn BB-12.

Để đánh giá khả năng phòng tiêu chảy do sử dụng kháng sinh kéo dài của BB – 12, Chatterjee.et al (2013)[24] đã thực hiện 1 nghiên cứu đa trung tâm trên 343 bệnh nhân được chỉ định dùng kháng sinh kéo dài trong 7 ngày. Song song với sử dụng kháng sinh, bệnh nhân chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: nhóm chứng và nhóm bổ sung 2 tuần lợi khuẩn BB-12. Trong thời gian này, tất cả đối tượng được theo dõi tần suất mắc tiêu chảy.

Kết quả nghiên cứu: Thống kê cho thấy, nhóm bổ sung BB-12 (19,8%) có tỷ lệ mắc tiêu chảy thấp hơn 1,4 lần so với nhóm chứng (15,56%). Bên cạnh đó, bổ sung lợi khuẩn giúp giảm hơn 3 lần tỷ lệ tiêu chảy nặng (Bb-12: 31,6% so với 96% ở nhóm chứng), p<0,001. Thời gian mắc tiêu chảy giảm đáng kể ở nhóm BB12 ( Rút ngắn từ 4 ngày ở nhóm chứng xuống kéo dài 2 ngày). Nghiên cứu của Chatterjee chứng minh khả năng phòng và hỗ trợ giảm nhẹ tiêu chảy khi bệnh nhân sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài.

3.3. Giảm thiểu hơn 2 lần nguy cơ mắc viêm ruột hoại tử ở trẻ sinh non

Viêm ruột hoại từ là bệnh lý nguy hiểm nhất ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh non. Bệnh này gây phá huỷ biểu mô niêm mạc ruột ở trẻ, dẫn đến các biến chứng như: thủng ruột, viêm phúc mạc hay tắc ruột, có thể dẫn đến tử vong. Theo khuyến cáo mới nhất của ESPGHAN (Hội tiêu hóa nhi khoa châu Âu), BB-12 là một trong số rất ít lợi khuẩn có khả năng dự phòng viêm ruột hoại tử ở trẻ, trẻ sinh non vì an toàn tuyệt đối, không sinh D – Lactate, không sinh plasmid kháng kháng sinh, hiệu quả dự phòng được chứng minh qua nhiều nghiên cứu lâm sàng.

Vào năm 2005, Bin – Nun. et al (Israel)[25] thực hiện 1 nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng trên 145 trẻ (72 trẻ được bổ sung BB-12 và 73 trẻ nhóm chứng). Trẻ khi tham gia nghiên cứu có cân nặng trung bình 1152 ± 262 g và tuổi thai từ 17 – 33 tuần tuổi được đánh giá nguy cơ mắc viêm ruột hoại tử.

Kết quả nghiên cứu: Kết quả ghi nhận được sau nghiên cứu cho thấy, nhóm trẻ bổ sung BB12 có tỷ lệ mắc viêm ruột hoại tử thấp hơn hẳn so với nhóm chứng. (4% so với 16,4%, p= 0,03). Ngoài ra, bổ sung lợi khuẩn chứa BB-12 còn giúp giảm mức độ nghiêm trong, giảm các biến cố khi trẻ mắc viêm ruột hoại tử  (Điểm số theo tiêu chí đánh giá của Bell tương ứng: 1.3 ± 0.5 vs 2.3 ± 0.5; P = .005).

Một nghiên cứu khác với quần thể nghiên cứu lên tới 1099 trẻ sinh non dưới tuần thứ 32, cân nặng nhỏ hơn 1,5 kg, được thực hiện đa trung tâm tại Úc và New Zealand bởi Susan. et al [26], một kết quả tương đồng ủng hộ bổ sung BB-12 giúp giảm nguy cơ mắc viêm ruột hoại tử giai đoạn 2 ở trẻ nhỏ theo tiêu chí của Bell (2.0% so với 4.4% ở nhóm chứng; RR= 0.46, 95% CI = 0.23 – 0.93, P = 0.03).

4. NGHIÊN CỨU TRÊN HỆ MIỄN DỊCH

4.1. Lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 tăng 65% kháng thể IgG khi bổ sung cho trẻ

Lợi khuẩn (Probiotics) có thể nâng cao sức đề kháng của trẻ thông qua tương tác với các tế bào miễn dịch ruột. 70% đến 80% các tế bào miễn dịch nằm tại đường tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu bổ sung Bifidobacterium BB12 đánh giá khả năng thúc đẩy hoạt động hệ miễn dịch thông qua đo lường   nồng độ kháng thể và đánh giá tần suất mắc các bệnh lý nhiễm trùng ở trẻ.

Để đánh giá hiệu quả nâng cao đề kháng khi bổ sung BB-12 cho trẻ nhỏ, một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng vào năm 2012 của Rizzardini. et al[27] được thực hiện. Nghiên cứu tiến hành trên 200 đối tượng, theo mô hình bổ sung lợi khuẩn trong 6 tuần, đến tuần thứ 2: trẻ được chỉ định tiêm 1 liều vacxin phòng cúm.

Kết quả nghiên cứu: Sau 6 tuẩn, định lượng huyết tương đánh giá nồng độ IgG trong nhóm sử dụng Bb-12 tăng 65% so với nhóm chứng. Nghiên cứu của Rizzardini khẳng định vai trò của BB-12 trong tương tác, nâng cao miễn dịch ở trẻ.

Nâng cao miễn dịch

Hai mô hình nghiên cứu khác của Smith. et al (2013) [28]và  Taipale (2011)[29] đánh giá hiệu quả nâng cao đề kháng khi bổ sung lợi khuẩn kéo dài trong 3 tháng và 8 tháng nhờ thống kê tần suất mắc nhiễm trùng hô hấp, tần suất mắc viêm tai giữa và tần suất phải sử dụng kháng sinh ở trẻ nhỏ.

Kết quả nghiên cứu: Cả hai nghiên cứu đều đưa ra kết luận ủng hộ sử dụng Bb-12 trong dự phòng các bệnh lý nhiễm trùng với tần suất mắc của nhóm can thiệp lợi khuẩn thấp hơn 30% so với nhóm chứng.

4.2. Cải thiện 4 lần tần suất mắc bệnh lý dị ứng: chàm, hen, viêm mũi dị ứng

Xã hội càng phát triển, các bệnh lý dị ứng càng trở nên phổ biến và là gánh nặng kinh tế, sức khỏe trên toàn thế giới. Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra tương tác mật thiết giữa lợi khuẩn và và các phản ứng miễn dịch, đặc biệt là phản ứng dị ứng trong cơ thể. Trong số rất ít chủng lợi khuẩn có khả năng chuyển đổi từ phản ứng dị ứng sang phản ứng dung nạp, BB-12 được công nhận giảm tần suất mắc và giảm mức độ nặng của các bệnh lý chàm, hen, viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ.

Vào năm 2019, Schmidt. et al[30] thực hiện nghiên cứu trên 290 trẻ trong độ tuổi 10 tháng tuổi. Trẻ được chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm: 144 trẻ được bổ sung lợi khuẩn BB-12 và 146 trẻ được đưa vào nhóm bổ sung giả dược đối chứng.

Kết quả nghiên cứu: Sau 6 tháng nghiên cứu, tần suất mắc các bệnh lý chàm, hen, viêm mũi dị ứng được thống kê cho thấy, nhóm sử dụng Bb-12 (4,2%) giảm hơn 2,5 lần nguy cơ mắc các đợt cấp của chàm so với nhóm chứng (11,5%), p= 0,036. Ngoài ra, tỷ lệ mắc hen, viêm mũi dị ứng cũng giảm nhẹ ở nhóm bổ sung BB-12 (7,5% so với 9,5%).

giảm 4 lần nguy cơ mắc chàm

Isolauri. et al (2000) [31]cũng đã thực hiện một nghiên cứu tại khoa nhi,  Đại học Turku, Phần Lan đánh giá mức độ nặng của chàm trước và sau khi trẻ bổ sung lợi khuẩn trong 2 tháng.

Kết quả nghiên cứu: Thang điểm SCORAD được đưa vào đánh giá tình trạng chàm của trẻ cho thấy: trước khi đưa vào nghiên cứu: trẻ có điểm số SCORAD trung bình 16 (7–25), sau khi bổ sung lợi khuẩn, điểm số này giảm xuống xấp xỉ 0 (0–3,8) trong khi nhóm chứng dường như không có sự cải thiện với điểm tương ứng 13,4 (4,5–18,2)

5. CẢI THIỆN THỜI GIAN KHÓC, TẦN SUẤT KHÓC TRONG HỘI CHỨNG COLIC

Hội chứng Colic – Khóc dạ đề (Infant colic -IC) ảnh hưởng đến 25% trẻ nhỏ trong 3 tháng đầu đời. Mặc dù hội chứng Colic lành tính và có thể tự khỏi nhưng nó được xem là nguyên nhân gây ra đau đớn cho trẻ, gây áp lực và stress cho cha mẹ, người thân, và một số tình trạng khác như: trầm cảm ở phụ nữ sau sinh, ngừng tiết sữa đột ngột, rối loạn hành vi và giấc ngủ, các bệnh lý dị ứng ở trẻ nhỏ, …

Mặc dù trải qua hàng chục thập kỷ nghiên cứu, nguyên nhân của IC vẫn không được xác định chính xác. Tuy nhiên, hội chứng Colic có các biểu hiện co thắt tiêu hóa được nghi ngờ có liên quan đến rối loạn hệ khuẩn chí đường ruột. Bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ trẻ mắc hội chứng Colic đã và đang được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu và khẳng định vai trò hỗ trợ giảm thời gian và tần suất quấy khóc của trẻ.

Nghiên cứu mới nhất vào năm 2019 của Nocerino. et al[32] tại Milan, Italy với 80 trẻ có biểu hiện quấy khóc do hội chứng Colic được đưa vào nghiên cứu trong 28 ngày. Bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, 1 nhóm được bổ sung đều đặn 1 tỷ lợi khuẩn mỗi ngày, nhóm còn lại được theo dõi so sánh.

Kết quả nghiên cứu: Sau 1 tháng nghiên cứu, tần suất quấy khóc của trẻ bổ sung lợi khuẩn giảm đáng kể (tình trạng ban đầu: 8 lần/ ngày xuống 3 lần/ngày ở nhóm Bb-12 và 6 lần một ngày ở nhóm chứng). Thời gian quấy khóc giảm trên 50% ở nhóm bổ sung Bb-12 (80%)  giảm 2,5 lần so với nhóm chứng (31,5%). Nghiên cứu của Nocerin chứng minh hiệu quả phục hồi- giảm quấy khóc ở trẻ trong hội chứng Colic – Khóc dạ đề.

giảm ckhóc trong hội chứng Colic - Khóc dạ đề

Tóm tắt thông tin khoa học về lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12:

1. Lợi khuẩn Bền vững – An toàn – Bám dính tốt, cho hiệu quả nhanh, vượt trội

2. Lợi khuẩn Thiết yếu trong đường tiêu hóa trẻ nhỏ (chiếm tới 90% lợi khuẩn đường ruột), cư ngụ tại đại tràng

3. Hỗ trợ phục hồi cân bằng hệ vi sinh, giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nâng cao đề kháng cho trẻ

4. Lợi khuẩn số 1 về bằng chứng lâm sàng: 307 nghiên cứu quốc tế chứng minh hiệu quả

5. Chứng nhận an toàn tuyệt đối bởi FDA và EFSA

Tại Việt Nam, TPBVSK Imiale với thành phần Bifidobacterium BB12, được nhập khẩu nguyên lọ từ Đan Mạch.

  • Bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải thiện hệ vi sinh đường ruột
  • Giúp tăng cường tiêu hóa
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột

————————————————

TRÍCH DẪN THAM KHẢO
[1] Health and Nutrition Properties of Probiotics in Food including Powder Milk with Live Lactic Axit Bacteria. FAO/WHO; Geneva, Switzerland: 2002

[2]  Reuter G. The Lactobacillus and Bifidobacterium microflora of the human intestine: Composition and succession. Curr. Issues Intest. Microbiol. 2001;2:43–53.

[3] Garrigues C., Johansen E., Pedersen M.B. Complete genome sequence of Bifidobacterium animalis subsp. lactis BB-12, a widely consumed probiotic strain. J. Bacteriol. 2010; 192: 2467–2468.

[4] Vernazza C.L., Gibson G.R., Rastall R.A. Carbohydrate preference, axit tolerance and bile tolerance in five strains of Bifidobacterium. J. Appl. Microbiol. 2006;100:846–853

[5] Matsumoto M., Ohishi H., Benno Y. H+-ATPase activity in Bifidobacterium With special reference to axit tolerance. Int. J. Food Microbiol. 2004;93:109–113

[6] Vinderola C. Lactic acid starter and probiotic bacteria: A comparative “in vitro” study of probiotic characteristics and biological barrier resistance. Food Res. Int. 2003; 36:895–904.

[7]  Laparra J.M., Sanz Y. Comparison of in vitro models to study bacterial adhesion to the intestinal epithelium. Lett. Appl. Microbiol. 2009; 49:695–701.

[8] Rinkinen M., Westermarck E., Salminen S., Ouwehand A.C. Absence of host specificity for in vitro adhesion of probiotic lactic acid bacteria to intestinal mucus. Vet. Microbiol. 2003; 97:55–61.

[9]Juntunen M., Kirjavainen P.V., Ouwehand A.C., Salminen S.J., Isolauri E. Adherence of probiotic bacteria to human intestinal mucus in healthy infants and during rotavirus infection. Clin. Diagn. Lab. Immunol. 2001; 8:293–296.

[10]Martins F.S., Silva A.A., Vieira A.T., Barbosa F.H., Arantes R.M., Teixeira M.M., Nicoli J.R. Comparative study of Bifidobacterium animalis, Escherichia coli, Lactobacillus casei and Saccharomyces boulardii probiotic properties. Arch. Microbiol. 2009; 191:623–630.

[11] Collado M.C., Meriluoto J., Salminen S. Role of commercial probiotic strains against human pathogen adhesion to intestinal mucus. Lett. Appl. Microbiol. 2007;45:454–460. 

[12] Collado M.C., Grześkowiak L., Salminen S. Probiotic strains and their combination inhibit in vitro adhesion of pathogens to pig intestinal mucosa. Curr. Microbiol. 2007;55:260–265.

[13] Commane D.M., Shortt C.T., Silvi S., Cresci A., Hughes R.M., Rowland I.R. Effects of fermentation products of pro- and prebiotics on trans-epithelial electrical resistance in an in vitro model of the colon. Nutr. Cancer. 2005; 51:102–109.

[14] Lopez P., Gueimonde M., Margolles A., Suarez A. Distinct Bifidobacteriums Strains drive different immune responses in vitro. Int. J. Food Microbiol. 2010;138:157–165

[15] Latvala S., Pietila T.E., Veckman V., Kekkonen R.A., Tynkkynen S., Korpela R., Julkunen I. Potentially probiotic bacteria induce efficient maturation but differential cytokine production in human monocyte-derived dendritic cells. World J. Gastroenterol. 2008; 14:5570–5581.

[16] Matsumoto M., Hara K., Benno Y. The influence of the immunostimulation by bacterial cell components derived from altered large intestinal microbiota on probiotic anti-inflammatory benefits. FEMS Immunol. Med. Microbiol. 2007; 49:387–390.

[17]Eskesen, D. et al. (2015), ‘Effect of the probiotic strain Bifidobacterium animalis subsp. lactis BB-12® on defecation frequency in healthy subjects with low defecation frequency and abnormal discomfort: a randomised, double-blind, placebo-controlled, parallel-group trial’, British Journal of Nutrition, Nov 28: 114(10) :1638–1646

[18] Nishida, S. et al. (2004), ‘Effect of Yoghurt Containing Bifidobacterium lactis BB-12® on Improvement of Defecation and Fecal Microflora of Healthy Female Adults’, Milk Science, 53(2):71-80

[19] Pitkala, et al. Fermented cereal with specific bifidobacteria normalizes bowel movements in elderly nursing home residents. A randomized, controlled trial. J.Nutr.Health Aging 2007;11:305-311

[20] Uchida, et al. Effect of fermented milk containing Bifidobacterium lactis Bb-12 on stool frequency, defecation,fecal microbiota and safety of excessive ingestion in healthy female students -2nd report. J Nutr Food 2005:39-51

[21] Benno Y, Sawada K, Mitsuoka T. The intestinal microflora of infants: composition of fecal flora in breast-fed and bottle-fed infants. Microbiol Immunol 1984; 28:975–86.

[22] Chouraqui, J.P.; van Egroo, L.D.; Fichot, M.C. Acidified milk formula supplemented with Bifidobacterium lactis: Impact on infant diarrhea in residential care settings. J. Pediatr. Gastroenterol. Nutr. 2004, 38, 288–292.

[23] Saavedra, J.M.; Bauman, N.A.; Oung, I.; Perman, J.A.; Yolken, R.H. Feeding of Bifidobacterium bifidum and Streptococcus thermophilus to infants in hospital for prevention of diarrhoea and shedding of rotavirus. Lancet 1994, 344, 1046–1049.

[24] Chatterjee, S.; Kar, P.; Das, T.; Ray, S.; Ganguly, S.; Rajendiran, C.; Mitra, M. Randomised placebo-controlled double blind multicentric trial on efficacy and safety of Lactobacillus acidophilus LA-5® and Bifidobacterium BB-12® for prevention of antibiotic-associated diarrhoea. JAPI 2013, 61, 708–712.

[25] Bin-Nun, et al. Oral probiotics prevent necrotizing enterocolitis in very low birth weight neonates. J.Pediatr.2005;147:192-196

[26] Susan E. Jacobs et al. “Probiotic Effects on Late-onset Sepsis in Very Preterm Infants: A Randomized Controlled Trial” Pediatrics Dec 2013, 132 (6) 1055-1062; DOI: 10.1542/peds.2013-1339

[27] Rizzardini, G.; Eskesen, D.; Calder, P.C.; Capetti, A.; Jespersen, L.; Clerici, M. Evaluation of the immune benefits of two probiotic strains Bifidobacterium animalis ssp. lactis, BB-12® and Lactobacillus paracasei ssp. paracasei, L. casei 431® in an influenza vaccination model: A randomised, double-blind, placebo-controlled study. Br. J. Nutr. 2012, 107, 876–884.

[28] Smith, T.J.; Rigassio-Radler, D.; Denmark, R.; Haley, T.; Touger-Decker, R. Effect of Lactobacillus rhamnosus LGG® and Bifidobacterium animalis ssp. lactis BB-12® on health-related quality of life in college students affected by upper respiratory infections. Br. J. Nutr. 2013, 109, 1999–2007

[29] Taipale, T.; Pienihakkinen, K.; Isolauri, E.; Larsen, C.; Brockmann, E.; Alanen, P.; Jokela, J.; Soderling, E. Bifidobacterium animalis subsp. lactis BB-12 in reducing the risk of infections in infancy. Br. J. Nutr. 2011, 105, 409–416.

[30] Schmidt RM, et al. Probiotics in late infancy reduce the incidence of eczema: A randomized controlled trial. Pediatr Allergy Immunol. 2019;30(3):335-340. doi:10.1111/pai.13018

[31] Isolauri E, Arvola T, Sütas Y, Moilanen E, Salminen S. Probiotics in the management of atopic eczema. Clin Exp Allergy. 2000;30(11):1604-1610. doi:10.1046/j.1365-2222.2000.00943.x

[32] Nocerino R., et al. The therapeutic efficacy of Bifidobacterium animalis subsp. lactis BB-12® in infant colic: A randomised, double blind, placebo-controlled trial. Alimentary pharmacology & therapeutics, 2020. 51(1): p. 110-120.

]]>
https://imiale.com/tong-quan-bifidobacterium-bb12-imiale-5857/feed/ 0
Bật mí cách phục hồi hệ tiêu hóa sau viêm ruột ở trẻ em https://imiale.com/cham-dut-viem-ruot-o-tre-em-phuc-hoi-he-tieu-hoa-3095/ https://imiale.com/cham-dut-viem-ruot-o-tre-em-phuc-hoi-he-tieu-hoa-3095/#respond Sat, 05 Sep 2020 03:26:29 +0000 https://imiale.com/?p=3095 Theo thống kê, trên thế giới mỗi năm có tới 3-6 triệu trẻ nhỏ nhập viện khẩn cấp vì viêm ruột. Viêm ruột ở trẻ em cần được thăm khám và xử trí theo đúng phác đồ của bác sĩ,.song song tiến hành cùng các biện pháp hỗ trợ đặc hiệu. Để tránh ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và hạn chế hậu quả viêm ruột mạn tính,.giải pháp nào hỗ trợ tình trạng này, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

nhung loi ich khong ngo cua loi khuan duong ruot

1. Viêm ruột là gì? Triệu chứng viêm ruột ở trẻ em mẹ cần biết.

Viêm ruột là một tình trạng viêm xảy ra trong lòng ống tiêu hóa. Viêm ruột có nguyên nhân chủ yếu do một đợt nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng).

Nếu không được xử lý kịp thời, viêm ruột dễ chuyển sang giai đoạn mạn tính,.tổn thương cấu trúc và chức năng tiêu hóa. Trẻ thường xuyên gặp các rối loạn tiêu hóa tái đi tái lại nhiều lần.

viêm ruột ở trẻ em

1.1. 5 triệu chứng điển hình của viêm ruột ở trẻ

Viêm ruột thường xuất hiện với những triệu chứng ban đầu như:

  • Trẻ đau quặn bụng
  • Buồn nôn, nôn
  • Tiêu chảy phân lỏng, nhiều nhầy
  • Sau đó tình trạng tiêu chảy cứ tái diễn nhiều lần
  • Trẻ mệt mỏi, chán ăn, sốt và quấy khóc, …

1.2. Khi nào cần đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế

Các triệu chứng trên kéo dài liên tục 2-3 ngày không có dấu hiệu giảm nhẹ mà tiến triển nặng hơn.

  • Trẻ mệt mỏi, lừ đừ, có dấu hiệu hôn mê nhẹ. Có các dấu hiệu của tình trạng mất nước và điện giải nghiêm trọng: khóc không có nước mắt, đi tiểu ít, nước tiểu sậm màu, môi khô, da mặt nhợt nhạt, …
  • Trẻ sốt cao hơn 38,5 oC, có nguy cơ cao gặp co giật
  • Mẹ phát hiện trong phân có lẫn máu tươi.

2. Viêm ruột ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm ruột ở trẻ em cần được phát hiện càng sớm càng tốt.

  • Với tình trạng nhiễm khuẩn nặng: trẻ cần được tới thăm khám và điều trị tại các cơ sở nhi khoa uy tín. Trẻ được chỉ định xét nghiệm phân và kê một loại kháng sinh phù hợp với đúng loại vi khuẩn trẻ đang mắc phải.
  • Với trường hợp viêm ruột do virus, trẻ chỉ cần cải thiện triệu chứng, không nhất thiết phải sử dụng kháng sinh.

Vậy viêm ruột có nguy hiểm cho trẻ hay không?

2.1. Viêm ruột ở trẻ em sau những đợt điều trị kháng sinh kéo dài

Ở những trẻ viêm ruột do nhiễm khuẩn nặng thường được chỉ định sử dụng kháng sinh kéo dài. Và điều đó vô hình chung làm mất cân bằng hệ vi sinh tự nhiên của trẻ. Bên cạnh các vi khuẩn gây bệnh,.kháng sinh tiêu diệt đồng thời cả những lợi khuẩn tự nhiên bám dính lên niêm mạc ruột.

Việc điều trị này tuy giúp trẻ loại trừ ngay yếu tố gây bệnh,.nhưng lại làm mất đi cân bằng hệ khuẩn chí tự nhiên vố có của cơ thể. Các tế bào niêm mạc ruột mất đi lớp áo phòng vệ trở nên nhạy cảm. Chúng dễ dàng bị tổn thương trở lại bởi bất cứ yếu tố nào tác động, đặc biệt là những vi khuẩn cơ hội.

trẻ viêm ruột kéo dài

2.2. Không xử trí triệt để, trẻ dễ tiến triển tới viêm ruột mạn tính

Viêm ruột nguyên phát là tổn thương niêm mạc ruột do sự tấn công của vi khuẩn,.virus và độc tố của chúng sinh ra:

  • Tổn thương này cần được phục hồi sớm, tránh việc tái diễn nhiều lần.
  • Càng để lâu, tổn thương càng sâu, càng lan tỏa ra nhiều vùng niêm mạc.
  • Giảm khả năng tiêu hóa, hấp thu và thải trừ của đường ruột.
  • Trẻ tái đi tái lại các biểu hiện tiêu chảy, phân sống, đau quặn bụng, đầy hơi, chướng bụng, …

Nếu không được xử lý triệt để, tình trạng viêm ruột trở nên mạn tính, gây nhiều ảnh hưởng cho trẻ trong quá trình sinh trưởng và phát triển về sau.

2.3. Trẻ viêm ruột trở nên biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, kém phát triển

Khi trẻ mắc viêm ruột kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.

  • Trẻ đầy chướng bụng: Thức ăn đi vào nhưng không được tiêu hóa triệt để,.lên men yếm khí tạo ra nhiều khí hơi gây đầy chướng bụng.
  • Thiếu dưỡng chất, trẻ trở nên còi cọc, chậm lớn.
  • Giảm khả năng phát triển tự nhiên về cả thể chất và trí tuệ.
  • Trẻ biếng ăn: Khi tiêu hóa bị trì trệ, lượng enzym tiết ra cũng ít hơn, khả năng tiêu hóa cũng kém hơn. Vị giác của trẻ vì thế cũng bị ảnh hưởng, lâu dần bé không cảm thấy ngon miệng, càng biếng ăn hơn.
Dù nguyên nhân nào gây viêm ruột cho trẻ, loạn khuẩn ruột vẫn là hậu quả nguy hiểm hàng đầu. Loạn khuẩn ruột khiến tình trạng viêm ruột càng trở nặng. Tái đi tái lại nhiều lần, dễ dẫn đến những tổn thương mạn tính ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của trẻ.

3. Bổ sung lợi khuẩn đúng cách ngăn chặn hậu quả viêm ruột ở trẻ em

3.1. Vai trò của lợi khuẩn hỗ trợ viêm ruột kéo dài ở trẻ

Mất cân bằng hệ vi sinh vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của viêm ruột kéo dài. Chính vì vậy, bổ sung lợi khuẩn là giải pháp giúp ngăn chặn viêm ruột tiến triển sang dạng mạn tính, tái đi tái lại.

Bifidobacterium với sức khỏe bé

6 cơ chế ưu việt lợi khuẩn đem lại khi bổ sung cho trẻ viêm ruột

  • Bảo vệ đường ruột: tạo hàng rào, ngăn chặn sự tấn công của hại khuẩn và độc tố của chúng.
  • Loại trừ vi khuẩn có hại: chiếm dinh dưỡng,.tiết chất kháng mầm bệnh
  • Hỗ trợ tiêu hóa: tổng hợp các enzym thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra trơn chu.
  • Phục hồi, ngăn ngừa tiến triển lên viêm ruột mạn tính: hấp thu độc tố, ngăn chặn quá trình tổn thương tiếp diễn.
  • Giảm nhanh triệu chứng tiêu chảy kéo dài. Điều hòa, giảm sự kích thích quá mức gây tiêu chảy, phân sống kéo dài.
  • Tăng cường miễn dịch của trẻ: tăng cường kháng thể, tăng khả năng nhận diện và loại trừ các mầm bệnh nguy hại. Trẻ giảm tần suất mắc các bệnh nhiễm trùng và nguy cơ sử dụng kháng sinh

3.2. Lợi khuẩn Bifidobacterium – sự lựa chọn cần thiết cho trẻ viêm ruột

Việc bổ sung lợi khuẩn cho trẻ viêm ruột cần lựa chọn đúng loại lợi khuẩn. Vì tất nhiên, không phải lợi khuẩn nào cũng cho hiệu quả như nhau.

Theo các nhà nghiên cứu, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, Bifidobacterium là vi khuẩn quan trọng  trong hệ tiêu hóa. Mặc dù có hàng trăm loài vi khuẩn khác nhau trong đường ruột, nhưng Bifidobacterium lại chiếm một tỷ lệ lớn áp đảo. Hơn 90% lợi khuẩn của trẻ thuộc về Bifidobacterium. Đặc biệt, tại đại tràng, nơi quyết định lớn đến quá trình hình thành phân trẻ, 99% lợi khuẩn thuộc về Bififdobacterium. Chính vì vậy, khi tổn thương ruột kéo dài, trẻ cần được bổ sung đúng chủng lợi khuẩn này để khôi phục lại chức năng hệ tiêu hóa.

» Đọc thêm: 5 tiêu chí lựa chọn men vi sinh mẹ nên biết

3.3. Imiale – Lợi khuẩn sống Bifidobacterium gắn đích tại đại tràng 

Imiale bổ sung 1 tỷ chủng lợi khuẩn sống Bifidobacterium – gắn đích tại đại tràng mỗi ngày. Với một chủng lợi khuẩn sống, Imiale cho phép nhanh chóng phát huy tác dụng. Đặc biệt, khả năng gắn đích tốt tại đại tràng giúp Imiale đạt hiệu năng cao, cạnh tranh vị trí bám tốt và loại trừ các vi khuẩn có hại.

Imiale được bảo vệ bằng công nghệ bao kép Cryoprotectant độc quyền. Với công nghệ độc đáo này, mỗi một vi khuẩn được bao bọc bằng một lớp áo kép. Nhờ vậy, lợi khuẩn trở nên bền vững với mọi yếu tố tác động: nhiệt độ, độ ẩm, lớp dịch vị dạ dày, … Vượt qua những hàng rào khắc nghiệt nhất, Imiale đi tới đại tràng và phát huy tác dụng.

Imiale đã và đang được phân phối tại nhiều viện nhi lớn trên cả nước; Viện nhi trung ương, Viện Vinmec, Viện Thu Cúc,…

Hội thảo Imiale tại các viện sản nhi

Hội thảo hướng dẫn sử dụng lợi khuẩn đúng cách cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bên cạnh đó, Imiale là lợi khuẩn hàng đầu nhập khẩu từ Đan Mạch có hàm lượng khoa học cao nhất thế giới. Với hơn 307 nghiên cứu đến từ hàng trăm trung tâm, Imiale được khẳng định mạnh mẽ về hiệu quả bảo vệ, phục hồi hệ tiêu hóa. Đặc biệt, theo Cục quản lý thực phẩm và dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA), và Châu Âu (EFSA), Imiale là lợi khuẩn An toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ qua rất nhiều kiểm duyệt.

3.4. Đánh giá của các chuyên gia về Imiale – Lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB12 gắn đích tại đại tràng

4. Bằng chứng khoa học Bifidobacterium BB12 cải thiện tình trạng viêm ruột ở trẻ nhỏ

4.1. Bifidobacterium BB12 cải thiện nguy cơ viêm ruột do nhiễm rotavirus ở trẻ

Tên nghiên cứu: Hiệu quả của Bifidobacterium BB12 cải thiện nguy cơ viêm ruột do nhiễm rotavirus ở trẻ

Nhóm nghiên cứu: P. Phuapradit và cộng sự

Năm nghiên cứu: 1999

Nơi nghiên cứu: Khoa nhi, bệnh viện Ramathibodi, Băng Cốc, Thái Lan

Tiến hành nghiên cứu: 175 trẻ trong độ tuổi từ 3 –  6 tháng được đưa vào nghiên cứu. Kháng thể IgA đặc hiệu với virus rota trong nước bọt của trẻ được sử dụng để test nồng độ virus rota còn trong đường ruột.

biểu đồ nghiên cứu hiệu quả của Imale trên tình trạng viêm ruột ở trẻ em

Kết quả nghiên cứu: Với nhóm trẻ được bổ sung lợi khuẩn có chứa BB-12, số lượng kháng thể sIgA đặc hiệu cho rotavirus thấp hơn 4 lần so với nhóm không được bổ sung.

Khả năng loại trừ virus Rota ra khỏi đường ruột của BB-12 gấp 4 lần so với nhóm chứng.

4.2. Bifidobacterium BB12 phòng viêm ruột hoại tử ở trẻ sinh non tháng, nhẹ cân

Tên nghiên cứu: Hiệu quả của Bifidobacterium BB12 trong phòng viêm ruột hoại tử ở trẻ sinh non, nhẹ cân

Nhóm nghiên cứu: Bin – Nun và cộng sự

Năm nghiên cứu: 2005

Nơi nghiên cứu: Department of Neonatology and Laboratories, Shaare Zedek Medical Center, the Faculty of Medicine of the Hebrew University, and the Pediatric Gastroenterology Unit, Division of Pediatrics, Hadassah Medical Center, Jerusalem, Israel

Tiến hành nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành trên 145 trẻ, chia thành 2 nhóm ngẫu nhiên. Đối với 72 trẻ nghiên cứu và 73 trẻ đối chứng, cân nặng khi sinh (1152 ± 262 g so với 1111 ± 278 g), tuổi thai (30 ± 3 tuần so với 29 ± 4 tuần). Trong đó một nhóm được bổ sung 1 tỷ CFU lợi khuẩn mỗi ngày. Theo dõi tỷ lệ mắc và mức độ nặng của bệnh.

Kết quả nghiên cứu: 

bb12 cải thiện NEC

  • Tỷ lệ mắc NEC đã giảm trong nhóm nghiên cứu (4% so với 16,4%; P  =  0,03)
  • Mức độ nghiêm trọng của NEC trong nhóm BB12 thấp hơn nhóm chứng  (Bell’s criteria 2.3 ± 0.5 vs 1.3 ± 0.5; P = .005).

Kết luận: Bổ sung BB12 giảm tần suất mắc và mức độ nặng của NEC ở trẻ sinh non, nhẹ cân.

5. Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ mắc viêm ruột

Bên cạnh việc bổ sung lợi khuẩn, trẻ em mắc viêm ruột cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

  • Mẹ cần bổ sung cho bé một chế độ ăn điều độ, đúng giờ, đủ nước, đủ chất xơ và dinh dưỡng. Một số loại chất xơ mẹ nên bổ sung cho bé như: ngũ cốc, cà rốt, súp lơ, … Ngoài ra, trẻ nhỏ mắc viêm ruột cần bổ sung thêm kẽm qua một số loại thực phẩm: ngũ cốc, lựu, củ cải, bí, trứng … Bổ sung vitamin C qua các loại trái cây như: cam, ổi, chuối,…để tăng khả năng bảo vệ thành ruột.
  • Bên cạnh đó, mẹ nhất định cần hạn chế đồ ăn chiên rán, chua cay, nóng, nước có ga, thức ăn sẵn không đảm bảo vệ sinh cho con. Có thể kể đến như: xúc xích, đùi gà quay, khoai tây chiên, snack, …
  • Một số điểm mẹ cần đặc biệt lưu ý: vệ sinh môi trường, đồ dùng xung quanh con sạch sẽ; rửa tay chân trước khi nấu ăn cho con hoặc tiếp xúc gần với con; luôn chọn thực phẩm tươi ngon cho bé, tránh thực phẩm ôi thiu bảo quản lâu ngày; không cho trẻ ăn quá no, nên chia thành nhiều bữa; …

Liên hệ ngay với chuyên gia của Imiale qua hotline: 1900 9482 hoặc 09 6762 9482 để đặt hàng và nhận tư vấn.

Hoặc đặt mua ngay tại đây6. Imiale đã đồng hành cùng hàng ngàn mẹ trong những năm tháng đầu đời của con 1


Trích xuất tài liệu tham khảo: 

[1] Phuapradit P, et al. Reduction of rotavirus infection in children receiving bifidobacteria-supplemented formula. J Med Assoc Thai. 1999 Nov;82 Suppl 1:S43-8. PMID: 10730517.
]]>
https://imiale.com/cham-dut-viem-ruot-o-tre-em-phuc-hoi-he-tieu-hoa-3095/feed/ 0
Lợi khuẩn Bifidobacterium BB12 cải thiện tình trạng dị ứng ở trẻ nhỏ https://imiale.com/loi-khuan-bifidobacterium-bb12-cai-thien-tinh-trang-di-ung-1857/ https://imiale.com/loi-khuan-bifidobacterium-bb12-cai-thien-tinh-trang-di-ung-1857/#respond Sat, 11 Jul 2020 17:02:09 +0000 https://imiale.com/?p=1857 Những năm gần đây, bệnh liên quan dị ứng ở trẻ nhỏ không ngừng tăng lên.như: chàm sữa, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản,… Cách đây hơn 20 năm, nhiều nghiên cứu đã tìm ra được chìa khóa.cho mẹ và bé ngay từ giai đoạn đầu đời. Sau đây là các bằng chứng khoa học của lợi khuẩn Imiale trong hỗ trợ và phòng ngừa các bệnh dị ứng ở trẻ nhỏ.

1. Cơ chế tác dụng của Bifidobacterium BB12 trong hỗ trợ và phòng ngừa các bệnh dị ứng ở trẻ nhỏ

1.1. Mối liên hệ giữ hệ tiêu hóa và các bệnh lý dị ứng

Các bệnh lý dị ứng thường có cơ chế bệnh sinh rất phức tạp. Chúng liên quan đến tăng sinh và đáp ứng quá mức miễn dịch tự nhiên của cơ thể với các chất ngoại lai. Một tác động nhỏ từ bên ngoài như thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, phấn hoa, lông động vật, hải sản,… cũng.có thể kích hoạt một loạt các phản ứng gây viêm. Trẻ trở nên nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Đặc biệt là các vị trí có tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài.như: da, niêm mạc mũi, miệng, phế quản, ruột, …

Trên thực tế, có tới 70% các tế bào miễn dịch nằm tại ruột. Điều này lý giải vì sao, một đường ruột khỏe mạnh luôn cho một cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt,.hệ vi sinh đường ruột là một nhân tố rất quan trọng tham gia vào phát triển và điều hòa hệ thống miễn dịch.

Lợi khuẩn sống Imiale nhập khẩu nguyên lọ từ Đan Mạch

1.2. Lợi khuẩn sống Imiale giảm nguy cơ tái phát các bệnh dị ứng ở trẻ nhỏ

Trong đó, lợi khuẩn Imiale nhập khẩu nguyên lọ từ Đan Mạch có nhiều bằng chứng hiệu quả trên bệnh dị ứng ở trẻ nhỏ. Imiale chứa chủng Bifidobacterium nắm giữ hơn.90% tổng số lợi khuẩn hệ tiêu hóa. Imiale có cơ chế đặc biệt, hỗ trợ giảm sinh các tế bào và các chất kích thích phản ứng dị ứng tự nhiên của cơ thể. Qua đó ngăn chặn từ sớm các phản ứng quá mẫn của cơ thể.

  • Giảm tăng sinh các tế bào miễn dịch tự nhiên.có liên quan đến đáp ứng dị ứng (Tế bào bạch cầu lympho T giúp đỡ).
  • Qua đó giảm bài tiết các chất truyền tin cho phản ứng viêm (cytokin type 2 như: IL-4, IL-5 và IL-13)
  • Giảm sản xuất kháng thể dị ứng IgE – kháng thể đáp ứng với các chất ngoại lai gây kích thích viêm quá mức ở trẻ.
  • Giảm sản xuất các bạch cầu ưa axit.

2. Nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả của Bifidobacterium BB12 trên các bệnh dị ứng

Do là chủng lợi khuẩn quan trọng trong đường tiêu hóa, Imiale có mặt trong nhiều nghiên cứu quốc tế về dị ứng.

2.1. Bifidobacterium BB12 hỗ trợ giảm hơn 2,5 lần tỷ lệ mắc bệnh chàm ở trẻ sơ sinh

Trung tâm nghiên cứu: Nghiên cứu đa trung tâm tại Đan Mạch:

  • Bệnh viện dành cho trẻ em và thanh thiếu niên Hans Christian Andersen, Bệnh viện Đại học Odense, Odense C, Đan Mạch.
  • Khoa Dinh dưỡng, Thể dục và Thể thao, Khoa Khoa học, Đại học Copenhagen, Frederiksberg C, Đan Mạch.
  • Khoa nghiên cứu lâm sàng, Khoa Khoa học sức khỏe, Đại học Nam Đan Mạch, Odense C, Đan Mạch.

Năm nghiên cứu: 2019

eczema

Nghiên cứu hiệu quả Imiale trên chàm, hen và viêm mũi dị ứng

Tác giả: Nhóm nghiên cứu Rikke Meineche Schmidt và cộng sự

Quần thể nghiên cứu: 290 trẻ tham gia được chọn ngẫu nhiên: 144 trẻ trong nhóm sử dụng Imiale và 146 trẻ trong nhóm không sử dụng. Trẻ nằm trong độ tuổi 10 tháng.

Thời gian nghiên cứu: 4 tháng

imiale và dị ứng

Kết quả nghiên cứu:

  • Tỷ lệ mắc bệnh chàm sữa là 4,2% ở nhóm sử dụng men vi sinh và 11,5% ở nhóm không sử dụng (P = 0,036).
  • Tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn và viêm kết mạc lần lượt là 7,5% ở nhóm sử dụng Imiale và 9,5% ở nhóm không sử dụng.

2.2. Imiale kiểm soát viêm, dị ứng, chàm da ở trẻ nhỏ

Trung tâm nghiên cứu: Khoa Nhi, Đại học Turku, Phần Lan.

Tác giả nghiên cứu: E Isolauri và cộng sự

eczema -cham-imiale-nghien-cuu

Nghiên cứu hiệu quả giảm chàm của Imiale ở trẻ nhỏ theo thang điểm SCORAD

Đối tượng tham gia nghiên cứu: Tổng cộng có 27 trẻ sơ sinh, tuổi trung bình 4,6 tháng, có biểu hiện bệnh chàm da.

Thông số đánh giá:

  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh chàm da qua thang điểm SCORAD
  • Sự tăng trưởng và dinh dưỡng của trẻ sơ sinh
  • Nồng độ của các cytokine/chemokine lưu hành trong máu (các chất tăng cường dị ứng)

imiale bệnh dị ứng scorad

Kết quả nghiên cứu:

  • Ban đầu, điểm SCORAD của bệnh nhân là 16 (7-25)
  • Sau 2 tháng, một sự cải thiện đáng kể về tình trạng da ở những bệnh nhân được sử dụng các công thức bổ sung men vi sinh Imiale so với nhóm không bổ sung
    • SCORAD (nhóm dùng Bifidobacterium BB12)= 0 (0-3.8)
    • SCORAD (nhóm chứng)= 13.4 (4.5-18.2
  • Nhóm dùng Imiale giảm nồng độ CD4 hòa tan trong huyết thanh và protein bạch cầu ái toan trong nước tiểu.
Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm Imiale tại đây

Liên hệ với chuyên gia của Imiale để được nhận tư vấn: 1900 9482

Lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch có hiệu quả giảm dị ứng ở trẻ nhỏ trên một số căn bệnh như chàm, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, giảm nguy cơ mắc bệnh nhờ:

  1. Giảm tiết các chất gây phản ứng dị ứng
  2. Giảm sinh các tế bào miễn dịch dị ứng
  3. Điều hòa hệ miễn dịch của trẻ

3. Thông tin sản phẩm lợi khuẩn sống Imiale

TPBVSK –  Imiale® là sản phẩm độc quyền tại Việt Nam bổ sung chủng lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB12® từ nhà sản xuất Đan Mạch – 145 năm kinh nghiệm.

Công nghệ Cryoprotectant Imiale

5 lý do mẹ nên lựa chọn TPBVSK Imiale®

  • Sản phẩm duy nhất chứa lợi khuẩn SỐNG – GẮN ĐÍCH tại đại tràng
  • Hiệu quả – An toàn được công nhận qua 307 nghiên cứu quốc tế
  • Nhập khẩu nguyên lọ từ Đan Mạch – nhà sản xuất lợi khuẩn số 1 thế giới (145 năm kinh nghiệm).
  • An toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (chứng nhận bởi FDA – Hoa kỳ, EFSA – Châu Âu) và được ESSPGHAN (hiệp hội tiêu hóa, dinh dưỡng nhi khoa Châu Âu) khuyên dùng.

3. Imiale - lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch 1

Imiale là sản phẩm lợi khuẩn an toàn tuyệt đối đã được rất nhiều các chuyên gia và tổ chức trên thế giới công nhận.

Imiale cũng đã được rất nhiều các mẹ tin tưởng và sử dụng cho các bé

Liên hệ ngay với chuyên gia của Imiale qua hotline: 1900 9482 hoặc 09 6762 9482 để đặt hàng và nhận tư vấn.

Hoặc đặt mua ngay tại đây6. Imiale đã đồng hành cùng hàng ngàn mẹ trong những năm tháng đầu đời của con 1

]]>
https://imiale.com/loi-khuan-bifidobacterium-bb12-cai-thien-tinh-trang-di-ung-1857/feed/ 0
5 tiêu chí của WHO dành cho một lợi khuẩn lí tưởng https://imiale.com/5-tieu-chi-cua-who-danh-cho-mot-loi-khuan-li-tuong-1816/ https://imiale.com/5-tieu-chi-cua-who-danh-cho-mot-loi-khuan-li-tuong-1816/#respond Sat, 11 Jul 2020 03:44:49 +0000 https://imiale.com/?p=1816 Lợi khuẩn (hay còn gọi là men vi sinh) đã không còn xa lạ gì trong đời sống.bởi những lợi ích mà chúng đem lại cho sức khỏe con người. Trên thị trường có hàng trăm các sản phẩm lợi khuẩn, lựa chọn sản phẩm nào là tốt nhất, phù hợp nhất với.tình trạng của bé là câu hỏi mà hầu hết các mẹ đều băn khoăn. Hãy cùng chuyên gia chỉ ra 5 tiêu chí của một sản phẩm lợi khuẩn lý tưởng (theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới – WHO).

1. Lợi khuẩn được phân lập tới chủng

Theo quy tắc nghiên cứu và định danh các vi sinh vật, các vi sinh vật được phân nhóm từ lớn đến nhỏ (Chi – Loài – Chủng). Theo khuyến cáo của WHO (Tổ chức y tế thế giới) các lợi khuẩn bổ sung cần xác định chính xác và phân lập tới Chủng.

Bifidobacterium animalis subsp. lactis BB12®

Trong cơ thể của con người có tới hơn 100 ngàn tỷ chủng vi sinh vật. 85% trong số đó là các chủng lợi khuẩn, các chủng lợi khuẩn khác nhau có vai trò và công dụng khác nhau tới sức khỏe con người. Việc phân lập tới chủng (định danh ở cấp độ chính xác nhất) lợi khuẩn, chứng minh tác dụng của chúng đóng vai trò quan trọng để xác định một sản phẩm có thuần khiết không, và mức độ hiệu quả của chúng thông qua các nghiên cứu lâm sàng cụ thể. 

2. Lợi khuẩn cần bền vững và sống khi tới vị trí tác dụng

Theo định nghĩa của Tổ chức lương nông thế giới (FAO) hay Tổ chức y tế thế giới (WHO), probiotics (lợi khuẩn) là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ.

Lợi khuẩn chỉ có thể đạt hiệu quả sử dụng khi chúng còn sống, tới và gắn được với đích để phát huy tác dụng. Sản xuất lợi khuẩn là việc làm rất khó khăn do lợi khuẩn khó bền vững trong môi trường, .dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ, độ ẩm, và môi trường acid dạ dày. Trong khi đó để có thể phát huy tác dụng lợi khuẩn cần đảm bảo các yếu tố .bền vững trong lưu thông và có khả năng vượt qua môi trường dạ dày, tới được ruột non, đại tràng. mà vẫn đảm bảo sống và gắn được vào niêm mạc ruột.

Trước đây, dạng bào tử đã được phát minh để giúp khắc phục việc lợi khuẩn kém bền. Tuy nhiên phần lớn lợi khuẩn (98% vi khuẩn có ích nhất trong cơ thể) lại tồn tại ở thể không sinh bào tử. Và đặc biệt, dạng bào tử cần phải đảm bảo việc tới đích, “nẩy mầm” mới phát huy tác dụng. Tỉ lệ nảy mầm của bào tử khoảng 10 – 20% so với tổng lượng đưa vào. Đây chính là dạng hạn chế lớn của các sản phẩm lợi khuẩn dạng bào tử.

Để khắc phục nhược điểm này, các nhà khoa học tại Đan Mạch đã áp dụng công nghệ bao kép.Cryoprotectant để bảo vệ lợi khuẩn, giúp chúng bền vững khi lưu thông, đảm bảo.sống sót qua môi trường dạ dày và đảm bảo sống sót tới đại tràng. Công nghệ này đã mở ra một trang mới cho ngành công nghệ vi sinh. Các chủng lợi khuẩn có lợi nhất cho sức khỏe giờ đây có thể phân lập, và sản xuất thành các sản phẩm thương mại để phục vụ việc chăm sóc sức khỏe con người một cách hữu hiệu nhất.

➤ Xem thêm: Bổ sung lợi khuẩn 1000 ngày đầu đời giúp trẻ luôn khỏe mạnh

3. Có khả năng bám dính vào niêm mạc ruột

Khả năng bám dính tốt là điều kiện để vi khuẩn có thể cư trú tại ruột mà không bị rửa trôi. Lợi khuẩn cần bám dính tốt để bắt đầu quá trình nhân bản và phát triển mạnh mẽ. Khi đó, lợi khuẩn mới thực sự phát huy các tác dụng sinh học và khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh.

Trong các chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB12 được đánh giá là một trong những chủng lợi khuẩn có khả năng bám dính cao nhất tại đại tràng đẻ nhanh chóng phát huy tác dụng.

4. Lợi khuẩn giữ được đặc tính của chủng trong suốt chu kì sống

Trong quá trình phát triển tại ruột, lợi khuẩn phải không bị biến đổi cấu trúc gen và giữ nguyên .các đặc tính ban đầu. Các quá trình bài tiết enzyme, các cơ chế sinh học vốn có phải được duy trì trong suốt thời gian cư trú.

5. Tác dụng của lợi khuẩn đã được khẳng định qua các bằng chứng khoa học và chứng minh an toàn

Mỗi chủng lợi khuẩn có những đặc tính và vai trò rất khác nhau đối với cơ thể. Lựa chọn chủng lợi khuẩn nào, hàm lượng bao nhiêu phải dựa trên những đánh giá khoa học chặt chẽ. Đặc biệt các nghiên cứu về độ an toàn của sản phẩm cũng là một tiêu chí đáng lưu tâm khi chọn mua sản phẩm lợi khuẩn (men vi sinh).

6. Imiale® (Bifidobacterium BB12®) – Lợi khuẩn đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chí của Tổ chức Y tế thế giới

Imiale là lợi khuẩn sống – gắn đích – hiệu năng cao, .có thể đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chí của WHO cho một lợi khuẩn lí tưởng:

  • Imiale có thành phần là chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12.
  • Chủng BB-12 sở hữu 307 nghiên.cứu khoa học chứng minh những tác dụng vượt trội trên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong.những trường hợp: rối loạn tiêu hóa, sử dụng kháng sinh dài ngày, trẻ sinh non, sinh mổ .thiếu hụt Bifidobacterium cần được bổ sung, trẻ đề kháng kém…
  • Imiale sử dụng công nghệ màng bao kép độc quyền Cryoprotectant.giúp lợi khuẩn sống và gắn đích 90% tại đại tràng, phát huy tác dụng tối đa và nhanh chóng.
  • Imiale – Bifidobacterium BB12 là lợi khuẩn hàng đầu về bằng chứng khoa học.về hiệu quả và độ an toàn với 307 nghiên cứu khoa học.
  • Độ an toàn được FDA (Hoa Kỳ) và EFSA (Châu Âu) cấp chứng nhận

Imiale – Đại diện cho dòng lợi khuẩn thế hệ 5 tại Việt Nam

“So với các sản phẩm lợi khuẩn thông thường, Imiale có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn” – Ths.Bs. Đinh Thị Ngọc Hoa

5 tiêu chí về sản phẩm lợi khuẩn lý tưởng (theo Tổ chức y tế thế giới WHO) là cơ sở hữu ích giúp các bậc phụ huynh có thể phân loại các sản phẩm lợi khuẩn (men vi sinh), từ đó có những lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất cho bé.

Đọc thêm thông tin về Imiale tại đây

Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn vui lòng liên hệ qua hotline: 1900 9482.

 

]]>
https://imiale.com/5-tieu-chi-cua-who-danh-cho-mot-loi-khuan-li-tuong-1816/feed/ 0
Imiale và những bằng chứng khoa học hỗ trợ phòng ngừa & giảm tác dụng phụ của kháng sinh https://imiale.com/bang-chung-khoa-hoc-imiale-ho-tro-phong-ngua-giam-tac-dung-phu-cua-khang-sinh-1642/ https://imiale.com/bang-chung-khoa-hoc-imiale-ho-tro-phong-ngua-giam-tac-dung-phu-cua-khang-sinh-1642/#respond Thu, 25 Jun 2020 09:06:37 +0000 https://imiale.com/?p=1642 Imiale® là sản phẩm chứa lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB12® nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch. Imiale sử dụng công nghệ bao kép độc quyền.Cryoprotectant giúp lợi khuẩn Bifidobacterium SỐNG – GẮN ĐÍCH – HIỆU QUẢ NHANH. Chính vì vậy Imiale giúp cân bằng hệ vi sinh, hỗ trợ phòng ngừa và giảm tác dụng phụ của kháng sinh ở trẻ nhỏ.

thuoc khang sinh

1. Bifidobacterium BB12® và cơ chế phòng ngừa & giảm tác dụng phụ của kháng sinh hiệu quả

Imiale® bổ sung lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB-12® được phân lập tới chủng, cho khả năng bám dính cao và phát huy hiệu quả tại đại tràng. Bifidobacterium chiếm tới 90% tổng lợi khuẩn đường ruột nên đóng vai trò chủ chốt trong thiết lập cân bằng hệ vi sinh. Imiale® giúp phòng ngừa & giảm nguy cơ tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh lâu ngày qua 6 cơ chế:

  1. Bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium, duy trì cân bằng hệ vi sinh đường ruột
  2. Tạo màng nhầy sinh học: hấp thu độc tố do hại khuẩn tiêt ra, tránh tổn thương niêm mạc tiêu hóa
  3. Điều hòa nhu động đại tràng: giảm số lần tiêu chảy do tăng nhu động ruột quá mức
  4. Tiết enzyme tiêu hóa: tiêu hóa triệt để thức ăn khó hấp thụ.
  5. Tạo hàng rào kép bảo vệ ruột khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại.
  6. Sản sinh kháng thể giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh.

vai trò của Bifidobacterium với hệ đường ruột

2. Bằng chứng khoa học quốc tế của Bifidobacterium BB12 trên khả năng giảm tác dụng phụ của kháng sinh

Imiale với chủng lợi khuẩn độc quyền Bifidobacterium BB12.là một trong những chủng lợi khuẩn số 1 về bằng chứng khoa học. Imiale có tới 307 nghiên cứu chứng minh hiệu quả và độ an toàn. Các nghiên cứu thực hiện đa trung tâm,.trên hàng chục ngàn người rải đều ở các lứa tuổi: từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người trưởng thành và người cao tuổi.

2.1. Bifidobacterium BB12® phòng ngừa hơn 90% nguy cơ mắc tiêu chảy do sử dụng kháng sinh kéo dài ở trẻ nhỏ 

Tên nghiên cứu: Nghiên cứu đa trung tâm về hiệu quả & an toàn của Bifidobacterium BB12® trong dự phòng tiêu chảy liên quan đến sử dụng kháng sinh

Tác giả: Giáo sư Chatterjee S và cộng sự

Thời gian: Năm 2013

Quốc gia: Ấn Độ

Đối tượng nghiên cứu: Trẻ được kê đơn sử dụng kháng sinh amoxicillin hoặc cefadroxil trong vòng 7 ngày liên tiếp

nghiên cứu hiệu quả imiale với loạn khuẩn

Kết quả nghiên cứu:

Bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12® giúp giảm 90% nguy cơ trẻ mắc tiêu chảy do sử dụng kháng sinh. Bên cạnh đó, thời gian trẻ mắc tiêu chảy giảm nhanh.xuống còn 2 ngày so với 4 ngày của nhóm chứng. Đặc biệt, trong nhóm trẻ mắc tiêu chảy,.tỷ lệ gặp tiêu chảy nặng của nhóm bố sung Bifidobacterium BB-12®.chỉ chiếm 31% so với tỷ lệ rất cao (96%) của nhóm chứng.

Bifidobacterium BB12 vừa giúp dự phòng tiêu chảy do sử dụng kháng sinh, vừa thời gian và tỷ lệ tiêu chảy nặng của trẻ.

Bifidobacterium BB12 phòng ngừa 90% nguy cơ mắc tiêu chảy do sử dụng kháng sinh kéo dài

2.2. Bifidobacterium BB12® giảm 94% nguy cơ mắc tiêu chảy do sử dụng kháng sinh

Tên nghiên cứu: Vai trò của lợi khuẩn Imiale trong phòng ngừa tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh

Tác giả: Giáo sư C Wenus và cộng sự

Thời gian: Năm 2007

Nơi thực hiện nghiên cứu: Khoa đinh dưỡng, bệnh viện đai học bắc Norway

Đối tượng nghiên cứu: 853 người tham gia bổ sung Bifidobacterium BB12 trong 14 ngày đánh giá khả năng dự phòng tiêu chảy do sử dụng kháng sinh.

vai trò của Bifidobacterium với hệ đường ruột

Kết quả nghiên cứu:

Kết quả cho thấy, bổ sung BB-12 giúp dự phòng hơn 94% nguy cơ tiêu chảy nặng do sử dụng kháng sinh. Chỉ 5,9% người sử dụng Bifidobacterium BB-12 có biểu hiện tiêu chảy, trong khi con số đó ở nhóm chứng chiếm tới 27,6%.

Bổ sung chủng lợi khuẩn sống Bifidobacterium hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh phòng hơn 90% nguy cơ tiêu chảy do sử dụng kháng sinh với cơ chế
  1. Giảm nguy cơ mắc tiêu chảy
  2. Giảm thời gian mắc tiêu chảy
  3. Giảm mức độ tiêu chảy

3. Imiale – Lợi khuẩn sống chứa chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB12

Tại Việt Nam, Imiale tự hào là sản phẩm lợi khuẩn hàng đầu hỗ trợ vấn đề tiêu hóa của trẻ được các bác sĩ nhi khoa tin dùng. Imiale bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 phân lập tới chủng, hiệu năng cao, có nhiều ưu điểm vượt trội.

3.1. Đến từ nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu thế giới

Imiale là lợi khuẩn độc quyền nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch. Được sản xuất và kiểm duyệt chất lượng tại công ty lợi khuẩn hàng đầu thế giới – 145 năm kinh nghiệm, Imiale đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng cao, thuần khiết. Công nghệ bao kép Cryoprotectant giúp lợi khuẩn Bifidobacterium BB12 trong Imiale có khả năng sống bền vững tới đại tràng, gắn đích và phát huy tác dụng nhanh.

3.2. Imiale thỏa mãn 5 tiêu chí của một lợi khuẩn lý tưởng theo WHO

Lợi khuẩn Imiale sống – gắn đích – cho hiệu quả nhanh nhờ công nghệ bao kép Cryoprotectant. Nhờ đó, lợi khuẩn sống trở nên siêu bền vững trong quá trình sản xuất, đảm bảo thuần khiết 100%, gắn với niêm mạc đại tràng cho hiệu quả cao trên trẻ tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa

5 tiêu chí lợi khuẩn lý tưởng

» Xem thêm: 5 tiêu chí của một lợi khuẩn lý tưởng theo WHO

3.3. Imiale mang thành tựu khoa học thế giới tới trẻ em Việt Nam

Với hơn 307 nghiên cứu khoa học, Imiale được vinh danh là lợi khuẩn Bifidobacterium có nhiều nghiên cứu khoa học nhất trên thế giới. Imiale khẳng định đây là một một sản phẩm lợi khuẩn hiệu năng cao, tác dụng nhanh trên các vấn đề rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là

Đặc biệt, Imiale đã vượt qua các vòng kiểm duyệt khắt khe của tổ chức An toàn thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) và châu Âu (EFSA)

» Xem thêmTiêu chảy kéo dài ở trẻ – Giải pháp khắc phục hiệu quả, an toàn

Đã có rất nhiều mẹ đã cho con sử dụng Imiale và thấy được hiệu quả của sản phẩm

Liên hệ ngay với chuyên gia của Imiale qua hotline: 1900 9482 hoặc 09 6762 9482 để đặt hàng và nhận tư vấn.

Hoặc đặt mua ngay tại đây6. Imiale đã đồng hành cùng hàng ngàn mẹ trong những năm tháng đầu đời của con 1========================

Tài liệu tham khảo

Chatterjee, S.; Kar, P.; Das, T.; Ray, S.; Ganguly, S.; Rajendiran, C.; Mitra, M. Randomised placebo-controlled double blind multicentric trial on efficacy and safety of Lactobacillus acidophilus LA-5® and Bifidobacterium BB-12® for prevention of antibiotic-associated diarrhoea. JAPI 2013, 61, 708–712.

]]>
https://imiale.com/bang-chung-khoa-hoc-imiale-ho-tro-phong-ngua-giam-tac-dung-phu-cua-khang-sinh-1642/feed/ 0
Bằng chứng lợi khuẩn sống Imiale cải thiện TIÊU CHẢY – PHÂN SỐNG ở trẻ nhỏ https://imiale.com/bang-chung-khoa-hoc-loi-khuan-song-imiale-cai-thien-tieu-chay-phan-song-o-tre-nho-1629/ https://imiale.com/bang-chung-khoa-hoc-loi-khuan-song-imiale-cai-thien-tieu-chay-phan-song-o-tre-nho-1629/#respond Wed, 24 Jun 2020 10:10:49 +0000 https://imiale.com/?p=1629 Lợi khuẩn sống Imiale ® với thành phần Bifidobacterium BB-12® cho khả năng bám dính cao tại đại tràng. Công nghệ bao kép Cryoprotectant giúp lợi khuẩn Imiale ® SỐNG – GẮN ĐÍCH – TÁC DỤNG NHANH. Chính vì vậy, Imiale ® hỗ trợ tái cân bằng hệ vi sinh, cải thiện tình trạng tiêu chảy, phân sống, táo bón, biếng ăn & tăng cường miễn dịch cho trẻ.

cơ chế tiêu chảy

1. Imiale ® cải thiện tình trạng tiêu chảy – phân sống ở trẻ thông qua các cơ chế:

Chiếm tới 90% tổng số lợi khuẩn có trong đại tràng (ruột già), Bifidobacterium là chủng lợi khuẩn thiết yếu,  thống trị của đường ruột. Ruột già là bộ máy có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến sự ổn định của đường tiêu hóa. Khi ruột bị các vi sinh vật có hại tấn công, nồng độ Bifidobacterium trong cơ thể suy giảm mạnh. Chính sự thiếu hụt lợi khuẩn Bifidobacterium là nguyên nhân chính trẻ tiêu chảy nặng và tái đi tái lại nhiều lần.

  1. Ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại: nhanh chóng cạnh tranh vị trí bám dính trên niêm mạc, chiếm chất dinh dưỡng và tiết chất kháng vi sinh vật tự nhiên loại trừ các hại khuẩn gây bệnh.
  2. Tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh, tạo hàng rào bảo vệ, duy trì sự ổn định của đường tiêu hóa.
  3. Hấp thu độc tố do hại khuẩn tiết ra: nhờ tăng tiết chất nhầy bao niêm mạc ruột. Bảo vệ đường ruột bởi những tác nhân gây viêm, tổn thương, hoại tử.
  4. Hỗ trợ tiết enzym tiêu hóa chất khó hấp thu, tránh tình trạng đi ngoài phân sống
  5. Điều hòa nhu động ruột tại đại tràng, giảm số lần tiêu chảy của trẻ.
  6. Sản sinh kháng thể giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh.

vai trò của Bifidobacterium với hệ đường ruột

Xem thêm thông tin chi tiết Imiale (lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB12) tại đây

2. Bằng chứng khoa học quốc tế của Imiale (Bifidobacterium BB12) trên khả năng cải thiện tiêu chảy – phân sống

Imiale với chủng lợi khuẩn độc quyền Bifidobacterium BB12 là một trong những chủng lợi khuẩn số 1 về bằng chứng khoa học. Imiale có tới 307 nghiên cứu chứng minh hiệu quả và độ an toàn. Các nghiên cứu thực hiện đa trung tâm, trên hàng chục ngàn người rải đều ở các lứa tuổi: từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người trưởng thành và người cao tuổi.

2.1. Bifidobacterium BB12® giảm hơn 90% nguy cơ mắc tiêu chảy nặng và hỗ trợ loại trừ Rotavirus ra khỏi đường ruột của trẻ

Tên nghiên cứu:  Hiệu quả của Bifidobacterium BB12® trong phòng ngừa tiêu chảy và loại trừ rotavirus ở trẻ nhỏ [1]

Tác giả: Giáo sư Saavedra J.M và cộng sự

Thời gian: Năm 1994

Trung tâm nghiên cứu: Khoa nhi, đại học Y Johns Hopkins, Maryland, Mỹ.

Đối tượng nghiên cứu: 55 trẻ từ 5-24 tháng tuổi, được thực hiện bổ sung BB-12 trong 17 tháng. Chúng được theo dõi và lấy mẫu phân hàng tuần theo dõi tỷ lệ mắc tiêu chảy. Đối với trẻ mắc tiêu chảy được xác định do rotavirus, phân của trẻ được phân tích kháng thể tìm rotavirus trong phân.

nghiên cứu tiêu chảy imiale rota

Kết quả nghiên cứu: Sau nghiên cứu, BB-12® giảm 93% nguy cơ mắc tiêu chảy nặng của trẻ, tăng khả năng loại trừ rotavirus.

2.2. Bifidobacterium BB12® giảm thời gian mắc tiêu chảy, trẻ nhanh chóng xuất viện

Tên nghiên cứu:  Hiệu quả của Bifidobacterium BB12® trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ[2]

Tác giả: Giáo sư, tiến sĩ Neveen Helmy Abou El-Soud và cộng sự

Thời gian: Năm 2015

Trung tâm nghiên cứu: Trung tâm nghiên cứu quốc gia, Khoa nhi tại  viện Cairo, Ai cập

Đối tượng nghiên cứu: 50 trẻ, từ 1 đến 23 tháng tuổi mắc tiêu chảy nặng

nghien-cuu-Imiale-phongtieu-chay nghien-cuu-tieu-chay-2 nghiên cứu tiêu chảy

Link nghiên cứu tại đây

Kết quả nghiên cứu Thời gian mắc tiêu chảy của trẻ rút ngắn còn 3 ngày (p=0,02). Trong đó, tỉ lệ xuất viện trong 2 ngày là 72%, so với nhóm chứng 44%.

2.3. Bifidobacterium BB12® giảm nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tên nghiên cứu:  Hiệu quả của Imiale® (Bifidobacterium BB12®) trong phòng ngừa tiêu chảy và loại trừ rotavirus ở trẻ nhỏ [3]

Tác giả: Chouraqui J.P. và các cộng sự

Thời gian: Năm 2004

Trung tâm nghiên cứu: Khoa Nhi, Trung tâm Hospitalier Universitaire de Grenoble, Grenoble, Pháp.

Đối tượng nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu đa trung tâm, mù đôi, có đối chứng để. Nghiên cứu tiến hành trên 90 trẻ khỏe mạnh dưới 8 tháng tuổi, được chia thành 2 nhóm. Một nhóm được bổ sung 1010 CFU BB12 trong sữa công thức hàng ngày, một nhóm dùng sữa bình thường và theo dõi tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy trong 5 tháng.

Kết quả nhận được:

Nhóm bổ sung Bifidobacterium BB12 có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy giảm hơn nhóm còn lại, với 28,3% trẻ sơ sinh dùng BB-12 ® bị tiêu chảy cấp so với 38,6% ở nhóm chứng. Bên cạnh đó số ngày bị tiêu chảy cũng như xác suất tiêu chảy trong ngày ở nhóm BB-12 ® thấp hơn. Những kết quả này cho thấy rằng BB-12 ® có tác dụng phòng ngừa nguy cơ tiêu chảy ở trẻ

nghien cuu tieu chay imiale Chouraqui

 

2.4. Bifidobacterium BB12® cải thiện 70% tác dụng không mong muốn khi sử dụng kháng sinh

Tên nghiên cứu:  Khả năng phòng tiêu chảy do sử dụng kháng sinh kéo dài của BB – 12[4]

Tác giả: Chatterjee và các cộng sự

Thời gian: Năm 2013

Trung tâm nghiên cứu: Ấn Độ

Đối tượng nghiên cứu: Đây là 1 nghiên cứu đa trung tâm trên 343 bệnh nhân được chỉ định dùng kháng sinh kéo dài trong 7 ngày. Song song với sử dụng kháng sinh, bệnh nhân chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: nhóm chứng và nhóm bổ sung 2 tuần lợi khuẩn BB-12. Trong thời gian này, tất cả đối tượng được theo dõi tần suất mắc tiêu chảy.

Kết quả nhận được:

nghiên cứu hiệu quả imiale với loạn khuẩn

Thống kê cho thấy, nhóm bổ sung BB-12 (10,8%) có tỷ lệ mắc tiêu chảy thấp hơn 1,4 lần so với nhóm chứng (15,56%). Bên cạnh đó, bổ sung lợi khuẩn giúp giảm hơn 3 lần tỷ lệ tiêu chảy nặng (Bb-12: 31,6% so với 96% ở nhóm chứng), p<0,001. Thời gian mắc tiêu chảy giảm đáng kể ở nhóm BB12 (Rút ngắn từ 4 ngày ở nhóm chứng xuống kéo dài 2 ngày).

Nghiên cứu của Chatterjee chứng minh khả năng phòng và hỗ trợ giảm nhẹ tiêu chảy khi bệnh nhân sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài.

Bifidobacterium BB12 cải thiện tiêu chảy - phân sống hiệu quả và nhanh chóng
  1. Giảm 90% nguy cơ mắc tiêu chảy nặng
  2. Tăng 90% khả năng loại trừ rotavirus
  3. Giảm thời gian mắc tiêu chảy
  4. Rút ngày thời gian nhập viện của trẻ

3. Imiale – sự lựa chọn an toàn và tin cậy tới từ các chuyên gia

Imiale là lợi khuẩn sống, gắn đích, được nhập khẩu nguyên lọ từ Đan Mạch, chứa chủng lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB12 có vai trò hỗ trợ cải thiện hệ vi sinh đường và nâng cao sức đề kháng cho trẻ ngay từ giây phút chào đời.

imiale compress

  • Lắng nghe chia sẻ về sản phẩm lợi khuẩn chứa chủng lợi khuẩn Sống – Gắn đích – Hiệu năng cao của Imiale bởi Ths, BS. Đinh Ngọc Hoa:

  • “Imiale là lợi khuẩn tốt nhất cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” – PGS. TS. BS. Trần Đình Toán

Bifidobacterium chiếm tới 90% tổng lợi khuẩn đường ruột của trẻ nhỏ. Là chủng lợi khuẩn có tác dụng rõ rêt trong các nghiên cứu lâm sàng trên người.

Liên hệ ngay với CHUYÊN GIA của Imiale® để nhận thêm tư vấn. Hotline 1900 9482

Hoặc đặt mua hàng ngay tại

» Xem thêm: Bằng chứng khoa học Bifidobacterium BB12 cải thiện nhanh chóng tình trạng táo bón ở trẻ

====================================================

Nguồn tham khảo

[1] Saavedra J.M., Bauman N.A., Oung I., Perman J.A., Yolken R.H. Feeding of Bifidobacterium bifidum and Streptococcus thermophilus to infants in hospital for prevention of diarrhoea and shedding of rotavirus. Lancet. 1994;344:1046–1049. doi: 10.1016/S0140-6736(94)91708-6.

[2] El-Soud NH, Said RN, Mosallam DS, Barakat NA, Sabry MA. Bifidobacterium lactis in Treatment of Children with Acute Diarrhea. A Randomized Double Blind Controlled Trial. Open Access Maced J Med Sci. 2015 Sep 15;3(3):403-7. doi: 10.3889/oamjms.2015.088. Epub 2015 Aug 7. PMID: 27275258; PMCID: PMC4877827.

[3] Chouraqui J.P., van Egroo L.D., Fichot M.C. Acidified milk formula supplemented with Bifidobacterium lactis: Impact on infant diarrhea in residential care settings. J. Pediatr. Gastroenterol. Nutr. 2004;38:288–292. doi: 10.1097/00005176-200403000-00011. 

[4] Chatterjee S, Kar P, Das T, Ray S, Gangulyt S, Rajendiran C, Mitra M. Randomised placebo-controlled double blind multicentric trial on efficacy and safety of Lactobacillus acidophilus LA-5 and Bifidobacterium BB-12 for prevention of antibiotic-associated diarrhoea. J Assoc Physicians India. 2013 Oct;61(10):708-12. PMID: 24772726.

]]>
https://imiale.com/bang-chung-khoa-hoc-loi-khuan-song-imiale-cai-thien-tieu-chay-phan-song-o-tre-nho-1629/feed/ 0
Imiale và những bằng chứng khoa học hỗ trợ cải thiện táo bón https://imiale.com/hieu-qua-cua-imiale-tren-tinh-trang-tao-bon-cua-tre-446/ https://imiale.com/hieu-qua-cua-imiale-tren-tinh-trang-tao-bon-cua-tre-446/#respond Fri, 29 May 2020 10:14:57 +0000 https://imiale.com/?p=446 Imiale® là sản phẩm chứa lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB12® nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch. Imiale sử dụng công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant giúp lợi khuẩn Bifidobacterium SỐNG – GẮN ĐÍCH – HIỆU QUẢ NHANH. Chính vì vậy Bifidobacterium BB12 giúp hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa: cải thiện tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn & tăng cường khả năng miễn dịch ở trẻ.

BB12 cải thiện tình trạng táo bón

1. Bifidobacterium BB12 hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ một cách hiệu quả:

Imiale® bổ sung lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB-12® được phân lập tới chủng, cho khả năng bám dính cao và phát huy hiệu quả tại đại tràng. Bifidobacterium chiếm tới 90% tổng lợi khuẩn đường ruột nên đóng vai trò quan trọng nhất trong duy trì cân bằng hệ vi sinh và quyết định hình thái phân trẻ. Bifidobacterium BB12 giúp hỗ trợ cải thiện táo bón qua 6 cơ chế:

  1. Điều chỉnh tính thấm ở đại tràng: điều chỉnh lượng nước trong phân, giúp phân mềm, xốp dễ tống đẩy ra ngoài.
  2. Tạo màng nhầy sinh học: bảo vệ niêm mạc đại tràng và dễ dàng đào thải phân.
  3. Điều hòa nhu động đại tràng: giúp tống đẩy phân ra ngoài
  4. Tiết enzyme tiêu hóa: tiêu hóa triệt để thức ăn còn lại
  5. Sản xuất vitamin nhóm B: giúp bé ăn ngon miệng
  6. Sản sinh kháng thể giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh.
Xem thêm thông tin chi tiết Imiale (lợi khuẩn sống IMIALE – Bifidobacterium BB12) tại đây

BB12 và cơ chế táo bón

2. Bằng chứng khoa học quốc của Imiale (Bifidobacterium BB12) trên khả năng cải thiện tình trạng táo bón

Imiale với chủng lợi khuẩn độc quyền Bifidobacterium BB12 là một trong những chủng lợi khuẩn số 1 về bằng chứng khoa học. Imiale có tới 307 nghiên cứu chứng minh hiệu quả và độ an toàn. Các nghiên cứu thực hiện đa trung tâm, trên hàng chục ngàn người rải đều ở các lứa tuổi: từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người trưởng thành và người cao tuổi.

2.1. Bifidobacterium BB12® cải thiện tình trạng táo bón ở 100% ở trẻ trong những ngày đầu tiên và cải thiện hoàn toàn sau 4 tuần sử dụng lợi khuẩn.

Tên nghiên cứu:  Hiệu quả của Imiale® (Bifidobacterium BB12®) trên tần suất đại tiện ở trẻ táo bón (chi tiết tại đây)

Tác giả: Giáo sư Eskesen và cộng sự

Thời gian: Năm 2015

Trung tâm nghiên cứu: Trung tâm nghiên cứu tiêu hóa, đại học Nam Manchester, Anh Quốc và Trung tâm nghiên cứu tiêu hóa Park- Klinik tại Đức.

Đối tượng nghiên cứu: 1248 trẻ táo bón tham gia nghiên cứu. Số này được bổ sung 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12® trong vòng 4 tuần liên tiếp. Bệnh nhân được theo dõi tình trạng đi tiêu mỗi ngày và thống kê số lần đi tiêu mỗi tuần.

Kết quả:

  • Kết quả nghiên cứu ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng lợi khuẩn chứa chủng BB-12® cho trẻ bị táo bón. 100% tình trạng táo bón giảm nhanh ngay từ những ngày đầu sử dụng và cải thiện hoàn toàn sau 4 tuần sử dụng. 
  • Bắt đầu khi được đưa vào nghiên cứu, các bệnh nhân thường chỉ đi tiêu 1 lần trong một tuần, tình trạng đi tiêu gặp rất nhiều khó khăn và đau đớn. Kết quả cải thiện rõ rệt sau tuần đầu tiên, bệnh nhân tăng số lần đại tiện lên 3 lần/ tuần, và dần dần là 4-5 lần vào các tuần tiếp theo.

2.2. Imiale® (Bifidobacterium BB12®) giúp tăng khối lượng phân, giảm hại khuẩn trong đường ruột

Tên nghiên cứu:  Hiệu quả của Imiale® (Bifidobacterium BB12®) trong cải thiện tình trạng táo bón và hệ vi sinh đường ruột

Tác giả: Nishida và cộng sự

Thời gian: Năm 2004

Trung tâm nghiên cứu: Trung tâm phát triển Gotou, Nhật Bản

Đối tượng nghiên cứu: 29 người mắc táo bón kéo dài

Kết quả:

Kết quả nghiên cứu cho thấy Bifidobacterium BB12 giúp tăng khối lượng phân của bệnh nhân táo bón (khối lượng tăng từ 30,5 – 37,4 g phân/ lần). Bên cạnh đó lợi khuẩn Bifidobacterium trong phân tăng lên đáng kể. Ngược lại, hại khuẩn Clostridium và Streptococcus giảm nhanh.

nghiên cứu Imiale khối lượng phân

Lợi khuẩn Imiale® (Bifidobacterium BB-12®) giúp tăng khối lượng phân của trẻ táo bón

2.3. Imiale® (Bifidobacterium BB12®) tăng tần suất đại tiện, giảm tình trạng đầy hơi khó chịu

Tên nghiên cứu: Tác dụng của Imiale® (Bifidobacterium BB12®) trên phụ nữ mang thai mắc táo bón

Tác giả: Giáo sư Mirghafourvand M cùng cộng sự

Thời gian: Năm 2016

Trung tâm nghiên cứu: Đại học Y Khoa Tabriz, Iran.

Đối tượng nghiên cứu: 60 phụ nữ mang thai mắc táo bón kéo dài

Kết quả: Kết quả của nghiên cứu cho thấy, Bifidobacterium BB-12® giúp bệnh nhân tăng tần suất đại tiện và giảm mạnh tình trạng đầy hơi của bệnh nhân.

Mirghafourvand M táo bón tăng tần suất đại tiện

Kết luận
 Bifodbacterium BB12® hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả và nhanh chóng

  • Tăng khối lượng phân
  • Cải thiện tần suất đại tiện
  • Cải thiện tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó chịu
  • Ức chế hại khuẩn trong đường ruột

» Xem thêm: Bí quyết vàng hỗ trợ 100% tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ sau 4 tuần

3. Thông tin sản phẩm lợi khuẩn sống Imiale

TPBVSK –  Imiale® là sản phẩm độc quyền tại Việt Nam bổ sung chủng lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB12® từ nhà sản xuất Đan Mạch – 145 năm kinh nghiệm.

Công nghệ Cryoprotectant Imiale

5 lý do mẹ nên lựa chọn TPBVSK Imiale®

  • Sản phẩm duy nhất chứa lợi khuẩn SỐNG – GẮN ĐÍCH tại đại tràng
  • Hiệu quả – An toàn được công nhận qua 307 nghiên cứu quốc tế
  • Nhập khẩu nguyên lọ từ Đan Mạch – nhà sản xuất lợi khuẩn số 1 thế giới (145 năm kinh nghiệm).
  • An toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (chứng nhận bởi FDA – Hoa kỳ, EFSA – Châu Âu) và được ESSPGHAN (hiệp hội tiêu hóa, dinh dưỡng nhi khoa Châu Âu) khuyên dùng.

3. Imiale - lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch 1

Imiale là sản phẩm lợi khuẩn an toàn tuyệt đối đã được rất nhiều các chuyên gia và tổ chức trên thế giới công nhận.

Imiale cũng đã được rất nhiều các mẹ tin tưởng và sử dụng cho các bé

“Thích nhất là bây giờ không còn phải dùng gì cả con không bị táo bón lại nữa, con đi ngoài đều đặn mỗi ngày. Nhìn con khỏe mạnh, hồng hào, vui vẻ mình vui không lời nào tả hết. Mình tin tưởng hoàn toàn vào Imiale và mong muốn chia sẻ để các mẹ có con táo bón cũng sớm vượt qua được như Nhím mà không phải bị stress như mình”. – Chị Mai (Hà Nội) chia sẻ

» Xem thêm: Con hết táo bón, mẹ đón niềm vui – Bí quyết từ chuyên gia

Cần sự hỗ trợ của chuyên gia trong việc xử lý táo bón cho bé, mẹ hãy liên hệ ngay hotline 1900 9482 hoặc 0988 410 182

]]>
https://imiale.com/hieu-qua-cua-imiale-tren-tinh-trang-tao-bon-cua-tre-446/feed/ 0