Loperamid – thuốc tiêu chảy được sử dụng để kiểm soát, làm giảm triệu chứng tiêu chảy cấp và cũng được dùng để điều trị tiêu chảy mãn tính ở những bệnh nhân viêm ruột. Tuy nhiên, việc dùng thuốc này không đúng liều, lạm dụng dùng loperamid có thể gây ra các vấn đề tim mạch nghiêm trọng, thậm trí tắc ruột do bị liệt ruột và có thể gây tử vong. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp và giải đáp các câu hỏi thường gặp khi sử dụng thuốc tiêu chảy Loperamid và cung cấp thêm thông tin, những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc loperamid, đặc biệt trên đối tượng cho trẻ nhỏ.
Mục lục
- 1. Loperamid là thuốc gì?
- 2. Thuốc tiêu chảy Loperamid có những dạng bào chế nào?
- 3. Thuốc Loperamid có dùng cho trẻ em, PNCT và CCB không?
- 4. Chỉ định và chống chỉ định thuốc loperamid
- 4. Liều dùng thuốc Loperamid
- 5. Thuốc Loperamid uống trước hay sau ăn
- 6. Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Loperamid
- 7. Lưu ý khi dùng thuốc trị tiêu chảy Loperamid
- 8. Xử trí quá liều loperamid
- 9. Thuốc Loperamid có giá bao nhiêu?
- Kết luận
1. Loperamid là thuốc gì?
Loperamid thuốc trị tiêu chảy có tác dụng kiểm soát và làm giảm triệu chứng trong trường hợp tiêu chảy cấp không biến chứng, tiêu chảy mạn tính.
Cơ chế cầm tiêu chảy thuốc Loperamid
Loperamid sẽ làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch tiêu hoá và tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Thuốc này còn có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển qua ruột, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột. Vì vậy, sẽ làm giảm sự mất nước và điện giải, tăng độ đặc và giảm khối lượng phân.
2. Thuốc tiêu chảy Loperamid có những dạng bào chế nào?
Thuốc loperamid được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau để sử dụng dễ dàng hơn, dưới đây là một số dạng bào chế thường gặp:
- Dạng viên nén: Mỗi viên nén chứa 2mg loperamide hydrochloride
- Dạng viên nang: Viên nang cứng & nang mềm, mỗi viên chứa 2mg Loperamide
- Dạng thuốc bột uống (gói thuốc lopetope): Mỗi gói chứa 1mg Loperamide hydrochloride
- Dạng dung dịch uống (imodium 1mg/5ml): Mỗi 5ml chứa 1mg loperamid hydroclorid
Vậy nên chọn dạng bào chế nào?
Tùy vào đối tượng sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn dạng bào chế phù hợp. Bảng dưới đây trình bày chi tiết ưu nhược điểm của từng dạng bào chế:
Dạng bào chế | Ưu điểm | Nhược điểm |
---|---|---|
Viên nén, nang | Giá thành rẻ, nhỏ gọn | Hấp thu chậm
Không thích hợp sử dụng cho đối tượng khó nuốt, trẻ em |
Thuốc bột | Hấp thu nhanh hơn viên nén, nang | Cần pha trước khi sử dụng |
Dung dịch | Hấp thu nhanh
Thích hợp sử dụng cho trẻ em |
Giá thành cao hơn.
Chai dung dịch cồng kềnh hơn |
>>> Xem thêm: 6 thuốc trị tiêu chảy thông dụng cho bé và lưu ý khi sử dụng
3. Thuốc Loperamid có dùng cho trẻ em, PNCT và CCB không?
Loperamid không được chỉ định thường quy cho trẻ em tiêu chảy cấp. Ngoài ra trẻ dưới 6 tuổi không được khuyến cáo sử dụng Loperamid cầm tiêu chảy.
Do đó, đối tượng sử dụng thuốc Loperamid bao gồm:
- Trẻ trên 6 tuổi
- Người lớn
Ngoài ra, thận trọng khi sử dụng thuốc tiêu chảy Loperamid trong các trường hợp:
- Mất nước và chất điện giải: việc bổ sung chất điện giải là quan trọng, thuốc loperamid không thay thế được liệu pháp bổ sung nước và chất điện giải.
- Người suy giảm chức năng gan: do thuốc chuyển hoá bước 1 qua gan và gây độc với thần kinh trung ương
- Bệnh nhân viêm đại tràng loét cấp: do thuốc cầm tiêu chảy này làm ức chế nhu động ruột hoặc làm chậm thời gian vận chuyển gây ra chứng phình đại tràng nhiễm độc. Phải ngừng thuốc ngay khi có các dấu hiệu bụng chướng to, táo hoặc liệt ruột. Ngừng thuốc khi không thấy cải thiện trong vòng 48 giờ.
- Có sốt trên 38,5 độ C, hay có kèm thêm ỉa chảy hoặc có máu trong phân. Đây là dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường ruột, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
- Phụ nữ có thai: Chưa có đủ bằng chứng nghiên cứu sử dụng Loperamid trên phụ nữ có thai, do đó khuyến cáo không dùng Loperamid cho phụ nữ có thai.
- Phụ nữ cho con bú: Loperamid qua sữa mẹ rất ít, do đó có thể sử dụng Loperamid liều thấp cho phụ nữ cho con bú.
4. Chỉ định và chống chỉ định thuốc loperamid
4.1. Chỉ định
Thuốc tiêu chảy Loperamid được chỉ định trong trường hợp:
- Tiêu chảy cấp không biến chứng.
- Tiêu chảy mạn tính do viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích.
- Giảm thể tích chất thải sau thủ thuật mở thông hồi tràng hoặc đại tràng.
- Són phân ở người lớn
Lưu ý: Thuốc tiêu chảy Loperamid chỉ được chỉ định trong trường hợp tiêu chảy cấp đã được bù nước và điện giải bằng Oresol.
>> Tham khảo: Oresol – Dung dịch bù nước và điện giải trong tiêu chảy cấp
3.2. Chống chỉ định
Loperamid chống chỉ định trong các trường hợp:
- Mẫn cảm với thuốc tiêu chảy Loperamid hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Người bị viêm đại tràng nặng, viêm đại tràng giả mạc có thể gây phình đại tràng do dùng kháng sinh.
- Bụng chướng, đau bụng không do đại tiện được
- Thuốc Loperamid tránh dùng đầu tiên ở bệnh nhân lỵ cấp, viêm loét đại tràng chảy máu giai đoạn cấp, viêm đại tràng giả mạc, viêm ruột do nhiễm khuẩn
4. Liều dùng thuốc Loperamid
Liều dùng của loperamid được tính theo dạng loperamid hydroclorid. Đối với từng trường hợp tiêu chảy sẽ có liều dùng và cách dùng phù hợp cho từng đối tượng như sau:
4.1. Đối với trường hợp tiêu chảy cấp:
Người lớn
- Dạng viên nang, nén, bột: Khởi đầu là 4 mg (2 viên nang), sau đó mỗi lần đi lỏng uống 2 mg (1 viên nang), tối đa 16mg/ngày. Liều thông thường 6-8 mg/ngày. Nếu tự điều trị tiêu chảy cấp không đặc hiệu ở người lớn, không được uống quá 8mg/24 giờ.
- Dạng dung dịch uống imodium: Liều nạp ban đầu là 20ml, sau đó 10ml sau mỗi lần đi tiêu chảy. Tổng liều hàng ngày không vượt quá 80ml.
Trẻ em
Điều trị tiêu chảy cấp chủ yếu ở trẻ em là điều trị mất nước. Loperamid không được khuyến cáo dùng cho trẻ em một cách liên tục. Cách dùng cho các dạng bào chế như sau:
Dạng viên nén, viên nang, bột:
Trẻ 6-12 tuổi: 0,08 – 0,24 mg/kg/ngày, chia 2-3 liều
Hoặc
- Trẻ 6-8 tuổi: 2mg/lần, 2 lần/ngày
- Trẻ 8-12 tuổi: 2mg/lần, 3 lần/ngày
- Trên 12 tuổi: liều dùng như người lớn
- Liều duy trì: 0.1 mg/kg sau mỗi lần đi lỏng, nhưng không quá liều khởi đầu. Ngưng thuốc ỉa chảy nếu không đỡ trong vòng 48 giờ điều trị.
Đối với dạng dung dịch uống imodium:
- Trẻ em trên 8 tuổi: uống 10ml, 4 lần/ngày, dùng trong là 5 ngày.
- Trẻ em dưới 8 tuổi: uống 5ml, 3-4 lần/ngày, chỉ dùng trong 3 ngày
Trẻ 6-12 tuổi: 0,08 – 0,24 mg/kg/ngày, chia 2-3 liềuHoặc Trẻ 6-8 tuổi: 2mg/lần, 2 lần/ngàyTrẻ 8-12 tuổi: 2mg/lần, 3 lần/ngày
Đối tượng | Liều dùng – Dạng viên nén, nang | Liều dùng – Dạng dung dịch uống |
---|---|---|
Trẻ em | Trẻ 6-12 tuổi: 0,08 – 0,24 mg/kg/ngày, chia 2-3 liều, Hoặc
Trẻ 6-8 tuổi: 2mg/lần, 2 lần/ngày |
Trẻ dưới 8 tuổi: 5 ml/lần, 3-4 lần/ngày (ít hơn 3 ngày) Trẻ trên 8 tuổi: 10 ml/llần, 4 lần/ngày ( ít hơn 5 ngày) |
Người lớn | Ban đầu: 4mg/ngày
Duy trì: 2mg/ngày Tổng: 6-8 mg/ngày, tối đa 5 ngày. |
Liều nạp: 20mg
Sau đó: 10mg/lần sau mỗi lần tiêu chảy. Tổng: Không quá 80 mg/ngày |
Liều dùng Loperamid điều trị tiêu chảy cấp
Lưu ý: Khi dùng thuốc bột Loperamid trị tiêu chảy, pha một lượng nước vừa đủ hòa tan gói bột, lắc đều trước khi uống.
4.2. Trường hợp tiêu chảy mạn
Liều dùng và và cách dùng cũng được phân chia cho từng trường hợp cụ thể:
Người lớn
Dạng viên nén, nang, bột
Khởi đầu uống 4mg, sau đó mỗi lần đi lỏng uống 2mg cho tới khi cầm ỉa chảy. Liều duy trì là uống 4-8 mg/ngày chia thành liều nhỏ 2 lần. Tối đa là 16mg/ngày. Nếu không đỡ sau khi uống 16mg/ngày trong ít nhất 10 ngày, nên dừng thuốc này do tiếp tục điều trị cũng không hiệu quả.
Chứng són phân ở người lớn: liều khởi đầu là 0,5mg, tăng dần cho tới 16mg/ngày nếu cần.
Dạng dung dịch uống imodium
- Liều khởi đầu là 20-40ml/ngày chia thành nhiều lần uống, tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và có thể điều chỉnh tới mức liều tối đa là 80ml mỗi ngày.
- Sau đó thiết lập liều duy trì hàng ngày là 2 lần 5ml/ ngày.
Trẻ em
Liều Loperamid cho trẻ tiêu chảy mạn chưa được xác định.
Tham khảo liều: 0,08-0,24 mg/kg/ngày, chia 2-3 lần/ngày, tối đa 2mg/liều.
Đối tượng | Liều dùng – Dạng viên nén, nang | Liều dùng – Dạng dung dịch uống |
---|---|---|
Trẻ em | Liều lượng chưa xác định | Liều lượng chưa xác định |
Người lớn | 4-8 mg/ngày, chia 2 lần
Tối đa 16 mg/ngày, tối đa 10 ngày Với chứng són phân, liều khởi đầu 0,5 mg/ngày, tăng dần tới 16 mg/ngày. |
. Khởi đầu: 20-40ml/ngày, tăng dần đến 80 ml/ngày, chia thành 2 lần.
Duy trì 10 ml/ngày chia 2 lần. |
Liều dùng Loperamid điều trị tiêu chảy mạn
5. Thuốc Loperamid uống trước hay sau ăn
Thời gian uống thuốc Loperamid không phụ thuộc vào bữa ăn. Người bệnh tiêu chảy được chỉ định nên uống thuốc sớm để cải thiện các triệu chứng, và sau mỗi lần đi lỏng.
Với những người uống thuốc Loperamid duy trì hoặc dùng trong trường hợp tiêu chảy mạn, nên uống vào thời gian cố định, nên là sau ăn để không quên liều.
6. Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Loperamid
Hầu hết các tác dụng không mong muốn của thuốc là trên đường tiêu hoá.
Thường gặp nhất là: táo bón, đau bụng, buồn nôn, nôn, chóng mặt,…Một số ít trường hợp có thể gây mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, chướng bụng, khô miệng và nôn,…Và hiếm gặp hơn là tắc ruột do liệt ruột, dị ứng,…
Không xác định được tần suất có thể gặp như: các phản ứng dị ứng, sốc phản vệ, phù mạch, ban rộp lên, ngứa, ban da,…
7. Lưu ý khi dùng thuốc trị tiêu chảy Loperamid
Khi sử dụng thuốc loperamid không dùng cùng với rượu do gây tác dụng phụ lên thần kinh trung ương như: chóng mặt, buồn ngủ và khó tập trung.
Khi uống thuốc không nên lái xe hay tham gia giao thông do thuốc này có thể gây chóng mặt, buồn ngủ và mệt mỏi.
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ 15-30oC.
8. Xử trí quá liều loperamid
Loperamid uống quá liều có thể gây liệt ruột và ức chế hô hấp. Đối với người lớn uống 3 liều 20mg/24 giờ sẽ có dấu hiệu buồn nôn sau liều thứ 2 và nôn sau liều thứ 3. Ở trẻ em có các dấu hiệu nặng như: phình đại tràng nhiễm độc, mất ý thức, mê sảng. Vì vậy, trong trường hợp này cần đến cơ sở y tế gần nhất để có các cách xử trí nhanh chóng như:
Rửa dạ dày, sau đó cho uống khoảng 100g than hoạt qua ống xông dạ dày. Theo dõi ít nhất trong 24 giờ các dấu hiệu ức chế thần kinh trung ương, nếu có thì cho tiêm tĩnh mạch 2 mg naloxon (0.01 mg/kg cho trẻ em), có thể dùng nhắc lại nếu cần, tổng liều có thể tới 10mg. Do thời gian tác dụng của Loperamid dài hơn thời gian tác dụng của naloxon, nên phải theo dõi sát người bệnh và phải cho thêm liều naloxon nếu cần. Phải theo dõi các dấu hiệu chức năng sống ít nhất 24 giờ sau liều cuối naloxon.
- Trẻ em và thanh thiếu niên dùng loperamid khi có chỉ định của bác sĩ.
- Dùng theo đúng chỉ định. Trong trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn cần phải dùng kháng sinh đặc hiệu, nếu có kết hợp với các thuốc này thì chúng chỉ đóng vai trò phối hợp chứ không thể thay cho thuốc đặc hiệu.
- Trong trường hợp tiêu chảy có mất dịch, chất điện giải thì nhất thiết phải bù chất điện giải chứ không dùng thuốc này để thay thế. Nếu không bù dịch, chất điện giải đúng lúc, đủ lượng sẽ gây gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Khi điều trị ỉa chảy mãn tính người bệnh nên đi kiểm tra bác sĩ thường xuyên để xem có tác dụng không mong muốn nào do thuốc gây ra hay không, để kịp thời xử trí.
9. Thuốc Loperamid có giá bao nhiêu?
Giá của thuốc Loperamid tuỳ thuộc vào cơ sở bán, dạng bào chế và thuốc sản xuất trong nước hay nhập khẩu sẽ có các mức giá khác nhau, cụ thể:
- Viên nén: Loperamid SPM hộp 3 vỉ x 10 viên có giá 24.000/ hộp
- Viên nang:
- Viên nang cứng loperamid hộp 10 vỉ x10 viên của công ty TNHH SX-TM dược phẩm Thành Nam giá là 53.000/ hộp
- Viên nang loperamide hộp 50 vỉ x10 viên nang của công ty Dược phẩm Hà Tây giá 150.000/ hộp
- Viên nang imodium 2mg hộp 25 vỉ x 4 viên của Bỉ giá 280.000 đ/hộp.
Kết luận
Thuốc Loperamid dùng cho người lớn, trẻ em trên 6 tuổi. Khi dùng thuốc nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, dùng đúng liều, không nên tự tăng liều tránh gây ra các tác dụng không mong muốn. Hy vọng rằng bài viết trên cung cấp đầy đủ các thông tin bổ ích cho người đọc.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
>> Tham khảo một số thuốc trị tiêu chảy cho trẻ:
- Thuốc Hidrasec (racecadotril) trong điều trị tiêu chảy cho trẻ
- Những điều cần biết về Bioflora trị tiêu chảy
- Thuốc tiêu chảy Berberin
- Thuốc Enterogermina cho trẻ tiêu chảy
Nguồn tham khảo
- Pubmed
- Drug.com