Tiêu chảy nhiễm khuẩn là tình trạng phổ biến ở trẻ khi hệ tiêu hóa của trẻ bị nhiễm vi khuẩn. Một vài triệu chứng của tiêu chảy nhiễm khuẩn được kể đến như: đi ngoài phân lỏng nát, lẫn chất nhầy, nôn, sốt, mệt mỏi. Các triệu chứng này có thể xảy ra một vài ngày hoặc kéo dài. Trẻ bị tiêu chảy cần được điều trị kịp thời, bù nước, điện giải, xử trí triệu chứng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé và có biện pháp phục hồi hệ tiêu hóa sau đợt nhiễm khuẩn. Bài viết dưới đây chia sẻ Hướng dẫn điều trị Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em chuẩn Bộ Y tế, mẹ tham khảo để xử lý đúng cách nhé!
Mục lục
I. Tổng quan Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ
1. Định nghĩa
Tiêu chảy do nhiễm khuẩn là tình trạng đường ruột của trẻ bị vi khuẩn tấn công: do vi khuẩn sinh ra nội độc tố hoặc do chính bản thân vi khuẩn gây nên tình trạng đi ngoài phân lỏng đột ngột, đau quặn bụng. Một số căn nguyên gây bệnh thường gặp:
- Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn: Vibrio cholerae, E. coli, tụ cầu.
- Tiêu chảy do bản thân vi khuẩn (tiêu chảy xâm nhập): Shigella, Salmonella, E. coli, Campylobacter, Yersinia, Clostridium difficile…
Khi bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, trẻ thường đi ngoài nhiều lần (hơn 3 lần) trong vòng 24 giờ. Thời gian trẻ tiêu chảy thường ngắn và kết thúc trong trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên một vài trường hợp có thể diễn tiến dài hơi. Tình trạng này có thể dẫn đến các rối loạn dinh dưỡng, mất nước ở trẻ.
Hầu hết trẻ nhiễm khuẩn tiêu chảy đều có triệu chứng rầm rộ, cần được đưa đến cơ sở y tế để nhận sự chăm sóc và điều trị kịp thời.
2. Tiêu chảy nhiễm khuẩn do đâu?
Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ có thể do nhiều yếu tố nguy cơ khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ. Có những yếu tố nguy cơ chính dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn ở trẻ:
2.1. Tiêu chảy nhiễm khuẩn do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện
- 6 tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ thông qua việc trẻ bú mẹ. Trẻ từ 6 tháng cho đến 3 tuổi, trẻ cai bú mẹ khiến lượng kháng thể của mẹ truyền sang cho con cũng vì thế mà giảm đi. Cùng với đó, hệ miễn dịch trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện, do vậy trẻ rất dễ tiếp xúc với các nguồn gây bệnh tiêu chảy.
- Sau các đợt bệnh truyền nhiễm như: cúm, sởi, quai bị, thủy đậu,… làm suy giảm miễn dịch tạm thời ở trẻ. Từ đó, cũng dễ gây tình trạng tiêu chảy.
- Trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng, thiếu chất sẽ thiếu một loạt các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, hoàn thiện của hệ miễn dịch như: kẽm, selen, canxi, sắt, vitamin A, C, D,… Khi tiếp xúc với các vi khuẩn gây bệnh, tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy cao hơn và thời gian trẻ mang bệnh kéo dài hơn so với những đứa trẻ thông thường.
2.2. Tiêu chảy nhiễm khuẩn do vệ sinh thực phẩm
- Việc vệ sinh đầu ti, máy hút sữa, đầu núm vú, bình sữa,… khi cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sử dụng bình sữa ngoài đều rất quan trọng. Nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn ở trẻ. Ngoài ra việc trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh có nguy cơ tiêu chảy cao gấp 10 lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc không bú bình.
- Trẻ bước bảo độ tuổi ăn dặm, nếu không lựa chọn thực phẩm, nước uống an toàn, được lọc hoặc chế biến sạch sẽ thì rất có nguy cơ cao nhiễm khuẩn, gây ngộ độc, tiêu chảy.
- Không rửa tay trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn hoặc sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng và nước sạch khiến vi khuẩn khó bị rửa trôi và tiêu diệt. Từ đó, rất dễ lay lan sang đồ ăn, nước uống ở trẻ. Tăng khả năng gây bệnh.
2.3. Tiêu chảy nhiễm khuẩn do môi trường
- Trẻ nhỏ thường có thói quen mút tay, hay gặm cắn đồ chơi hoặc đồ vật mà chúng cầm. Do vậy, nếu tay hoặc những đồ vật này tiếp xúc với đất cát hoặc những bề mặt không sạch, sẽ khiến trẻ dễ nhiễm khuẩn và gây tình trạng tiêu chảy.
- Cha mẹ xử lý chất thải trẻ không đúng cách, hay quan niệm phân trẻ không bẩn như phân người lớn cũng chính là yếu tố gây nên tình trạng trên
Sau khi vi khuẩn này khi xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ phá hủy tế bào hoặc bám dính trên niêm mạc ruột, tiết ra độc tố tác động lên hàng rào bảo vệ gây tiêu chảy. Trên thực tế, có thể đồng nhiễm với virus, ký sinh trùng kết hợp với nhau làm tăng nặng triệu chứng tiêu chảy ở trẻ.
3. Triệu chứng trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn
Tùy thuộc vào từng loại vi khuẩn gây bệnh, trẻ sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng phổ biến là:
- Nôn, buồn nôn.
- Tiêu chảy nhiều lần: phân có nhiều nước hoặc có lẫn chất nhầy, máu.
- Có thể sốt hoặc không sốt.
- Trẻ mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc.
Ngoài ra, trẻ có thể có những biểu hiện mất nước:
- Da khô hoặc nhăn nheo, mắt trũng, lờ đờ.
- Tay chân lạnh.
- Trẻ đi tiểu giảm so với bình thường.
Một số triệu chứng lâm sàng do các tác nhân vi khuẩn thường gặp gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ là:
II. Nguyên tắc điều trị cho trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn
- Đánh giá tình trạng mất nước của trẻ để bổ sung nước điện giải kịp thời:
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng, nhầy gây mất nước và các chất điện giải. Tùy từng trường hợp bệnh mà mức độ mất nước khác nhau. Do vậy cần đánh giá tình trạng mất nước để có những biện pháp bù nước phù hợp: trẻ mất nước mức độ nhẹ và trung bình thì có thể bù nước điện giải bằng đường uống. Tuy nhiên ở mức độ nặng hơn, buộc phải truyền dịch cho trẻ bởi dùng đường uống sẽ không cung cấp nước điện giải đủ và kịp thời cho trẻ.
- Điều trị kháng sinh tùy căn nguyên:
Khi tiếp xúc với môi trường không sạch sẽ, hoặc điều kiện vệ sinh không đảm bảo, vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập và gây nên tình trạng tiêu chảy. Việc sử dụng kháng sinh để điều trị vi khuẩn gây bệnh là vô cùng cần thiết. Do vậy, khi nhập viện, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh, để từ đó đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp. Chỉ được sử dụng kháng sinh điều trị tiêu chảy khi căn nguyên là vi khuẩn.
- Kết hợp điều trị triệu chứng:
Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng của trẻ trở nên nghiêm trọng như: đau bụng, sốt, nôn hoặc buồn nôn, tổn thương niêm mạc ruột,…. thì việc trẻ cần kết hợp điều trị triệu chứng là vô cùng cần thiết. Ví dụ như dùng thuốc giảm co thắt để giảm đau bụng, thuốc làm săn niêm mạc ruột, hoặc thuốc hạ sốt,….
III. Phác đồ điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ
1. Đánh giá và xử trí mất nước trong điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ
Tình trạng trẻ mất nước sẽ được phân ra làm 3 mức độ khác nhau, với các biểu hiện triệu chứng nặng dần:
Ở mỗi cấp độ mất nước khác nhau sẽ có hướng điều trị cụ thể cho trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn.
Phác đồ A: Điều trị phòng mất nước tại nhà trong trường hợp trẻ không có dấu hiệu mất nước
Trong trường hợp này trẻ cần bổ sung thêm dịch với lượng càng nhiều càng tốt nếu trẻ muốn.
- Mẹ cho trẻ bú nhiều hơn và lâu hơn..
- Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, bổ sung oresol sau bú mẹ.
- Nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn, cho trẻ uống một hoặc nhiều loại dung dịch như: oresol, các loại thức ăn lỏng như: nước súp, nước cơm, nước cháo hoặc nước uống sạch.
Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ sẽ bổ sung lượng oresol khác nhau:
- Trẻ < 2 tuổi : 50 – 100ml sau và giữa mỗi lần đi ngoài
- Trẻ ≥ 2 tuổi : 100 – 200ml sau và giữa mỗi lần đi ngoài.
Phác đồ B: Sử dụng điều trị cho trẻ có dấu hiệu mất nước
Trong vòng 4 giờ có dấu hiệu mất nước, cần đưa trẻ đến trung tâm y tế ngay và nên cho trẻ sử dụng oresol trong vòng 4 giờ đầu. Tùy thuộc vào tuổi và cân nặng của trẻ mà có lượng oresol cần sử dụng:
Trong khi điều trị để bù lượng dịch và điện giải hiếu hụt, cũng cần quan tâm đến nhu cầu dịch bình thường hàng ngày, bằng cách:
- Cho trẻ bú mẹ: tiếp tục bú mẹ thường xuyên và lâu hơn như trẻ muốn, ngay cả trong giai đoạn bù nước.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ: Nếu sử dụng dung dịch oresol chuẩn trước đây của WHO chứa 90mmol/l natri, cần cho trẻ uống thêm 100 – 200ml nước sạch trong suốt thời gian này. Tuy nhiên, nếu sử dụng oresol có nồng độ thẩm thấu thấp chứa 75mmol/l natri thì không cần cho uống thêm. Sau khi hoàn tất việc bù dịch, bắt đầu cho trẻ ăn sữa toàn phần (hoặc sữa công thức), cho trẻ uống nước và những dung dịch trẻ vẫn thường sử dụng.
- Trẻ lớn: cho uống càng nhiều nước sạch càng tốt như trẻ muốn, cùng với việc cho uống oresol.
Sau 4 giờ, đánh giá và phân loại lại tình trạng mất nước ở trẻ. Lựa chọn phác đồ thích hợp để tiếp tục điều trị cho trẻ.
- Nếu trẻ không còn dấu hiệu mất nước, quay về lại phác đồ điều trị A.
- Nếu trẻ không đáp ứng được oresol bù bằng đường uống, với các biểu hiện như: tiếp tục mất nhanh chóng một lượng phân hoặc lượng oresol uống vào ít do trẻ mệt hoặc li bì hoặc nôn nhiều và nặng thì cần sử dụng dung dịch oresol qua ống thông dạ dày hoặc truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactate (75ml/kg trong 4 giờ) tại bệnh viện. Sau khi dấu hiệu mất nước được cải thiện, điều trị bằng bù dịch đường uống sẽ thành công.
Phác đồ C: Xử trí cấp cứu tình trạng trẻ mất nước nặng
Bắt đầu truyền dịch tĩnh mạch ngay, nếu bệnh nhân có thể uống, cho trẻ uống oresol qua đường miệng cho đến khi truyền tĩnh mạch được thiết lập. Truyền 100ml/kg dung dịch ringer lactate chia ra như sau:
Nên theo dõi tiến triển của bù dịch qua đường tĩnh mạch:
- Đánh giá trẻ 15 – 30 phút/lần cho tới khi mạch bắt rõ và đánh giá lại mạch ít nhất mỗi giờ một lần để chắc chắn tình trạng mất nước được cải thiện. Nếu mạch không cải thiện thì truyền tĩnh mạch nhanh hơn. Khi đã truyền hết lượng dịch cần thiết (sau 3 giờ đối với trẻ lớn và sau 6 giờ đối với trẻ nhỏ), đánh giá lại toàn bộ tình trạng mất nước của trẻ theo.
- Nếu vẫn còn các dấu hiệu mất nước nặng, lặp lại truyền dịch tĩnh mạch theo hướng dẫn trong phác đồ C. Điều này rất ít gặp, chỉ xảy ra trên những trẻ vẫn tiêu chảy nhiều lần trong thời gian bù dịch.
- Nếu trẻ cải thiện (có thể uống) nhưng vẫn còn dấu hiệu mất nước, ngừng truyền dịch tĩnh mạch và cho uống dung dịch oresol trong 4 giờ, như mô tả trong phác đồ B.
- Nếu trẻ hết dấu hiệu mất nước, điều trị theo phác đồ A. Nếu có thể, theo dõi trẻ trong ít nhất 6 giờ trước khi cho về. Cần đảm bảo chắc chắn rằng bà mẹ có thể cho uống dịch tại nhà cho tới khi tiêu chảy ngừng.
- Nếu trẻ được cho về điều trị tại nhà , hướng dẫn mẹ điều trị tại nhà theo phác đồ A, đưa cho mẹ đủ số gói ORS dùng trong 2 ngày và hướng dẫn mẹ những dấu hiệu cần mang trẻ khám lại tại cơ sở y tế.
Với những trẻ có những tiêu chuẩn sau cần được khám lại sau 2 ngày:
- Trẻ có biểu hiện mất nước khi đến khám lần đầu.
- Trẻ dưới 1 tuổi.
- Mắc sởi trong 6 tuần qua.
- Điều trị không cải thiện tốt.
2. Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn
Trong trường hợp chưa có kết quả vi sinh, chỉ sử dụng kháng sinh kinh nghiệm trong những trường hợp đặc biệt sau:
- Có tiêu chảy phân máu,
- Nghi ngờ tả có mất nước nặng
- Trẻ nhỏ suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch.
- Với những trường hợp tiêu chảy phối hợp với những nhiễm khuẩn khác như viêm phổi, viêm đường tiết niệu cần được điều trị đặc hiệu với những kháng sinh cho những nhiễm khuẩn kèm theo trước đó.
Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh cho những trường hợp tiêu chảy thông thường, điều này không hiệu quả và có thể gây nguy hiểm.
3. Phác đồ kháng sinh trong điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn
Đối với các nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ sử dụng kháng sinh riêng biệt. Dưới đây là phác đồ kháng sinh được khuyến cáo dùng trong điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn:
IV: Lưu ý khi điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn cho trẻ
V. Phòng bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ
Các triệu chứng, biến chứng mà tiêu chảy do nhiễm khuẩn gây ra là vô cùng nghiêm trọng ở trẻ. Do vậy, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến các biện pháp phòng ngừa tình trạng trên để đảm bảo sức khỏe ở trẻ
- Ăn chín uống sôi, lựa chọn thực phẩm an toàn, vệ sinh cho sức khỏe của trẻ.
- Rửa tay thường quy bằng xà phòng, nước sạch trước khi chuẩn bị đồ ăn cho trẻ và khi cho trẻ ăn. Rửa tay sau khi đi vệ sinh.
- Đảm bảo vệ sinh đồ dùng, vật dụng ăn uống ở trẻ, cũng như đồ chơi hay đồ vật mà trẻ có thể cầm nắm.
- Nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, để trẻ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, ít mắc bệnh tiêu chảy và tỉ lệ tử vong thấp hơn so với trẻ không được bú mẹ hoặc không được bú mẹ hoàn toàn
- Tăng cường dinh dưỡng, sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe, tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Phòng bệnh bằng vắc xin: tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo lịch tiêm chủng mở rộng để tránh kết họp các yếu tố làm tăng nặng tình trạng bệnh ở trẻ.
Xem thêm:
Tóm lại: Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ cần được phát hiện kịp thời tìm ra nguyên nhân, bổ sung nước – điện giải. Tùy tình trạng tiêu chảy của trẻ mà có phác đồ điều trị phù hợp. Điều trị kịp thời tránh những biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Hệ vi sinh của trẻ sau khi bị tiêu chảy nhiễm trùng bị mất cân bằng nên được bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium BB12 giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, tăng sức đề kháng.
> XEM THÊM: TIÊU CHẢY Ở TRẺ – 4 NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ & NHÓM KHÔNG KHUYẾN CÁO
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482
Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu Hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em – Cục quản lý Khám chữa bệnh, BYT, chi tiết tại đây