Bản chất của dị ứng đạm bò là sự hoạt động quá mức của hệ miễn dịch chống lại protein từ sữa bò – sản phẩm được coi là có hại đối với một số trẻ. Tùy vào mức độ dị ứng mà bố mẹ cần có biện pháp xử trí khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về phác đồ điều trị dị ứng đạm bò hiệu quả nhất.
Mục lục
1. Dị ứng đạm bò là gì?
Dị ứng đạm bò cũng như dị ứng thực phẩm, là một bệnh lý do hệ thống miễn dịch hoạt động thái quá để bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân lạ và có hại đối với cơ thể. Khi một đứa trẻ uống sữa bò, cơ thể nghĩ rằng những protein từ sữa này là kẻ xâm lược có hại và kích hoạt hệ miễn dịch để chống lại chúng. Một loạt phản ứng trong cơ thể diễn ra và giải phóng các hóa chất như histamin, gây ra tình trạng dị ứng với các biểu hiện trên nhiều cơ quan khác nhau, cụ thể:
- Trên hô hấp: Thở khò khè, khó thở, ho,
- Trên tiêu hóa: Nôn mửa, tiêu chảy, đi ngoài ra máu, chán ăn
- Trên da, niêm mạc: Ngứa mắt, chảy nước, sưng mặt, phát ban da
- Toàn thân: Tụt huyết áp, mất ý thức,…
>>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết trẻ dị ứng đạm sữa bò chính xác nhất
2. Ai là đối tượng bị dị ứng đạm bò?
Bất kỳ lứa tuổi nào đều có thể bị dị ứng sữa bò, nhưng phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ có tiền sử gia đình bị dị ứng. Trẻ thường có biểu hiện dị ứng đạm bò lần đầu tiên khi bắt đầu uống sữa công thức hoặc làm quen với thức ăn dặm có chứa sữa bò. Mặc dù sữa bò có thể truyền vào sữa mẹ nhưng trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hiếm khi gặp phải tình trạng này.
Nếu trẻ có các biểu hiện nghi ngờ dị ứng đạm sữa bò, trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế và thực hiện các test dị ứng đặc hiệu để đưa ra chẩn đoán xác định. Chi tiết quy trình xét nghiệm, mẹ xem tại: Test dị ứng đạm sữa bò – Chẩn đoán chính xác cho trẻ
3. Phác đồ điều trị trẻ dị ứng đạm bò
Điều quan trọng nhất để điều trị dị ứng đạm bò là trẻ cần tránh hoàn toàn với các sản phẩm chứa sữa bò. Đồng thời, khi trẻ không được bú sữa mẹ hoặc sữa mẹ không còn là nguồn dinh dưỡng duy nhất dành cho bé, trẻ nên sử dụng thêm công thức không chứa đạm bò để ngăn ngừa nguy cơ dị ứng cũng như đảm bảo cơ thể được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
3.1. Đối với trẻ bú sữa mẹ
Khuyến khích mẹ cho con bú
Sữa mẹ luôn được đánh giá là nguồn dinh dưỡng an toàn và tốt nhất trong thời kỳ trẻ bú mẹ. Sữa mẹ được cân bằng về dinh dưỡng, đặc biệt là chứa các kháng thể mà cơ thể trẻ chưa thể tự sản xuất. Từ đó, sữa mẹ giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ. Hơn nữa, trẻ bú sữa mẹ cũng có ít nguy cơ dị ứng thực phẩm và mắc các bệnh lý mãn tính sau này.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn nên được thực hiện trong 6 tháng đầu đời. Sau đó, song song với các thực phẩm khác, bé nên được bú mẹ cho đến khi trẻ được ít nhất 2 tuổi.
Thay đổi chế độ ăn của mẹ
Cắt bỏ sữa bò ra khỏi chế độ ăn uống: Mặc dù tỷ lệ trẻ bị dị ứng khi bú sữa mẹ rất hiếm, tuy nhiên, để hạn chế tối đa một lượng nhỏ protein sữa bò truyền vào sữa mẹ và gây dị ứng cho trẻ, mẹ vẫn nên cắt bỏ hoàn toàn sữa bò ra khỏi chế độ ăn của mình, bao gồm:
- Sữa bò nguyên chất, sữa tách béo, tách kem,…
- Phô mai
- Sữa chua
- Bơ động vật
- Kem
- Phô mai
Đạm bò cũng có thể tồn tại trong một số thực phẩm mà ít ai nghĩ đến. Đó là những thực phẩm mẹ cần tránh trong giai đoạn này:
- Hương liệu
- Thịt
- Xúc xích
- Bơ thực vật
- Bánh kẹo,…
- Một số sản phẩm có thành phần tương tự đạm bò có khả năng dị ứng chéo: Đậu nành và các sản phẩm có nguồn gốc đậu nành. sữa động vật có vú (sữa dê, sữa cừu,…)
Bổ sung thực phẩm chứa canxi và vitamin D
Việc cắt bỏ sữa bò khỏi chế độ ăn uống của mẹ có thể dẫn đến nguy cơ sữa mẹ thiếu hụt canxi, vitamin D – thành phần cần thiết cho sự phát triển xương và răng của trẻ sơ sinh,… Vì vậy, mẹ cần bổ sung thêm các thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng trên.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, trong thời kỳ cho con bú, mỗi ngày mẹ nên bổ sung 1000 – 1300mg canxi và 10mcg vitamin D nhằm tăng cường hấp thu canxi.
Một số thực phẩm giàu canxi và vitamin D gợi ý cho mẹ như:
- Thực phẩm bổ sung canxi: các loại đậu, hạnh nhân, rau lá xanh, cá hồi,…
- Thực phẩm bổ sung vitamin D: hàu, cá hồi, tôm, nấm, lòng đỏ trứng,…
3.2. Đối với trẻ sử dụng sữa công thức và ăn dặm
Tránh hoàn toàn các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa bò
Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong điều trị dị ứng đạm bò cũng như ngăn ngừa phản ứng dị ứng. Bố mẹ cần phải cân nhắc kỹ càng trước khi lựa chọn các sử dụng các loại thức ăn cũng như sữa trong thực đơn hàng ngày của trẻ, bao gồm cả những thực phẩm có thành phần tương tự sữa bò như đậu nành và sữa động vật có vú.
Các loại sữa dành cho trẻ dị ứng đạm bò: sữa thủy phân và sữa axit amin
Để hạn chế khả năng gây dị ứng của đạm bò, một số dòng sữa hiện nay sử dụng công nghệ thủy phân đạm bò thành những protein nhỏ hơn. Nhờ cấu trúc đơn giản hơn, không có khả năng kết hợp với kháng thể IgE để gây phản ứng dị ứng. Hơn nữa, dòng sữa thủy phân còn được chứng minh làm giảm tính thấm của ruột, giúp cơ thể giảm hấp thu đạm bò, do đó giảm các triệu chứng dị ứng.
Trẻ nên được sử dụng sữa công thức chứa đạm thủy phân từ 2 – 4 tuần. Sau thời gian này, nếu tình trạng dị ứng được cải thiện thì cho trẻ thử lại sữa công thức thông thường có chứa đạm bò. Nếu triệu chứng dị ứng xuất hiện trở lại, bé nên thì tiếp tục duy trì công thức sữa thủy phân toàn phần ít nhất từ 6 – 12 tháng.
Nếu trẻ không dung nạp sữa thủy phân, sữa axit amin sẽ là lựa chọn thích hợp dành cho trẻ. Đó là loại sữa công thức được làm từ axit amin- đơn vị cấu tạo protein hoặc các protein có cấu tạo đơn giản nhất.
Nếu mẹ chưa biết lựa chọn loại sữa nào cho trẻ bất dung nạp Lactose, tham khảo TẠI ĐÂY.
3.3. Bổ sung men vi sinh
Men vi sinh, hay còn được gọi là Probiotics, được định nghĩa là những vi khuẩn sống, có lợi cho sức khỏe con người.
Các nghiên cứu cho thấy, dị ứng đạm bò có làm biến đổi hệ khuẩn chí đường ruột theo chiều hướng xấu, làm giảm sự phát triển của lợi khuẩn và gia tăng hại khuẩn. Đó là lý do vì sao dị ứng đạm bò có thể kéo theo nhiều rối loạn tiêu hóa khác.
Bổ sung men vi sinh thực sự cần thiết nhờ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ dị ứng đạm bò như sau:
- Cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột
- Cải thiện rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, tiêu chảy
- Điều hòa miễn dịch tại ống tiêu hóa và toàn cơ thể, từ đó tăng dung nạp đạm bò
Trong đó, ưu tiên bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium- một trong những lợi khuẩn được chứng minh mang lại hiệu quả tối ưu trên trẻ dị ứng đạm sữa bò. Imiale – sản phẩm đến từ Đan Mạch, sẽ là lựa chọn phù hợp với trẻ dị ứng đạm bò do chứa lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB12. Bên cạnh đó, sản phẩm được sản xuất dưới công nghệ bao kép hiện đại, độc quyền, giúp bảo vệ vi khuẩn khỏi sự phá hủy của môi trường và axit dạ dày để phát huy tối đa tác dụng trên hệ tiêu hóa. Hơn thế nữa, sản phẩm này được chứng minh vô cùng an toàn và không có bất kỳ tác dụng bất lợi nào đối với trẻ, bao gồm cả trẻ sơ sinh nên mẹ có thể yên tâm sử dụng.
Dị ứng đạm bò là tình trạng dị ứng phổ biến ở trẻ nhỏ và có xu hướng cải thiện khi trẻ được 5 tuổi. Tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan vì bệnh khiến trẻ phải từ bỏ các loại thực phẩm có nguồn gốc sữa bò, dẫn đến nhiều vấn đề dinh dưỡng cũng như gây phiền phức khi phải cân nhắc lựa chọn thực phẩm. Nguyên tắc quan trọng nhất khi trẻ dị ứng đạm bò là loại bỏ hoàn toàn sữa bò ra khỏi chế độ dinh dưỡng và sử dụng sữa công thức thủy phân nếu không có sữa mẹ. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều kiến thức cho bố mẹ có con nhỏ bị dị ứng đạm bò.
>>> Xem thêm: Phân biệt trẻ dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp Lactose
Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, mẹ hãy liên hệ ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.