Trẻ đi ngoài ra chất nhầy không phải lúc nào cũng là bất thường. Chất nhầy bắt giữ, ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút hay bôi trơn niêm mạc giúp phân được vận chuyển ra ngoài dễ dàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chất nhầy trong phân có màu sắc lạ, khiến mẹ lo lắng. Vậy, trẻ đi ngoài ra chất nhầy màu vàng, trắng, đỏ,… cảnh báo điều gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
Mục lục
- 1. Trẻ đi ngoài ra chất nhầy có bình thường không?
- 2. Trẻ đi ngoài ra chất nhầy màu đen/nâu
- 3. Trẻ đi ngoài ra chất nhầy màu vàng
- 4. Trẻ đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục
- 5. Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy màu hồng
- 6. Đi ngoài ra chất nhầy có nguy hiểm không?
- 7. Xử trí như thế nào khi đi ngoài ra chất nhầy?
- 8. Kết luận
1. Trẻ đi ngoài ra chất nhầy có bình thường không?
Chất nhầy là một chất lỏng hoặc đặc bao phủ xung quanh niêm mạc của các cơ quan trong cơ thể. Nó có tác dụng bôi trơn nhằm giúp các chất di chuyển trong cơ thể một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút,… hay đơn giản chỉ là một chất làm ẩm tự nhiên, giảm sự kích ứng của cơ thể với các yếu tố từ bên ngoài môi trường (gió, bụi,…).
Trẻ đi ngoài ra chất nhầy là hiện tượng bình thường. Thông thường, khi trẻ đi ngoài, phân sẽ lẫn một ít chất nhầy mà bằng mắt thường chúng ta không nhìn thấy được. Tuy nhiên, nếu trẻ đi ngoài ra chất nhầy ngày một nhiều và kèm theo màu sắc khác nhau thì chứng tỏ trẻ đang gặp một số vấn đề về tiêu hóa.
Từ màu sắc của chất nhầy trong phân và các biểu hiện bất thường nếu có của trẻ mà mẹ có thể phần nào đoán được con đang gặp tình trạng gì. Lúc này, mẹ nên theo dõi sát sao trẻ, xem trẻ có dấu hiệu bất thường không để đưa trẻ đến cơ sở y tế và có biện pháp xử trí kịp thời nhé. Còn nếu trẻ đi ngoài ra chất nhầy mà vẫn ăn ngoan, ngủ tốt và không có biểu hiện gì bất thường, mẹ không cần quá lo lắng, có thể chăm sóc trẻ tại nhà và theo dõi trẻ thường xuyên.
Vậy, trẻ đi ngoài ra chất nhầy cảnh báo điều gì?
>>> Xem thêm: Màu phân của trẻ thế nào là bình thường, thế nào là bất thường?
2. Trẻ đi ngoài ra chất nhầy màu đen/nâu
Trẻ đi ngoài ra chất nhầy có màu nâu đen do:
- Trẻ ăn các loại thực phẩm có màu sẫm như: hạt dẻ, quả việt quất,… Khi vào cơ thể, chúng chưa được tiêu hóa hoàn toàn, dẫn đến tình trạng đi ngoài ra chất nhầy có màu nâu đen (màu của thức ăn).
- Trẻ uống sắt, hợp chất bismuth (điều trị loét dạ dày tá tràng): Khi vào cơ thể, chúng bị chuyển hóa thành các hợp chất có màu nâu đen, gây ra tình trạng đi ngoài có chất nhầy màu nâu đen.
- Táo bón: Trẻ bị táo bón sẽ đi ngoài ra chất nhầy màu nâu đen, khô cứng, vón cục.
- Với trẻ mới sinh, tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu nâu đen (phân su) rất thường gặp. Do đó, các mẹ đừng lo lắng vì đây chỉ là quá trình đào thải hết các chất mà trẻ tiêu hóa trong bụng mẹ, chẳng hạn như nước ối,…
Bên cạnh đó, trẻ đi ngoài ra chất nhầy có màu nâu đen còn do mắc phải các bệnh lý như: viêm, loét dạ dày tá tràng, polyp (khối u nhỏ) hay ung thư đại tràng,… Trong trường hợp này, ngoài việc đi ngoài ra chất nhầy màu đen, trẻ còn cảm thấy đau bụng, khó chịu dữ dội, ăn không ngon, buồn nôn, chướng bụng,…
>> Xem thêm: Phân có màu đen – Dấu hiệu nguy hiểm chớ coi thường
3. Trẻ đi ngoài ra chất nhầy màu vàng
Trẻ đi ngoài có chất nhầy màu vàng là do:
- Chế độ ăn giàu chất béo: Khi trẻ ăn nhiều đồ chiên rán, dầu mỡ, cơ thể khó hấp thu gây nên tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Các chất béo này theo phân ra ngoài nên trẻ có hiện tượng đi ngoài ra chất nhầy có màu vàng.
- Trẻ mắc phải các bệnh lý về gan, mật, tụy: Chất béo vào cơ thể không được tiêu hóa, tích tụ lại, một phần nhỏ sẽ lẫn trong phân, do đó gây nên tình trạng đi ngoài ra chất nhầy có màu vàng.
- Trẻ bị Celiac (không dung nạp gluten): Gluten là một loại protein có nhiều trong lúa mì, yến mạch,…Khi trẻ ăn các loại thực phẩm chứa gluten mà cơ thể không hấp thu được thì hệ miễn dịch đường ruột sẽ bị kích thích, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng khác, làm chậm sự hấp thu chất béo. Do đó, chất béo không được tiêu hóa, hấp thu sẽ bị lẫn vào phân, gây nên tình trạng đi ngoài có chất nhầy màu vàng.
- Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng (Giardia lamblia), gây ra tình trạng tiêu chảy, đau đầu, nôn mửa, đặc biệt là phân lẫn dầu mỡ, chất béo có màu vàng.
4. Trẻ đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục
Trẻ đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục là do:
- Không dung nạp lactose: Đây là trường hợp trẻ không có hoặc bị thiếu hụt enzym lactase để tiêu hóa lactose có trong sữa hoặc trong các loại thực phẩm. Do đó một lượng lactose không được tiêu hóa sẽ bị lẫn trong phân, dẫn đến tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục.
- Hội chứng ruột kích thích (IBS): Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng ruột mãn tính. Đặc trưng bởi tình trạng tiêu chảy, táo bón, đau bụng, … Khi gặp phải tình trạng này, trẻ đi ngoài có chất nhầy màu trắng đục là do đường ruột bị kích thích tiết chất nhầy quá mức.
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện, rất dễ bị vi khuẩn, vi rút xâm nhập,…Lúc này, cơ thể sẽ tiết ra nhiều chất nhầy để bắt giữ, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn vi rút,…Một phần chất nhầy sẽ lẫn vào phân. Do đó, đôi khi trong trường hợp này sẽ thấy hiện tượng đi ngoài có chất nhầy màu trắng đục.
- Trẻ bị dị ứng sữa (protein có trong sữa): Khi trẻ bị dị ứng sữa sẽ có các biểu hiện như đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục (sữa không được tiêu hóa), buồn nôn, nôn mửa, khó chịu, nổi mẩn. Trường hợp nặng có thể bị sốc phản vệ, dẫn đến tử vong.
5. Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy màu hồng
Các mẹ cần thận trọng với trường hợp trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy màu hồng. Đây chính là những dấu hiệu cho thấy đường ruột của trẻ bị tổn thương trầm trọng như bị xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày tá tràng, ung thư đại tràng,…
Bên cạnh đó, tình trạng này cũng xuất hiện khi trẻ bị táo bón dài ngày. Phân trở nên cứng và vón cục. Do đó khi đi đại tiện, nếu trẻ cố rặn thì phân sẽ cọ xát vào niêm mạc hậu môn, dẫn đến việc đi ngoài có chất nhầy màu hồng hoặc đi ngoài ra máu.
>> Xem thêm: Trẻ đi ngoài ra máu – Bố mẹ chớ xem thường
6. Đi ngoài ra chất nhầy có nguy hiểm không?
Đi ngoài ra chất nhầy là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mới sinh (đào thải các chất đã tiêu hóa ở trong bụng mẹ). Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài và lượng chất nhầy ngày một tăng, kèm theo có màu sắc khác thường như màu đen, vàng, trắng đục, đỏ hồng,… thì rất có thể trẻ đang mắc một số bệnh về đường tiêu hóa như viêm ruột, viêm gan mật tụy, rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng,…
Về lâu dài sẽ khiến hệ tiêu hóa tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến ung thư. Do đó, trong các trường hợp này, các mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
7. Xử trí như thế nào khi đi ngoài ra chất nhầy?
Màu sắc của chất nhầy phản ánh lên vấn đề tiêu hóa của trẻ. Đặc biệt là màu đỏ, khi trẻ đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ hồng chứng tỏ trẻ đang bị tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, có những vết loét nông hoặc sâu,… Do đó, trong trường hợp này, các mẹ cần theo dõi số lần đi ngoài ra máu của trẻ để có biện pháp xử trí kịp thời. Dưới đây là gợi ý cho mẹ cách xử trí khi trẻ đi ngoài ra máu.
7.1. Cho trẻ uống nhiều nước
Nước đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nó tham gia vào quá trình chuyển hóa, thải độc, điều hòa nhiệt độ của cơ thể,… Sự có mặt của nước đảm bảo cho các hoạt động của cơ thể diễn ra một cách trơn tru, khỏe mạnh. Đặc biệt, nước còn giúp cải thiện tình trạng táo bón, giúp làm mềm phân. Nhờ đó tránh được sự cọ xát giữa phân và niêm mạc đường tiêu hóa, làm giảm tình trạng đi ngoài ra máu.
7.2. Bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn cho trẻ đi ngoài ra chất nhầy
Các chất xơ hòa tan như bông cải xanh, hạnh nhân, các loại đậu,…giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng hơn, các chất dễ dàng di chuyển trong ruột và thải ra ngoài. Bên cạnh đó, chúng còn là nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn đường ruột phát triển, bảo vệ niêm mạc ruột khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút, …Do đó, tránh được những thương tổn, tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa.
7.3. Bổ sung lợi khuẩn đường ruột
Lợi khuẩn đường ruột kích thích cơ thể tiết các enzym tiêu hóa để phân cắt thức ăn một cách triệt để, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng một cách tối đa. Bên cạnh đó, lợi khuẩn giúp cải thiện nhu động ruột, điều tiết quá trình tái hấp thu nước trong phân, cải thiện được tình trạng táo bón ở trẻ. Nhờ vậy mà giảm được tình trạng đi ngoài ra máu.
Tuy nhiên, không phải bổ sung lợi khuẩn nào cũng mang lại hiệu quả cao. Mẹ cần bổ sung đúng chủng, gắn đích tại đại tràng và có dạng bào chế đặc biệt để đảm bảo lợi khuẩn sống, gắn đích và cho hiệu quả nhanh nhất.
Lợi khuẩn sống Imiale là sản phẩm phân phối độc quyền tại Việt Nam lợi khuẩn Bifidobacterium được phân lập tới chủng BB-12. Đặc biệt, với công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, Imiale đảm bảo bổ sung chủng lợi khuẩn sống được bảo vệ. Imiale cho hiệu quả nhanh – trực tiếp gắn đích tại đại tràng, phát huy tác dụng tối đa.
Khi bổ sung 1 tỷ chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB12 mỗi ngày, Imiale cải thiện tình trạng phân sống nhờ 4 cơ chế hiệp đồng:
- Tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột: cạnh tranh dinh dưỡng, ức chế và loại trừ vi khuẩn gây bệnh tại đường ruột.
- Bảo vệ niêm mạc ruột. Ngăn chặn sự xâm nhập của các độc tố và mầm bệnh nguy hại.
- Hỗ trợ tiêu hóa. hỗ trợ, tiết nhiều enzym phân cắt triệt để thức ăn tồn đọng tại đại tràng
- Điều hòa nhu động ruột tại đại tràng. Điều hòa hoạt động co bóp, tổng đẩy phân sinh lý
7.4. Tập cho trẻ đi vệ sinh đúng tư thế
Đi vệ sinh đúng tư thế giúp phân dễ dàng ra ngoài hơn, hạn chế được tình trạng rặn làm tổn thương niêm mạc hậu môn, giảm tình trạng đi ngoài ra máu.
Trường hợp đã áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng của trẻ vẫn không cải thiện thì các mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh để tình trạng này diễn ra lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
8. Kết luận
Bài viết trên giúp các mẹ hiểu rõ tình trạng đi ngoài ra chất nhầy của trẻ cũng như dấu hiệu nhận biết bệnh lý thông qua màu sắc của chất nhầy. Bên cạnh đó, bài viết còn cung cấp cho các mẹ cách xử trí khi trẻ đi ngoài ra máu. Mong rằng, với những thông tin hữu ích ở trên, các mẹ sẽ có biện pháp chăm sóc trẻ một cách phù hợp, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
Mọi chi tiết thắc mắc xin vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 HOẶC 09 6762 9482 để được giải đáp cụ thể.
Tham khảo nguồn:
1. https://www.webmd.com/digestive-disorders/causes-mucus-diarrhea
2. https://www.webmd.com/digestive-disorders/mucus-in-poop-stool
3. https://www.healthline.com/health/mucus-in-stool
4. https://www.verywellhealth.com/ibs-and-mucus-in-stool-1945271