Colostrum hay còn gọi là sữa non có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Với thành phần đa dạng, colostrum là sữa cực kì cần thiết đối với cơ thể trẻ. Dưới đây là 7 điều mẹ cần biết về sữa non.
Mục lục
- 1. Colostrum là gì?
- 2. Thành phần dinh dưỡng có trong colostrum
- 3. Vai trò của Colostrum với sức khỏe của trẻ
- 3.1. Nhuận tràng ở trẻ sơ sinh
- 3.2. Chống nhiễm trùng
- 3.3. Hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể:
- 3.4. Có lợi cho sức khỏe đường ruột
- 3.5. Hỗ trợ phòng ngừa nhiễm Helicobacter Pylori
- 3.6. Hỗ trợ điều trị tiêu chảy
- 3.7. Ngăn ngừa bệnh vàng da
- 3.8. Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
- 3.9. Cung cấp vitamin và khoáng chất cho trẻ sự phát triển của trẻ:
- 3.10. Giúp trẻ tăng trưởng và phát triển
- 4. Nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng colostrum sai cách
- 5. Sự chuyển đổi từ sữa non sang sữa trưởng thành
- 6. Đối tượng nào sử dụng colostrum
- 7. Nên sử dụng colostrum bao lâu?
- TÓM LẠI
1. Colostrum là gì?
Colostrum (sữa non) là chất lỏng có màu vàng nhạt được tiết ra từ động vật có vú (người, bò,…) khi chúng mới sinh.
Thông thường, sữa non được hình thành trong quá trình mang thai đến sau sinh một vài ngày. Đây là sữa đầu tiên mà trẻ sơ sinh nhận được khi bắt đầu bú mẹ.
Sữa non – colostrum cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết hỗ trợ trẻ sơ sinh phát triển một cách toàn diện. Bên cạnh đó, sữa non còn chứa một lượng lớn kháng thể giúp tăng sức đề kháng và bảo vệ trẻ tránh khỏi các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài (vi khuẩn, vi rút,…).
2. Thành phần dinh dưỡng có trong colostrum
Thành phần dinh dưỡng có trong colostrum bao gồm:
- Yếu tố dinh dưỡng: Protein, carbohydrate, chất béo, các vitamin (A, B, C, D, E,…) và khoáng chất (magie, canxi, photpho, sắt, kẽm, …).
- Yếu tố tăng trưởng: Yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGF, I và II), yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu (PDGF), yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF), yếu tố tăng trưởng biến đổi β-2 (TGF-β2), hormone tăng trưởng (GH).
- Yếu tố miễn dịch:
-
- Các chất kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, làm giảm phản ứng viêm: Lactoperoxidase, lactenin, lactoferrins, lysozyme và bạch cầu.
- Kháng thể miễn dịch: Các kháng thể miễn dịch immunoglobulin tham gia bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút. Chẳng hạn như IgA, IgG, IgM.
3. Vai trò của Colostrum với sức khỏe của trẻ
Colostrum có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ.
3.1. Nhuận tràng ở trẻ sơ sinh
Colostrum được coi là thuốc nhuận tràng tự nhiên. Colostrum có tác dụng tăng cường tháo rỗng dạ dày, kích thích nhu động ruột tống phân ra ngoài.
>>> Tham khảo: Thuốc nhuận tràng cho trẻ sơ sinh.
3.2. Chống nhiễm trùng
Các tế bào bạch cầu và các kháng thể (IgA, IgG và IgM) trong sữa non có thể vô hiệu hóa vi khuẩn hoặc virus. Những kháng thể này đặc biệt hiệu quả chống lại nhiễm trùng.
3.3. Hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể:
Sữa non hỗ trợ xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc, giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương và làm giảm các phản ứng viêm thông qua các yếu tố miễn dịch và yếu tố tăng trưởng.
- Kháng thể IgA, IgG tham gia vào các phản ứng miễn dịch của cơ thể, loại bỏ các tác nhân có hại xâm nhập từ bên ngoài (vi khuẩn, vi rút,…).
- Protein giàu proline (PRP) giúp hỗ trợ, làm giảm hoặc ngăn ngừa dị ứng. Bên cạnh đó, PRP ức chế sản xuất quá mức tế bào lympho và tế bào T, đồng thời giảm đau, sưng tấy và nhiễm trùng.
- Lactoferrin tham gia vào phản ứng miễn dịch dịch thể qua trung gian tế bào lympho T và lympho B.
- Lactoferrin ngăn ngừa nhiễm trùng do vi rút và vi khuẩn, duy trì tính thấm và sự ổn định của ruột.
- EGF giúp đảo ngược sự phá hủy các tế bào da trong trường hợp rối loạn miễn dịch.
- TNF tham gia vào quá trình sửa chữa mô, tế bào.
3.4. Có lợi cho sức khỏe đường ruột
- Colostrum giàu kháng thể IgA. Chúng thường có mặt trong lớp chất nhầy của niêm mạc ruột và hệ hô hấp của trẻ, bảo vệ trẻ tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút,…
- Các yếu tố tăng trưởng và miễn dịch có trong sữa non còn giúp kích thích sự phát triển của màng nhầy, tạo thành hàng rào vững chắc bảo vệ niêm mạc ruột.
- Prebiotics có trong sữa non là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn, giúp chúng tăng trưởng và phát triển, bảo vệ đường ruột khỏe mạnh.
» Xem thêm:
3.5. Hỗ trợ phòng ngừa nhiễm Helicobacter Pylori
Vi khuẩn H.pylori cần lipid để liên kết với niêm mạc dạ dày. Sữa non ngăn chặn sự kết dính của sinh vật này với các vị trí liên kết lipid của đường tiêu hóa.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sữa non của bò có khả năng ngăn chặn hoạt động bám dính của H. Pylori và H. Mustela. Chính vì vậy mà sử dụng sữa non giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày tá tràng do H.Pylori gây ra.
3.6. Hỗ trợ điều trị tiêu chảy
Nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng colostrum có tác dụng:
- Lactoferrin trong sữa non có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa tiêu chảy gây ra bởi virus Rota và Salmonella Typhi cũng như tiêu chảy liên quan đến kháng sinh.
- Hỗ trợ điều trị tiêu chảy mãn tính ở những bệnh nhân mắc hội chứng suy giảm miễn dịch.
- Hỗ trợ điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn E.coli.
3.7. Ngăn ngừa bệnh vàng da
Vàng da là tình trạng tăng bilirubin trong máu (bilirubin là sản phẩm tạo thành từ quá trình phân hủy của các tế bào hồng cầu bình thường, nó có màu vàng cam). Khi có lượng bilirubin trong máu cao bất thường sẽ dẫn đến hiện tượng vàng da, đồng thời xuất hiện các dấu hiệu thay đổi màu da và mắt.
Vàng da khi cho con bú, thường xảy ra trong tuần đầu tiên khi trẻ đang bú sữa mẹ. Trẻ sơ sinh có thể không nhận được lượng sữa tối ưu, dẫn đến nồng độ bilirubin tăng cao do tăng tái hấp thu bilirubin trong ruột. Việc bổ sung colostrum trong trường hợp này sẽ giúp ngăn ngừa bệnh vàng da bằng cách tăng cường đào thải bilirubin qua phân nhờ vào tính nhuận tràng của nó.
3.8. Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Ung thư là tình trạng gia tăng quá mức của các tế bào bất thường có trong cơ thể. Bổ sung colostrum có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa ung thư thông qua:
- Lactoferrin để ngăn ngừa hoặc thu nhỏ các tế bào ung thư.
- Lactoferrin ngăn ngừa ung thư ruột kết, bàng quang, lưỡi, thực quản, phổi.
- Linolenic Acid liên hợp (CLA) trong sữa non có đặc tính chống ung thư. Cơ chế của chống ung thư của CLA vẫn chưa được hiểu rõ ràng.
- CLA có khả năng kích thích sản xuất lymphokines và interleukin 2, tăng immunoglobulins.
- Nó làm giảm các chất ức chế miễn dịch như leukotriene và prostaglandin.
- CLA ức chế các chất gây ung thư bằng cách gây ra quá trình apoptosis bằng cách ức chế tổng hợp eicosanoids, làm giảm lượng arachidonic, giảm tổng hợp eicosanoid và PGE2. Các thụ thể eicosanoids đã được chứng minh là có khả năng kiểm soát việc giải phóng các chất quan trọng tham gia vào quá trình tăng sinh và biệt hóa tế bào.
3.9. Cung cấp vitamin và khoáng chất cho trẻ sự phát triển của trẻ:
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch và tăng sức đề kháng của cơ thể.
- Vitamin E và C có đặc tính chống oxy hóa và giúp ổn định màng (đại thực bào, bạch cầu hạt và tế bào lympho).
- Vitamin A tham gia vào quá trình tổng hợp mucopolysaccharides đồng tạo mô liên kết và glycoprotein, là một yếu tố cấu thành của dịch cơ thể và protein màng.
- Vitamin A giúp ổn định và điều chỉnh tính thẩm thấu của các phần tử protein-lipid của màng tế bào và dưới tế bào.
- Vitamin A rất quan trọng đối với thị lực của trẻ (thiếu vitamin A là nguyên nhân chính gây mù lòa trên toàn thế giới).
- Sữa non cũng rất giàu khoáng chất, chẳng hạn như magie tham gia hình thành nên cấu trúc xương và hỗ trợ sức khỏe tim mạch (giúp giảm tình trạng tim đập không đều, đau tim,…), kẽm hỗ trợ sự phát triển của não bộ (hàm lượng kẽm trong sữa non gấp 4 lần so với sữa trưởng thành),…
3.10. Giúp trẻ tăng trưởng và phát triển
- Sữa non chứa các yếu tố tăng trưởng giúp cơ thể phát triển, bao gồm các yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGF-I & IGF-II) và hormone tăng trưởng (GH).
- IGF 1 được tìm thấy trong sữa non có khả năng thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp, tăng tổng hợp protein, dẫn đến tăng khối lượng cơ thể.
- IGF-1 trong sữa non làm tăng sự hấp thụ glucose trong máu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển glucose đến cơ bắp, duy trì năng lượng cho cơ thể.
- Cùng với các hormone tăng trưởng (GH), IGF-1 cũng làm chậm tốc độ phân hủy protein.
- Colostrum tham gia tổng hợp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
- IGF-1 cũng tham gia vào quá trình tổng hợp và điều hòa hormone tăng trưởng.
4. Nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng colostrum sai cách
Việc sử dụng colostrum an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách sẽ tiềm ẩn một số nguy cơ sau:
4.1. Rối loạn tiêu hóa, ngộ độc do bảo quản sữa không đúng cách
a. Gợi ý cách bảo quản sữa non sau khi vắt
- Sử dụng túi trữ sữa mẹ hoặc hộp đựng thực phẩm sạch có nắp đậy kín bằng thủy tinh hoặc nhựa để đựng sữa mẹ đã vắt ra.
- Không được bảo quản sữa mẹ trong miếng lót bình sữa dùng một lần hoặc túi nhựa không dùng để đựng sữa mẹ.
- Có thể bảo quản sữa mới vắt hoặc sữa bơm:
- Ở nhiệt độ phòng trong tối đa 4 giờ.
- Để trong tủ lạnh đến 4 ngày
- Để trong ngăn đá khoảng 6 tháng là tốt nhất. Mặc dù đông lạnh giúp thực phẩm an toàn gần như vô thời hạn, nhưng thời gian bảo quản được khuyến nghị (12 tháng) là rất quan trọng cần tuân theo để có chất lượng tốt nhất.
b. Cách cho trẻ sử dụng
Sữa mẹ không cần hâm nóng. Nếu bạn hâm nóng thì sau đây là một số mẹo:
- Đậy kín hộp trong khi hâm nóng.
- Làm ấm sữa mẹ bằng cách đặt bình chứa sữa mẹ vào một bình chứa riêng biệt hoặc chậu nước ấm trong vài phút hoặc bằng cách cho vòi nước ấm (không nóng) chảy qua bình chứa trong vài phút.
- Không đun sữa mẹ trực tiếp trên bếp hoặc trong lò vi sóng.
- Kiểm tra nhiệt độ của sữa mẹ trước khi cho trẻ bú bằng cách nhỏ vài giọt lên cổ tay. Nó sẽ cảm thấy ấm áp, không nóng.
- Đôi khi chất béo trong sữa non bị tách ra, do đó cần lắc nhẹ để trộn đều.
Nếu trẻ chưa bú hết bình, sữa mẹ còn dư vẫn có thể được sử dụng trong vòng 2 giờ sau khi trẻ bú xong. Sau 2 giờ, sữa mẹ còn thừa nên được đổ bỏ.
4.2. Nguy cơ dị ứng, rối loạn tiêu hoá khi sử dụng không phù hợp
- Đối với trẻ bị dị ứng đạm bò (dị ứng với protein có trong sữa bò) thì không nên dùng sữa non của bò.
- Trẻ không dung nạp lactose nên cân nhắc sử dụng sữa non không chứa lactose để tránh bị rối loạn tiêu hoá.
» Xem thêm: Trẻ bất dung nạp lactose – 4 nguyên tắc vàng cho mẹ
4.3. Không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng
- Sữa non của bò cũng có thể chứa kháng sinh, thuốc trừ sâu hoặc hoocmon tổng hợp.
- Một số trường hợp làm giả sữa non của bò.
- Vì vậy, khi mua các sản phẩm bổ sung sữa non, cần lựa chọn thương hiệu uy tín, an toàn và đạt tiêu chuẩn chất lượng.
4.4. Không được tiệt trùng đúng cách
Colostrum nếu không được tiệt trùng đúng cách sẽ còn tồn tại một số vi khuẩn và vi rút gây bệnh. Khi uống vào ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
5. Sự chuyển đổi từ sữa non sang sữa trưởng thành
5.1. Đặc điểm của sữa non và sữa trường thành
Với những công dụng tuyệt vời mà sữa non mang lại, việc bổ sung sữa non cho trẻ trong những năm tháng đầu đời là cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên, lượng sữa non mà cơ thể mẹ sản xuất ra rất là ít trong khi nhu cầu về dinh dưỡng để cơ thể trẻ phát triển ngày càng tăng cao. Do đó, việc chuyển đổi từ sữa non sang sữa trưởng thành là một việc tất yếu xảy ra.
So với sữa non, sữa trưởng thành có hàm lượng dinh dưỡng (carbohydrate, lipid, vitamin, khoáng chất) cũng như các kháng thể immunoglobulin miễn dịch và yếu tố tăng trưởng cao hơn, hàm lượng protein thấp hơn. Bên cạnh đó, trong sữa trưởng thành có khoảng 90% nước, đáp ứng được nhu cầu nước hằng ngày cho trẻ. Nhờ vậy mà các hoạt động chuyển hóa của trẻ diễn ra một cách nhịp nhàng và hiệu quả.
Sau 18 tháng, hàm lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ lại có sự thay đổi, cụ thể là hàm lượng protein và lipid có trong sữa mẹ sẽ tăng cao trong khi đó hàm lượng carbohydrate giảm. Sự thay đổi này nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.
5.2. Quá trình chuyển đổi của sữa mẹ
Quá trình từ sữa non sang sữa trưởng thành.
- Cơ thể của mẹ bắt đầu tạo ra sữa từ rất lâu trước khi trẻ được sinh ra. Việc sản xuất sữa non bắt đầu sớm nhất là vào đầu quý hai của thai kỳ.
- Giai đoạn sản xuất sữa non kéo dài cho đến khi bắt đầu giai đoạn sữa chuyển tiếp (từ ngày thứ hai đến ngày thứ năm sau khi sinh). Trong sữa chuyển tiếp sẽ chứa hỗn hợp sữa non và sữa mẹ trưởng thành.
- Sữa chuyển tiếp sẽ tiếp tục chuyển dần sang sữa trưởng thành sau một vài ngày đến một tuần.
- Sữa trưởng thành hay sữa mẹ được tạo ra khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi. Trong thời gian này, các mẹ sẽ thấy lượng sữa tạo ra tăng lên đáng kể, đôi khi dẫn đến căng sữa.
6. Đối tượng nào sử dụng colostrum
Sử dụng colostrum trên các đối tượng sau:
- Trường hợp bị tiêu chảy do sử dụng kháng sinh dài ngày, tiêu chảy do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn E.coli, nhiễm virus Rota, virus thương hàn,….
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Colostrum hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tốt.
7. Nên sử dụng colostrum bao lâu?
Việc sử dụng colostrum tùy thuộc vào mục đích và đối tượng sử dụng:
- Sử dụng colostrum cho trẻ trong những ngày đầu sau sinh.
- Đối với trẻ đang bú mẹ hoặc trẻ nhỏ, các mẹ có thể sử dụng colostrum cho trẻ để bổ sung thêm dinh dưỡng, các yếu tố miễn dịch và tăng trưởng cần thiết mà chế độ ăn hằng ngày chưa đáp ứng đủ. Tuy nhiên các mẹ cũng cần lưu ý rằng nên đọc kỹ thông tin về sản phẩm cũng như liều lượng trước khi cho trẻ sử dụng và nên sử dụng colostrum trong vòng 2-3 tháng để thấy rõ hiệu quả.
- Trong trường hợp sử dụng colostrum để hỗ trợ điều trị tình trạng tiêu chảy, chống nhiễm trùng,… Các mẹ cần đọc kỹ thông tin của sản phẩm trước khi sử dụng, tuân thủ theo liều lượng và thời gian dùng mà nhà sản xuất đã khuyến cáo hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia y tế.
TÓM LẠI
Với thành phần dinh dưỡng đa dạng cũng như công dụng tuyệt vời mà colostrum mang lại cho sức khỏe, việc bổ sung nó là cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên, colostrum vẫn còn tiềm ẩn một số nguy cơ khi sử dụng (rối loạn tiêu hóa, dị ứng, không dung nạp với thành phần lactose có trong sữa,…), do đó các mẹ cần lưu ý để bổ sung cho trẻ một cách an toàn và phù hợp.
Mọi chi tiết thắc mắc xin liện hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482
» Xem thêm: Tăng cường sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa – Mẹ nhất định phải đọc
Nguồn tham khảo: