Tình trạng không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không đủ enzym lactase để phân giải lactose trong sữa gây ra các các rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn,… Khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc chứng không dung nạp lactose, cách chữa bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh, đảm bảo vẫn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là Canxi và Vitamin D để phát triển một cách toàn diện. Dưới đây là 5 lời khuyên hữu ích về cách chữa bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh bố mẹ có thể tham khảo.
Mục lục
1. Cách nhận biết tình trạng KHÔNG DUNG NẠP ĐƯỜNG LACTOSE
1.1 Triệu chứng
Bố mẹ cần đặc biệt chú ý khi quan sát và nhận thấy trẻ sau khi uống sữa hoặc ăn các loại thực phẩm từ sữa có chứa lactose thì xuất hiện các triệu chứng như:
- Buồn nôn.
- Đau bụng, chuột rút và đầy hơi.
- Phân lỏng và khí.
- Tiêu chảy có nước kèm theo khí.
- Ngứa quanh hậu môn.
Các triệu chứng trên phụ thuộc vào lượng lactose đưa vào cơ thể. Trẻ ăn càng nhiều lactose thì sẽ càng có nhiều triệu chứng. Các triệu chứng bất dung nạp đường lactose ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi uống sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa và có mức độ từ nhẹ đến nặng dựa trên lượng tiêu thụ và lượng dung nạp.
1.2 Các biện pháp xác định không dung nạp lactose ở trẻ
Ngoài ra có thể dùng các biện pháp sau để xác định trẻ có đang mắc chứng bệnh này không
- Loại bỏ tất cả các nguồn cung cấp đường lactose khỏi chế độ ăn của trẻ trong vài tuần để xem liệu các triệu chứng của trẻ có giảm bớt hay không.
- Bác sĩ có thể đáng giá tình trạng không dung nạp lactose qua các xét nghiệm:
- Đo lượng đường trong máu trước và sau khi con bạn uống dung dịch lactose
- Thử nghiệm hydro trong hơi thở
- Kiểm tra phân: Kiểm tra độ acid của phân, kiểm tra sự có mặt của Glucose trong phân
- Lấy sinh thiết niêm mạc ruột non: bằng nội soi để đo nồng độ lactase trực tiếp cũng như hoạt tính của các disaccharidase
2. Cách chọn sữa cho bé không dung nạp đường lactose
Trẻ không dung nạp lactose không tiêu hóa được sữa vậy có nên tiếp tục cho bú sữa mẹ không?
Với trẻ còn bú mẹ hoàn toàn (khoảng từ 0 đến 6 tháng), mẹ phải tiếp tục cho trẻ bú vì trong sữa mẹ có nguồn kháng thể dồi dào sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ được bảo vệ, giảm thiểu các triệu chứng đi ngoài cũng như cung cấp đầy đủ dưỡng chất để trẻ duy trì sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch.
Với trẻ lớn hơn (từ 6 tháng trở lên) đã chuyển sang uống sữa công thức hoặc ăn dặm, mẹ vẫn cần bổ sung sữa vào khẩu phần ăn cho con. Sữa là một thức uống dinh dưỡng chứa nhiều các chất thiết yếu cho quá trình phát triển của trẻ như Canxi, vitamin D, …
Bố mẹ vẫn nên cho trẻ uống sữa, bằng cách lựa chọn các sản phẩm thay thế. Có thể chọn sữa công thức dễ tiêu hóa, có hàm lượng lactose thấp hoặc không chứa đường lactose.
Để chọn sữa cho bé, bố mẹ cần kiểm tra kĩ bảng thành phần của sản phẩm. Đặc biệt, nhà sản xuất đã ghi rõ hàm lượng thành phần lactose, hoặc có dòng “không chứa lactose” trên bao bì sản phẩm. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sữa không lactose, gồm:
- Sữa có nguồn gốc từ sữa các động vật như bò, dê, cừu đã giảm hoặc không chứa lactose như sữa công thức cho trẻ sơ sinh không chứa lactose (tươi, tiệt trùng, bột, nguyên kem),..
- Sữa thực vật như: Các lựa chọn sữa không chứa lactose chính là sữa đậu nành, sữa gạo – ngọt hơn các loại sữa không chứa lactose khác (không dùng cho trẻ dưới 4,5 tuổi), sữa hạnh nhân, sữa dừa, sữa hạt điều, sữa hạt phỉ, sữa Hemp, sữa yến mạch, …
- NAN AL 110
- Aptamil Free lactose
- Enfamilk free lactose
- Frisolac Gold Free lactose
- Dumex Lactose Free
Xem thêm: 5 Loại sữa dành cho trẻ Bất dung nạp lactose [2021]
3. Chế độ ăn dặm dành cho trẻ không dung nạp đường lactose
Việc cung cấp đủ dinh dưỡng, đảm bảo cho việc phát triển toàn diện của trẻ là vô cùng quan trọng. Việc giảm hoặc bỏ hoàn toàn các sản phẩm chứa sữa ra khỏi thực đơn của trẻ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ Canxi cho quá trình phát triển xương và răng cho trẻ.
Các nguồn cung cấp canxi khác ngoài sữa bao gồm:
- Rau xanh (bông cải xanh,…)
- Nước trái cây
- Sữa đậu nành
- Đậu phụ
- Một số loại cá béo: Cá hồi, cá thu, …
- Hoa quả họ cam
- …
Ngoài ra cần bổ sung vitamin A (từ các củ quả có màu đỏ như cà rốt, cà chua, .. ), B2 và B12, phốt pho( từ thịt bò, cá ngừ,trứng,..), vitamin D(nước cam, sữa đậu nành, ngũ cốc,..) …
Việc bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé một cách khoa học sẽ mang đến hiệu quả cung cấp dinh dưỡng giúp con cao lớn khỏe mạnh.
4. Có nên bổ sung Kẽm cho không dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh
Một trong các triệu chứng của không dung nạp lactose là tiêu chảy. Khi trẻ bị tiêu chảy, trẻ sẽ bị mất một lượng lớn kẽm. Bổ sung kẽm sẽ giúp trẻ giảm thời gian và mức độ nặng của đợt tiêu chảy, đồng thời tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc đợt tiêu chảy mới và giúp cải thiện sự ngon miệng và tăng trưởng của trẻ.
Nên cho trẻ uống kẽm sớm ngay khi có các triệu chứng tiêu chảy. Uống kẽm vào lúc đói sẽ giúp hấp thu thuốc tốt hơn. Liều lượng kẽm trong điều trị tiêu chảy được WHO khuyến cáo như sau:
- Trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi: cho trẻ uống 10mg/ngày trong 10-14 ngày
- Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: cho trẻ uống 20mg/ngày trong 10-14 ngày.
Ngoài ra cần bổ sung Kẽm qua thực phẩm như hải sản, thịt bò, cá…Tăng cường khả năng hấp thu kẽm cho trẻ bằng cách thường xuyên bổ sung vitamin C với những thực phẩm như rau xanh, hoa quả…
5. Nên bổ sung lợi khuẩn nào cho trẻ không dung nạp lactose
Trẻ bú mẹ được nhận một lượng lợi khuẩn đầy đủ qua sữa mẹ nhưng do trẻ dùng sữa công thức có hệ khuẩn chí đa dạng, chứa nhiều loại vi khuẩn gây hại, các em bé thường thiếu hụt lợi khuẩn do không được bổ sung qua sữa. Đặc biệt, trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, hệ khuẩn chí biến động rất lớn vì được nhận đa dạng loài vi sinh vật chứa trong thức ăn.
Với trẻ không dung nạp lactose lại càng có nguy cơ cao dẫn tới tình trạng suy giảm nồng độ lợi khuẩn trong đường tiêu hóa vì vậy việc bổ sung lợi khuẩn cho trẻ là rất cần thiết. Các chủng lợi khuẩn theo khuyến cáo của Tổ chức y tế bao gồm lợi khuẩn Lactobacillus, Bifidobacteria, các chủng nấm men thuộc họ Saccharomycetaceae…
Trong đó, Bifidobacteria đóng vai trò quan trọng trong tăng cường sức khỏe tiêu hóa, nâng cao đáp ứng miễn dịch của cơ thể, làm gia tăng các kháng thể immunoglobulin (IgA và IgM). Bổ sung men vi sinh, đặc biệt là lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 hỗ trợ tốt cho trẻ bất dung nạp lactose nhờ các cơ chế:
- Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 hỗ trợ thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, loại trừ vi khuẩn có hại
- Lợi khuẩn hỗ trợ kích thích hỗ trợ bài tiết một phần men lactase để tiêu hóa đường lactose có trong sữa
- Điều tiết lượng nước trong phân, giúp cải thiện tình trạng đi ngoài phân lỏng. Đồng thời, lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 còn hỗ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn giúp bé hấp thu triệt để chất dinh dưỡng.
- Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 còn có khả năng tạo lớp màng nhầy ở niêm mạc ruột, bảo vệ thành ruột trước những yếu tố gây hại. Cải thiện và phòng ngừa viêm ruột – một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng ruột không tiết được men lactase
- Các lợi khuẩn còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn. Trong đó có cả nhiễm khuẩn đường ruột gây viêm ruột.
TPBVSK Imiale là lợi khuẩn SỐNG – GẮN ĐÍCH, chứa chủng lợi khuẩn ĐỘC QUYỀN Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch. Imiale giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh và cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên của nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu từ Đan Mạch.
- Imiale chứa chủng lợi khuẩn sống, gắn đích độc quyền Bifidobacterium BB-12 – chủng lợi khuẩn hàng đầu về bằng chứng khoa học với hơn 307 nghiên cứu lâm sàng quốc tế
- Với công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, lợi khuẩn được bảo vệ khỏi các yếu tố khắc nghiệt của môi trường để tới cơ quan đích phát huy công dụng.
- Bifidobacterium BB1 được chứng nhận và khuyên dùng bởi các tổ chức uy tín: FDA, EFSA, ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu)
- Giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải hiện hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa. Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Sản phẩm được sử dụng cho trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột: tiêu chảy, phân sống, táo bón, bụng đầy, khó tiêu, trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.
Theo thống kê của viện khoa học dinh dưỡng Hoa Kỳ cứ 10 trẻ sinh ra thì có 1 trẻ mắc chứng không dung nạp Lactose. Tình trạng này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến dinh dưỡng và quá trình phát triển của trẻ vì vậy bố mẹ cần có chế độ ăn hợp lý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, kẽm, các vitamin và bổ sung các lợi khuẩn có lợi cho trẻ trong thời gian này. Trên đây là 5 lời khuyên và cách chữa bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh dành cho mẹ.
Liên hệ với CHUYÊN GIA của Imiale® để tư vấn chi tiết. Hotline: 19009842
>>Xem thêm
- Lợi khuẩn Bifidobacterium phục hồi chức năng tiêu hóa cho trẻ
- Trẻ không dung nạp lactose – Những điều mẹ nhất định phải biết
Tham khảo nguồn: