Hiện nay, tình trạng bất dung nạp lactose ở trẻ đang rất phổ biến, có thể xảy ra ở trẻ từ sơ sinh cho đến trẻ lớn. Vì vậy, các vấn đề xoay quanh tình trạng bất dung nạp như: Phân thế nào? Trẻ có tăng cân không? Có được bú sữa mẹ không?… đang được rất nhiều mẹ quan tâm. Cùng Imiale tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Tổng quan về bất dung nạp lactose
- 2. Các thắc mắc của mẹ về bất dung nạp lactose
- 2.1. Phân của trẻ bất dung nạp lactose như thế nào?
- 2.2. Trẻ bất dung nạp lactose có tăng cân bình thường không?
- 2.3. Trẻ bất dung nạp lactose có được bú sữa mẹ không? Nên cho trẻ uống sữa gì?
- 2.4. Trẻ bất dung nạp lactose có chế độ ăn dặm như thế nào?
- 2.5. Mẹ nên ăn kiêng gì khi trẻ bị bất dung nạp lactose?
- 2.6. Trẻ bất dung nạp lactose bao lâu thì khỏi?
1. Tổng quan về bất dung nạp lactose
Không dung nạp lactose là tình trạng trẻ không tiêu hóa được đường lactose có trong sữa. Lactose không phân giải bị vi khuẩn lên men, sinh hơi gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đi ngoài phân chua, sủi bọt, đau bụng, vặn mình, xì hơi, nôn trớ,…
1.1. Nguyên nhân bất dung nạp lactose
Bất dung nạp lactose chủ yếu là bất dung nạp lactose thứ phát, xảy ra sau tổn thương đường ruột như sau bệnh Crohn, Celiac, nhiễm trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa kéo dài. Rất hiếm trường hợp bất dung nạp lactose bẩm sinh.
1.2. Chẩn đoán bất dung nạp lactose
Bất dung nạp lactose có thể được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng (đi lỏng, đau bụng, đầy bụng) và xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm hơi thở Hydro, xét nghiệm độ pH phân, xét nghiệm dung nạp lactose.
1.3. Điều trị bất dung nạp lactose
Khi xác định trẻ bất dung nạp lactose, mẹ cần xử lý theo các nguyên tắc sau:
Hạn chế lactose trong chế độ ăn:
- Với trẻ bú sữa mẹ: Cho trẻ bú sữa mẹ bình thường. Vắt bỏ 10-15 ml sữa đầu
- Với trẻ bú sữa công thức: Đổi sữa freelactose cho trẻ
- Với trẻ ăn dặm: Kiêng các thực phẩm chứa lactose: sữa bò, sữa dê, phomat, bánh kẹo ngọt,… Có thể thay thế bằng sữa hạt, sữa đậu nành, hạnh nhân,…
Bố sung các chất dinh dưỡng cần thiết
- Với trẻ không sử dụng sữa thay thế, trẻ có nguy cơ thiếu canxi, vitamin D trong sữa. Vì vậy nên bổ sung 2 loại chất này trong chế độ ăn hàng ngày như các loại đậu, cá, trứng, gan,…
Bổ sung men vi sinh, men tiêu hóa, kẽm giúp cải thiện triệu chứng bất dung nạp lactose, ổn định tiêu hóa và phục hồi đường ruột trẻ. Lưu ý: Men tiêu hóa và kẽm cần kê đơn của bác sĩ, tránh nguy hiểm do quá liều, phụ thuộc thuốc
2. Các thắc mắc của mẹ về bất dung nạp lactose
2.1. Phân của trẻ bất dung nạp lactose như thế nào?
Trẻ bất dung nạp lactose không tiêu hóa được đường, đường lên men gây nên những bất thường về tần suất đi tiêu, tính chất phân:
- Phân lỏng, nhiều nước, đi ngoài nhiều lần: Lactose không tiêu hóa được, tăng hút nước vào đại tràng, tăng khối lượng phân, kích thích tống đẩy ra ngoài dẫn đến trẻ đi ngoài nhiều, phân lỏng.
- Phân chua: Do vi khuẩn lên men lactose sinh acid lactic có tính acid nên phân có mùi chua.
- Phân có nhầy, bọt: Sự tăng sinh của acid lactic khiến cho niêm mạc ruột bị co bóp và tổn thương. Khi đó, phản xạ của ruột là tăng tiết dịch nhầy để bảo vệ các niêm mạc ruột. Bên cạnh đó, vi khuẩn lên men sinh hơi nên trẻ đi ngoài sẽ có nhầy và bọt.
2.2. Trẻ bất dung nạp lactose có tăng cân bình thường không?
Câu trả lời là không. Vì đường lactose là một trong các dưỡng chất chính giúp cho cơ thể trẻ phát triển và nhanh lớn. Trẻ bất dung nạp lactose không tiêu hóa và hấp thu được đường nên trẻ chậm tăng cân, có nguy cơ không đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện.
Nếu tình trạng bất dung nạp lactose kéo dài, còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như trẻ suy dinh dưỡng, mất nước, suy nhược cơ thể,…
Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá lo lắng. Trẻ sẽ tăng cân bình thường nếu mẹ phát hiện sớm và có các biện pháp xử lý kịp thời và đúng cách.
2.3. Trẻ bất dung nạp lactose có được bú sữa mẹ không? Nên cho trẻ uống sữa gì?
Trẻ bất dung nạp lactose có thể bú sữa mẹ như bình thường. Vì sữa mẹ tuy chứa lactose nhưng cũng chứa lợi khuẩn và các hoạt chất có khả năng phân giải đường. Ngoài ra, các thành phần khác trong sữa mẹ có tác dụng tái tạo, làm lành đường ruột tổn thương, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi tiêu hóa.
Không nên cho trẻ kiêng bú. Kiêng bú khiến trẻ không đủ dinh dưỡng, sức khỏe, khiến tình trạng tiêu chảy kéo dài.
Trong một số rất ít các trường hợp, trẻ bú mẹ tuy đã áp dụng các biện pháp cải thiện, nhưng trẻ vẫn xuất hiện các triệu chứng thì có thể ngưng sữa mẹ và cho trẻ chuyển sang sữa freelactose. Mẹ có thể tham khảo một số loại sữa sau: Sữa bột Nan AL 110 , Sữa Aptamil lactose free, Sữa Enfalac lactofree A+,…
>>>Xem thêm: Top 7 sữa free lactose cho trẻ bất dung nạp Lactose tốt nhất hiện nay
Lưu ý, bé có thể bú lại sữa mẹ khi đường ruột đã hồi phục hoàn toàn, không gặp các triệu chứng như: đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy,… Nguyên tắc cho con bú trở lại: mẹ cho con bú từ từ, bú ít một, dặm sữa mẹ khoảng ⅓ lượng sữa trẻ bú hàng ngày, sau đó nếu thấy trẻ ko có phản ứng gì, có thể tăng dần lượng sữa mẹ lên.
2.4. Trẻ bất dung nạp lactose có chế độ ăn dặm như thế nào?
Mẹ cho trẻ bất dung nạp lactose ăn dặm theo nguyên tắc sau đây:
Hạn chế thực phẩm chứa lactose. Mẹ cần nắm được các loại thực phẩm chứa lactose để kiểm soát trong chế độ ăn của trẻ:
- Các loại sữa ( sữa bò, sữa dê,..). Có thể thay bằng sữa hạt như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa óc chó,… hoặc chuyển qua sữa freelactose
- Phô mai mềm, sữa chua có đường, váng sữa, bánh kẹo ngọt,…Mẹ nên kiểm tra kỹ nhãn thực phẩm trước khi cho trẻ ăn
- Một số thực phẩm không ghi trên nhãn nhưng vẫn chứa lactose như bánh mì, súp kem, khoai tây chiên, đồ ăn nhanh,…
Nếu không dùng sữa, để đảm bảo trẻ có thể đủ dinh dưỡng nên cần bổ sung canxi, photpho, vitamin A,... bằng thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng
- Canxi: Rau dền, đỗ, cá hồi, cam, đậu phộng, đậu xanh, thịt heo, thịt bò,…
- Vitamin A: Cà rốt, cải xanh, trứng, gan, đu đủ, các hạt ngũ cốc, bí đỏ, các loại hạt…
- Vitamin D: Các hạt ngũ cốc, gan, lòng đỏ trứng, dầu oliu, …
Ngoài ra, để giảm triệu chứng và nhanh chóng hồi phục chức năng đường ruột, mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ từ 1-3 tháng.
2.5. Mẹ nên ăn kiêng gì khi trẻ bị bất dung nạp lactose?
Đối với trẻ bú mẹ, trẻ nhận dưỡng chất chỉ từ sữa mẹ. Vì vậy, việc mẹ ăn gì rất quan trọng sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa cho trẻ bú. Do đó, với trẻ bú mẹ gặp bất dung nạp lactose mẹ cần tránh những thực phẩm sau:
- Bánh kẹo, đồ ngọt, hoa quả nhiều đường
- Hải sản: Khi mẹ ăn nhiều hải sản, trẻ có thể bị dị ứng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Đường ruột bị tổn thương sẽ làm cho enzyme lactase bị suy giảm nghiêm trọng dẫn đến tình trạng bất dung nạp lactose càng nghiêm trọng hơn.
2.6. Trẻ bất dung nạp lactose bao lâu thì khỏi?
Thời gian khỏi bệnh của trẻ phụ thuộc vào tình trạng của trẻ và cách chăm sóc của gia đình.
Trẻ bất dung nạp lactose thứ phát (thường gặp nhất)
Khi trẻ được kiểm soát lactose trong chế độ ăn, trẻ sẽ giảm các triệu chứng. Sau 1-3 tháng mẹ kết hợp các phương pháp phục hồi đường ruột trẻ (bổ sung men vi sinh, kẽm,…), trẻ sẽ khôi phục chức năng tiết lactase, hoạt động ruột trở về bình thường. Khi đó, các triệu chứng được cải thiện hoàn toàn
Trẻ bất dung nạp lactose nguyên phát
Bệnh thường xảy ra với trẻ lớn, khi trẻ chuyển từ sữa sang chế độ ăn khác. Cơ thể trẻ tiết ít lactase nên khi ăn nhiều các thực phẩm chứa lượng lactase khiến trẻ không dung nạp được. Nếu trẻ chỉ thức ăn thông thường, hạn chế đồ ngọt, sữa chứa lactose thì trẻ sẽ không còn gặp các triệu chứng bất dung nạp lactose.
Trẻ bất dung nạp lactose bẩm sinh
Trường hợp này hiếm gặp nhưng nếu mắc, trẻ sẽ sống chung với tình trạng này. Ngay từ sớm, trẻ không được dùng bất cứ loại thực phẩm nào chứa lactose. Nếu trẻ nhỏ cần dùng sữa thì dùng sữa freelactose hoặc sữa chứa ít lactose và bổ sung kèm men lactase. Khi trẻ lớn, vẫn cần thường xuyên kiểm soát chế độ ăn.
Mong rằng qua bài viết này có thể giải đáp thắc mắc của mẹ về bất dung nạp lactose ở trẻ. Mẹ cần theo dõi con nếu có bất thường cần đưa trẻ đi bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu mẹ còn thắc mắc gì hãy liên hệ ngay cho Imiale theo Hotline 19009482 hoặc 0988410182 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn nhé!