Táo bón – Tình trạng phổ biến ở cả trẻ em lẫn người lớn nhưng ít ai có hiểu biết tường tận về nó. Bài viết sau đây như một cuốn cẩm nang cung cấp thông tin đầy đủ & toàn diện nhất về táo bón và các phương pháp điều trị.
Mục lục
- 1. Táo bón là gì?
- 2. Phân loại và nguyên nhân của táo bón
- 3. Yếu tố nguy cơ nào dễ gây táo bón?
- 4. Hậu quả khi mắc táo bón kéo dài
- 5. Điều trị táo bón không dùng thuốc
- 6. Điều trị táo bón bằng thuốc
- 7. Xử trí táo bón bằng can thiệp phẫu thuật
- 8. Phòng ngừa tình trạng táo bón như thế nào?
- 9. Bifidobacterium BB12 – lợi khuẩn sống từ Đan Mạch
- TỔNG KẾT:
1. Táo bón là gì?
Táo bón được định nghĩa là đi ngoài không thường xuyên hoặc khó đại tiện. Táo bón có liên quan đến các triệu chứng khác nhau bao gồm phân cứng, mót rặn, cảm giác tắc nghẽn hậu môn trực tràng, đi tiêu không hoàn toàn, khó chịu ở bụng và đầy hơi. [1]
Theo tiêu chuẩn ROME III, táo bón được xác định khi có các triệu chứng sau:
(1) Xuất hiện ít nhất 2 trong 5 triệu chứng sau:
- Căng thẳng, khó khăn trong quá trình đại tiện
- Cảm giác không tiêu hết
- Cảm giác tắc nghẽn hậu môn trực tràng
- Cần các hoạt động kích thích hỗ trợ để đại tiện trở nên dễ dàng
- Tần suất đại tiện dưới 3 lần mỗi tuần.
(2) Phân khô cứng
(3) Bệnh nhân không có các dấu hiệu khác liên quan đến hội chứng ruột kích thích.
Nếu các triệu chứng xuất hiện trong khoảng thời gian dài ≥ 6 tháng thì đây được nhận định là táo bón mãn tính.
>> Xem thêm: Cách nhận biết và xử trí hiệu quả táo bón ở trẻ
2. Phân loại và nguyên nhân của táo bón
Như chúng ta đã biết có hai loại táo bón chính: nguyên phát và thứ phát.
2.1. Táo bón nguyên phát
Táo bón nguyên phát đôi khi còn được gọi là táo bón “chức năng” hoặc “vô căn” thường xuất phát do thói quen nhịn khi có nhu cầu đại tiện và đã loại trừ các căn nguyên khác.
Có 3 loại táo bón nguyên phát khác nhau:
a. Táo bón nhu động ruột bình thường
- Những người mắc chứng táo bón dạng này nhu động ruột của người bệnh vẫn bình thường. Biểu hiện: độ đặc của phân bình thường và phân vẫn di chuyển qua đường tiêu hóa với tốc độ đều đặn nhưng người bệnh lại gặp phải các triệu chứng như chướng bụng và đau bụng.
- Nguyên nhân thường gặp thường do thường xuyên nhịn cầu, hoặc ngồi quá nhiều, đại tiện không có đúng tư thế.
b. Táo bón nhu động ruột giảm
- Nhu động ruột giảm khiến thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa chậm, phân nằm lâu tại ruột gây ra tình trạng táo bón.
- Những người này có tần suất đại tiện ít và kết quả là gây ra hiện tượng táo bón.
c. Tổn thương cơ sàn chậu
Táo bón xảy ra do tổn thương cơ sàn chậu. Khối cơ này có vai trò hỗ trợ, nâng đỡ ruột và bàng quang, cũng như tử cung ở phụ nữ.
Khi bị tổn thương các cơ hoặc dây thần kinh ở sàn chậu, người bệnh sẽ gặp tình trạng khó đi tiêu. Tổn thương này có thể gây ra vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm cả mang thai và sinh con.
Một số triệu chứng thường gặp khi bị táo bón do tổn thương cơ sàn chậu bao gồm:
- Người phải gắng sức, rặn mới đại tiện được.
- Đau đớn mỗi khi đi tiêu
- Cần sử dụng biện pháp tăng nhu động ruột mới có thể đi tiêu được
2.2. Táo bón thứ phát
Táo bón thứ phát là chứng táo bón xảy ra do một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn hoặc tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc. Các nguyên nhân phổ biến nhất của táo bón thứ phát bao gồm:
- Nguyên nhân giải phẫu: Bao gồm hẹp hoặc teo hậu môn, hậu môn bị di lệch, hậu môn không hoàn thiện, hẹp ruột .
- Nguyên nhân liên quan đến bất thường hệ cơ bao gồm hội chứng “bụng quả mận”, rối loạn dạ dày, hội chứng down, chứng loạn dưỡng cơ.
- Nguyên nhân liên quan đến bất thường dây thần kinh ruột bao gồm bệnh Hirschsprung, giả tắc nghẽn, loạn sản tế bào thần kinh ruột, dị tật tủy sống, dây chằng, nứt đốt sống.
- Dùng các loại thuốc như thuốc kháng cholinergic, ma túy, thuốc chống trầm cảm, nhiễm độc chì, vitamin D...
- Các nguyên nhân chuyển hóa và nội tiết như hạ kali máu, tăng canxi huyết, suy giáp, đái tháo đường, hoặc đái tháo nhạt…
- Các nguyên nhân khác bao gồm bệnh celiac, xơ nang, dị ứng protein sữa bò, bệnh viêm ruột, xơ cứng bì…
3. Yếu tố nguy cơ nào dễ gây táo bón?
Yếu tố nguy cơ chính gây nên bệnh táo bón là ăn một chế độ ăn uống nghèo chất xơ và KHÔNG rèn luyện thể lực và vận động như: tập thể dục, ngồi quá nhiều….Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây bệnh táo bón như:
- Những đối tượng không thể di chuyển như những người bị bại liệt phải nằm trên giường nhiều ngày, những người có một số bệnh lý, chẳng hạn như chấn thương tủy sống, thường khó đi tiêu.
- Giới tính: phụ nữ thường có khả năng mắc táo bón cao hơn nam giới
- Đối tượng đặc biệt:
Phụ nữ có thai: thường dễ mắc chứng táo bón có thể do sự thay đổi nội tiết và các áp lực lên đường ruột từ thai nhi đang lớn dẫn đến táo bón.
Trẻ em: thường là đối tượng mắc chứng táo bón được ghi nhận nhiều nhất trong số các độ tuổi, do hệ vi sinh đường ruột chưa ổn định.
Người già: Tuổi từ 65 trở lên thường ít hoạt động thể chất hơn và thường dễ mắc các bệnh lý tiềm ẩn.
4. Hậu quả khi mắc táo bón kéo dài
Trong một thời gian ngắn, táo bón có thể đem lại cảm giác đầy chướng bụng, mệt mỏi, chán ăn. Nhưng sau một thời gian dài, người mắc táo bón mãn tính có thể gây ra một số hậu quả như sau:
- Sưng tĩnh mạch ở hậu môn (bệnh trĩ). Việc căng thẳng để đi tiêu có thể gây sưng các tĩnh mạch trong và xung quanh hậu môn.
- Rách da ở hậu môn (nứt hậu môn). Phân lớn hoặc cứng có thể gây ra những vết rách li ti ở hậu môn.
- Phân không thể tống ra ngoài được. Táo bón mãn tính có thể gây ra sự tích tụ của phân cứng và mắc kẹt trong ruột của bạn.
- Sa trực tràng: Việc căng thẳng để đi tiêu có thể khiến một phần nhỏ trực tràng căng ra và nhô ra khỏi hậu môn.
5. Điều trị táo bón không dùng thuốc
Táo bón nếu không xử lý sớm và đúng cách có thể gây ra những hậu quả đáng lo ngại.
Điều trị táo bón mãn tính thường bắt đầu bằng việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống nhằm tăng tốc độ di chuyển của phân trong ruột của người bệnh. Nếu những thay đổi đó không giúp ích, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Sau đây là các cách điều trị táo bón cần biết.
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống là biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất ở những người bị táo bón, những thay đổi sau có thể giảm táo bón:
5.1. Tăng lượng chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày
Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống là điều rất cần thiết. Chất xơ làm tăng trọng lượng của phân và tăng tốc độ phân đi qua ruột. Bổ sung vào chế độ ăn với nhiều trái cây tươi, rau củ quả vào mỗi bữa ăn hàng ngày là cách tốt nhất để tăng chất xơ.
Trung bình một ngày nên tiêu thụ khoảng 14 gam chất xơ là tốt nhất. Nếu sử dụng một lượng chất xơ quá lớn và đột ngột ngay thời điểm đầu của quá trình thay đổi chế độ ăn có thể gây ra hiện tượng đầy hơi. Vì vậy, nên thay đổi một cách hợp lí và từ từ để vừa khắc phục được tình trạng táo bón mà lại không gây ra các tác dụng không mong muốn.
5.2. Tập thể dục
Hoạt động thể chất làm tăng hoạt động của cơ trong ruột. Tập thể dục là biện pháp tốt giúp cho hoạt động của ruột được tăng lên. Nếu chưa có thói quen tập thể dục, nên bắt đầu với một chế độ nhẹ nhàng phù hợp cho người bắt đầu để có một sức khỏe tốt.
5.3. Bổ sung lợi khuẩn probiotic
Sự mất cân bằng của vi khuẩn trong ruột cũng có thể làm giảm tần suất đi tiêu. Probiotics là những vi sinh vật sống giúp duy trì vi khuẩn tốt trong ruột. Điều này thúc đẩy tiêu hóa lành mạnh và đều đặn.
>>Xem thêm: Probiotics – Bí mật của sức khoẻ con người
5.4. Ăn kiêng hợp lí
Ở những người mắc hội chứng ruột kích thích hoặc các vấn đề tiêu hóa, một số loại thực phẩm có thể làm giảm hoạt động của ruột. Một chế độ ăn kiêng hợp lý sẽ giúp xác định chính xác các loại thực phẩm nào gây táo bón và hạn chế những thực phẩm này trong chế độ ăn.
Ở những người gặp tình trạng táo bón, nên hạn chế các loại thực phẩm như: đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa, rượu và thực phẩm chứa gluten.
5.5. Uống các chất lỏng ấm
Trà nóng và các chất lỏng ấm khác có thể thư giãn đường tiêu hóa, tăng tốc độ vòng tuần hoàn đến ruột và tăng hoạt động co bóp của ruột.
5.6. Hạn chế nhịn đi vệ sinh
Việc nhịn đi tiêu cũng góp phần gây nên tình trạng táo bón. Để cải thiện cũng như phòng ngừa, hạn chế tình trạng nhịn nhất có thể. Khi đi vệ sinh, nên giữ tâm lý thoải mái, thư giãn, tránh để bị phân tâm cũng như cảm thấy vội vã, áp lực.
6. Điều trị táo bón bằng thuốc
Nếu điều trị bằng các biện pháp trên không có những cải thiện mong muốn thì biện pháp tiếp theo phải dùng thuốc. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc vẫn cần phải đi kèm với điều chỉnh, thay đổi lối sống. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường dùng trong táo bón:
6.1. Thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng chia làm 5 nhóm chính. Mỗi nhóm thuốc sẽ có cơ chế, chỉ định, liều dùng khác nhau, tùy theo từng đối tượng.
6.1.1. Thuốc nhuận tràng tạo khối
Đại diện: Inuline, fructo oligosaccharid, glacto oligosaccharid.
Cơ chế: thuốc nhuận tràng tạo khối là các polysacarit (hợp chất cấu trúc polymer phức tạp) có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc tổng hợp. Khi hút nước, các chất này tạo thành 1 khối gel làm mềm phân và kích thích nhu động ruột.
Chỉ định: Thuốc cho tác dụng chậm (1 – 3 ngày) nên chủ yếu để phòng ngừa. Sử dụng để điều trị với trường hợp phân cứng và nhỏ. Thuốc được sử dụng trên cả bệnh nhân viêm ruột, hội chứng ruột kích thích và trẻ sơ sinh.
Tác dụng không mong muốn: đầy hơi, co thắt dạ dày và tiêu chảy.
Lưu ý: phải uống với nhiều nước tránh bị táo bón ngược và tắc nghẽn ruột. Không nên uống trước khi đi ngủ.
Liều dùng: Với Inuline:
- Liều thông thường: 10-14g mỗi ngày.
- Với người cao tuổi: 20-40g/ngày trong 19 ngày.
6.1.2. Thuốc nhuận tràng làm mềm
Đại diện: Docusat natri, Docusat kali
Cơ chế: Thuốc nhuận tràng làm mềm là muối của docusat, các chế phẩm này chứa lượng lớn muối calci, natri và kali. Docusat là chất diện hoạt loại anion làm giảm sức căng bề mặt của khối phân nên nước dễ thấm vào khối phân. Thuốc làm tăng bài tiết dịch, chất điện giải vào ruột non và ruột già.
Chỉ định: cho chứng táo bón, nhất là giúp đại tiện dễ dàng đối với người bị trĩ, nứt hậu môn, bệnh nhân sau phẫu thuật
Tác dụng không mong muốn: đắng miệng, đầy bụng, chuột rút, tiêu chảy, đầy hơi, kích ứng xung quanh trực tràng, kích ứng họng.
Lưu ý: Không dùng thuốc quá 1 tuần vì sử dụng lâu gây hiện tượng tiêu chảy, mất nước và điện giải trên người bệnh.
Liều dùng: Với Docusat natri:
a. Liều dùng cho người lớn
- Dùng đường uống: 50-400 mg (sử dụng thuốc dạng muối bất kỳ), uống 1-4 liều chia đều trong mỗi ngày.
- Dùng qua đường trực tràng: thụt trực tràng 200-283 mg một lần
b. Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh táo bón:
Dùng đường uống:
- Trẻ < 3 tuổi: dùng 10-40 mg (muối natri docusat), chia làm 1-4 liều.
- Trẻ từ 3 – 6 tuổi: dùng 20-60 mg (muối natri docusat) chia làm 1-4 liều.
- Trẻ từ 6 – 12 tuổi: dùng 40-150 mg (muối natri docusat) chia làm 1-4 liều.
- Trẻ > 12 tuổi: mỗi ngày uống 50-400 mg (dùng dưới dạng muối bất kì) chia làm 1-4 liều bằng nhau.
Dùng qua đường trực tràng:
- Trẻ từ 3 đến 18 tuổi: 50- 100 mg (dung dịch natri docusat) thêm vào khi bị bón hoặc thụt hậu môn một lần một ngày.
- Liều dùng thay thế: 200-283 mg thụt trực tràng dạng thuốc xổ một lần mỗi ngày khi cần thiết.
6.1.3. Thuốc nhuận tràng làm trơn
Đại diện: Parafin, dầu khoáng…
Cơ chế: Thường là dầu khoáng. Thuốc chủ yếu tác dụng tại ruột già làm khối phân dễ di chuyển.
Chỉ định: Thuốc không bị chuyển hóa và hiệu quả ở bệnh nhân bị nứt hậu môn và làm giảm căng thẳng do đại tiện cho người tim mạch.
Tác dụng không mong muốn:Thuốc làm giảm hấp thu vitamin tan trong dầu (A, D, E, K)…
Lưu ý: không uống thuốc lúc đi ngủ hay ở tư thế nằm do thuốc có thể sẽ hít vào phổi gây viêm phổi “dạng lipid”. Không nên uống thuốc vào lúc đói.
6.1.4. Thuốc nhuận tràng kích thích
Đại diện: Bisacodyl, natri bicarbonate và kali bitartrate, Senna, Dầu thầu dầu…
Cơ chế: các thuốc này kích thích đầu mút thần kinh của niêm mạc kết tràng làm tăng nhu động ruột.
Chỉ định: Thuốc được sử dụng điều trị táo bón và làm sạch ruột chuẩn bị cho phẫu thuật.
Tác dụng không mong muốn: đau bụng, rối loạn nước và chất điện giải – hạ kali huyết, mất trương lực ruột khi sử dụng lâu dài.
Lưu ý: thuốc nhuận tràng kích thích không nên dùng thường xuyên và không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi
Liều dùng: Với Bisacodyl, liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 10 tuổi:
- Điều trị táo bón: Uống 1 liều duy nhất 5 – 10 mg (có thể tăng tới 15 mg) vào buổi tối. Hoặc đặt 1 viên đạn trực tràng 10 mg vào buổi sáng, nếu muốn tác dụng ngay.
- Chuẩn bị chụp X- quang đại tràng hoặc phẫu thuật: Uống 10 – 20 mg vào buổi tối trước ngày làm thủ thuật, sau đó 1 viên đạn trực tràng 10 mg vào buổi sáng hôm sau, trước khi chụp chiếu hoặc phẫu thuật.
6.1.5. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Nhóm thuốc này có 3 nhóm nhỏ, bao gồm:
- Muối nhuận tràng (muối Mg2+, Na+,..)
- Các poly – alcohol không hấp thu (lactoluse, sorbitol, glycerin)
- Polyethylen glycol (PEG3350)
Đại diện: lactoluse và macrogol…
Cơ chế: Thuốc là các dung dịch ưu trương nên kéo nước vào lòng ruột nhờ tác dụng thẩm thấu dẫn đến làm tăng nhu động ruột.
Đường sử dụng và cách dùng: Có 2 dạng bào chế, bơm trực tràng/hậu môn khởi phát tác dụng nhanh: 15 – 30 phút và đường uống tác dụng chậm hơn (1 – 4 giờ).
Chỉ định: thường sử dụng cho người bệnh táo bón mạn tính, đi phân không đều
Liều dùng:
a. Lactose( Duphalac):
- Người lớn và thiếu niên:
- Liều khởi đầu: 15 – 45ml, tương ứng 1 – 3 gói/ngày;
- Liều duy trì: 15 – 30ml, tương ứng 1 – 2 gói/ngày.
- Trẻ em (7 – 14 tuổi):
- Liều khởi đầu: 15ml, tương ứng 1 gói/ngày.
- Liều duy trì: 10-15ml, tương ứng 1 gói/ngày.
- Trẻ em (1-6 tuổi): thông thường 5 – 10ml/ngày.
- Nhũ nhi dưới 1 tuổi: Liều khởi đầu và duy trì dưới 5ml/ngày.
b. Sorbitol: (Mỗi gói 5g Sorbitol)
Đối với người lớn:
- Khó tiêu: Uống 1- 3 gói/ngày, uống trước khi ăn hoặc khi có biểu hiện khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
- Táo bón: Uống 1 gói vào buổi sáng khi bụng đói.
- Nhuận tràng: Đặt trực tràng 20-30%, 120ml.
Đối với trẻ em:
- Khó tiêu: Liều dùng bằng ½ người lớn.
- Nhuận tràng: Trẻ em trên 12 tuổi đặt trực tràng Sorbitol 20-30%, 120ml; trẻ từ 2-11 tuổi đặt trực tràng 30-60ml.
c. Macrogol:
- Điều trị chứng vón phân ở trẻ (dung dịch nước chứa 105g/l Macrogol) Liều ban đầu là 62,5ml, dùng 4 liều, khoảng cách giữa các liều là 12 giờ. Sau đó tăng liều duy trì trong khoảng 7 ngày, dùng tối đa 12 liều, mỗi liều cách nhau 12 giờ.
- Điều trị táo bón mãn tính
Trẻ em từ 2 – 6 tuổi: Liều 62,5ml/ngày
Trẻ từ 7 – 11 tuổi: Liều 125ml/ngày. Liều tối đa là 250ml sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng trong thụt rửa ruột: Cho trẻ uống thuốc với liều lượng 25 – 40ml/kg/giờ, kết hợp với dung dịch nước chứa khoảng 59, 60 hoặc 105g/l Macrogol.
6.2. Nhóm thuốc khác
6.2.1. Chất chủ vận thụ thể 5HT-4
- Cơ chế: Nhóm này kích thích phản xạ, bài tiết và nhu động ruột. Từ đó giúp cải thiện tình trạng táo bón.
- Chỉ định: Thuốc được sử dụng cho bệnh nhân sử dụng các thuốc nhuận tràng khác mà không thấy hiệu quả .
- Tác dụng phụ: Thường gây giảm sự thèm ăn, rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng trên thần kinh là đau đầu chóng mặt.
- Lưu ý sử dụng: không khuyến cáo sử dụng cho nam giới, trẻ em dưới 18 tuổi và đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, cho con bú.
- Đại diện: Prucalopride (Motegrity)
6.2.2. Thuốc đối kháng thụ thể mu-opioid tác dụng ngoại vi (PAMORA)
- Cơ chế: Đảo ngược tác dụng của opioid lên ruột để giữ cho nhu động ruột được hoạt động bình thường .
- Chỉ định: Táo bón do sử dụng thuốc giảm đau opioid ở bệnh nhân ung thư.
- Tác dụng không mong muốn: Gây đau dạ dày bụng, khó tiêu. Đặc biệt có thể gây hội chứng cai nghiện như đổ mồ hôi, ớn lạnh, ngáp, đau bụng tiêu chảy…
- Lưu ý: Ngừng sử dụng các thuốc nhuận tràng khác trước khi sử dụng các thuốc này.
- Đại diện: các PAMORA như naloxegol (Movantik) và methylnaltrexone (Relistor).
» Xem thêm: [TỔNG QUAN] Thuốc trị táo bón & Phương pháp xử trí
7. Xử trí táo bón bằng can thiệp phẫu thuật
Phẫu thuật có thể là một lựa chọn nếu bạn đã thử các phương pháp điều trị khác mà không hiệu quả và những người có phân di chuyển chậm bất thường qua ruột kết.
8. Phòng ngừa tình trạng táo bón như thế nào?
8.1. Tư vấn cho bệnh nhân
Tư vấn và giải thích rất quan trọng. Người bệnh phải hiểu được tầm quan trọng của bệnh thì mới thực hiện các biện pháp điều trị và phòng ngừa. Để bệnh nhân hiểu đúng và phòng ngừa bệnh có hiệu quả cần giải thích rõ để người bệnh
- Hiểu rõ hơn về bệnh giúp phát hiện ra bệnh sớm, để có các biện pháp điều trị kịp thời.
- Giúp người bệnh hiểu và phòng ngừa đúng cách để khắc phục tình trạng táo bón là điều rất quan trọng.
Một tinh thần tốt, cùng với sự hiểu biết về bệnh là điều kiện tiên quyết làm cho tình trạng của bệnh được cải thiện.
8.2. Áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau
- Thay đổi chế độ ăn uống và tăng cường mức độ hoạt động thể chất là những cách tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa táo bón.
- Mỗi ngày, nên uống 0,5 – 2 lít nước.
- Hạn chế uống rượu bia và đồ uống có chứa cafein khiến cơ thể bị mất nước.
- Thêm thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày, như trái cây và rau sống, ngũ cốc nguyên hạt, đậu khô hoặc ngũ cốc.
- Cắt giảm thực phẩm ít chất xơ, chẳng hạn như thịt, sữa và thực phẩm chế biến sẵn.
- Nên dành 150 phút tập thể dục vừa phải mỗi tuần, với mục tiêu 30 phút mỗi ngày ít nhất 5 lần mỗi tuần
- Nên hạn chế tình trạng nhịn đại tiện, vì càng đợi lâu, phân sẽ càng có thể trở nên cứng hơn.
- Sử dụng thuốc nhuận tràng một cách hợp lí. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhuận tràng hoặc thuốc xổ trong một thời gian ngắn để giúp làm mềm phân của người bệnh. Không nên sử dụng thuốc nhuận tràng trong hơn hai tuần mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Cân nhắc thêm men vi sinh vào chế độ ăn uống hàng ngày, chẳng hạn như men vi sinh có trong sữa chua,…
9. Bifidobacterium BB12 – lợi khuẩn sống từ Đan Mạch
Imiale với chủng lợi khuẩn Sống – Gắn đích – Hiệu năng cao Bifidobacterium BB12 độc quyền từ Đan Mạch. Imiale đem lại 3 tác động: cải thiện nhanh tình trạng Táo bón, hết Biếng ăn và tăng cường sức đề kháng.
Imiale cải thiện tình trạng táo bón bằng cách:
- Tăng cường nhu động ruột bằng cách kích thích tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin
- Bifidobacterium BB-12 tạo một lớp màng nhầy giúp bôi trơn ống tiêu hóa để phân di chuyển dễ dàng
- Tiết ra các enzym giúp tiêu hóa và hấp thu triệt để chất dinh dưỡng, tăng khối lượng phân
- Làm mềm phân nhờ điều tiết quá trình tái hấp thu nước tại đại tràng
- Ức chế sự phát triển của hại khuẩn đường ruột
- Tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ khỏe mạnh hơn
Imiale được sản xuất từ nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu Châu Âu. Imiale là lợi khuẩn Số 1 về kiểm chứng lâm sàng. Hiệu quả và độ an toàn đã được FDA Hoa Kỳ chứng nhận.
Imiale đã và đang được các chuyên gia và các mẹ sử dụng cho con mỗi ngày
» Xem thêm: Con hết táo bón, mẹ đón niềm vui – Bí quyết từ chuyên gia
TỔNG KẾT:
Liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482 để được tư vấn hoặc đặt mua hàng.
Tài liệu tham khảo
[1] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6528208/
[2] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK513291/
[4] https://www.healthline.com/health/constipation-medication#considerations
[5] https://www.medicalnewstoday.com/articles/types-of-constipation