Cơ thể người là một hệ thống vi sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú. Trong đó đường ruột là nơi có chứa hệ vi sinh vật đa dạng và phức tạp nhất với khoảng hơn 500 loài trải dài trong hệ thống niêm mạc ruột với độ dày lên tới 1mm. Bifidobacterium và Lactobacillus là 2 chi lợi khuẩn có số lượng lớn và có nhiều vai trò nhất với cơ thể. Vậy 2 chi lợi khuẩn này có điểm gì khác nhau và liệu thì chi lợi khuẩn nào tốt hơn chi lợi khuẩn nào? Mời các bạn cùng đọc ngay bài viết sau để tìm được đáp án cho mình nhé
Mục lục
1. Lợi khuẩn là gì và những vai trò của lợi khuẩn đối với cơ thể?
1.1. Định nghĩa
Theo FAO/WHO đã định nghĩa
Lợi khuẩn (men vi sinh hay probiotics) là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ.
Theo đó, một vi sinh vật được coi là lợi khuẩn phải thỏa mãn tối thiểu 3 tiêu chí:
- Vi sinh vật đó phải còn sống
- Vi sinh phải tồn tại khi tới được cơ quan đích tác dụng
- Vi sinh vật khi bổ sung với liều lượng xác định phải cho những tác dụng có lợi nhất định đối với sức khỏe thông qua các bằng chứng nghiên cứu lâm sàng.
1.2. Vai trò của lợi khuẩn đối với sức khỏe
Men vi sinh duy trì sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm các lợi ích về dinh dưỡng, sức khỏe tiêu hóa, chức năng miễn dịch,… Nghiên cứu được xuất bản bởi American College of Gastroenterology[1] chỉ ra rằng các chủng probiotics cụ thể có thể:
- Hỗ trợ, tăng cường chức năng tiêu hóa
- Phòng ngừa và làm giảm nguy cơ tiêu chảy nặng
- Phòng ngừa và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng âm đạo
- Giảm mức độ và ngăn ngừa các bệnh tự miễn dịch
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh về da như chàm, dị ứng, …
- Phòng chống lại nhiễm trùng tiết niệu
2. Phân loại lợi khuẩn
Có rất nhiều các loại vi sinh vật khác nhau trong cơ thể. Tuy nhiên, hiện nay, Bifidobacterium và Lactobacillus là 2 chi lợi khuẩn thiết yếu, phổ biến thường được ứng dụng, nghiên cứu và phát triển thành các men vi sinh.
2.1. Bifidobacterium
Đây là chi lợi khuẩn chủ yếu tại đại tràng, chiếm tới 90% tổng số vi khuẩn tại đây. Chi vi khuẩn này thường được sử dụng trong thực phẩm và chất bổ sung nhằm
- Cân bằng hệ vi sinh, hạn chế sự gia tăng của các vi khuẩn có hại
- Hỗ trợ hầu hết các hoạt động tiêu hóa ở khu vực đại tràng
- Tăng cường hỗ trợ hệ thống miễn dịch
- Kích thích cơ thể sản xuất các enzyme để phân hủy các chất thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thu được.
2.2. Lactobacillus
Chi vi khuẩn này thường được tìm thấy tại khoang miệng, ruột non và âm đạo. Chúng có khả năng hỗ trợ kích thích sản sinh lactase và acid lactic. Vì vậy chúng hỗ trợ cơ thể hấp thu, cân bằng hệ vi sinh, hình thành cơ cũng như tăng cường hấp thu khoáng chất.
2.3. Các chi lợi khuẩn khác
Ngoài 2 chi lợi khuẩn này ra, 1 số các lợi khuẩn lẻ khác cũng được nghiên cứu và đánh giá là có lợi cho cơ thể. Ví dụ như
- Saccharomyces boulardii
- Streptococcus thermophilus
- Bacillus
- ….
» Xem thêm: [Tổng quan] Bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii & Vai trò
3. Lactobacilus là gì? Vai trò của Lactobacilus với cơ thể là gì?
3.1. Lactobacilus là gì?
Lactobacillus (đôi lúc được hiểu như thuốc lactobacillus) là một chi lợi khuẩn tồn tại chủ yếu trong hệ tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục của con người. Ngoài ra, Lactobacillus cũng có trong một số thực phẩm lên men như sữa chua, phô mai và thực phẩm chức năng.
Chi Lactobacillus là nhóm lợi khuẩn lớn và đa dạng bậc nhất trong số các vi khuẩn sản xuất axit lactic. Vi khuẩn này phát triển tối ưu ở pH 5.5 – 5.8 và có khả năng sinh axit lactic từ quá trình lên men carbohydrate. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng sản xuất protein bacteriocin, tạo ra hàng rào ngăn cản vi sinh vật có hại phát triển.
3.2. Đặc điểm của chi lactobacilus
- Chi Lactobacilluslà một chi phức tạp, bao gồm hơn 170 loài. Các loài không thể dễ dàng phân biệt về mặt kiểu hình mà thường dùng cách xác định phân tử (xác định về bộ gen của chúng)
- Vi khuẩn gram dương, hình que và không hình thành bào tử. (Bào tử ở đây có thể hiểu là trạng thái ngủ đông của vi khuẩn, cấu trúc bền vững và không diễn ra hoạt động trao đổi chất).
- Có khả năng sinh trưởng trong môi trường hiếu kỵ khí tùy ý, tức là chúng có thể tồn tại trong cả điều kiện hiếu khí (có oxy) và kỵ khí (không có oxy).
- Ở người trưởng thành, nồng độ Lacobacillus có thể đạt được từ 104 – 105 CFU lợi khuẩn
- Lactobacillus có thể sản sinh ra acid lactic và có khả năng lên men glucose.
3.3. Vai trò của chi lactobacilus
3.3.1. Kiểm soát pH và phòng ngừa một số bệnh ở khu vực âm đạo
Một số chủng lợi khuẩn thuộc Lactobacillus có thể ngăn ngừa sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong âm đạo. Cơ chế chính được cho là:
- Lactobacillus giảm pH âm đạo, tạo môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn gây hại.
- Lactobacillus tiết chất kháng các loại nấm, vi khuẩn trong âm đạo.
- Tăng tiết chất nhầy, duy trì độ ẩm trong âm đạo.
Nhằm khẳng định điều này, năm 2014, TS Homayouni, Aziz cùng các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của lợi khuẩn trong việc phòng ngừa tình trạng viêm âm đạo do vi khuẩn. Đây là một nghiên cứu mù đôi, đối chứng với giả dược, bệnh nhân được bổ sung Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus rhamnosus GR-1 và Lactobacillus fermentum RC-14 với liều ít nhất 10 CFU/ngày trong 2 tháng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung probiotics thuộc chi Lactobacilus có vai trò trong việc phòng ngừa hoặc điều trị viêm nhiễm khuẩn âm đạo.
3.3.2. Hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột
Lactobacillus đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột bằng cách:
- Kiểm soát độ pH tại ruột thông qua việc sản xuất các axit lactic, làm tăng tính axit, giảm độ pH trong ruột. Từ đó, hạn chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
- Hỗ trợ tăng tiết các chất có khả năng ức chế vi khuẩn có hại như bacteriocin.
- Cạnh tranh vị trí bám và chất dinh dưỡng của vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, giúp thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra trơn tru và ổn định hơn, cải thiện các vấn đề về hệ tiêu hóa như:
- Tiêu chảy: Lactobacillus hỗ trợ làm giảm nguy cơ tiến triển nặng hơn tiêu chảy ở trẻ 1 – 36 tháng tuổi. [1] Ngoài ra, chúng cũng được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy liên quan tới sử dụng kháng sinh. Dòng lactobacillus được nghiên cứu kỹ lưỡng, có khả năng làm giảm nguy cơ tiêu chảy khoảng 60% đến 70% khi được sử dụng trong vòng 2 ngày kể từ khi bắt đầu điều trị kháng sinh và kéo dài ít nhất sau 3 ngày kết thúc kháng sinh.[2]
- Táo bón: Uống lactobacillus trong 4-8 tuần có thể làm giảm các triệu chứng táo bón như khó chịu, đầy hơi và khó tiêu.[3]
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Có nghiên cứu chỉ ra rằng dùng men vi sinh Lactobacillus cùng với “liệu pháp bộ ba” gồm kháng sinh clarithromycin, amoxicillin và thuốc ức chế bơm proton giúp điều trị loét dạ dày do Helicobacter pylori hiệu quả hơn so với nhóm chỉ dùng liệu pháp bộ ba này.[4]
- Viêm loét đại tràng: bổ sung Lactobacillus có thể làm thuyên giảm rõ rệt ở người bị viêm loét đại tràng. Có nghiên cứu cho rằng dùng sản phẩm kết hợp Lactobacillus, Bifidobacterium và Streptococcus có thể tăng hiệu quả gần gấp 2 lần khi được sử dụng với phương pháp điều trị viêm loét đại tràng thông thường.
3.3.2. Tham gia vào hệ thống miễn dịch
Một số chủng lợi khuẩn Lactobacilus giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng nhờ:
- Gia tăng sản xuất các chất kháng khuẩn như mucin, ức chế vi khuẩn gây bệnh.
- Tăng cường các hoạt tính của tế bào diệt tự nhiên, bạch cầu đa nhân và thực bào.
- Thiết lập sự cân bằng đáp ứng miễn dịch của các tế bào lympho T, kích thích sản xuất interleukin 10 (IL10) và yếu tố làm biến đổi sự phát triển (transforming growth factor – TGFβ). Hai yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch, nên có tác dụng giảm dị ứng.
- Tăng các tế bào bài tiết IgA, IgG, IgM.
- Thúc đẩy đáp ứng miễn dịch dịch thể thông qua IgA tiết (IgAs). Đây là thành phần quan trọng nhất và chiếm ưu thế trong bề mặt niêm mạc có khả năng chống lại các yếu tố gây bệnh tiềm tàng.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả khi bổ sung một số chủng thuộc chi Lactobacillus trong việc ngừa nhiễm trùng đường thở ở trẻ em và các phản ứng dị ứng, chẳng hạn như hen suyễn, sổ mũi và chàm ở trẻ sơ sinh có tiền sử gia đình mắc bệnh này.[5]
3.4. Một số các chủng lợi khuẩn thuộc chi Lactobacilus thường dùng
- L. acidophilus: Điều trị viêm loét đại tràng
- L. plantarum: Phòng ngừa và quản lý bệnh ruột kích thích (IBD), hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh tim mạch vành, ung thư và các triệu chứng tiêu hóa
- L. reuteri: Điều trị hiệu quả chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh, ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, ngăn ngừa và điều trị bệnh tiết niệu sinh dục, sâu răng và mẫn cảm với thức ăn. Ví dụ như L.reuteri DSM 17938 (Biogaia)
- L. casei: Ức chế sự phát triển của vi khuẩn helicobacter pylori – đặc tính của lợi khuẩn trong việc ngăn ngừa tiêu chảy liên quan đến kháng sinh và Clostridium difficile. Ví dụ Lactobacillus casei LcS (Yakult)
» Xem thêm: Tổng quan thông tin khoa học về chi lợi khuẩn Lactobacillus
4. Bifidobacterium là gì? Vai trò của chúng trong cơ thể là gì?
4.1. Bifidobacterium là gì?
Bifidobacterium (đôi lúc được hiểu như thuốc Bifidobacterium) là một chi lợi khuẩn tồn tại chủ yếu trong hệ tiêu hóa và cụ thể là đại tràng của con người. Có thể tìm thấy chúng trong phân, răng, âm đạo.
Đây là một nhóm lợi khuẩn lớn và đa dạng. Vi khuẩn này phát triển tối ưu ở 6 ± 7, hầu như không phát triển ở pH 4,5 ± 5,0 trở xuống hoặc ở pH 8,0 ± 8,5 trở lên. Nhiệt độ tăng trưởng tối ưu là 37 ± 41 oC, tăng trưởng tối đa ở 43 ± 45 C và hầu như không tăng trưởng ở 25 ± 28 oC hoặc thấp hơn.
4.2. Đặc điểm của chi lợi khuẩn Bifidobacterium
- Vi khuẩn Bifidobacterium lần đầu tiên được phân lập và mô tả vào năm 1899 bởi Tissier. Chúng được mô tả là vi sinh vật kỵ khí hình que, sinh sản vô tính, có hình dạng chữ Y và được tìm thấy trong phân của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ.
- Bifidobacterium là vi khuẩn kỵ khí gram dương, không hình thành bào tử, không di động và âm tính với catalase [7]. Chúng có nhiều hình dạng khác nhau bao gồm que ngắn, cong và que hình chữ Y chia đôi.
- Hiện nay, đã xác định được khoảng 30 loài trong chi Bifidobacterium, 10 trong số đó được tìm thấy ở người (sâu răng, phân và âm đạo), 17 loài đường ruột động vật ăn cỏ, 2 từ nước thải và 1 từ sữa lên men.
- Cũng như Lactobacillus, Bifidobacterium cũng có khả năng tạo ra axit axetic và axit lactic mà không tạo ra CO2.
4.3. Vai trò của Bifidobacterium đối với cơ thể
4.3.1. Trên tiêu hóa
Lợi khuẩn Bifido tiết dịch nhầy bao phủ thành ruột tạo thành một lớp lá chắn bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân gây bệnh. Nhờ đó, chúng có thể chống lại sự phá huỷ đường ruột của virus Rota gây tiêu chảy kéo dài và liên tục ở trẻ em, giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột. Nhờ vậy mà giải quyết các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, …
- Táo bón:
Năm 2015, trung tâm nghiên cứu tiêu hóa, đại học Nam Manchester, Anh Quốc và Trung tâm nghiên cứu tiêu hóa Park- Klinik tại Đức đã tiến hành một thí nghiệm trên 1248 trẻ táo bón tham gia nghiên cứu. Số này được bổ sung 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12® trong vòng 4 tuần liên tiếp. Bệnh nhân được theo dõi tình trạng đi tiêu mỗi ngày và thống kê số lần đi tiêu mỗi tuần.
Kết quả nghiên cứu ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng lợi khuẩn chứa chủng BB-12® cho trẻ bị táo bón. 100% tình trạng táo bón giảm nhanh ngay từ những ngày đầu sử dụng và cải thiện hoàn toàn sau 4 tuần sử dụng. Bắt đầu khi được đưa vào nghiên cứu, các bệnh nhân thường chỉ đi tiêu 1 lần trong một tuần, tình trạng đi tiêu gặp rất nhiều khó khăn và đau đớn. Kết quả cải thiện rõ rệt sau tuần đầu tiên, bệnh nhân tăng số lần đại tiện lên 3 lần/ tuần, và dần dần là 4-5 lần vào các tuần tiếp theo.
- Tiêu chảy
90% lợi khuẩn tại khu vực đại tràng là lợi khuẩn thuộc chi Bifidobacterium. Chính vì vậy nó quyết định tới hầu hết các hoạt động ở khu vực tiêu hóa. Nhờ khả năng sản sinh ra acid axetic có tác động diệt khuẩn mạnh mẽ, chống lại các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy do kháng sinh, Bifidobacterium giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy cấp, tiêu chảy du lịch, tiêu chảy nhiễm trùng, táo bón, phân sống ở trẻ nhỏ như: Salmonella, E.coli, Shigella,…
Năm 2004, Chouraqui J.P. và các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Imiale® (Bifidobacterium BB12®) trong phòng ngừa tiêu chảy và loại trừ rotavirus ở trẻ nhỏ. Đây là một nghiên cứu đa trung tâm, mù đôi, có đối chứng để. Nghiên cứu tiến hành trên 90 trẻ khỏe mạnh dưới 8 tháng tuổi, được chia thành 2 nhóm. Một nhóm được bổ sung 1010 CFU BB12 trong sữa công thức hàng ngày, một nhóm dùng sữa bình thường và theo dõi tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy trong 5 tháng.
Kết quả cho thấy, nhóm bổ sung Bifidobacterium BB12 có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy giảm hơn nhóm còn lại, với 28,3% trẻ sơ sinh dùng BB-12 ® bị tiêu chảy cấp so với 38,6% ở nhóm chứng. Bên cạnh đó số ngày bị tiêu chảy cũng như xác suất tiêu chảy trong ngày ở nhóm BB-12 ® thấp hơn. Những kết quả này cho thấy rằng BB-12 ® có tác dụng phòng ngừa nguy cơ tiêu chảy ở trẻ.
- Các bệnh lýđại tràng
Ngoài ra, một số lợi khuẩn thuộc chi Bifidobacterium còn được chứng mình là có vai trò cải thiện tình trạng viêm loét đại tràng, bệnh Celiac, giảm được mức độ nghiêm trọng của hội chứng ruột kích thích. Một nghiên cứu lớn trên 362 người cho thấy rằng dùng men vi sinh Bifidobacteria trong bốn tuần đã cải thiện đáng kể các triệu chứng của IBS[5]
Các nghiên cứu khác cho thấy rằng cùng một loại men vi sinh Bifidobacteria cũng làm giảm viêm ở những người bị bệnh viêm ruột, viêm loét đại tràng, hội chứng mệt mỏi mãn tính và bệnh vẩy nến [6]
- Bệnh lý về dạ dày, tiêu diệt HP
160 bệnh nhân nhiễm H. pylori được chia ngẫu nhiên thành một nhóm 2 nhóm ngẫu nhiên bổ sung BB12 – LA5 và nhóm chứng. Kết quả cho thấy, nhóm bổ sung BB-12 ® và LA-5 ® có thể làm giảm tác dụng phụ của điều trị kháng sinh, hỗ trợ tuân thủ điều trị, cải thiện tỷ lệ diệt trừ H. pylori và tái thiết lập hệ vi sinh vật.
4.3.2.Trên hệ miễn dịch
Lợi khuẩn Bifidobacterium sẽ bảo vệ tế bào miễn dịch ruột bằng cách thiết lập một màng bao bọc niêm mạc ruột. Đây là nơi chiếm 70% tế bào miễn dịch nhờ đó sẽ tăng cường được sức đề kháng của trẻ nhỏ.
Bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium có thể ngăn ngừa các bệnh liên quan đến miễn dịch do có tác dụng chống viêm. Như trong trường hợp trẻ bị viêm mãn tính là căn nguyên của nhiều bệnh và tính trạng sức khoẻ của trẻ. Men vi sinh phát huy tác dụng trong ruột, nơi chứa 80% hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ làm cải thiện tình trạng bệnh lý của trẻ.
Khi hệ tiêu hoá bị tổn thương, lợi khuẩn Bifidobacterium sẽ tạo ra màng nhầy bao phủ vết thương và kích thích niêm mạc ruột để tổng hợp kháng thể IgA. Chúng sẽ bám dính vào các kháng nguyên lạ như: virus, vi khuẩn, độc tố,…để vô hiệu hoá kháng nguyên này.
4.3.3. Vai trò trong phát triển trí não
Bifidobacterium giúp cải thiện được các tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ như: tiêu chảy, táo bón, phân sống, nôn trớ, đau bụng,… Do đó, khả năng phát triển về trí não của trẻ không bị ảnh hưởng đến não bộ của trẻ nên được phát triển hoàn thiện hơn.
Lợi khuẩn cũng giúp trẻ hấp thu tốt các chất dinh dưỡng tốt cho não bộ và giúp tổng hợp vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ, vì vậy giúp trẻ thông minh hơn và khỏe mạnh hơn.
4.3.4. Vai trò phòng ngừa các bệnh lý mạn tính
Khi lợi khuẩn Bifido vào ruột non và đại tràng sẽ nhanh chóng tiết ra kháng sinh, giúp nhanh lành vết loét và mau lên da non. Chúng cũng tạo lớp chất nhầy bao tráng lên niêm mạc dạ dày, đặc biệt là những vết sẹo mới lành nên điều trị dứt điểm tình trạng tái đi tái lại, cũng như là phòng ngừa các bệnh mạn tính xảy ra.
4.3.5. Vai trò trên chuyển hóa
Chất xơ đã được chứng minh là giúp giảm tăng cân và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và các rối loạn mãn tính khác. Bifidobacteria có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh này bằng cách phân giải, tiêu hóa chất xơ. Khi tiêu hóa chất xơ, những vi khuẩn có lợi này tạo ra các hóa chất quan trọng được gọi là axit béo chuỗi ngắn (SCFAs). Acid béo chuỗi ngắn là sản phẩm của quá trình lên men chất xơ ở ruột già, vừa là nguồn năng lượng cho tế bào ruột già, vừa đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và phòng ngừa, điều trị một số vấn đề bệnh lý về tiêu hóa và chuyển hóa.
Bifidobacteria cũng giúp sản xuất các hóa chất quan trọng khác, bao gồm vitamin B và axit béo lành mạnh
4.4. Một số chủng lợi khuẩn của chi Bifidobacterium thường gặp
- B. animalis: Loài này là một thành phần trong sản phẩm Activia của sữa chua Dannon. Nó được đánh giá là có hiệu quả trong việc hỗ trợ tiêu hóa và chống lại vi khuẩn lây truyền qua thức ăn cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch.
- B. breve: Loài này thường được tìm thấy trong đường tiêu hóa và trong âm đạ. Ở cả hai nơi, nó có vai trò chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng hoặc nấm men. Loài này cũng giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng bằng cách lên men đường và phá vỡ chất xơ thực vật để làm cho nó có thể tiêu hóa được.
- B. lactis: Loại này có nguồn gốc từ sữa tươi. Đó là một thành phần trong sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh chứa probiotic của Nestle, được gọi là Good Start Natural Cultures. Ngoài ra, Bifidobacterium BB12 cũng là một lợi khuẩn thiết yếu cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Nó cũng cũng giúp lên men:
- Sữa bơ
- Pho mát
- Các sản phẩm khác từ sữa
- B. longum: Loài này sống trong đường tiêu hóa của bạn. Nó giúp phân hủy carbohydrate và cũng có thể là một chất chống oxy hóa.
5. Lactobacilus và Bifidobacterium nên bổ sung chi lợi khuẩn nào?
- Mỗi chi lợi khuẩn sẽ có nhiều loài lợi khuẩn, và trong mỗi loài sẽ có nhiều chủng lợi khuẩn. Mỗi chủng lợi khuẩn sẽ có vị trí, vai trò và nồng độ cho tác dụng khác nhau. Cả Bifidobacterium và Lactobacillus đều là những vi khuẩn có lợi đối với sức khỏe của con người, nhưng với mỗi chi lợi khuẩn sẽ có vị trí tác dụng, vai trò khác nhau. Ví dụ, như Bifidobacterium là chi lợi khuẩn chiếm tới 90% tại đại tràng – nơi quyết định hầu hết các hoạt động tiêu hóa của cơ thể. Chính vì vậy, phần lớn các nghiên cứu của Bifidobacterium BB12 được chứng minh có hiệu quả trong cải thiện và phòng ngừa các tình trạng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy,… Chính vì vậy, việc lựa chọn bổ sung lợi khuẩn nào cần xác định xem mục đích cần bổ sung cũng như chủng lợi khuẩn muốn
- Bổ sung lợi khuẩn cần dựa trên những nghiên cứu lâm sàng đã được chứng minh: Không phải bất cứ chủng lợi khuẩn nào thuộc chi Bifidobacterium cũng đều được phân lập hay chứng minh là có tác dụng đối với sức khỏe. Thêm vào đó, có rất nhiều những lợi khuẩn mới được đánh giá hiệu quả trong môi trường phòng thí nghiệm, chưa được ứng dụng trên cơ thể hoàn chỉnh. Vì vậy, khi lựa chọn bổ sung lợi khuẩn, cần xem xét, cân nhắc các nghiên cứu của lợi khuẩn đó trên lâm sàng.
- Đối tượng sử dụng: Tháng 2/2012, Hiệp Hội dinh dưỡng Tiêu hóa Nhi Khoa Châu Âu (ESPGHAN) đã đưa ra khuyến nghị không nên sử dụng các lợi khuẩn có gen kháng kháng sinh hoặc sản sinh ra D-lactate cho trẻ sinh non vì có khả năng gây độc cho hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, việc sử dụng sản phẩm lợi khuẩn nào cũng cần phải cân nhắc dựa trên đối tượng cụ thể.
- Lựa chọn lợi khuẩn theo tiêu chí nào? Thực tế, ngày nay có rất nhiều các chủng lợi khuẩn và cũng có rất nhiều chế phẩm trên thị trường. Việc lựa chọn bổ sung lợi khuẩn đôi khi cũng trở nên khó khăn cho người tiêu dùng. Chính vì thế, WHO đã xây dựng nên 5 tiêu chí của một lợi khuẩn lý tưởng để các mẹ có thể cân nhắc lựa chọn.
» Xem thêm: 5 tiêu chí của WHO dành cho một lợi khuẩn lí tưởng
Tổng kết
Bifidobacterium và Lactobacillus đều là những chi lợi khuẩn có lợi cho cơ thể, sức khỏe con người. Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng, người dùng cần có sự cân nhắc lựa chọn khác nhau. Bên cạnh đó là cần phải xác định xem lợi khuẩn đã thỏa mãn các tiêu chí, quy trình nhất định.
Đặt mua Imiale – lợi khuẩn sống, gắn đích từ Đan Mạch TẠI ĐÂY
Nguồn tham khảo
Lê Linh đã bình luận
Sản phẩm rất tốt