Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của trẻ. Dựa vào những thông số cơ bản được thể hiện trong bảng, các mẹ có thể đánh giá được sơ bộ tình trạng sức khỏe của trẻ (thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng,…) để từ đó tìm ra cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ một cách hợp lý. Để hiểu rõ hơn về chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn của trẻ cũng như các giải pháp giúp trẻ đạt được chiều cao và cân nặng lý tưởng, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài viết này nhé.
Mục lục
- 1. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh thể hiện mang đến ý nghĩa gì?
- 2. Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh
- 3. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh thể hiện những gì?
- 4. Làm thế nào để xác định đúng các thông số trong bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh?
- 5. Cách giúp trẻ sơ sinh đạt chiều cao cân nặng lý tưởng
1. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh thể hiện mang đến ý nghĩa gì?
Trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện về cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó, việc theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh là một việc làm hết sức quan trọng mà các mẹ cần thực hiện để từ đó có sách chăm sóc trẻ tốt, đảm bảo các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể bình thường và khỏe mạnh.
Từ bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh, các mẹ biết được tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Từ đó có biện pháp thay đổi hoặc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp với từng giai đoạn theo nhu cầu được khuyến nghị. Với những trẻ bị suy dinh dưỡng, thừa cân hay béo phì, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn hằng ngày cho trẻ hợp lý, cải thiện cân nặng, tăng cường phát triển chiều cao,…
2. Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh
Chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh bị chi phối bởi nhiều tố như
2.1. Do di truyền
- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiều cao của trẻ sơ sinh bị chi phối bởi gen di truyền. Tuy nhiên, không phải hoàn toàn, nếu các mẹ có cách chăm sóc trẻ hợp lý thì chiều cao của trẻ cũng sẽ được cải thiện.
- Ngoài ra, trường hợp bố mẹ bị thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu,… thì con sinh ra cũng sẽ bị ảnh hưởng (cân nặng của trẻ sơ sinh có xu hướng tăng).
2.2. Sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú
Sức khỏe của người mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh.
- Nếu người mẹ ăn uống không đủ chất, trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, dẫn đến yếu ớt, nhẹ cân và suy dinh dưỡng.
- Bên cạnh đó, nếu không cung cấp đầy đủ vitamin D, canxi,… rất dễ khiến trẻ bị còi xương hoặc hệ xương kém phát triển, thấp, lùn,…
2.3. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp
- Trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt và vitamin và khoáng chất (vitamin D, canxi, photpho,…) khiến cho các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể diễn ra không bình thường, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng. Do đó mà ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh.
- Trẻ hấp thu quá nhiều lipid rất dễ gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, lipid đọng lại ở các cơ quan tổ chức gây ra hiện tượng thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó còn tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch ở trẻ.
2.4. Trẻ bị mắc bệnh
- Việc chăm sóc trẻ không tốt (cho trẻ bú sữa bảo quản không đúng cách, không vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, ảnh hưởng của môi trường xung quanh như khói, bụi, ô nhiễm,…) rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Khi gặp phải tình trạng này, trẻ thường biếng ăn, mệt mỏi, chất dinh dưỡng không được hấp thu tốt khiên cân nặng của trẻ giảm.
- Bên cạnh đó, một số trẻ bị thiếu máu hình liềm, đái tháo đường bẩm sinh,…cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng, cân nặng giảm.
3. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh thể hiện những gì?
Việc theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh là rất cần thiết, qua đó ta thấy được tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
Dưới đây là bảng chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh theo WHO
3.1. Bảng cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh theo WHO
3.2. Bảng chiều cao tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh theo WHO
(*) Thông thường, trong bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh thường biểu hiện các thông số cơ bản như:
- Tháng tuổi: Dựa vào tháng tuổi, ta biết được chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh theo thời gian để từ đó có cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.
- Giới tính: Bé trai và bé gái có nhu cầu về chiều cao và dinh dưỡng khác nhau.
- Cân nặng, chiều cao theo giới tính: Theo WHO, bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh thể hiện 3 thông số như trung bình cân
- TB: Chỉ số cân nặng/chiều cao trung bình của trẻ phát triển bình thường.
- SD: Độ lệch chuẩn, cho phép mức cân nặng/ chiều cao của trẻ xê dịch trong khoảng này.
Bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh cần thể hiện đầy đủ các thông số độ tuổi, giới tính, cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh (mức cân nặng trung bình của trẻ phát triển bình thường), chiều cao trung bình ứng với từng độ tuổi, ngưỡng giá trị (giá trị trên và dưới) cho biết trẻ suy dinh dưỡng, sụt cân hay béo phì.
» Xem thêm: [WHO] Chiều cao cân nặng chuẩn cho bé – cập nhật 2020
4. Làm thế nào để xác định đúng các thông số trong bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh?
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh phản ánh tình trạng dinh dưỡng của trẻ qua từng giai đoạn. Vậy làm thế nào để xác định đúng các thông số? Dưới đây là lưu ý cho các mẹ.
4.1. Cách tính tuổi trẻ sơ sinh
Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), trẻ đủ 30 ngày tuổi được tính là tròn tháng.
4.2. Các xác định chiều cao cho trẻ sơ sinh
- Nếu trẻ dưới 24 tháng tuổi thì các mẹ cần xác định chiều dài nằm của trẻ.
- Nếu trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên thì các mẹ cần xác định chiều cao đứng.
Dụng cụ để các mẹ xác định chiều cao của trẻ sơ sinh là thước gỗ 2 hoặc 3 mảnh. Đây là loại vừa có thể dựng đứng để đo chiều cao đứng cho trẻ từ tháng tuổi trở lên) vừa có thể để nằm để đo chiều dài cho trẻ dưới 24 tháng tuổi.
a. Cách đo chiều dài nằm
- Đặt thước lên mặt phẳng nằm ngang
- Tháo bỏ giày dép, mũ nón,…vì chúng có thể ảnh hưởng đến việc đo chiều dài của trẻ.
- Đặt trẻ nằm thẳng trên ván của thước đo.
- Người phụ đo giữ trẻ nhìn thẳng, để tay trẻ duỗi tự do, đầu trẻ chạm đế thước.
- Người đo giữ chân trẻ áp sát với thanh chạy trên mặt thước. Đọc kết quả và ghi số đo theo cm với một số lẻ ở phần thập phân (ví dụ 45,8 cm). Kết thúc quá trình đo.
b. Cách đo chiều cao đứng
- Đặt thước đo của trẻ trên mặt phẳng đứng, tựa vào bàn hoặc tường,…đảm bảo thước vững và vuông góc với mặt phẳng nằm ngang.
- Cởi bỏ giày dép, mũ nón,…để tránh ảnh hưởng đến kết quả đo.
- Cho trẻ đứng giữa thước, đặt chân hình chữ V, người tựa vào thước sao cho gót, bắp chân, mông, vai, đầu áp sát vào thước.
- Mắt trẻ nhìn thẳng về phía trước, hai tay thả lỏng hai bên.
- Người phụ đo: Môt tay giữ gối trẻ, ép gối chụm lại; một tay giữ cổ chân sao cho ép sát vào thước.
- Người đo: Một tay giữ cằm sao cho đầu trẻ thẳng và áp sát vào mặt thước; một tay ép thanh trượt sát đầu trẻ. Đọc kết quả đo.
4.3. Cách xác định cân nặng của trẻ sơ sinh
Để xác định cân nặng của trẻ, các mẹ có thể sử dụng các loại cân như: Cân điện tử Seca 890 (cân có chức năng mẹ bồng con, rất tiện lợi khi cân trẻ), cân Omro (cân điện tử đa năng, có thể tính toán cả chỉ số BMI, đo % khối mỡ của cơ thể,…),…
a. Các bước xác định cân nặng trẻ sơ sinh bằng cân điện tử SECA
- Khởi động cân, chờ cân ổn định (màn hình không nhấp nháy nữa mà hiển thị số 0.0 kg) thì tiến hành cân.
- Đặt trẻ lên bàn cân nhẹ nhàng, cẩn thận. Lưu ý: Cởi bỏ giày dép, mũ nón, đồ chơi,… trước khi tiến hành cân.
- Đọc số hiển thị. Trường hợp trẻ chưa cởi bỏ quần áo thì cần cân quần áo trừ bì.
- Ghi kết quả với một số lẻ (ví dụ 20,5 kg).
b. Đối với cân điện tử SECA có chức năng mẹ bồng con
- Khởi động cân.
- Người mẹ đứng lên cân, màn hình hiển thị chỉ số cân nặng của người mẹ (ghi số cân của người mẹ). Sau đó người cân ấn nút khởi động lại để màn hình trở về chỉ số 0.0 kg cho thấy cân đã được điều chỉnh.
- Tiếp theo, người mẹ đón (bế) trẻ, màn hình cân sẽ hiển thị số cân nặng của trẻ. Đợi khi kết quả hiển thị trên màn hình ổn định (màn hình không nháy nữa) thì ghi lại chỉ số với một số lẻ (ví dụ 20,5 kg). Trường hợp trẻ không cởi bỏ quần áo có thể cân trừ bì (tức là lấy kết quả cân trẻ trừ cho khối lượng quần áo trẻ mặc).
5. Cách giúp trẻ sơ sinh đạt chiều cao cân nặng lý tưởng
Tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng trẻ sơ sinh qua mỗi giai đoạn là khác nhau. Do đó, để giúp trẻ sơ sinh luôn đạt chiều cao, cân nặng hợp lý, các mẹ cần
- Lập bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn, ghi chú tình trạng của trẻ trong những giai đoạn đó (ốm, đau, biếng ăn,…) để điều chỉnh dinh dưỡng cho trẻ một cách hợp lý.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ một cách hợp lý: Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển tốt, phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
- Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng về thực đơn ăn uống hằng ngày để bổ sung cho trẻ hợp lý, tránh tình trạng bổ sung quá thừa hoặc quá thiếu.
- Khuyến khích trẻ vận động nhiều: Vận động nhiều không chỉ giúp trẻ phát triển về chiều cao mà bên cạnh đó, nó còn giúp trẻ tiêu hao năng lượng, kích thích ăn trẻ ăn ngon hơn.
- Vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ: Việc vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ sẽ giúp loại bỏ các yếu tố gây bệnh cho trẻ như khói, bụi, vi khuẩn, vi rút,…Nhờ vậy mà giúp trẻ phát triển tốt, phòng ngừa bệnh tật ở trẻ.
Việc lập cân nặng cho trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn phát triển, xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ một cách hợp lý, vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, thêm vào đó khuyến khích trẻ vận động nhiều sẽ giúp cải thiện, duy trì chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh ở mức lý tưởng.
» Tham khảo: Lợi khuẩn sống, gắn đích – Chìa khóa vàng cho sự phát triển của trẻ
Nguồn tham khảo: