Khi trẻ sinh non, đặc biệt là sinh rất sớm sẽ có nguy cơ gặp rất nhiều các bệnh lý phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy, các bé sinh non cần được nuôi dưỡng và chăm sóc đặc biệt. Vậy thế nào là trẻ sinh non? Chăm sóc trẻ sinh non như thế nào để trẻ phát triển khỏe mạnh bình thường? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Mục lục
I – Khi nào trẻ được coi là sinh non?
Trẻ sinh non là khi ca sinh diễn ra trước 3 tuần dự sinh của bé. Trẻ em thông thường dự sinh là 40 tuần, tức là trẻ sinh trước 37 tuần được xem là sinh non.
Trẻ sinh càng non thì các biến chứng y tế càng nghiêm trọng và các vấn đề sức khỏe sẽ kéo dài hơn so với trẻ sinh đủ tháng hoặc sinh non muộn hơn. Các biến chứng sinh non của các bé thì khác nhau nhưng với trẻ sinh càng non thì biến chứng xảy ra càng nhiều và càng nghiêm trọng hơn.
II – Phân loại mức độ sinh non và đặc điểm của trẻ
1. Phân loại mức độ sinh non
Phân loại mức độ sinh non của trẻ thường dựa vào thời gian ca sinh diễn ra và được chia thành 4 loại:
- Sinh cực non: trước 28 tuần
- Sinh rất non: từ 28 – 32 tuần
- Sinh non trung bình: từ 32 – 34 tuần
- Sinh non muộn: từ 34 – 36 tuần 6 ngày
Hầu hết các ca sinh non đều ở giai đoạn sinh non muộn nên tỷ lệ sống sót của trẻ sinh non muộn rất cao trên 95% trong khi các ca sinh non khác thì tỷ lệ lại thấp hơn nhiều.Trẻ sinh càng non thì tỷ lệ tử vong càng cao.
2. Đặc điểm của trẻ sinh non
Đối với trẻ sinh non ở mỗi loại lại có những đặc điểm về sinh lý khác nhau nhưng nhìn chung thì các bé đều có những đặc điểm sau:
Vàng da ở trẻ sinh non
Hay còn gọi là vàng da sinh lý. Ở giai đoạn này, chức năng gan của trẻ chưa hoàn thiện nên gan không có khả năng loại bỏ bilirubin trong cơ thể. Điều này làm cho bilirubin tích tụ trong máu của trẻ và đi đến các mô mà bilirubin có màu vàng nên da bé mới có màu hơi vàng. Vàng da ở trẻ là điều không quá nghiêm trọng nhưng nếu nồng độ bilirubin trong máu quá cao có thể dẫn đến ngộ độc bilirubin cho trẻ nên bố mẹ trẻ cần theo dõi nồng độ bilirubin trong máu của trẻ.
Các vấn đề về hô hấp
Trẻ sinh non ở giai đoạn này hệ hô hấp còn non nớt: phổi chưa giãn nở tốt, các phế nang còn chưa trưởng thành, trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh điều này làm trẻ dễ bị suy hô hấp.Ngoài ra, các trẻ còn gặp một số vấn đề về hô hấp như: ngừng thở, loạn nhịp hô hấp…
Chức năng điều hòa thân nhiệt
Trẻ dễ bị nhiễm lạnh do trung tâm điều hòa thân nhiệt ở não chưa được hoàn thiện. Ngoài ra trẻ còn không có đủ lượng mỡ dự trữ trong cơ thể đầy đủ như trẻ đủ tháng làm trẻ không có khả năng chống lại lạnh. Khi hạ thân nhiệt của trẻ xuống thấp gây ra hàng loạt biến chứng về hô hấp, thần kinh.
Vấn đề về tuần hoàn
Các mao mạch mỏng manh dễ vỡ và tình trạng thiếu máu ở trẻ sinh non làm trẻ rất dễ bị xuất huyết nghiêm trọng hơn là xuất huyết não. Chảy máu ít thì không gây chấn thương não vĩnh viễn nhưng chảy máu nhiều có thể làm chấn thương não vĩnh viễn làm máu tích tụ trong não nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng đến nhận thức và vận động của trẻ.
Hệ thống miễn dịch
Hệ thống miễn dịch của tế bào còn yếu làm trẻ sinh non có thể bị nhiễm trùng tất cả các nơi trên cơ thể. Do hệ miễn dịch còn yếu kém làm cơ thể không có khả năng chống lại nhiễm trùng hậu quả làm trẻ bị nhiễm trùng nặng dẫn đến tử vong.
Vấn đề về dạ dày và tiêu hóa
Trẻ sinh non hệ tiêu hóa chưa trưởng thành nên dễ mắc các bệnh về tiêu hóa hơn như nôn ói, đầy bụng chậm tiêu, tiêu chảy… nhưng trong đó chậm tiêu hóa và viêm ruột hoại tử ruột là phổ biến nhất. Viêm hoại tử ruột là bệnh cấp tính xảy ra khi trẻ sinh non bắt đầu bú và tình trạng thiếu hụt lợi khuẩn cũng là nguyên nhân làm tăng mắc các bệnh lý tiêu hóa.
Ngoài các đặc điểm điển hình trên của trẻ sinh non thiếu tháng còn có một số đặc điểm khác nữa như các vấn đề về tiêu hóa, chuyển hóa, não, tim, gan, thận,… cũng bị ảnh hưởng khi trẻ bị sinh thiếu tháng.
III – Các vấn đề cần chú ý khi chăm sóc trẻ sinh non
Chăm sóc trẻ sinh non sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nhiều do hầu hết các chức năng trong cơ thể bé còn non nớt và sức đề kháng của trẻ còn yếu nên khi chăm sóc trẻ cần chú ý một số vấn đề:
1. Sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh tồn
Trẻ sinh non cơ thể còn non yếu nên cần các thiết bị hỗ trợ như lồng ấp (do thân nhiệt thấp ), trợ hô hấp (cơ quan hô hấp yếu), truyền máu (thiếu máu), tiêm dinh dưỡng (trường hợp trẻ không bú được),..
2. Ưu tiên cho trẻ bú sữa mẹ
Sữa mẹ nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể trẻ. Một số trẻ không bú được nên yêu cầu mẹ phải vắt sữa cho bé, việc vắt sữa và bảo quản không đúng cách dễ làm cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Các mẹ nên kiên trì cho trẻ bú sữa mẹ sữa mẹ có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé mà còn khả năng miễn dịch của trẻ.
Các trường hợp bé phải dùng sữa công thức thì cần lựa chọn theo các tiêu chuẩn chọn sữa cho trẻ sinh non (Tham khảo ở phần sau)
3. Theo dõi sự tăng trưởng của bé
Trẻ sinh non cơ thể thường thiếu cân so với các trẻ sinh đủ tháng, cần theo dõi cân nặng của trẻ để biết được mức độ phát triển của trẻ từ đó đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp để trẻ phát triển bình thường. Ngoài cân nặng thể hiện sự tăng trưởng của bé còn các chỉ số khác như chiều cao, số đo vòng đầu… Theo dõi biểu đồ tăng trưởng đặc biệt của trẻ sinh non để đánh giá sự tăng trưởng của bé.
➤ Tham khảo thêm: [WHO] Chiều cao cân nặng chuẩn cho bé – cập nhật 2020
4. Đảm bảo thời gian ngủ của trẻ
Một trong những lưu ý cho việc chăm sóc trẻ sinh non đúng cách là quan tâm đến thời gian ngủ. Trẻ sinh non sẽ ngủ nhiều hơn trẻ sinh đủ tháng như thời gian ngủ thường dễ bị ngắt quãng không kéo dài. Vì vậy có thể sử dụng các cách thích hợp để trẻ được ngủ nhiều hơn và sâu giấc hơn như: hạn chế ánh sáng, tiếng động khi trẻ ngủ, để trẻ nằm tư thế thoải mái, ngoài ra lưu ý tránh để trẻ nằm sấp vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
5. Tiêm phòng bệnh cho trẻ sinh non
Bạn không thể bỏ qua vấn đề tiêm ngừa nếu muốn chăm sóc trẻ sinh non đúng cách. Bé sinh thiếu tháng nên được tiêm ngừa ở cùng độ tuổi với bé sinh đủ tháng. Con cần được tiêm 2 mũi tiêm ngừa đầu tiên là lao và viêm gan B khi ở 6 tháng tuổi con cần tiêm phòng cúm do trẻ sinh thiếu tháng sẽ có tỉ lệ bị nhiễm cúm cao hơn.Cha mẹ có thể tham khảo thông tin về các loại vắc-xin tiêm chủng, trong đó có vắc-xin viêm gan B tại các bệnh viện hàng đầu Việt Nam.
Ngoài ra, còn một số lưu ý như kiểm tra thị giác, thính giác…khi chăm sóc trẻ sinh non vì đây cũng là những yếu tố quan trọng để trẻ phát triển lành mạnh và có một sức khỏe tốt. Trên đây là các dấu hiệu cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sinh non mà các cha mẹ cần quan tâm để sức khỏe của bé tốt hơn.
IV – Bé sinh non nên dùng sữa gì?
Bé sinh non có thể trạng rất đặc biệt nên lựa chọn nguồn sữa như thế nào là điều rất nhiều bà mẹ quan tâm để trẻ phát triển khỏe mạnh. Trẻ sinh non nên hệ thống tiêu hóa còn yếu nên sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh thiếu tháng vì sữa mẹ dễ tiêu hóa và dễ hấp thu.
Khi bú sữa mẹ thì trẻ sẽ ít gặp một số vấn đề về trào ngược thực quản gây nôn, trớ hay dị ứng với sữa…Ngoài ra sữa mẹ còn cung cấp cho cơ thể bé có yếu tố miễn dịch tăng khả năng chống lại tình trạng nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, tiêu hóa,… Tùy theo nhu cầu của mỗi trẻ mà số lần bú là khác nhau nhưng nên cho trẻ bú 8 – 15 lần/ ngày.
Đối với một số bà mẹ không có đủ sữa cho trẻ hoặc sữa mẹ làm bé bị dị ứng (trường hợp này ít gặp hơn) thì các mẹ có thể lựa chọn sữa công thức thay cho sữa mẹ. Tuy nhiên do trẻ sinh thiếu tháng hệ miễn dịch còn yếu nên cần cân nhắc lựa chọn loại sữa công thức cho phù hợp với bé. Khi lựa chọn sữa cho trẻ sinh non cần lưu ý và ưu tiên các sữa có đặc điểm sau:
Thành phần của sữa phải hoàn toàn tự nhiên và gần giống với sữa mẹ
Thành phần của sữa phải tương tự như sữa mẹ dễ tiêu hóa, dễ hấp thu vì trẻ sinh non hệ đường ruột chưa hoàn thiện khó tiếp nhận các thức ăn bên ngoài. Sữa công thức khác với sữa mẹ quá nhiều làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tiêu hóa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa dành riêng cho trẻ sinh non chất lượng tốt: Sữa Morinaga Ekachan( Nhật Bản), Sữa Similac Special Care (dạng nước – Abbott Nutrition – Mỹ), Sữa Frisolac Gold Premature (Hà Lan)…
Ưu tiên các sữa có thành phần tăng sức đề kháng
Các thành phần tăng đề kháng của sữa được thêm vào sữa cho trẻ sinh non giúp tăng khả năng kháng lại các tác nhân nhiễm khuẩn và cơ thể bé sẽ khỏe mạnh hơn.Các thành phần tăng đề kháng trong sữa được biết như: Probiotic (lợi khuẩn), Beta-caroten, Vitamin C, E, Nucleotides và axit Glutamic. Đây là một số hoạt chất giúp tăng khả năng miễn dịch của bé các mẹ có thể tìm hiểu các thành phần của từng sữa để lựa chọn.
Lựa chọn các sản phẩm sữa có chất lượng cao
Trẻ sinh non cơ thể thường nhỏ và nhẹ cân so với trẻ sinh đủ tháng nên cần cung cấp nguồn dinh dưỡng như protein, chất béo, vitamin, chất khoáng… cao hơn sữa thông thường để trẻ phát triển hoàn thiện nhanh các chức năng của cơ thể cho trẻ kịp với đà tăng trưởng.
Lưu ý: Nhiều bé sinh thiếu tháng không thể bú sữa mẹ bởi vì con chưa biết cách kết hợp giữa việc bú và mút. Đối với trường hợp này, các bé sẽ được cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể bằng cách tiêm tĩnh mạch. Khi bé đã đủ khỏe để bú, các bé sẽ được cho bú mẹ hoặc bú bình như các trẻ khác.
V – Cách chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng
Chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng như thế nào để làm con mình được khỏe mạnh và tránh các biến chứng cho con sau này là điều mà các cha mẹ có con sinh non rất quan tâm. Dưới đây là một ý kiến chăm sóc trẻ mà các cha mẹ nên biết:
Khi trẻ ở bệnh viện thì trẻ phải được chăm sóc đặc biệt ở phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh hoặc được cung cấp dịch vụ đặc biệt suốt ngày đêm. Chăm sóc và hỗ trợ chuyên biệt của trẻ có thể bao gồm:
1. Trẻ phải được đặt trong lồng ấp
Đặt trẻ trong lồng ấp giúp giữ ấm cho trẻ, giúp trẻ suy trì thân nhiệt ở mức bình thường.
2. Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của trẻ
Do sinh non nên thường xảy ra nhiều biến chứng nên cần theo dõi các chỉ số như nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ. Nếu có bất thường thì phải kịp thời xử lý.
3. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ
Chất dinh dưỡng của bé là sữa mẹ nếu trẻ chưa bú được thì có thể dùng các ống cho ăn bằng cách đưa sữa mẹ vào ống dẫn ống đến mũi đi đến dạ dày.
4. Chiếu đèn để điều trị vàng da
Bệnh vàng da thường xảy ra ở trẻ sinh non không quá nghiêm trọng nhưng bilirubin quá cao trong máu có thể dẫn đến ngộ độc. Đèn bilirubin dùng để điều trị bệnh vàng da ở trẻ sinh thiếu tháng. Ánh sáng có bước sóng phù hợp giúp phá vỡ bilirubin dư thừa mà gan không xử lý hết, giúp bilirubin dễ dàng thải trừ ra ngoài.
5. Tiếp nhận truyền máu
Do trẻ sinh non có thể sẽ bị thiếu máu nên em bé cần được truyền máu để đảm bảo lượng máu cho trẻ để các cơ quan chức năng hoạt động ổn định.
6. Khi nào trẻ được đưa về nhà?
Trẻ được đưa về nhà khi phải thỏa mãn những yêu cầu sau:
- Có thể thở mà không cần máy hỗ trợ
- Có thể duy trì nhiệt độ cơ thể nhiệt độ ổn định
- Có thể bú mẹ hoặc sữa bình
- Tăng cân đều
- Không bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng
7. Các vấn đề cần lưu ý khi trẻ được đưa về nhà
- Chăm sóc khi cho trẻ bú: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ đặc biệt là trẻ sinh non sữa mẹ chứa protein, chất béo, tăng miễn dịch cho cơ thể bé. Khi xuất viện bé có có thể bú 40 -60 ml sữa trong 3 – 4 giờ có thể tăng thêm lượng sữa cho bé trung bình mỗi ngày bé bú từ 6 – 8 lần. Đặt trẻ lên ngực mẹ kích thích sự bú cho bé còn giúp tăng thân nhiệt cho bé. Mấy ngày đầu không nên cho trẻ bú quá no sẽ tăng áp lực lên lên hệ tiêu hóa của trẻ.
- Chăm sóc khi cho trẻ ngủ: Khi trẻ về nhà cần làm tăng thời gian ngủ cho bé có thể tạo ra môi trường để trẻ dễ ngủ hơn như chọn vị trí ngủ ít ánh sáng, tiếng ồn, mùi phòng, massage cho trẻ trước khi ngủ, bật nhạc nhẹ nhàng… Ngoài những điều này còn chú ý đến tư thế ngủ của trẻ tốt nhất để trẻ nằm thẳng và để gối bên cạnh trách trẻ lăn trẻ có thể nằm nghiêng tránh để trẻ nằm sấp vì sẽ tăng nguy cơ đột quỵ ở trẻ. Khi ngủ bố mẹ có thể chú ý đến biểu hiện của con để con ngủ được thoải mái nhất.
- Chăm sóc khi cho trẻ tắm: Nước tắm cho trẻ là nước ấm khoảng 37 độ C thời gian tắm nhanh thời gian từ 4-5 phút có thể dùng sữa tắm dành riêng cho trẻ hoặc dùng lá trầu không xé nhỏ bỏ vào nước tắm. Khi tắm xong lau khô cơ thể cho trẻ bằng khăn bông khô rồi mặc quần áo vào cho bé có thể dùng nước muối sinh lý lau mắt và mũi tránh nhiễm khuẩn. Chú ý lau khô rốn trẻ bằng gạc nên thấm ít nước muối sinh lý vào gạc trước khi lau.
- Chăm sóc về cách giữ ấm: Trẻ sinh non có lượng chất béo ít nên thân nhiệt thường thấp nên cách giữ ấm cho trẻ càng được chú ý hơn. Giữ cho nhiệt độ phòng ấm áp là nhiệt độ mà bé vẫn ấm khi không được ủ quá ấm. Massage các bộ phận trên cơ thể bé như chân, bụng, lưng, ngực, tay, mặt các vùng này có nhiều mạch máu lưu thông giúp bé ấm hơn.
Tuy trẻ đã được về nhà nhưng cha mẹ bé cần quan sát theo dõi các tình trạng sinh lý của bé để xử lý các bất thường có thể xảy ra. Khi trẻ được đưa về nhà thì trẻ đã cứng cáp hơn rất nhiều so với lúc mới sinh đến lúc này bố mẹ có thể chăm sóc trẻ như bình thường.
VI – Tại sao cần bổ sung lợi khuẩn từ sớm cho trẻ sinh non?
Trẻ sinh non có sức khỏe và sức đề kháng yếu hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Một trong số các biến chứng nguy hiểm của trẻ là các vấn đề về hệ thống tiêu hóa. Do sinh thiếu tháng nên hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa trưởng thành dẫn đến các biến chứng như viêm hoại tử ruột. Để hạn chế các biến chứng về hệ thống tiêu hóa các chuyên gia khuyên bổ sung lợi khuẩn từ sớm cho trẻ sinh non.
Lợi khuẩn là các vi khuẩn có lợi cho hệ đường ruột khi trẻ sinh thiếu tháng thì lợi khuẩn trong đường ruột sẽ giảm đi so với trẻ sinh đủ tháng nên bé dễ bị gặp các vấn đề về tiêu hóa hơn. Có 3 cơ chế chính của lợi khuẩn giúp tăng đề kháng cho trẻ:
- Lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Lợi khuẩn kích thích quá trình sản xuất sinh kháng thể IgA và tăng hoạt tính miễn dịch của tế bào
- Lợi khuẩn đẩy mạnh quá trình hồi phục tái tạo tế bào biểu mô tại niêm mạc ruột bị tổn thương, giúp niêm mạc ruột khỏe mạnh hơn
Ngoài ra, lợi khuẩn có nhiều tác dụng như
- Tăng cường miễn dịch giảm viêm
- Bảo vệ khỏi dị ứng thực phẩm
- Giúp bộ máy tiêu hóa khỏe mạnh
- Giảm tình trạng kháng kháng sinh
- Hỗ trợ điều trị một số bệnh nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh như viêm ruột hoại tử.
Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp cải thiện được một số vấn đề về sức khỏe, tâm lý, tính cách, tim mạch, giảm tính nghiêm trọng của dị ứng… ở trẻ sinh non.
➤ Tham khảo thêm: Lợi khuẩn sống Imiale từ Đan Mạch
Cuối cùng, trẻ sinh non cơ thể thường yếu hơn so với trẻ sinh đủ tháng nên việc chăm sóc càng gặp nhiều khó khăn hơn. Nhưng mọi thời điểm khó khăn rồi sẽ qua, mẹ sinh non cần dành thời gian chăm sóc bản thân và em bé để bé lớn lên khỏe mạnh. Mong qua bài viết này sẽ giúp ích một phần nào đó giúp mẹ chăm sóc bé một cách dễ dàng hơn.
Liên hệ với chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng sức khoẻ của bé qua HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.