Trẻ đi ngoài ra máu là một triệu chứng bất thường và có thể báo hiệu một bệnh lý nguy hiểm: nhiễm khuẩn đường ruột, dị ứng đạm sữa bò… Dựa vào các triệu chứng mắc kèm, mẹ có thể dự đoán được tình trạng của trẻ và có biện pháp xử trí phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với mẹ cách nhận biết và xử trí khi trẻ đi ngoài ra máu chi tiết nhất.
Mục lục
I – Nhận biết trẻ đi ngoài ra máu
Đi ngoài ra máu (đại tiện ra máu – bé đi cầu ra máu) là tình trạng trong phân có lẫn máu làm thay đổi màu sắc của phân. Quan sát tình trạng, màu sắc phân là một việc rất quan trọng để phát hiện kịp thời những bất thường về hệ tiêu hóa của trẻ. Máu có thể lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh nên cha mẹ cần để ý kỹ trong quá trình lau rửa cho bé sau khi đi đại tiện.
Khi bé đi ngoài ra máu, phân có thể thay đổi về màu sắc như sau:
- Tiêu chảy ra nước màu đen, nâu đen, có mùi thối khắm: Phân có hình thái như vậy thường báo hiệu các vấn đề về đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày, ruột non). Máu do tổn thương tại cơ quan tiêu hóa dính vào thức ăn hoặc chất cặn bã, lắng đọng trong đường ruột một thời gian sẽ có màu nâu đen.
- Đỏ tươi, có tia máu hoặc dịch nhầy màu hồng nhạt: Điều này báo hiệu vấn đề từ đường tiêu hóa dưới (đại tràng, trực tràng, hậu môn). Tổn thương tại các cơ quan này khiến chảy máu niêm mạc. Máu lẫn vào trong phân và được thải ra ngoài ngay nên có màu đỏ tươi hoặc đỏ nhạt.
Hiện tượng phân có màu khác lạ, tiêu chảy ra nước màu đen hoặc đỏ cũng có thể không phải do bệnh lý mà do chế độ ăn uống của bé. Nếu bé ăn những thực phẩm có màu đỏ hoặc đen, hệ tiêu hóa không tiêu hóa được hoàn toàn cũng có thể thải ra phân có màu tương tự như máu. Ví dụ như khi bổ sung sắt, ăn dưa hấu, cà chua, dâu tây, phân có thể có màu đỏ, khi ăn việt quất, nho đen, dâu rừng… phân có thể có màu đen sẫm.
Do đó ngoài việc quan sát màu phân, mẹ nên theo dõi cả các triệu chứng bất thường khác. Chẳng hạn bất thường về hình thái phân: phân khô cứng, vón cục, hoặc phân lỏng, nát. Trẻ có thể kèm theo chán ăn, mệt mỏi, quấy khóc, sốt, nôn trớ.
Nên đưa trẻ đi khám để làm xét nghiệm phân tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác.
>>> Xem thêm: Màu sắc phân trẻ thế nào là bình thường, thế nào là bất thường
II – Trẻ đi ngoài ra máu do nhiễm khuẩn đường ruột
Nhiễm khuẩn đường ruột là tình trạng các vi khuẩn có hại như E.coli, Salmonella, clostridium, tụ cầu… xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ. Chúng gây tổn thương trên niêm mạc ruột. Trong các trường hợp nặng gây tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ.
1. Triệu chứng trẻ đi ngoài ra máu do nhiễm khuẩn ruột
Khi bị nhiễm khuẩn đường ruột, trẻ có thể có các triệu chứng mắc kèm:
- Tiêu chảy: Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng có lẫn chất nhầy, đi ngoài ra máu. Tiêu chảy nhiều rất dễ dẫn đến tình trạng mất nước ở trẻ: da khô, chân tay lạnh, tiểu ít,…
- Sốt, mệt mỏi, nôn và buồn nôn. Trong đó, sốt là dấu hiệu phân biệt trẻ nhiễm khuẩn đường ruột với các bệnh lý tiêu hóa khác.
- Đau bụng: do vi khuẩn xâm nhập tác động lên hệ thống thần kinh ruột hoặc làm tăng nhu động ruột gây đau.
2. Cần làm gì khi trẻ đi ngoài ra máu?
Thông thường, trẻ nhiễm khuẩn đường ruột cần được nhập viện để điều trị kháng sinh theo phác đồ. Do vậy, khi trẻ đi ngoài ra máu kèm các dấu hiệu bệnh trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh tổn thương niêm mạc trẻ gây ra các rối loạn tiêu hóa kéo dài.
Sau một đợt điều trị viêm ruột bằng kháng sinh, hệ vi sinh đường ruột của trẻ bị mất cân bằng. Đó là do kháng sinh tiêu diệt hại khuẩn, đồng thời diệt cả lợi khuẩn đường ruột. Nếu không có biện pháp chăm sóc hợp lý, bệnh không khỏi dứt điểm, dễ tái đi tái lại.
3. Chăm sóc trẻ đi ngoài ra máu do nhiễm khuẩn đường ruột
Các biện pháp chăm sóc trẻ đi ngoài ra máu do nhiễm khuẩn đường ruột bao gồm:
- Chế độ ăn hợp lý: Mẹ vẫn duy trì chế độ ăn hàng ngày cho trẻ, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ để hệ tiêu hóa của trẻ không bị quá tải. Với trẻ bú mẹ, chế độ ăn ảnh hưởng đến chất lượng sữa, mẹ cũng nên hạn chế ăn đồ ăn ngọt (gây quá tải lactose cho trẻ), đồ hải sản (hải sản có thể chứa protein gây dị ứng). Trẻ đã ăn dặm lưu ý ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như các món cháo. Mẹ lưu ý đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
- Vệ sinh môi trường và đồ chơi bé sạch sẽ: Ngoài thức ăn, môi trường xung quanh, đồ chơi cũng có thể là nguồn lây bệnh cho trẻ. Vì vậy, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa mầm bệnh.
- Bổ sung lợi khuẩn đường ruột: Sau nhiễm khuẩn đường ruột có điều trị kháng sinh, hệ vi sinh đường ruột của trẻ bị mất cân bằng. Do vậy, mẹ nên bổ sung lợi khuẩn đường ruột để thiết lập cân bằng lại cân bằng, đồng thời tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc, giúp niêm mạc nhanh chóng phục hồi. Nhờ vậy, các triệu chứng sẽ nhanh cải thiện hơn.
>>> Xem thêm: Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột: Nguyên nhân, cách chăm sóc và phòng ngừa tái lại
Trong số các nhiễm khuẩn đường ruột, kiết lỵ là một trong những nhiễm khuẩn rất phổ biến, do trực khuẩn lỵ Shigella gây ra. Biểu hiện của trẻ khi bị kiết lỵ là: sốt nhẹ, phân ít, lỏng, có lẫn dịch nhầy, máu tươi và bọt hơi, kèm theo bốc mùi hôi tanh. Ngoài ra, trẻ bị kiết lỵ lúc nào cũng cảm thấy muốn đi ngoài, thường đau quặn bụng khi đi ngoài. Sau khi trẻ đi đại tiện được thì tình trạng đau bụng được cải thiện.
Bệnh kiết lỵ cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh bội nhiễm gây hoại tử ruột, nhiễm khuẩn huyết – biến chứng nguy hiểm nhất ở trẻ do tỉ lệ tử vong cao.
III – Trẻ đi ngoài ra máu do dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn là tình trạng hệ miễn dịch cơ thể trẻ nhận dạng một hoặc một số thành phần nhất định trong thức ăn là tác nhân có hại. Từ đó, cơ thể phản ứng lại bằng một loạt các phản ứng dị ứng như: da ban đỏ, ngứa, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng,…
1. Triệu chứng trẻ đi ngoài ra máu do dị ứng thức ăn
Đối với trẻ nhỏ, dị ứng đạm sữa bò là dị ứng thực phẩm thường gặp nhất. Vì vậy, sau khi uống sữa công thức, trẻ có thể có triệu chứng đi ngoài ra máu. Để nhận biết trẻ dị ứng đạm sữa bò, mẹ có thể nhận biết các triệu chứng xuất hiện sau khi trẻ uống sữa bò:
- Da: ban đỏ, nổi mề đay
- Thở khò khè, nghẹt mũi hay chảy nước mũi
- Tiêu chảy: đi ngoài phân lỏng, có thể có máu nhầy. Máu trong phân trẻ dị ứng đạm sữa bò là máu dạng sợi.
- Các biểu hiện khác: chướng bụng, quấy khóc.
Ngoài ra, với trẻ bú mẹ, trẻ có thể gặp dị ứng thức ăn khi mẹ ăn các thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng như: tôm, cua, thịt bò,…
2. Cần làm gì khi trẻ đi ngoài ra máu do dị ứng thức ăn?
Trong trường hợp trẻ đi ngoài ra máu do dị ứng thức ăn, mẹ cần theo dõi để nhận biết trẻ dị ứng với loại thức ăn nào để có chế độ ăn phù hợp cho trẻ. Hầu hết trong các trường hợp dị ứng thức ăn, mẹ cần loại bỏ thức ăn đó ra khỏi chế độ ăn của trẻ. Sau đó, khi hệ tiêu hóa của trẻ đã ổn định, mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn lại thực phẩm đó:
- Nếu trẻ không còn phản ứng dị ứng: Mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm đó để hệ tiêu hóa của trẻ quen dần.
- Nếu vẫn còn dị ứng: Vẫn tiếp tục tránh các thực phẩm này và thực hiện chế độ ăn lại sau 2-3 tuần.
3. Chăm sóc trẻ đi ngoài ra máu do dị ứng thức ăn
Để cải thiện các triệu chứng, việc đầu tiên là phát hiện thực phẩm trẻ dị ứng và loại thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn. Trong trường hợp, trẻ dị ứng đạm sữa bò, mẹ lưu ý:
- Đối với trẻ sơ sinh: việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là cách đơn giản nhất để phòng ngừa tình trạng này. Tuy nhiên, vì chế độ ăn ảnh hưởng đến chất lượng sữa nên mẹ cũng cần chú ý loại thức ăn trong chế độ ăn của mình: hạn chế các thực phẩm giàu đạm: tôm, cua, cá, thịt bò,… hoặc các sản phẩm sữa bò. Nếu trẻ cần dùng sữa ngoài thì có thể thay thế thành các sản phẩm sữa dê hay sữa thủy phân.
- Đối với trẻ ăn dặm: cần chú ý tránh sữa bò hoặc các loại thực phẩm gây tình trạng dị ứng cho bé vào trước đó. Khi trẻ được 1 tuổi có thể cân nhắc sử dụng lại các sản phẩm dinh dưỡng chứa đạm bò nguyên vẹn. Nếu không thấy phản ứng bất lợi nào thì có thể bắt đầu lại chế độ ăn uống thông thường.
Cần chú ý đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu thấy trẻ đi ngoài ra máu kèm các triệu chứng dị ứng để có những tư vấn và xử lý kịp thời.
>>> Xem thêm: Phác đồ điều trị trẻ dị ứng đạm sữa bò từ chuyên gia
Trẻ đi ngoài ra máu do dị ứng đạm sữa bò hay do nhiễm khuẩn đường ruột đều đi ngoài phân lỏng, đi ngoài nhiều lần và có máu trong phân, khiến các mẹ khó phân biệt. Vì vậy, bảng so sánh hai tình trạng bệnh lý này giúp mẹ dễ nhận biết tình trạng của con và có biện pháp xử trí kịp thời:
IV – Trẻ đi ngoài ra máu do táo bón
Táo bón là tình trạng chậm đi tiêu (đi ít hơn 3 lần trên 1 tuần). Khi trẻ bị mắc táo bón, phân lắng đọng lâu trong đại tràng trở nên khô cứng, vón cục do bị tái hấp thu nước. Trẻ phải rặn mạnh khi đi đại tiện khiến phân ma sát mạnh với niêm mạc đại tràng, trực tràng, hậu môn. Do đó làm trầy xước niêm mạc trực tràng, hậu môn hoặc nứt kẽ hậu môn gây chảy máu.
1. Triệu chứng trẻ đi ngoài ra máu do táo bón
Trong trường hợp trẻ đi ngoài ra máu do táo bón, máu thường có màu đỏ tươi. Ngoài ra, mẹ có thể dễ dàng nhận biết tình trạng này qua các triệu chứng:
- Phân cứng to, có thể có màu đen.
- Trẻ khó chịu, gắng sức, căng rặn khi đi ngoài.
- Trẻ đau, khóc thét trong trường hợp căng nứt hậu môn.
- Biểu hiện khác: trẻ có thể có triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, chán ăn do táo bón.
2. Cần làm gì khi trẻ đi ngoài ra máu do táo bón?
Với trẻ đi ngoài ra máu do táo bón, mẹ chỉ cần giải quyết tình trạng táo bón ở trẻ thì tình trạng này sẽ cải thiện. Một số biện pháp trị táo bón cho trẻ:
- Thay đổi chế độ ăn uống: Với trẻ bú mẹ, mẹ tăng số lần bú cho trẻ. Với trẻ uống sữa công thức, mẹ xem đã pha sữa đúng liều lượng chưa, có quá liều hay quá đặc không, hoặc xem sữa có bổ sung thành phần chất xơ giúp trẻ dễ tiêu hơn không. Với trẻ ăn dặm, mẹ cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm dễ tiêu, ăn nhiều rau xanh. Mẹ lưu ý, phần lớn trẻ táo bón là do không uống đủ nước, hoặc không đủ rau xanh. Do đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu của táo bón, mẹ cần thay đổi chế độ ăn cho bé ngay.
- Massage bụng cho bé táo bón: Massage bụng giúp điều hòa nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón. Mẹ có thể massage bụng hàng ngày cho bé để phòng ngừa tình trạng này.
- Bổ sung lợi khuẩn: Bổ sung lợi khuẩn cũng được khuyến cáo do lợi khuẩn giúp điều hòa nhu động ruột, tăng hút nước làm mềm phân, đồng thời kích thích tiết enzyme tiêu hóa thức ăn, giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn, cải thiện các triệu chứng táo bón.
Nếu đã thực hiện các biện pháp kể trên mà tình trạng táo bón của trẻ không thuyên giảm, mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn sử dụng thuốc. Lưu ý không tự thụt tháo khi thấy trẻ đi ngoài ra máu do táo bón.
V – Trẻ đi ngoài ra máu do các nguyên nhân khác
Ngoài 3 lý do phổ biến gây ra tình trạng trẻ đi ngoài ra máu kể trên, trẻ đi ngoài ra máu có thể do các nguyên nhân sau:
- Polyp đại trực tràng: bệnh lý ở trẻ nhỏ thường liên quan đến di truyền. Trẻ đi ngoài ra phân có máu, máu tươi nhỏ giọt vào lúc cuối bãi, máu có thể bao ngoài khối phân. Trong trường hợp nặng hơn, trẻ có thể xuất hiện tình trạng da tái, xanh xao, mất máu.
- Thiếu hụt vitamin K: làm gia tăng khả năng chảy máu ở trẻ. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Vì ở giai đoạn này, sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho bé. Nếu chế độ ăn của mẹ không được đảm bảo sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu hụt chất ở trẻ.
- Bệnh Crohn: bệnh lý này ở trẻ nhỏ cũng phần lớn liên quan đến di truyền. Trẻ có tình trạng loét thành ruột non và ruột già, gây chảu máu dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu.
- Loét dạ dày: trẻ nhỏ có thể bị lây vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) thông qua nước bọt của người lớn. Vi khuẩn HP tấn công niêm mạc dạ dày gây loét tại chỗ. Máu từ vết loét dạ dày dính vào thức ăn, sau quá trình hấp thu dưỡng chất, các chất cặn bã được thải ra ngoài khiến phân có mùi khó chịu, có thể lẫn nhầy máu.
VI – Trẻ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Hầu hết trường hợp trẻ đi ngoài ra máu được phát hiện sớm và xử trí kịp thời sẽ không nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ đi ngoài ra máu dai dẳng, không tìm nguyên nhân và xử lý sẽ khiến tổn thương nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột của trẻ.
Bé đi ngoài ra máu được coi là ít nguy hiểm khi: Đi ngoài ra máu ít do rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn nhẹ, táo bón. Lúc này có thể điều trị tại nhà và theo dõi. Nếu tình trạng trên cải thiện sau 1 đến 2 ngày thì không cần đưa trẻ đến bệnh viện. Nhưng nếu kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám và điều trị tại cơ sở y tế để tránh mất máu kéo dài gây thiếu máu ở trẻ.
Bé đi ngoài ra máu nguy hiểm khi: Bé đi ngoài ra máu mức độ nặng (lượng máu nhiều, máu đỏ tươi, bắn thành tia máu hoặc phân đen, thối khắm). Lúc này, mẹ nên đưa bé đi khám và điều trị ngay. Bởi những dấu hiệu này cho thấy bé đang có tổn thương nặng và nguy hiểm ở hệ tiêu hóa.
➤ Xem thêm: Trẻ bị tiêu chảy ra máu có nguy hiểm không?
IV – Lưu ý khi trẻ đi ngoài ra nhầy máu
Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, việc chăm sóc và chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ cũng rất quan trọng. Nếu chăm sóc tốt, bé có thể nhanh chóng hồi phục chức năng hệ tiêu hóa và hạn chế nguy cơ suy dinh dưỡng kéo dài.
1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ đi ngoài ra máu
Đối với trẻ sơ sinh, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là cách tốt nhất để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên trong trường hợp sữa mẹ không đủ, cha mẹ có thể cân nhắc bổ sung các loại sữa công thức ngoài cho trẻ nhưng cần chú ý đến tình trạng dị ứng sữa ở bé.
Trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm, bữa ăn của trẻ cần có đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như protein, carbohydrat, lipid, vitamin, khoáng chất.
- Protein giúp tạo cơ bắp, tham gia vào các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Protein có nhiều trong các loại thịt bò, thịt gà, thịt lợn, trứng.
- Carbohydrat giúp tạo ra năng lượng cho cơ thể, tạo chất xơ giúp tăng khối lượng phân. Carbohydrat có trong gạo, ngô, khoai, sắn…
- Lipid (chất béo) giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Chất béo tốt nhất cho cơ thể là chất béo từ thực vật: dầu lạc, vừng, gấc, oliu…
- Vitamin: Có rất nhiều loại vitamin như A, B (1,2,3,6,9,12), C, D, K, E. Chúng đều có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người. Những vitamin này cơ thể không tự sản xuất được mà cần phải bổ sung từ bên ngoài. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin là các loại rau củ và hoa quả tươi.
- Khoáng chất: Những khoáng chất thiết yếu đối với trẻ nhỏ là sắt, kẽm, magie, canxi, photpho. Chúng có mặt trong sữa và các sản phẩm từ sữa như phomai, sữa chua. Ngoài ra các chất này còn có trong trứng và các loại hải sản.
Thức ăn của trẻ nên được chế biến nhỏ để dễ tiêu hóa hơn trong giai đoạn hệ tiêu hóa chưa ổn định.
Hạn chế đồ ăn ngọt, nhiều đường
Đồ ăn ngọt, nhiều đường chứa nhiều lactose. Để tiêu hóa được đường lactose trong thực phẩm, trẻ cần tiết đủ men lactase. Tuy nhiên, trẻ đi ngoài ra máu chứng tỏ đường tiêu hóa của trẻ đang bị tổn thương. Lúc này, khả năng tiết enzyme lactase giảm, dẫn tới giảm khả năng dung nạp đường lactose, gây ra các triệu chứng tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, chua. Vì vậy, trẻ cần hạn chế ăn thực phẩm này để hệ tiêu hóa sớm phục hồi.
Cho trẻ uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp cơ thể được thanh lọc, loại bỏ chất độc, làm mềm phân và phòng tránh nguy cơ mất nước ở trẻ. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống được càng nhiều nước càng tốt. Có thể cho trẻ uống nước lọc, nước hoa quả ép, nước canh tùy theo sở thích của trẻ.
Đặc biệt khi trẻ đi đại tiện phân lỏng nhiều lần, cần bổ sung thêm dung dịch oresol để bù nước và điện giải cho trẻ.
2. Theo dõi thường xuyên khi trẻ đi ngoài ra máu
Trước khi đưa trẻ đi khám, cha mẹ có thể theo dõi các triệu chứng ở trẻ ngay tại nhà để có thể giúp bác sĩ đánh giá được mức độ của bệnh cũng như có thêm căn cứ để chẩn đoán bệnh.
- Theo dõi hình thái, màu sắc, mùi phân và số lần đi đại tiện trong ngày.
- Theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên: 3 lần/ngày
- Theo dõi tình trạng ăn uống của trẻ
- Theo dõi tần số và mức độ cơn khóc của trẻ
- Theo dõi các biểu hiện khác như mệt mỏi, li bì, kém vận động…
Cần thông báo với bác sĩ những dấu hiệu bất thường ở trẻ.
3. Khi nào trẻ đi ngoài ra máu cần đi khám
Triệu chứng đi ngoài ra máu có thể báo hiệu nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần can thiệp sớm. Nếu để lâu, có thể dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn như: bội nhiễm do nhiễm khuẩn tiêu hóa; mất nước quá nhiều gây sốc do giảm thể tích tuần hoàn; mất máu kéo dài gây thiếu máu, suy dinh dưỡng. Vì vậy việc theo dõi và đưa bé đi khám kịp thời là hết sức cần thiết.
Bé đi ngoài ra máu cần được đi khám ngay khi có một trong các dấu hiệu sau đây:
- Phân màu nâu đen, nát, có mùi thối khắm.
- Trẻ đi ngoài ra máu nhiều, màu đỏ tươi, máu bắn thành tia.
- Trẻ sơ sinh có dấu hiệu quấy khóc liên tục, bỏ bú
- Trẻ sốt cao > 39 độ
- Trẻ bị tiêu chảy liên tục > 10 lần/ngày và kéo dài từ 3 ngày trở lên
- Trẻ có búi trĩ nằm lộ bên ngoài hậu môn có thể quan sát được
Các xét nghiệm cần thiết mà bác sĩ có thể yêu cầu là:
- Xét nghiệm máu
- Điện giải đồ
- Xét nghiệm phân để đo lượng hồng cầu có trong phân
- Lấy mẫu phân soi tìm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn
- Chụp X quang
- Siêu âm ổ bụng
- Nội soi đường tiêu hóa
4. Bổ sung men vi sinh cho trẻ đi ngoài ra máu
Bé đi ngoài ra máu chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đến hệ vi sinh đường ruột. Dù nguyên nhân là gì thì khi có bất thường về chức năng tiêu hóa, hại khuẩn có điều kiện thuận lợi để phát triển hơn. Chúng tiết ra độc tố tiêu diệt những vi khuẩn có lợi của đường ruột gây ra loạn khuẩn ruột, rối loạn tiêu hóa. Do vậy, cần phải bổ sung lợi khuẩn cho bé càng sớm càng tốt.
Trong hàng ngàn loại lợi khuẩn khác nhau, Bifidobacterium là lợi khuẩn thiết yếu nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bifidobacterium chiếm đến 90% tổng lượng lợi khuẩn và cư trú chủ yếu tại đại tràng – nơi quyết định phần lớn đến hình thái phân và khả năng tiêu hóa của cơ thể.
- Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên của nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu từ Đan Mạch.
- Imiale chứa chủng lợi khuẩn sống, gắn đích độc quyền Bifidobacterium BB-12 – chủng lợi khuẩn hàng đầu về bằng chứng khoa học với hơn 307 nghiên cứu lâm sàng quốc tế
- Bifidobacterium BB1 được chứng nhận và khuyên dùng bởi các tổ chức uy tín: FDA, EFSA, ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu)
- Giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải hiện hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa. Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Sản phẩm được sử dụng cho trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột: tiêu chảy, phân sống, táo bón, bụng đầy, khó tiêu, trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.
Hy vọng rằng qua bài viết này, các mẹ đã trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết để có thể xử lý đúng cách khi phát hiện bé đi ngoài ra máu. Để được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng của bé, các mẹ có thể liên hệ với các chuyên gia y tế của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.