Một số loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều, chúng lại trở nên bất lợi đối với hệ tiêu hóa. “Ăn gì gây táo bón?” là câu hỏi mà rất nhiều mẹ có con nhỏ đang băn khoăn. 9 loại thực phẩm dưới đây nếu sử dụng nhiều có thể gây táo bón cho trẻ. Các mẹ nên hạn chế cho con ăn nếu bé đang gặp phải tình trạng này.
Mục lục
1. 9 loại thực phẩm có thể gây táo bón:
Những thực phẩm sau đây được cho là rất quen thuộc với cuộc sống của chúng ta. Đây thậm chí còn là những món ăn khoái khẩu của rất nhiều bé. Tuy nhiên nếu bé ăn quá nhiều, nguy cơ táo bón sẽ rất cao. Cùng tìm hiểu xem chúng ảnh hưởng như thế nào đối với hệ tiêu hóa của các bé nhé.
1.1. Trứng
Trứng chứa một lượng lớn protein. Nếu ăn quá nhiều trứng, lượng protein trong trứng không tiêu hóa hết được. Chúng sẽ được biến đổi thành các amin và phenyl hydrate là các chất độc đối với cơ thể. Theo một nghiên cứu của các chuyên gia tại Hàn Quốc: Sử dụng trứng thường xuyên có thể gây táo bón.
1.2.Thực phẩm chứa gluten:
Gluten có thể gây táo bón ở một số người nhạy cảm hoặc dị ứng với nó. Ngoài ra còn có những người không dung nạp được gluten (bệnh celiac). Nếu nghi ngờ nhạy cảm hoặc dị ứng với các thực phẩm này dẫn đến táo bón cho trẻ, hãy thử hạn chế các thực phẩm đó và theo dõi tác dụng trên tiêu hóa. Những thực phẩm chứa gluten như lúa mì, lúa mạch và các sản phẩm làm từ lúa mì, lúa mạch…mẹ nên hạn chế đưa vào khẩu phần ăn, tránh gây táo bón cho trẻ.
1.3. Ngũ cốc chế biến
Ngũ cốc chế biến và sản phẩm của nó chẳng hạn như gạo trắng, bánh mì trắng, có ít chất xơ hơn so với các loại ngũ cốc nguyên hạt. Do lớp vỏ cám chứa nhiều chất xơ đã bị loại bỏ. Đối với trẻ em, việc bắt đầu ăn cơm hạt thay vì ăn cháo dễ khiến trẻ bị táo bón hơn. Bởi chế độ ăn khô hơn, và cơm nhiều tinh bột, ít chất xơ nên khó tiêu hóa hơn.
1.4. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Theo một số nghiên cứu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sự nhạy cảm với protein trong sữa bò. Những trẻ táo bón kéo dài mà đang dùng sữa bò trong một khoảng thời gian, khi ngừng sữa bò có những cải thiện nhất định.
1.5. Thịt đỏ
Thịt đỏ chứa nhiều chất béo và ít chất xơ. Đồng thời thịt đỏ chiếm vị trí của thức ăn chứa chất xơ trong khẩu phần ăn của trẻ. Dẫn đến lượng chất béo tăng lên, lượng chất xơ giảm xuống. Hai yếu tố trên gây ra tình trạng táo bón cho trẻ. Vì chất xơ là chất mà cơ thể không hấp thu. Nó được thải qua phân, giúp định hình phân và giữ nước cho phân, làm mềm phân. Còn chất béo khiến cho hệ tiêu hóa mất nhiều thời gian hơn để xử lý nó.
1.6. Đồ chiên rán và thức ăn nhanh
Đồ chiên rán và thức ăn nhanh cũng chứa nhiều chất béo và ít chất xơ. Đây là một trong những nguyên nhân chúng gây ra táo bón, tương tự như thịt đỏ. Ngoài ra, đồ ăn nhanh bao gồm cả đồ đông lạnh thường chứa lượng muối nhiều hơn bình thường. Điều đó làm đẩy mạnh quá trình tái hấp thu nước ở ruột. Phân mất nước trở nên khô cứng khó đào thải, dẫn đến táo bón.
1.7. Socola
Lượng chất béo trong socola có thể dẫn đến sự chậm tiêu, làm giảm nhu động ruột. Trẻ em rất thích ăn đồ ngọt, trong đó có Socola. Các mẹ nên cân nhắc cho con ăn vừa phải để tránh táo bón cho trẻ.
1.8. Quả hồng
Quả hồng thường có vị chát, chứa rất nhiều tanin. Đó là chất được cho là giảm tiết nhầy và giảm sự co thắt ở ruột. Vì vậy làm chậm quá trình đào thải phân. Tương tự như vậy với các loại quả có vị chát như ổi xanh,… cũng có thể gây táo bón cho trẻ.
1.9. Chuối xanh
Chuối chín rất tốt cho tiêu hóa. Ngược lại, chuối xanh lại chứa nhiều tanin và tinh bột, là các chất làm chậm quá trình tiêu hóa. Trong chuối cũng có nhiều chất xơ, giúp kéo nước vào phân. Tuy nhiên đối với trẻ táo bón lâu ngày do cơ thể thiếu nước, chuối khiến tình trạng táo bón trở nên nặng hơn.
2. Một số nguyên nhân khác dẫn đến táo bón
Ngoài việc cho bé ăn những món ăn dễ gây táo bón thì những nguyên nhân sau cũng rất hay gặp. Các mẹ cần chú ý để có thể xử lý đúng nguyên nhân, cải thiện táo bón một cách triệt để cho bé.
2.1. Không bổ sung đủ nước
Nước giúp làm mềm phân, để dễ đào thải hơn. Ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, lượng nước chính mà trẻ hấp thu là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ cần bổ sung thêm nước cho con để phù hợp với nhu cầu của trẻ.
2.2. Do tình trạng loạn khuẩn đường ruột
Trong đường ruột tồn tại một quần thể vi sinh vật bao gồm cả có lợi và có hại. Chúng cạnh tranh vị trí sống và chất dinh dưỡng của nhau. Vì một số nguyên do nào đó, các vi sinh vật có hại chiếm được ưu thế, tiêu diệt các vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn). Nguyên nhân có thể do:
- Sự nhiễm khuẩn, tăng số lượng vi khuẩn có hại.
- Dùng kháng sinh, tiêu diệt vi khuẩn có hại, nhưng cũng làm mất đi lượng lớn lợi khuẩn đường ruột.
- Thiếu dinh dưỡng, các lợi khuẩn không đủ điều kiện sinh sống.
- Trẻ sinh non: Hệ vi sinh vật đường ruột chưa phát triển hoàn thiện, chưa ổn định và cân bằng.
»Xem thêm: Dấu hiệu trẻ táo bón và cách khắc phục nhanh chóng tại nhà
3. Bổ sung lợi khuẩn Imiale – Biện pháp an toàn giảm táo bón cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Bifidobacterium là loài chiếm số lượng lớn nhất trong các lợi khuẩn đường ruột. Chúng chiếm 99% tổng lượng lợi khuẩn ở đại tràng. Imiale – lợi khuẩn đến từ Đan Mạch cung cấp chủng Bifidobacterium BB12 là giải pháp hữu hiệu nhất vừa đem lại hiệu quả cao, vừa an toàn cho bé.
Imiale với 6 cơ chế tác động làm giảm táo bón ở trẻ hiệu quả:
- Điều chỉnh tính thấm ở đại tràng: điều chỉnh lượng nước trong phân, giúp phân mềm, xốp dễ tống đẩy ra ngoài.
- Tạo màng nhầy sinh học: bảo vệ niêm mạc đại tràng và dễ dàng đào thải phân.
- Điều hòa nhu động đại tràng: giúp tống đẩy phân ra ngoài
- Tiết enzyme tiêu hóa: tiêu hóa triệt để thức ăn còn lại
- Ức chế hại khuẩn, loại bỏ độc tố: giúp duy trì cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Tăng cường đề kháng: kích thích sản sinh kháng thể cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh.
»Xem thêm: Hiệu quả của Imiale đối với tình trạng táo bón ở trẻ
Ngoài cách hạn chế các thực phẩm có thể gây táo bón, mẹ nên kết hợp các biện pháp giảm táo bón cho trẻ. Imiale là lựa chọn hoàn hảo giúp bé giảm nhanh tình trạng táo bón. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.