Mất nước, rối loạn điện giải là những dấu hiệu nguy hiểm khi tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần điều trị sớm, đúng cách cho con, tránh thái độ chủ quan coi thường. Bổ sung lợi khuẩn là giải pháp được các chuyên gia y tế khuyên dùng, giúp trẻ nhỏ vượt qua tiêu chảy một cách nhẹ nhàng. Cùng tìm hiểu phương pháp này qua bài viết dưới đây.
I. Như thế nào được gọi là tiêu chảy ở trẻ nhỏ?
Tiêu chảy là một lý có thể dễ dàng phát hiện được ở trẻ nhỏ. Khác biệt với tình trạng phân thành khuôn, vàng đều khi hệ tiêu hóa ổn định. Tiêu chảy là tình trạng phân lỏng, nhiều nước, tần suất đại tiện nhiều hơn 3 lần một ngày. Và một dấu hiệu khá đặc biệt ở trẻ nhỏ thường phân có mùi tanh khẳm, rất khó chịu.
Nếu tình trạng này kéo dài qua 14 ngày, tiêu chảy được chuyển sang giai đoạn mạn tính. Khi bị tiêu chảy kéo dài, trẻ không thể tránh khỏi các tình trạng như mất nước, suy dinh dưỡng, hăm tã…
Tìm hiểu thêm về cách trị hăm tã của trẻ
II. 7 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Trẻ nhiễm virus:
Khi trẻ nhiễm bất kể loại virus nào gây bệnh cho cơ thể đều có nguy cơ gây tiêu chảy. Nhưng với tùy từng loại virus, mức độ nặng của tiêu chảy biểu hiện sẽ khác nhau. Một số loại virus có thể gây tiêu chảy như: Norwalk virus, cytomegalovirus và virus viêm gan, … Đặc biệt, với trẻ nhỏ, rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy cấp. Cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vacxin rota cho trẻ để tránh nguy cơ mắc bệnh.
Trẻ nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng:
Thực phẩm, nguồn nước, môi trường xung quanh trẻ tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây bệnh nếu không được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Vi khuẩn và ký sinh trùng luôn sẵn sàng xâm nhập vào cơ thể từ những nguồn thức ăn không nấu chín, nước không đung sôi và môi trường không vệ sinh sạch sẽ.
Tiêu chảy do nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng thường là tiêu chảy nặng. Diễn tiến nhanh, trẻ mất nhiều nước, chất điện giải và nhanh suy kiệt cơ thể. Số lần đại tiện nhiều cùng lượng nước trong mỗi lần đại tiện nhiều là dấu hiệu nguy hiểm. Cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay lập tức để điều trị kịp thời.
Clostridium difficile là một vi khuẩn nguy hiểm, có thể gây tiêu chảy nặng cho trẻ. Có thể nhiễm vi khuẩn này sau một đợt trẻ dùng kháng sinh dài ngày hoặc điều trị trong bệnh viện.
Sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài:
Ngoài tác dụng giúp cơ thể loại trừ những vi khuẩn gây hại, kháng sinh còn là tác nhân gây tiêu chảy. Với khả năng tiêu diệt không chọn lọc, kháng sinh vô tình tiêu diệt cả vi sinh vật có lợi. Thiếu hụt lợi khuẩn cũng chính là thiếu hụt bức tường thành kiên cố bảo vệ niêm mạc ruột. Khi đó, hại khuẩn tăng lên tạo điều kiện sinh đố tố tổn thương hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.
Trẻ mất khả năng dung nạp lactose
Đường sữa hay với tên khoa học Lactose là dưỡng chất thiết yếu với trẻ nhỏ. Nhưng trong một số trường hợp, trẻ nhỏ bị thiếu men Lactase thủy phân đường Lactose. Chính vì không thể phân cắt đường lactose, trẻ sẽ không thể hấp thu dưỡng chất cung cấp từ sữa. Lactose tăng thẩm thấu nước trong phân, gây tình trạng tiêu chảy kéo dài mỗi khi trẻ uống sữa.
Không dung nạp Fructose.
Có chủ yếu trong trái cây và mật ong, đường Fructose được thêm vào một số loại đồ uống với vai trò chất tạo ngọt. Với một số bé đường tiêu hóa yếu, đôi khi có thể tiêu chảy khi sử dụng những loại đồ uống này.
Trẻ sử dụng các chất ngọt nhân tạo:
Một số sản phẩm có chứa đường nhân tạo: Sorbitol và mannitol cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy cho trẻ.
Các nguyên gây rối loạn tiêu hóa khác:
Hầu hết trẻ nhỏ nếu đang trong độ tuổi mọc răng đều có nguy cơ mắc tiêu chảy. Khi răng bắt đầu nhú là lúc lợi có nguy cơ cao bị tấn công bởi vi khuẩn có hại. Trẻ nhỏ thường kèm theo sốt nhẹ và tiêu chảy.
Một số nguyên nhân khác có thể dẫn tới tiêu chảy mạn tính, kéo dài của trẻ nhỏ. Chẳng hạn như: bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh celiac, viêm đại tràng vi thể và hội chứng ruột kích thích.
Tham vấn y khoa tại: Mayoclinic – tại đây
III. Nguyên tắc căn bản trong điều trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ
3.1. Loại trừ nguyên nhân gây tiêu chảy sớm nhất có thể:
- Điều trị kháng sinh với trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn và ký sinh trùng. Để biết chính xác loại kháng sinh sử dụng, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kê đơn phù hợp với loại nhiễm khuẩn trẻ đang mắc phải. Tuyệt đối không tự ý kê đơn và sử dụng kháng sinh bừa bãi cho trẻ.
- Với nguyên nhân bất dung nạp đường lactose trong sữa cần hạn chế sử dụng các sản phẩm có chữa lactose cho trẻ. Thay thế cho trẻ bằng các sản phẩm giảm hoặc không chứa đường sữa lactose là cách duy nhất dứt điểm tiêu chảy cho bé.
3.2. Bổ sung nước và chất điện giải, tránh hiện tượng mất nước đe dọa tính mạng
Mất nước nhanh rất nguy hiểm với trẻ nhỏ. Mất nước nghiên trọng gây biến chứng hạ huyết áp, suy mạch, hôn mê, co giật, ….
Bổ sung nước và điện giải có nhiều cách:
- Với trẻ trên 6 tháng: có thể bổ sung oresol pha đúng tỷ lệ, nước hoa quả, sữa, …
- Với trẻ dưới 6 tháng: Nên tăng thời gian bú và tần suất bú mẹ cho con. Bổ sung đủ lượng sữa trong giai đoạn này rất quan trọng.
3.3. Bổ sung lợi khuẩn ngăn loạn khuẩn ruột gây vòng xoắn tiêu chảy tái phát
Dù bất kể nguyên nhân nào gây tiêu chảy kéo dài cho trẻ luôn dẫn đến hậu quả loạn khuẩn ruột. Loạn khuẩn ruột là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Số lượng vi khuẩn có lợi giảm xuống đáng kể gây thiếu hụt hàng rào vi sinh bảo vệ niêm mạc ruột. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm, hại khuẩn dễ xâm nhập, tiết độc tố gây viêm tạo vòng xoắn tiêu chảy tái đi tái lại. Lâu dần gây tổn thương thực thể và hoạt động chức năng của đường ruột.
Bổ sung lợi khuẩn tại đại tràng là cách duy nhất giúp chống loạn khuẩn ruột cho trẻ tiêu chảy. Cần chọn lợi khuẩn hướng tới đại tràng, vì đây là nơi cư ngụ phù hợp với vi sinh vật có lợi. Đại tràng tuy là chốt cuối nhưng lại chiếm vai trò quyết định tới hình thái phân trẻ. Lợi khuẩn tại đại tràng tạo hàng rào bảo vệ kiên cố, đóng nhiều công sức bảo vệ và hỗ trợ dứt điểm tình trạng tiêu chảy kéo dài.
IV. Lợi khuẩn nào hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ?
4.1. Vai trò cụ thể của lợi khuẩn khi bé bị tiêu chảy
- Lợi khuẩn giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Với khả năng cạnh tranh vị trí bám, tiết chất kháng vi sinh vật tự nhiên, chiếm dinh dưỡng, lợi khuẩn có khả năng loại trừ các hại khuẩn gây tiêu chảy
- Giúp tái tạo cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo lớp áo bảo vệ niêm mạc ruột, chống sự tấn công của mầm bệnh.
- Lợi khuẩn tiết các chất nhầy sinh học, tăng cường hấp thu các độc tố do hại khuẩn tiết ra. Giảm các kích ứng niêm mạc tiêu hóa, giảm phản ứng tăng nhu động ruột quá mức.
- Điều hòa nhu động ruột tại đại tràng, giảm số lần tiêu chảy của trẻ.
- Sản sinh kháng thể giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh
4.2. Imiale – Bifidobacterium cải thiện hơn 90% tình trạng tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ
Với tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ, lợi khuẩn sống, gắn đích tại đại tràng là lựa chọn tốt nhất. Bởi lẽ, khác với các dạng bào tử lợi khuẩn thông thường, lợi khuẩn sống cho tác dụng nhanh và trực tiếp. Do không mất thời gian nảy mầm và phát triển thành lợi khuẩn trưởng thành, lợi khuẩn sống cho tác dụng ngay lập tức, hiệu quả bám dính cao hơn hẳn.
Lợi khuẩn sống Imiale nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch
4.2.1. Nghiên cứu: Đánh giá khả năng hỗ trợ tiêu chảy và loại trừ rotavirus ở trẻ nhỏ khi bổ sung Imiale® 1
(Bifidobacterium BB12®)
Nhóm nghiên cứu: Giáo sư Saavedra J.M và cộng sự
Năm nghiên cứu: Năm 1994
Nơi nghiên cứu: Khoa nhi, đại học Y Johns Hopkins, Maryland, Mỹ.
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên tổng 55 trẻ có độ tuổi từ 5-24 tháng.Mẫu phân trẻ được theo dõi hàng ngày đánh giá tình trạng tiêu chảy và theo dõi nồng độ rotavirus trong phân.
Kết quả và két luận
Với nhóm trẻ sử dụng Imiale® (BB-12®), tỷ lệ tiêu chảy giảm 93% tỷ. Đối với nhóm mắc rota, tăng 93% khả năng loại trừ rotavirus.
Link nghiên cứu:
Feeding of Bifidobacterium bifidum and Streptococcus thermophilus to infants in hospital for prevention of diarrhoea and shedding of rotavirus
4.2.2. Imiale® (Bifidobacterium BB12®) giảm thời gian mắc tiêu chảy, trẻ nhanh chóng xuất viện2
Nghiên cứu chứng minh: Hiệu quả của Imiale® (Bifidobacterium BB12®) trong các trường hợp tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ
Nhóm nghiên cứu: Giáo sư, tiến sĩ Neveen Helmy Abou El-Soud và cộng sự
Năm nghiên cứu: Năm 2015
Nơi thực hiện nghiên cứu: Trung tâm nghiên cứu quốc gia, Khoa nhi tại viện Cairo, Ai cập
Nhóm nghiên cứu: 50 trẻ, từ 1 đến 23 tháng tuổi mắc tiêu chảy nặng
Kết quả và kết luận nghiên cứu:
Thời gian mắc tiêu chảy của trẻ rút ngắn còn 3 ngày (p=0,02). Trong đó, tỉ lệ xuất viện trong 2 ngày là 72% , so với nhóm chứng 44%.
Link nghiên cứu:
Bifidobacterium lactis in Treatment of Children with Acute Diarrhea. A Randomized Double Blind Controlled Trial
Tham khảo
- Saavedra J.M., et al. Feeding of Bifidobacterium bifidum and Streptococcus thermophilus to infants in hospital for prevention of diarrhoea and shedding of rotavirus. Lancet. 1994;344:1046–1049
- El-Soud NH, Said RN, Mosallam DS, Barakat NA, Sabry MA. Bifidobacterium lactis in Treatment of Children with Acute Diarrhea. A Randomized Double Blind Controlled Trial. Open Access Maced J Med Sci. 2015;3(3):403-407. doi:10.3889/oamjms.2015.088
Như vậy, bài viết vừa rồi chia sẻ các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, nguyên tắc điều trị và cách hỗ trợ tiêu chảy bằng lợi khuẩn. Nhận biết đúng dấu hiệu, chữa trị kịp thời, đúng cách giúp trẻ tránh những hậu quả của tiêu chảy lên sự phát triển của bé. Liên hệ tư vấn giải đáp thắc mắc qua số điện thoại: 1900 9482