Thuật ngữ “Wonder Weeks” – tuần khủng hoảng đã không còn xa lạ với nhiều bậc cha mẹ. Đây là các giai đoạn phát triển mạnh mẽ của trẻ sơ sinh về cả vật chất và tinh thần, dẫn đến những biểu hiện khác so với bình thường: cáu gắt, bỏ ăn, nhõng nhẽo…. Đôi khi tình trạng này làm ảnh hưởng đến tâm lý của cha mẹ. Vậy làm thế nào để mẹ vượt qua được wonder week? Đây là điều khiến nhiều cha mẹ băn khoăn lo lắng, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ vượt qua wonder week dễ dàng hơn.
Mục lục
- 1. Wonder week – Tuần khủng hoảng là gì?
- 2. Thời gian diễn ra wonder week – tuần khủng hoảng của trẻ
- 2.1. Tuần khủng hoảng – wonder week thứ 5: Chuyển biến về cảm giác
- 2.2. Tuần khủng hoảng – wonder week thứ 8: Bắt đầu biết khám phá
- 2.3. Tuần khủng hoảng – wonder week thứ 12: Bắt đầu vận động
- 2.4. Tuần khủng hoảng – wonder week thứ 19: Bắt đầu những “sự kiện”
- 2.5. Tuần khủng hoảng – wonder week thứ 26: Bắt đầu những “mối quan hệ”
- 2.6. Tuần khủng hoảng – wonder week thứ 37: Bắt đầu nhận biết “phạm trù”
- 2.7. Tuần khủng hoảng – wonder week thứ 46: Bắt đầu tập nói
- 2.8. Tuần khủng hoảng – wonder week thứ 55
- 2.9. Tuần khủng hoảng – wonder week thứ 64
- 2.10. Tuần khủng hoảng – wonder week thứ 75
- 3. Các dấu hiệu nhận biết khi trẻ đến tuần khủng hoảng – wonder weeks
- 4. Tuần khủng hoảng – wonder week kéo dài bao lâu
- 4. 10 mẹo giúp mẹ vượt qua wonder week – tuần khủng hoảng dễ dàng
- TPBVSK Imiale® – Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch
- 4.1. Chia nhỏ bữa ăn
- 4.2. Đáp ứng nhu cầu của bé
- 4.3. Cho con đi ngủ sớm
- 4.4. Dành nhiều thời gian quan tâm cho bé
- 4.5. Không ép buộc con
- 4.6. Ôm ấp, xoa dịu con
- 4.7. Chia ca chăm bé
- 4.8. Nắm rõ triệu chứng các tuần wonder week
- 4.9. Can thiệp y tế
- 4.10. Chuẩn bị tâm lý khi đối mặt với tuần wonder week
1. Wonder week – Tuần khủng hoảng là gì?
Thuật ngữ “ Wonder Week” lần đầu tiên xuất hiện là vào năm 1922 bởi cặp vợ chồng tiến sĩ người Hà Lan. Wonder week là tự đề tên cuối sách mà họ xuất bản, cuốn sách của họ là tập hợp thông tin về cách trẻ sơ sinh phát triển và cha mẹ có thể làm gì để hỗ trợ chúng.
Tuần khủng hoảng (Wonder week) là một cách để mô tả các giai đoạn phát triển mạnh mẽ của trẻ sơ sinh. Người ta cho rằng đây là thời điểm cao điểm khi tất cả trẻ sơ sinh sẽ phát triển về thể chất và tinh thần một cách nhanh chóng. Nói cách khác, Wonder week là các tuần lễ phát triển về kỹ năng là tinh thần của bé. Mà sau giai đoạn này sẽ sẽ có bước nhảy vọt về kỹ năng hay trí não và tinh thần.
2. Thời gian diễn ra wonder week – tuần khủng hoảng của trẻ
Theo các nghiên cứu thì có 10 kỳ wonder week rải rác trong 2 năm đầu đời của trẻ. Mỗi mốc gắn với một sự thay đổi cụ thể về thể chất, tinh thần. Đó là các mốc:
2.1. Tuần khủng hoảng – wonder week thứ 5: Chuyển biến về cảm giác
Giai đoạn này, các giác quan của trẻ có sự chuyển biến rõ rệt. Trẻ bắt đầu quan sát (thị giác), muốn sờ, chạm vào đồ vật xung quanh (cảm giác), nghe được âm thanh rõ ràng hơn (thính giác), cảm nhận được mùi hương (khứu giác), cảm nhận được vị của sữa (vị giác), nên có thể biếng ăn hơn.
2.2. Tuần khủng hoảng – wonder week thứ 8: Bắt đầu biết khám phá
Lúc này, cơ thể trẻ bắt đầu cứng cáp hơn, có thể tự điều chỉnh được hành vi của mình. Trẻ có thể quay đầu hướng về phía âm thanh, chăm chú nhìn những gì trẻ thích. Ngoài ra, giai đoạn này, trẻ có thể phát ra những âm thanh thú vị đấy.
2.3. Tuần khủng hoảng – wonder week thứ 12: Bắt đầu vận động
Giai đoạn này, trẻ được gần 3 tháng tuổi và bắt đầu tập lẫy. Đây là vận động đầu tiên của trẻ. Trẻ ngóc đầu dậy để quan sát, khám phá mọi thứ xung quanh. Bên cạnh đó, trẻ ở tuần thứ 12 đã có thể chơi đùa với cha mẹ, cười nhiều hơn.
2.4. Tuần khủng hoảng – wonder week thứ 19: Bắt đầu những “sự kiện”
Thời gian này trẻ đã nhận thức được thế giới xung quanh, cử động linh hoạt như cầm nắm chắc, cử động tay, chân (cho tay vào miệng), đưa mắt tìm kiếm người thân, đồ chơi và có thể nhận ra tên mình khi được nghe gọi.
2.5. Tuần khủng hoảng – wonder week thứ 26: Bắt đầu những “mối quan hệ”
Sau cột mốc này, trẻ bắt đầu quan tâm, chơi đùa với người xung quanh. Trẻ hay quấy khóc khi rời xa bố mẹ, vui vẻ chơi đùa với mọi người xung quanh và sợ khi ở 1 mình.
2.6. Tuần khủng hoảng – wonder week thứ 37: Bắt đầu nhận biết “phạm trù”
Giai đoạn này trẻ bắt đầu biết phân biệt các đối tượng xung quanh thuộc nhóm nào, ví dụ ai là người thân, đâu là đồ chơi, đâu là con vật… Đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu tập bò, mải mê khám phá xung quanh mà lười ăn, bỏ bú …
2.7. Tuần khủng hoảng – wonder week thứ 46: Bắt đầu tập nói
Lúc này, trẻ bắt đầu nói được các từ đơn, biết giao tiếp với cha mẹ bằng các câu ngắn, và trả lời cha mẹ những câu hỏi đơn giản như các gì, con gì, thích gì…. Ngoài ra, trẻ bắt đầu nhận thức về trình tự, biết nên làm gì trước làm gì sau để hoàn thành công việc.
2.8. Tuần khủng hoảng – wonder week thứ 55
Trẻ ở tuần khủng hoảng thứ 8 này đã có khả năng tự đi, chơi đùa, tự chơi, tự làm một số việc cá nhân như mặc quần áo, phụ mẹ một số việc vặt như lấy đồ,…
2.9. Tuần khủng hoảng – wonder week thứ 64
Trẻ đã đi vững và hoàn thiện một số kỹ năng như pha trò, làm nũng, bày tỏ cảm xúc và giao tiếp với người xung quanh.
2.10. Tuần khủng hoảng – wonder week thứ 75
Đây là cột mốc khủng hoảng cuối cùng, khi trẻ 17-20 tháng tuổi. Lúc này trẻ đã hoàn thành hầu hết các kỹ năng để khám phá thế giới cung quanh, hiểu được ngôn ngữ đề giao tiếp và kiểm soát được hành vi của mình.
Tuy nhiên, tuần khủng hoảng Wonder week ở mỗi bé sẽ là khác nhau có thể đến sớm hoặc đến muộn hơn. Vì vậy, khi chăm sóc bé mẹ nên theo dõi bé đánh dấu để chuẩn bị tâm lý, tránh tình trạng lo lắng, căng thẳng khi bé đến wonder week sớm hay muộn.
3. Các dấu hiệu nhận biết khi trẻ đến tuần khủng hoảng – wonder weeks
Để xem bé có phải đang ở trong tuần wonder week không? Trẻ sẽ thường có một số biểu hiện nhận biết là trẻ đang đến tuần wonder week:
- Bé sẽ khóc nhiều hơn, khóc ỉ ôi
- Trẻ hay cáu gắt, tâm trạng thay đổi thất thường đang vui tự nhiên khóc, đang vui tự nhiên cáu hoặc ngược lại
- Muốn cha mẹ dành nhiều thời gian chơi với mình hơn, đeo bám cha mẹ không rời.
- Cư xử ngọt ngào với cha mẹ hơn: ôm ấp, cười, nịnh cha mẹ
- Có thể bé sẽ nghịch hơn
- Ngoài ra, có một số bé sẽ nhút nhát hơn, một số trường hợp bé ngủ ít, ngủ không sâu giấc, khóc thét khi ngủ.
- Ghen khi thấy cha mẹ quan tâm đến người khác (đặc biệt là các em bé khác)
4. Tuần khủng hoảng – wonder week kéo dài bao lâu
Mỗi tuần khủng hoảng – wonder week sẽ kéo dài 1-4 tuần với biểu hiện khó chịu, dễ cáu gắt, quấy khóc liên miên. Trong mỗi thời kỳ wonder week đó nó sẽ có 2 giai đoạn là:
- Giai đoạn bão tố ( Stormy weeks): Đây là giai đoạn bé học hỏi kỹ năng cũng như sự phát triển mới. Lúc này bé sẽ trở nên cáu gắt, khó chịu, bỏ ăn, nhõng nhẽo…
- Giai đoạn nắng đẹp (Sunny weeks): Trải qua giai đoạn bão tố sẽ đến giai đoạn nắng đẹp sẽ đến. Nắng đẹp đến đó là lúc mà con bạn sẽ học được kỹ năng mới, tìm hiểu và nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh. Mọi thứ sẽ trở lại như bình thường, bé sẽ trở nên ngoan ngoãn và nghe lời hơn
4. 10 mẹo giúp mẹ vượt qua wonder week – tuần khủng hoảng dễ dàng
Tham khảo dòng men vi sinh nâng cao sức khỏe tiêu hóa, cải thiện sức đề kháng giúp bé vượt qua các thời kỳ khủng hoảng.
TPBVSK Imiale® – Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch
- Lợi khuẩn nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch: Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đan Mạch. Sản phẩm được sản xuất giám sát chặt chẽ quy trình đảm bảo tiêu chuẩn GMP – EU
- Lợi khuẩn độc quyền tại Việt Nam: Imiale chứa chủng lợi khuẩn sống, gắn đích độc quyền Bifidobacterium BB-12
- Lợi khuẩn Bifidobacterium có số nghiên cứu lâm sàng hàng đầu thế giới: Imiale bổ sung Bifidobacterium BB-12 – chủng lợi khuẩn hàng đầu về bằng chứng khoa học với hơn 307 nghiên cứu lâm sàng quốc tế
- Bifidobacterium BB1 được chứng nhận và khuyên dùng bởi các tổ chức uy tín: FDA (Hoa Kỳ), EFSA (Châu Âu), ESPGHAN (Hiệp hội Dinh dưỡng và Gan mật nhi khoa Châu Âu)
- Giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải hiện hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa. Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Sản phẩm được sử dụng cho trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột: tiêu chảy, phân sống, táo bón, bụng đầy, khó tiêu, trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.
Liên hệ hotline tư vấn: 1900 9482 hoặc 0967629482
Như vậy, trẻ trong wonder week mẹ phải làm những gì? Dưới đây là 10 mẹo giúp mẹ vượt qua tuần wonder week dễ dàng hơn:
4.1. Chia nhỏ bữa ăn
Khi đối mặt với wonder week việc trẻ biếng ăn, bỏ ăn của trẻ luôn khiến mẹ phải lo lắng. Mẹo chia nhỏ bữa ăn của con ra thành nhiều lần trong ngày sẽ giúp mẹ giảm áp lực ăn cho con cũng như khiến con có thể ăn được nhiều hơn.
Đầu tiên, mẹ phải biết rằng khi trẻ đến các tuần wonder week thì lượng thức ăn của trẻ có thể sẽ giảm đi.
- Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi mẹ có thể cho bé ăn 60 – 80ml mỗi lần ăn, trong khoảng thời gian ngắn từ 1 – 2 tiếng.
- Đối với trẻ trên 6 tháng có những bé đã ăn dặm được rồi, lúc này mẹ có thể áp dụng “ ăn dặm bé chỉ huy”.
- Mẹ có thể cho bé ăn một chút bánh, một chút cơm… để bé vừa chơi vừa ăn.
4.2. Đáp ứng nhu cầu của bé
Khi trẻ đang trải qua tuần wonder week cơ thể cũng như tâm lý của trẻ rất nhạy cảm, tâm trạng thay đổi thất thường. Việc đáp ứng nhu cầu của trẻ hay chiều chuộng bé hơn sẽ khiến bé cảm thấy thoải mái hơn.
Trong giai đoạn này mẹ không nên cáu gắt hay làm trái ý của bé, điều này sẽ khiến mẹ trở nên mệt mỏi hơn mà thôi. Vì vậy hãy để mọi chuyện diễn ra một cách tự nhiên, mẹ nên quan tâm đến bé nhiều hơn chiều chuộng bé hơn.
4.3. Cho con đi ngủ sớm
Tuần wonder week đến có thể khiến con trở nên khó ngủ, ít ngủ và có thể mơ nhiều hơn. Để tránh tình trạng quấy khóc khi ngủ, ngủ ít của bé có thể xảy ra mẹ nên cho bé ngủ sớm hơn từ 30 – 45 phút so với bình thường. Một số mẹ khiến trẻ ngủ sớm hơn mà mẹ có thể áp dụng:
- Cho trẻ ăn no trước khi ngủ
- Tạo không gian thoải mái, yên tĩnh giúp bé chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
- Tạo sự mềm mại và nhẹ nhàng ở nơi bé ngủ
- Có thể tạo mùi thơm nhẹ cho phòng ngủ. Đảm bảo bé nhà bạn không bị dị ứng khi dùng.
- Mẹ có thể hát ru và vỗ về trẻ khi ngủ.
4.4. Dành nhiều thời gian quan tâm cho bé
Trong giai đoạn này tâm lý của bé thất thường đang vui tự nhiên khóc hay đang chơi tự nhiên ném đồ chơi… Không những thế bé còn rất bám bố mẹ khiến bạn không thể làm được bất cứ việc gì. Tuy vậy, việc dành thời bên cạnh bé, nói chuyện, vui đùa với con cũng là cách an ủi bé khi con đang không thoải mái.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bé ở bên cạnh bố mẹ nhiều sẽ chỉ số IQ (chỉ số thông minh) và EQ (trí tuệ cảm xúc) cũng trẻ sẽ tăng cao so với trẻ ít ở cạnh bố mẹ. Bố mẹ hãy kiên trì với bé dù sao cũng chỉ vài ngày thôi rồi con sẽ lại trở lại ngoan như bình thường.
4.5. Không ép buộc con
Trong quá trình chăm sóc bé trong tuần wonder week mẹ không khỏi lo lắng với những thay đổi của con về ăn uống, sinh hoạt, tính tình. Thế nên nhiều phụ huynh đã ép buộc con làm những thứ mà con không muốn làm. Khi đó con bạn sẽ quấy khóc liên tục và các thay đổi trên cũng không được cải thiện mà nó sẽ tồi tệ đi.
Vì vậy mẹ hãy nhớ rằng trong các tuần lễ wonder week đừng ép buộc con làm gì cả. Mẹ cứ để con tự nhiên, thoải mái với những gì mà bé muốn. Sau các tuần lễ nãy bé của bạn sẽ trở lại ngoan ngoãn như bình thường thôi.
4.6. Ôm ấp, xoa dịu con
Trong tuần wonder week con sẽ khó tính, cáu gắt… là do lúc này con đang đau, đang khó chịu, có nhiều thay đổi. Vì vậy con rất cần sự ôm ấp, vỗ về từ bố mẹ. Việc ôm ấp, xoa dịu con sẽ phần nào giúp con cảm thấy an toàn và ấm áp hơn khi phải đối mặt với các khủng hoảng này.
Các động tác đó con có thể cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ dành cho bé. Vì vậy, đừng cố kìm nén: âu yếm, nói chuyện, nhìn nhau, vuốt ve và mỉm cười với bé
4.7. Chia ca chăm bé
Các bạn nên chia ca chăm sóc bé vì trong tuần wonder week thật sự rất là mệt mỏi. Con của bạn sẽ khóc rất nhiều 5 phút, 30 phút một lần khiến cho mẹ sẽ cảm thấy không còn sức lực để tiếp tục chăm bé. Vì vậy việc chia ca chăm con là điều hoàn toàn cần thiết để giảm bớt tình trạng mệt mỏi cũng như thiếu ngủ của mẹ. Bố và mẹ có thể thay phiên nhau ngủ, người ngủ người chăm em và ngược lại.
Việc chia ca sẽ giúp mẹ hoặc bố sẽ có giấc ngủ dài hơn thay vì cứ 1-2 giờ dậy chăm em bé. Đây là một mẹo mình cảm thấy khá hữu ích mà mẹ nên áp dụng.
4.8. Nắm rõ triệu chứng các tuần wonder week
Việc nắm rõ các triệu chứng của các tuần wonder week sẽ giúp mẹ tìm ra các cách giải quyết các vấn đề mà mẹ gặp phải. Mỗi một tuần wonder week em bé của bạn sẽ phát triển các bộ phận, kỹ năng khác nhau.
Việc biết rõ các tuần wonder week con đang phát triển cơ quan, bộ phần nào sẽ giúp mẹ tìm ra cách đánh lạc hướng chú ý của con. Từ đó khiến con và mẹ trải qua wonder week dễ dàng hơn.
4.9. Can thiệp y tế
Đối với một số bé việc trải qua wonder week thì khá khó khăn so với các trẻ khác. Lúc này các phương pháp mẹ áp dụng cho bé hầu hết sẽ không có tác dụng. Lúc này, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ, điều dưỡng để được tư vấn giải quyết. Bạn nên bổ sung cách liên hệ với các bác sĩ mà bạn tin tưởng trước khi bé bước vào tuần wonder week đầu tiên.
4.10. Chuẩn bị tâm lý khi đối mặt với tuần wonder week
Hãy chuẩn bị một sức khỏe, tinh thần thật là tốt. Đây việc đầu tiên mà bạn nên làm trước khi con trải qua các tuần wonder week. Vì lúc này em bé đang rất là khó chịu, con đang đau, khủng hoảng, con đang rất cần bố mẹ. Không phải em bé muốn quấy khóc làm cho bố mẹ mệt mỏi.
Khi bạn giải quyết được vấn đề tâm lý này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái trong việc chiều chuộng, giúp đỡ con trải các tuần wonder week. Bạn nên biết rằng con chỉ quấy khóc, chán ăn, cáu giận… trong các tuần wonder week thôi. Trải qua xong giai đoạn bé sẽ trở lại bình thường lúc này mẹ sẽ không còn mệt mỏi như trước nữa.
Tổng kết:
Wonder week hay tuần lễ khủng hoảng của bé là nỗi lo sợ của nhiều phụ huynh khi chăm em bé. Wonder week là các tuần lễ giúp con hoàn thiện và phát triển thể chất và tinh thần. Giai đoạn này rất quan trọng đối với con của bạn vì vậy hãy kiên nhẫn giúp con vượt qua các tuần khủng hoảng một cách dễ dàng. Mong bài viết trên giúp mẹ và bé trả qua các tuần wonder week một cách dễ dàng và vui vẻ.
Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Tham khảo nguồn: Healthline
>> Có thể mẹ muốn biết: