Theo nghiên cứu, khoảng 30% trẻ em sơ sinh trên thế giới có hiện tượng quấy khóc về ban đêm. Trẻ sơ sinh hay khóc đêm là chuyện bình thường nhưng đôi khi lại là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng nào đó bất thường về sức khỏe của trẻ. Hiểu được nỗi lo lắng của các mẹ, qua bài viết này Imiale sẽ giải mã tình trạng trẻ sơ sinh hay khóc đêm.
1. Trẻ sơ sinh khóc đêm sinh lý
Trẻ sơ sinh có các biểu hiện khóc kéo dài đặc biệt về ban đêm. Nguyên nhân chủ yếu là do sự khó chịu của trẻ với các yếu tố bên ngoài như cơn đói bụng, nhiệt độ, người lạ…
1.1 Trẻ sơ sinh hay khóc đêm do cảm thấy đói
Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ vì vậy các mẹ phải cho ăn nhiều lần trong ngày, thông thường từ 2-3 tiếng/lần. Do đó nguyên nhân khóc đêm là do đói và cần được ăn của trẻ sơ sinh.
Khóc là dấu hiệu muộn của cơn đói, trước đó trẻ sơ sinh có các biểu hiện như liếm môi hoặc mút ngón tay. Lúc này mẹ cần kiểm tra đồng hồ và xem đã bao lâu kể từ lần cho ăn cuối cùng để xác định trẻ khóc đêm do đói. Sau đó mẹ nên cho trẻ bú ngay để trẻ sơ sinh có thể tiếp tục ngủ ngon.
1. 2 Trẻ sơ sinh hay khóc đêm do muốn được thay tã
Việc bỉm ướt, nặng và bẩn làm cho trẻ cảm thấy khó chịu. Khi đó, trẻ sơ sinh sẽ lăn qua lăn lại, quấy khóc,… để “báo hiệu” cho mẹ rằng trẻ muốn được thay tã. Lúc này mẹ cần nhanh chóng thay tã cho trẻ để em bé nhanh chóng ngủ ngon lại. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dự phòng khóc đêm ở trẻ sơ sinh bằng cách sử dụng bỉm thấm hút tốt hay kiểm tra bỉm thường xuyên cho bé kể cả vào ban đêm.
1.3 Trẻ sơ sinh khóc đêm do quá nóng hoặc quá lạnh
Một trong số các nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ sơ sinh khóc đêm là do nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Mẹ nên chú ý các biểu hiện của trẻ để điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp. Dựa vào nhiệt độ không khí để lựa chọn quần áo phù hợp cho bé. Thông thường mẹ hay có tâm lý giữ ấm cho trẻ tương tự như với người lớn. Tuy nhiên thực tế thân nhiệt của trẻ sơ sinh cao hơn so với thân nhiệt của người lớn. Điều này làm cho bé bị nóng bức, khó chịu dẫn đến quấy khóc.
1.4 Trẻ sơ sinh khóc đêm do mọc răng
Trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu giai đoạn mọc răng bắt đầu từ 5 tháng tuổi và mọc đủ răng khi tròn 2 tuổi. Trong giai đoạn này, những cơn đau nướu sẽ khiến trẻ bồn chồn, cáu kỉnh và khóc đêm trước 1 tuần khi mọc răng.
Mẹ nên quan sát dấu hiệu mọc răng của sơ sinh như nướu, cằm có sưng đỏ hay dấu hiệu sốt nhẹ để phát hiện giai đoạn này nhé. Theo các chuyên gia, có thể làm giảm đau cho trẻ sơ sinh bằng cách sử dụng phương pháp chườm lạnh.
1. 5 Trẻ sơ sinh khóc đêm do có hơi người lạ
Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ rất nhạy cảm với hơi người lạ. Vì vậy khi có nhiều người lạ tiếp xúc với trẻ làm cho bé cảm thấy bất an, lo lắng, ngủ không ngon giấc. Bên cạnh đó trẻ còn bị tỉnh ngủ và khóc dai dẳng vào ban đêm. Trong trường hợp này, mẹ nên vỗ về, an ủi một cách nhẹ nhàng làm giảm cảm giác lo lắng và giúp bé ngủ ngon hơn.
1.6 Trẻ sơ sinh khóc đêm do tiếng ồn
Khi trẻ sơ sinh đang bắt đầu vào giấc ngủ, tiếng ồn hay âm thanh bất ngờ phát ra làm cho bé giật mình tỉnh giấc và quấy khóc. Để tránh trường hợp này, ba mẹ nên cố gắng giữ phòng của bé yên tĩnh, hạn chế tối đa tiếng ồn và tiếng động lớn.
Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác làm trẻ sơ sinh khóc đêm. Khi gặp phải trường hợp này cha mẹ không cần quá lo lắng vì đây là tiếng khóc sinh lý là cách giúp trẻ giao tiếp với mẹ.
2. Trẻ sơ sinh khóc đêm bất thường do Hội chứng Colic
Trong một số trường hợp trẻ sơ sinh khóc đêm có dấu hiệu bất thường. Một trong số các nguyên nhân phổ trẻ em khóc đêm bất thường là do hội chứng Colic.
2.1 Triệu chứng của hội chứng colic
Nếu gặp các dấu hiệu bao gồm trẻ khóc dữ dội, dai dẳng không rõ nguyên nhân, khóc kéo dài hơn 3 tiếng mỗi ngày, hơn 3 ngày trong tuần và kéo dài hơn 1 tuần thì mẹ nên chú ý. Bởi vì lúc này, nhiều khả năng là trẻ sơ sinh gặp tình trạng khóc dạ đề hay còn gọi là hội chứng colic.
Do trẻ sơ sinh chưa thể nói lên ý muốn của mình, cha mẹ cần quan sát biểu hiện của bé để xác định bé khóc đêm bình thường hay bất thường.
2.2 Nguyên nhân gây hội chứng Colic
Hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây nên hội chứng Colic. Các nhà khoa học đã đề ra một số giả thuyết để chỉ nguyên nhân gây bệnh bao gồm:
- Do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là tình trạng thay đổi số lượng vi sinh vật trong đường ruột của trẻ: vi khuẩn có lợi vị giảm số lượng, vi khuẩn có hại tăng số lượng.
Tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây nên các cơn co thắt vùng bụng. Các cơ co thắt vùng bụng khiến bé đau đớn, khó chịu và quấy khóc không ngừng đặc biệt vào ban đêm.
- Do trào ngược
Trào ngược dạ dày thực quản là quá trình các thành phần trong dạ dày như dịch vị, muối mất, không khí di chuyển ngược từ dạ dày lên thực quản. Khi trào ngược dịch vị có tính axit sẽ gây tổn thương thực quản, hầu họng của trẻ và khiến trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc.
Hiện tượng trào ngược ở trẻ do một số các yếu tố gây ra như mẹ cho bé bú sai hay các cơ co thắt thực quản…
- Do dị ứng thành phần trong sữa
Trong thời kỳ cho con bú, nếu mẹ ăn các thực phẩm lạ thì có thể khiến bé bị dị ứng hay không dung nạp với bất cứ thành phần nào trong sữa mẹ. Điều đó làm bé bị rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi và khóc đêm.
Trẻ bị dị ứng sữa bò có thể có các biểu hiện dễ nhận biết như: Sưng môi, lưỡi, mặt; phát ban, nổi mề đay, ngứa; nôn mửa, tiên chảy.
Mặc dù có nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng giả thuyết trẻ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột được công được công nhận nhiều nhất. Vì theo nghiên cứu có khoảng 90% trẻ khóc dạ đề có tình trạng thiếu hụt lợi khuẩn đường ruột.
2.3 Hậu quả khóc dạ đề Colic ở trẻ sơ sinh
Tình trạng khóc dạ đề kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé:
Hậu quả với bé
Hội chứng Colic kéo dài làm cho trẻ sơ sinh mệt mỏi, khó chịu, bỏ ăn. Tuy nhiên không gây những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho trẻ.
Hậu quả với ba mẹ
Thực tế, hội chứng Colic chủ yếu gây căng thẳng cho cha mẹ. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa hội chứng và các vấn đề về sức khỏe của cha mẹ:
- Tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.
- Cho trẻ ngừng bú sớm.
- Thường xuyên có cảm giác tội lỗi, kiệt sức, bất lực hoặc tức giận.
>>> CÓ THỂ MẸ MUỐN BIẾT: Tổng quan về Hội chứng Colic – Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh
2.4 Giải pháp khi trẻ mắc hội chứng Colic
Trong các giả thuyết được chỉ ra, giả thuyết được nhiều sự ủng hộ của các nhà khoa học về nguyên nhân gây hội chứng Colic là do trẻ bị khó chịu vùng bụng. Cụ thể là do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm số lượng lợi khuẩn và sự gia tăng đáng kể các hại khuẩn trong đường ruột của trẻ.
Để cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, việc bổ sung các lợi khuẩn là vô cùng cần thiết. Đây là phương pháp cho hiệu quả cao nhất, đã được nghiên cứu chứng minh giúp giảm đáng kể thời gian và tần suất khóc dạ đề.
Trong số các lợi khuẩn được sử dụng để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, mẹ nên sử dụng lợi khuẩn Bifidobacterium. Đây là lợi khuẩn thủ lĩnh chiếm trên 90% lợi khuẩn tại đường ruột của trẻ.
Trong số các chi của lợi khuẩn Bifidobacterium thì Bifidobacterium Bb-12 là chủng lợi khuẩn được nghiên cứu cho kết quả điều trị tốt và an toàn cho bé. Đặc biệt, chủng lợi khuẩn này có trong sản phẩm Imiale đã được chứng mình là cải thiện nhanh chóng tình trạng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh. Trong các nghiên cứu lâm sàng được thực hiện, Imiale cho các tác dụng xuất sắc gồm:
- Giảm quấy khóc 100% trên trẻ sơ sinh sử dụng.
- Giảm 90% tần suất quấy khóc do co thắt.
- Trẻ ngủ ngon, tăng đáng kế thời gian ngủ trung bình trong ngày.
- Tăng đề kháng , hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh do loạn khuẩn ở trẻ.
Trẻ sơ sinh hay khóc đêm không phải là tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên việc khóc đêm kéo dài dẫn đến nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Ba nên nên chú ý quan sát trẻ trong khi đang quấy khóc để xác định được nguyên nhân gây nên tình trạng này. Để từ đó có các giải pháp thích hợp để giảm bớt sự khó chịu và giúp trẻ ngủ ngon lành trở lại.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ tới Hotline 1900 9482 của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.