Mẹ rất cẩn thận về chế độ ăn uống, thậm chí có trẻ chỉ bú sữa mẹ nhưng lại gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, đi ngoài ra nước vàng. Điều này làm mẹ rất hoang mang, không biết trẻ có bệnh gì không, có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Tại sao trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng?
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, phụ thuộc vào tần suất đi, tính chất phân và các triệu chứng khác kèm theo mà trong nhiều trường hợp, trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng chỉ là sinh lý bình thường, không có gì đáng lo ngại. Để trả lời câu hỏi tại sao trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng, cần tìm tiêu hóa trẻ bình thường thế nào.
Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn
- Trẻ sơ sinh khi bú mẹ thường phân sẽ có màu vàng xanh đến vàng sáng. Tính chất phân thường có hạt, hơi lỏng, có thể có bọt, nhớt, đôi khi nhiều nước. Màu sắc phân của bé cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào những gì mẹ ăn mỗi ngày. Điều này hoàn toàn bình thường ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ vì hệ tiêu hóa của con còn non yếu.
- Thời kỳ đầu, trẻ có thể đi ngoài từ 5 – 6 lần/ngày, khi lớn hơn thì số lần đi ngoài sẽ giảm dần. Với trẻ đi ngoài ra nước vài lần trong một ngày nhưng vẫn ăn ngủ tốt, chơi ngoan thì mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều về trường hợp này vì chưa chắc bé đã bị tiêu chảy. Chỉ khi trẻ đi tiêu nhiều hơn mức bình thường thì mẹ mới cần tìm cách khắc phục.
Đối với trẻ dùng sữa công thức
- Khi trẻ uống hoàn toàn hoặc dặm kèm sữa ngoài, phân trẻ thường sẽ có màu xanh nâu hoặc vàng nâu. Do đường ruột bé chưa tiêu hóa được hoàn toàn sữa công thức, nên phân thường lớn, sệt hơn. Trẻ dễ gặp táo bón hơn. Do đó, nếu mẹ nhận thấy con liên tục đi ngoài ra nước, phân lỏng, có màu vàng thì cần phải theo dõi thêm số lần con đi ngoài và quan sát kĩ các biểu hiện của con vì với trẻ dùng sữa công thức thì nguy cơ bị tiêu chảy khá cao.
- Khi trẻ có dấu hiệu đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ ngày, phân lỏng, có hạt lợn cợn, có bọt, có thể kèm theo biếng ăn, biếng bú thì nhiều khả năng trẻ gặp tiêu chảy.
Điểm danh một số nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh tiêu chảy, đi ngoài ra nước vàng:
- Nhiễm Rotavirus: Đây là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng đi ngoài ra nước ở trẻ nhỏ. Sau khi bị nhiễm virus khoảng 1- 2 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng: xì xoẹt, phân lỏng, có thể có sốt, buồn nôn, nôn, sút cân. Tình trạng này thường kéo dài từ 3-9 ngày.
- Nhiễm khuẩn: Trẻ nhiễm khuẩn qua đồ ăn hoặc dụng cụ ăn uống hoặc môi trường mà trẻ tiếp xúc, một số vi khuẩn thường gặp như: E.coli, Shigella, Vibrio cholerae (vi khuẩn tả), Salmonella, Campylobacter… Các triệu chứng sẽ khác nhau đối với từng bé cũng như từng loại vi khuẩn mà bé bị nhiễm.
- Nhiễm kí sinh trùng: Khi trẻ bị nhiễm loại ký sinh trùng Giardia Lamblia thường có các triệu chứng: đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, chứa chất béo, có bọt nhờn và có mùi rất hôi. Ngoài ra, trẻ còn sụt cân, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đôi khi sốt nhẹ.
- Sử dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh có vai trò giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại. Tuy nhiên kháng sinh không phân biệt được đâu là vi khuẩn có lợi và có hại nên đồng thời làm chết các lợi khuẩn trong đường tiêu hóa, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến trẻ bị tiêu chảy và loạn khuẩn đường ruột.
- Dị ứng: Đối với trẻ nhạy cảm với một số loại protein trong thực phẩm, trẻ bị đi ngoài do dị ứng khi sử dụng các loại thực phẩm như sữa bò, hải sản,… Ngoài rối loạn tiêu hóa, trẻ thường gặp một số các phản ứng dị ứng như nổi mẩn, phát ban, phù,… sau vài phút đến vài giờ ăn các loại thực phẩm đó.
- Không dung nạp đường lactose: Một số trẻ thiếu hụt men lactase phân giải đường lactose trong sữa. Sau uống sữa, trẻ xuất hiện các triệu chứng như đi tóe nước, phân chua, chướng bụng, xì hơi,….
- Chọn sai loại sữa: Pha sữa không đúng tỷ lệ khuyến cáo và chọn sữa không phù hợp cho từng lứa tuổi của trẻ cũng là nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy, đi ngoài ra nước nhiều lần.
2. Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có nguy hiểm không?
Thông thường, trẻ đi ngoài ra nước vàng và vẫn ăn uống, tăng cân bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng, có thể tìm cách tự xử lý ở nhà. Tuy nhiên, khi trẻ đi ngoài ra nước vàng nhiều lần trên ngày, kèm với các bất thường sau đây, mẹ cần đưa bé đi khám bác sỹ ngay:
- Phân có thêm chất nhầy máu, mùi hôi tanh và có mỡ
- Trẻ sốt, nôn, đau bụng hơn 12 tiếng
- Trẻ có dấu hiệu mất nước: mắt trũng, môi khô, ít đi tiểu, quấy khóc, mệt mỏi,
- Trẻ bỏ ăn, biếng bú
3. Trẻ đi ngoài ra nước vàng thì cha mẹ cần làm gì?
Việc đi ngoài đôi khi cũng là cách mà trẻ đào thảo những chất độc có trong cơ thể ra ngoài. Điều quan trọng nhất là mẹ cần chuẩn bị những kiến thức về dấu hiệu nhận biết và hướng giải quyết với từng đối tượng trẻ để trẻ sớm cải thiện và tránh những rủi ro nếu tình trạng này kéo dài.
3.1. Đối với trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng chỉ bú sữa mẹ
- Mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú, nên tăng lượng sữa nhiều hơn mức bình thường và chia nhỏ cữ bú trong ngày. Việc bú đủ sữa giúp bù lại lượng nước trẻ mất ra ngoài theo phân. Đồng thời, sữa mẹ đủ dinh dưỡng và kháng thể, trẻ khỏe mạnh sẽ nhanh hồi phục hơn. Mẹ cũng nên vắt bỏ sữa đầu vì sữa đầu chứa nhiều đường, có thể là nguyên nhân trẻ tiêu chảy.
- Mẹ chú ý bổ sung các thực phẩm tốt cho đường ruột. Vì thực phẩm mẹ ăn ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Các thực phẩm lợi tiêu hóa như: khoai lang, tía tô, cà rốt, nước dừa, sữa chua, yến mạch,… Đường ruột sản sinh 80% tế bào miễn dịch nên đường ruột khỏe là cách giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
3.2. Đối với trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có bú sữa công thức
- Mẹ vẫn tiếp tục cho bé uống sữa, chia nhỏ bữa.
- Tuy nhiên, nếu mẹ quan sát thấy trẻ chỉ đi ngoài sau khi uống sữa công thức, mẹ thử dừng cho con uống loại sữa đó và chuyển sang loại sữa công thức khác.
- Khử trùng kỹ bình sữa
3.3. Lưu ý chung
- Không tự ý cho bé dùng thuốc cầm tiêu chảy. Vì trường hợp thông thường, trẻ tiêu chảy do nhiễm trùng. Nếu không đi ngoài, trẻ bị tích tụ vi khuẩn, độc tố gây biến chứng
- Tuyệt đối không dùng kháng sinh khi không có chỉ định từ chuyên gia: Việc sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định,còn làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy của trẻ
- Bổ sung điện giải Oresol: Trong trường hợp trẻ đi ngoài nhiều, mẹ có thể cho trẻ dùng oresol. Tuy nhiên mẹ cần tuân thủ đúng cách pha và liều lượng ghi trên nhãn
- Bổ sung kẽm: Kẽm nên được sử dụng sớm khi trẻ gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Có thể dùng để giảm thời gian tiêu chảy hoặc dự phòng tiêu chảy tái phát. Lưu ý: bổ sung kẽm đúng theo liều lượng và thời gian khuyến cáo
- Bổ sung men vi sinh: Men vi sinh là phương pháp an toàn mẹ có thể sử dụng tại nhà để giúp trẻ cải thiện tiêu chảy. Men vi sinh giúp đào thải hại khuẩn, cân bằng hệ vi sinh, hồi phục đường ruột của trẻ nhanh chóng, phù hợp với đa dạng các trường hợp như loạn khuẩn đường ruột, dị ứng sữa hay bất dung nạp lactose
Như vậy, trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có thể là những rối loạn tiêu hóa nhẹ, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng hơn. Hy vọng qua bài viết này, mẹ sẽ biết cách xử lý phù hợp nhất khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng để trẻ nhanh hồi phục sức khỏe và phát triển tối ưu cả về thể chất lẫn tinh thần.
Nếu mẹ còn thắc mắc gì hãy liên hệ ngay cho Imiale theo Hotline 19009482 hoặc 0988410182 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn nhé!