Cứ sau mỗi lần ăn sữa, trẻ lại đi ngoài phân lỏng, phân sống, lợn cợn, nôn trớ, đầy bụng. Đây là triệu chứng điển hình khi trẻ không dung nạp lactose. Vấn đề này cứ tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Vậy trẻ không dung nạp lactose là như thế nào ? Cách nhận biết và các biện pháp xử trí khi con gặp tình trạng này? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân trẻ không dung nạp lactose
1.1 Bản chất của tình trạng không dung nạp lactose
Không dung nạp lactose là khi cơ thể không tiêu hóa và hấp thu được đường lactose.
Lactose là dạng đường có mặt trong rất nhiều loại thức ăn, có chủ yếu trong sữa. Bình thường, ruột sẽ tiết một loại enzym tiêu hóa là enzym lactase đặc hiệu để phân cắt lactose thành các mẩu đường đơn nhỏ mà cơ thể hấp thu được là glucose và galactose. Tuy nhiên khi thiếu hụt lactase, lactose sẽ không được hấp thu mà di chuyển thẳng xuống ruột già. Tại đây, lactose tương tác với vi khuẩn, lên men sinh hơi và gây ra các rối loạn về tiêu hóa.
1.2 Nguyên nhân bất dung nạp lactose ở trẻ
Có 3 nguyên nhân căn bản dẫn đến thiếu hụt enzym lactase:
- Nguyên nhân nguyên phát: Ban đầu cơ thể sản xuất đầy đủ enzyme lactase để tiêu hóa đường lactose, lượng enzym lactase.cơ thể sản xuất ngày càng ít đi theo thời gian tuy nhiên vẫn đủ để tiêu hóa lượng đường lactose khi cần thiết. Ở những người mắc bất dung nạp lactose nguyên phát, thường là người trưởng thành, enzyme lactase sụt giảm mạnh dẫn đến không đủ để tiêu hóa đường lactose. Các sữa và sản phẩm từ sữa trở nên khó tiêu. Ngoài ra còn hay gặp ở trẻ sinh non (< 34 tuần thai), do enzym này sản xuất rất muộn, ở những tháng cuối thai kỳ.
- Nguyên nhân thứ phát: Do các tổn thương niêm mạc ruột non làm giảm khả năng tiết lactase. Gặp sau các đợt tấn công của vi khuẩn đường ruột.gây viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng ruột, bệnh Celiac, tiêu chảy kéo dài do Rotavirus, bệnh Cohn… Hoặc sau các phẫu thuật ruột, hóa trị liệu,…
- Nguyên nhân bẩm sinh: Tình trạng này vô cùng hiếm gặp, biểu hiện ngay sau sinh do các rối loạn nhiễm sắc thể, làm mất khả năng tiết lactase.
2. Cách nhận biết trẻ không dung nạp lactose
Các triệu chứng của không dung nạp lactose thường xuất hiện từ 30 phút đến 2 giờ, sau khi ăn thức ăn có chứa lactose (sữa và các sản phẩm từ sữa). Lactose không được tiêu hóa sẽ xuống đại tràng, tại đây có sự tương tác với vi khuẩn tại đây tạo ra sản phẩm như acid lactic và cacbon dioxide, gây nên một số triệu chứng:
- Tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng, mùi chua, phân sủi bọt.
- Đau quặn bụng: Trẻ cong lưng, nắm chặt tay, liên tục đá hoặc nhấc chân.
- Chướng bụng, đầy hơi: Khi sờ vào bụng trẻ, thấy bụng cứng và to hơn bình thường.
- Buồn nôn và nôn: trẻ thường xuyên buồn nôn và nôn trớ sau khi ăn sữa
Các triệu chứng này nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào lượng lactose nạp vào cơ thể, và lượng enzym lactase có thể tiết ra.
3. Các biện pháp chẩn đoán không dung nạp lactose ở trẻ
Khi mẹ nghi ngờ trẻ có các dấu hiệu của chứng không dung nạp lactose, có thể đưa trẻ đến các cơ sở y tế tin cậy để làm các xét nghiệm chẩn đoán.
Các nghiệm pháp để chẩn đoán chính xác không dung nạp lactose đang được các bác sĩ áp dụng:
- Thử nghiệm dung nạp lactose: Xét nghiệm này nhằm đánh giá khả năng hấp thụ lactose của cơ thể. Sau khi nhịn ăn, trẻ được uống một chất lỏng có đường lactose hàm lượng cao. Hai giờ sau khi uống, trẻ được lấy máu để đo lượng glucose trong máu. Nếu lactase được hấp thụ thì sẽ phân cắt thành glucose và hấp thu vào máu, từ đó làm tăng nồng độ glucose máu. Trường hợp glucose máu không tăng, chứng tỏ trẻ bị bất dung nạp lactose
- Kiểm tra hơi thở hydro: trẻ uống chất lỏng có nhiều đường lactose. Sau đó, được kiểm tra hơi thở đo lượng hydro. Hydro sẽ xuất hiện ở mức cao khi lactose không được tiêu hóa và xuống ruột già, lên men kị khí và sinh hơi. Điều này đồng nghĩa là trẻ không dung nạp lactose.
- Kiểm tra độ acid phân: Lactose không được tiêu hóa tạo ra acid lactic và các acid khác. Do đó làm giảm pH phân, phân có mùi chua. Đây là dấu hiệu chỉ ra trẻ không dung nạp lactose.
4. Điều trị chứng không dung nạp lactose ở trẻ như thế nào
Với tình trạng không dung nạp lactose ở trẻ, biện pháp điều trị tiên quyết đó là hạn chế nguồn lactose được nạp vào cơ thể (chủ yếu là từ sữa và các sản phẩm từ sữa). Cần có các cách thức để cân bằng do sữa vẫn là một nguồn dinh dưỡng rất quan trọng với trẻ, đặc biệt là sữa mẹ. Bổ sung enzyme lactase đường uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Enzyme lactase này sẽ giúp hỗ trợ việc tiêu hóa sữa và các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra việc bổ sung lợi khuẩn (men vi sinh) được coi là phương pháp hiệu quả giúp bé vượt qua tình trạng bất dung nạp lactose, cải thiện tình trạnh tiêu chảy và phục hồi hệ tiêu hóa.
4.1 Khi trẻ có các biểu hiện nghiêm trọng: tiêu chảy nặng, kéo dài, nôn mửa
- Điều trị triệu chứng tiêu chảy cho trẻ: Trẻ đi lỏng nhiều lần nên cơ thể sẽ mất một lượng lớn nước. Cần chú ý bổ sung nước và điện giải phù hợp cho trẻ bằng dung dịch Oresol.
- Loại bỏ tất cả các sản phẩm có chứa lactose: sữa mẹ, sữa công thức, sữa bò, sữa dê,…
- Thay thế bằng loại sữa không chứa lactose ( lactose free -LF). Các loại sữa này có mặt rất nhiều trên thị trường nhằm cung cấp dinh dưỡng cho những trẻ không dung nạp lactose, ví dụ như Dumex Lactose free, Enphalac Lactose Free A+, Enfa Lactose free, Friso Gold Lactose free, Sữa bột Netsle Nan Al 100…
➤Xem thêm: Xử trí tiêu chảy kéo dài ở trẻ sơ sinh sao cho đúng
4.2 Khi các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa đã thuyên giảm
Sau 1-2 tuần hết tiêu chảy, ruột được hồi phục, lượng nhỏ men lactase bắt đầu được sản xuất. Có thể bắt đầu cung cấp sữa vào chế độ ăn nhưng với một lượng rất nhỏ để cơ thể tập thích nghi.
- Cho trẻ bú mẹ trở lại: Sữa mẹ vẫn là một nguồn dinh dưỡng rất tuyệt vời. Bên cạnh cung cấp các dinh dưỡng thiết yếu, sữa mẹ còn mang lại các yếu tố miễn dịch tự nhiên, giúp tăng cường sức đề kháng, bao gồm cả miễn dịch tại niêm mạc ruột. Các nucleotides có trong sữa mẹ có tác dụng giúp tái tạo niêm mạc ruột tổn thương trong nhiễm trùng. Vì vậy, kể cả với trẻ bất dung nạp lactose, vẫn cần duy trì cho trẻ bú mẹ. Cho trẻ thích nghi dần bằng cách:
- Cho ăn lưỡng sữa nhỏ hơn: Cung cấp những bữa sữa nhỏ, có thể tăng dần đến 120mL mỗi bữa. Lưu ý, nếu trẻ xuất hiện đầy hơi, chướng bụng, cần giảm ngay về lượng sữa trẻ có thể hấp thu trước đó.
- Bổ sung enzym lactase: Biện pháp này cung cấp enzym lactase từ bên ngoài. Có thể uống ngay trước bữa ăn hoặc nhỏ trực tiếp vào hộp sữa. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung men
➤Xem thêm: Không dung nạp lactose – Hiểu đúng và điều trị đúng cách
5. Probiotic – Tiếp cận mới trong hỗ trợ điều trị hội chứng không dung nạp lactose ở trẻ
Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra lợi khuẩn là một giải pháp mới hiệu quả cho hội chứng bất dung nạp lactose.
5.1 Bổ sung lợi khuẩn- Probiotic giúp cải thiện bất dung nạp lactose ở trẻ
Thiếu hụt enzym lactase chủ yếu là do các tổn thương ở ruột. Các tổn thương này là do độc tố vi sinh vật có hại ở đường ruột tiết ra. Làm phá hủy lớp niêm mạc ruột, giảm tiết lactase và gây rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, khi bổ sung lợi khuẩn với vai trò ức chế hoàn toàn các hại khuẩn thông qua cạnh tranh thức ăn và vị trí bám, sẽ củng cố một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Qua đó, chức năng tiết lactase của ruột được đảm bảo.
Ngoài ra, lợi khuẩn còn hỗ trợ cơ thể tiêu hóa lactose. Bản thân lợi khuẩn có thể sản xuất ra men để tiêu hóa đường này qua lên men không sinh hơi. Nhờ vậy, cơ thể hấp thu triệt để được các chất dinh dưỡng.
5.2 Lựa chọn bổ sung lợi khuẩn nào cho bất dung nạp lactose
Hệ vi sinh đường ruột có đến hơn 500 loài khác nhau. Các chủng lợi khuẩn này đều rất khác nhau và đóng vai trò riêng biệt. Tùy theo từng bệnh lý, mà một số chủng lợi khuẩn có hiệu quả hơn các chủng khác. Với tình trạng bất dung nạp lactose ở trẻ, lợi khuẩn Bifidobacterium BB12® đã chứng minh được lợi ích vượt trội trên lâm sàng, được chuyên gia y tế khuyên dùng.
6. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ không dung nạp lactose
Với trẻ bất dung nạp lactose, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và bổ sung lợi khuẩn, cần chăm sóc tốt cho trẻ về vấn đề vệ sinh. Ngoài ra, cần bổ sung một số dưỡng chất cần thiết như canxi và vitamin D, do hạn chế sữa trong chế độ ăn – nguồn cung cấp chính các thành phần này.
6.1 Vệ sinh cho trẻ
- Chăm sóc khi trẻ hăm tã, hăm đỏ quanh mông: Lactose lên men tại đại tràng làm acid hóa phân. Phân bị acid sẽ gây kích ứng, gây hăm đỏ vùng quanh mông. Do vậy, mẹ cần rửa sạch và dùng dung dịch sát khuẩn phù hợp, giữ cho bé vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi ngoài.
- Giữ vệ sinh chung, làm sạch đồ chơi, dụng cụ cá nhân, giữ an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi: giúp ngăn ngừa mầm bệnh gây tiêu chảy- làm tổn thương ruột non.
6.2 Bổ sung Canxi
Sữa là nguồn cung cấp canxi chính. Nên khi hạn chế sữa trong chế độ ăn, trẻ sẽ thiếu hụt canxi, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển xương. Do vậy, cần đáp ứng đủ nhu cầu canxi ở trẻ.
Mẹ có thể bổ sung cho con các thực phẩm giàu canxi nhưng không chứa sữa như:
- Rau xanh: Rau cải xanh, súp lơ xanh ( bông cải xanh), cải xoăn, rau chân vịt ( cải bó xôi)
- Cá: cá hồi, cá mòi
- Nước cam bổ sung canxi
- Sữa đậu nành bổ sung canxi, sữa gạo
6.3 Bổ sung vitamin D
Bên cạnh bổ sung canxi, mẹ đừng quên cung cấp thêm vitamin D cho trẻ để có thể hấp thụ được canxi. Lượng vitamin cần cung cấp cũng thay đổi theo từng lứa tuổi. Vitamin D này có nhiều trong gan, lòng đỏ trứng
7. Nhầm lẫn thường gặp về hội chứng bất dung nạp lactose
Rất nhiều cha mẹ thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm “bất dung nạp lactose” và “dị ứng đạm sữa bò”. Mặc dù có nhiều biểu hiện giống nhau nhưng đây là 2 tình trạng rất khác biệt hoàn toàn. Không dung nạp lactose là một vấn đề trên tiêu hóa, trong khi dị ứng sữa liên quan đến hệ thống miễn dịch, dị ứng. Khi dị ứng sữa, hệ miễn dịch của trẻ sẽ phản ứng quá mức với sữa gây ra một số biểu hiện:
- Thở khò khè
- Ngứa
- Ho
- Sưng tấy
- Nôn mửa nhiều
Dị ứng sữa đạm sữa bò có thể gây ra các tình trạng nghiêm trọng hơn như tụt huyết áp, khó thở, shock phản vệ, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ. Vì vậy, việc phân biệt dị ứng sữa và không dung nạp lactose là rất quan trọng. Nếu trẻ có bất kì dấu hiệu nào của dị ứng sữa, cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa.
Để giải đáp thắc mắc về không dung nạp lactose ở trẻ: Liên hệ hotline 1900 9482
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org và babycenter.com