Trẻ hay khóc đêm đến từ nhiều nguyên nhân: có thể phụ thuộc vào quá trình phát triển sinh lý, bệnh lý hoặc tâm lý mà trẻ gặp phải dẫn đến việc khóc nhiều, khóc dai vào ban đêm. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này sẽ giúp cho các bậc cha mẹ tìm kiếm ra giải pháp giúp giảm tình trạng có con khóc nhiều về đêm. Để tìm hiểu rõ về vấn đề này, mời cha mẹ tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về vấn đề này!
Mục lục
1. Nguyên nhân trẻ hay khóc đêm
Trẻ nhỏ khóc đêm là hiện tượng bình thường khi chu kỳ sinh lý giấc ngủ của trẻ chưa được hoàn thiện. Trẻ bị ngắt giấc ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau, và khóc là một cách để trẻ gửi tín hiệu đến cha mẹ. Các nguyên nhân có thể xảy ra dẫn đến tình trạng khóc đêm ở trẻ:
- Trẻ khóc đêm do bị đói
Dạ dày của trẻ rất nhỏ, do vậy lượng bé ăn, bú vào buổi tối trước khi ngủ không giúp bé no suốt cả đêm. Do vậy, bé sẽ khóc đêm khi thấy đói. Trẻ từ khi mới sinh cho đến 2 tháng tuổi, thường thức khóc 2 lần giữa đêm đòi bú. Trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi sẽ khóc 1 lần giữa đêm. Sau độ tuổi này, trẻ có thể ngủ liền một mạch vào buổi đêm mà có thể không còn thức giấc đêm. Khi trẻ đói có những biểu hiện như nhếch môi, đưa tay lên miệng,…
- Trẻ khóc do tiểu dầm nhiều, tã ướt
Tiểu dầm nhiều khiến tã ướt sũng, gây khó chịu khiến trẻ lăn qua lăn lại nhiều, quấy khóc,… là tín hiệu gửi đến cho cha mẹ. Cần thay tã kịp thời ngay cho trẻ.
- Do tiếng ồn nhiều
Tiếng ồn nhiều sẽ khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ sâu, dễ tỉnh giấc lại và quấy khóc. Tiếng động quá mạnh cũng khiến bé bị giật mình và đánh thức. Cần chú ý môi trường xung quanh yên tĩnh để trẻ được ngủ ngon.
- Do nhiệt độ phòng
Nếu để nhiệt độ cao, trẻ dễ bị nóng, đổ mồ hôi trộm. Còn nếu ủ trẻ không đủ ấm, trẻ sẽ cảm thấy lạnh, khó ngủ. Cả hai trường hợp này đều dễ khiến trẻ dễ quấy khóc đêm, ngoài ra chúng đều dẫn đến việc trẻ dễ bị cảm lạnh.
- Trẻ mọc răng
Giai đoạn trẻ mọc răng khiến trẻ bị đau lợi, khó ngủ, hay quấy khóc. Ngoài ra, do bị đau cũng khiến trẻ ăn ít đi, cũng khiến trẻ bị đói về đêm.
Ngoài những nguyên nhân sinh lý trên, việc trẻ khóc đêm còn đến từ nguyên nhân tâm lý: việc trẻ ngủ thiếu hơi mẹ, không có cảm giác tâm lý an toàn khi ngủ, hay việc lạ chỗ ngủ,… khiến trẻ ngủ không sâu giấc, khó ngủ, dễ quấy khóc.
Trong trường hợp trẻ khóc đêm nhiều, dai dẳng, bất thường, không rõ nguyên nhân có thể nghĩ đến tình trạng khóc dạ đề. Đây được coi là một báo hiệu về tình trạng bệnh lý ở trẻ.
>>> Xem thêm: Giải mã hiện tưởng trẻ hay khóc đêm – Có thể mẹ chưa biết!
2. Khóc dạ đề – phân biệt với trẻ khóc đêm tâm linh
Trẻ khóc dạ đề thường có các biểu hiện: trẻ khóc dai dẳng, dữ dội nhiều vào chiều tối và ban đêm, và cụ thể là:
- Trẻ khóc kéo dài hơn 3 giờ mỗi ngày.
- Trẻ khóc 3 ngày hoặc nhiều hơn trong một tuần.
- Trẻ khóc 3 tuần hoặc nhiều hơn trong một tháng.
- Trẻ có biểu hiện gập người về phía bụng, toàn thân ửng đỏ, tay nắm chặt, hai chân co quắp cứng lại vào nhau.
So với tiếng khóc sinh lý thì trẻ khóc to, nhiều, dữ dội hơn. Với những biểu hiện này khiến cha mẹ, người thân của trẻ nghĩ theo lối quan niệm thời xa xưa: trẻ khóc đêm do tâm linh. Việc hiểu sai như vậy khá nguy hiểm vì đây có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý.
Nguyên nhân của tình trạng khóc dạ đề ở trẻ vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên có thể đưa ra một số tình trạng bệnh lý dẫn đến việc này:
- Trẻ rối loạn tiêu hóa do tình trạng co thắt ruột
Do việc trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Hệ tiêu hóa trẻ chưa được hoàn thiện, do vậy tình trạng đường tiêu hóa không ổn định sẽ làm tăng nhu động ruột, khiến trẻ đau dữ dội và khóc thét. Việc trẻ có biểu hiện gập người về phía bụng cũng khiến lý do co thắt ruột được ủng hộ nhiều.
- Tình trạng trào ngược dịch vị dạ dày
Trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, không tiêu, thức ăn trào ngược lên dạ dày, thực quản, khiến trẻ cảm thấy nóng rát, khó chịu.
- Trẻ bị dị ứng sữa trong khẩu phần ăn của mẹ
Các loại thực phẩm trẻ ăn vào như trứng, sữa, các loại hạt,… đều ảnh hưởng đến sữa mẹ. Những loại thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ khi chưa được phát triển toàn diện, gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó chịu, trẻ quấy khóc.
Một số biểu hiện dị ứng sữa khác giúp mẹ dễ nhận biết như: nổi mẩn đỏ, ngứa, phát ban da, trẻ nôn, chớ ra sữa,…
- Trẻ khó chịu vì khói thuốc lá
Thuốc lá làm kích ứng niêm mạc đường hô hấp của trẻ, gây hại, khiến trẻ khó chịu.
>>> Xem thêm: Khóc dạ đề – Khắc phục tình trạng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh
3. Trẻ hay khóc đêm có phải bất thường không?
Việc trẻ khóc đêm đến từ nguyên nhân sinh lý là điều bình thường. Tình trạng này của trẻ diễn ra từ lúc mới sinh và giảm dần cho đến khi trẻ 4 tháng tuổi. Từ khoảng thời gian mới sinh đến lúc trẻ được 8 tuần tuổi, đây là khoảng thời gian trẻ thích nghi với bên ngoài thay vì trong bụng mẹ. Sau đó, trẻ dần quen được với môi trường sống, cũng như cha mẹ nắm được quy luật ở trẻ làm hiện tượng khóc đêm giảm dần và biến mất.
Còn trẻ khóc dạ đề: trẻ khóc nhiều, dai dẳng,… Đây là tiếng khóc bệnh lý ở trẻ. Cha mẹ cần chú ý, đưa trẻ đi khám khi cần thiết. Nếu tình trạng này để lâu dài sẽ gây ra những vấn đề trên trẻ:
- Trẻ mất ngủ cả đêm, gây tình trạng mệt mỏi, mất năng lượng.
- Mệt mỏi làm trẻ lười ăn, lười bú, hay quấy khóc, thiếu chất dinh dưỡng.
- Trẻ khóc nhiều, nuốt nhiều khí gây đầy hơi, chướng bụng.
- Trẻ khóc nhiều, khó dỗ, để lâu ảnh hưởng đến tính nết ở trẻ: hung hăng, nghịch quấy.
>>> Có thể mẹ muốn biết: Trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày có nguy hiểm không?
4. Cách dỗ trẻ sơ sinh hay khóc đêm
Tìm ra nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm để khắc phục là cách nhanh nhất để dỗ trẻ. Mẹ có thể tham khảo cách dỗ trẻ sơ sinh hay khóc đêm theo từng nguyên nhân dưới đây:
- Trẻ đói bụng: mẹ cho con bú kịp thời thì trẻ sẽ ngừng khóc.
- Tiểu dầm nhiều, tã ướt: mẹ kiểm tra tã của trẻ, thay tã cho trẻ. Hoặc có thể sử dụng các loại bỉm cho trẻ sơ sinh.
- Tiếng ồn nhiều, tiếng động lớn: chú ý để không gian yên tĩnh, điều chỉnh ánh sáng phù hợp cho trẻ. Có thể tạo tiếng ồn trắng: âm thanh vù vù theo nhịp điệu, hoặc có thể hát ru giúp bé dễ ngủ hơn.
- Nhiệt độ quá nóng: mùa hè nhiệt độ cao, cho trẻ quấn tã mỏng nhẹ, thoáng mát. Tuy nhiên tránh để nhiệt độ điều hòa quá thấp, hoặc quạt quá mạnh khiến trẻ dễ bị bệnh. Mùa đông không nên quấn tã quá nhiều, chặt khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
- Nhiệt độ quá lạnh: quấn tã vừa đủ, ủ ấm cho trẻ, tránh để lạnh tay, lạnh chân.
- Trẻ thiếu hơi mẹ, lạ chỗ ngủ: ôm, địu trẻ, vỗ mông, bế trẻ đi lòng vòng, đu đưa nhẹ nhàng để bé dễ ngủ. Do trẻ bằng đồ chơi mà trẻ yêu thích, giúp bé quên đi các vấn đề trẻ đang gặp phải. Tuy nhiên tránh làm những hành động này quá nhiều vì sẽ dễ khiến trẻ quen việc, có thể khóc đòi bế mới ngủ.
- Trẻ không có cảm giác an toàn khi ngủ: ôm, vỗ về trẻ. Có thể massage cho trẻ để trẻ dễ ngủ. Quấn trẻ vừa vặn trong một chiếc chăn để trẻ có cảm giác an toàn.
- Trẻ khóc dạ đề: cha mẹ chú ý đường tiêu hóa trẻ, bổ sung men vi sinh khi cần thiết, thiết lập lại hệ vi khuẩn đường ruột. Nếu trẻ bị đầy hơi, khó chịu, cần học cách vỗ đầy hơi cho trẻ. Nếu áp dụng các biện pháp trên mà trẻ vẫn khóc dai dẳng, kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần không dứt, cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ kịp thời.
Với trẻ khóc dạ đề, cần bổ sung thêm các sản phẩm men vi sinh tốt cho hệ tiêu hóa ở trẻ. Ở đây, chúng tôi có đưa ra bằng chứng khoa học về men vi sinh Imiale hỗ trợ cải thiện hội chứng COLIC (khóc dạ đề) ở trẻ sơ sinh.
>>> TẠI ĐÂY: Bằng chứng khoa học Imiale (Bifidobacterium Bb-12) hỗ trợ cải thiện HỘI CHỨNG COLIC ở trẻ sơ sinh
5. Trẻ khóc đêm thiếu chất gì?
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân chính xác khiến trẻ khóc đêm nhiều, cũng như chưa có Hướng dẫn Nhi khoa nào đưa ra việc nên bổ sung chất gì khi trẻ hay khóc đêm. Cha mẹ cũng không nên tự ý tăng cường các dưỡng chất cho trẻ. Trẻ chỉ được khuyên bổ sung trong trường hợp các xét nghiệm chỉ ra bé bị thiếu chất. Một số dưỡng chất quan trọng, cần thiết mà bé có thể bị thiếu như: Vitamin D3, sắt, vitamin A, kẽm,…
Trẻ thuộc các nhóm tuổi khác nhau sẽ bổ sung với những liều lượng riêng biệt:
Vitamin D3
Trong sữa mẹ không cung cấp đủ vitamin D3 cho trẻ, nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn thì trẻ sẽ bị thiếu hụt chất. Vậy nên cần bổ sung:
- Mẹ bầu: nên cung cấp đủ 1000-1200 IU mỗi ngày để đảm bảo đủ cho cả mẹ và thai nhi.
- Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi: cần 400 IU mỗi ngày thông qua sữa công thức,… cho sự phát triển của trẻ.
- Trẻ trên 1 tuổi: cần 600-800 IU mỗi ngày theo đồ ăn, sữa, các sản phẩm bổ sung,..
Sắt
Có vai trò tạo máu, đóng góp vào sự phát triển của thần kinh, não bộ. Thiếu sắt có thể khiến trẻ quấy khóc nhiều. Do vậy, cần:
- Trẻ nhỏ mới sinh trước 36 tuần tuổi hoặc nhẹ hơn 2,5kg bổ sung theo liều sinh lý trong sữa mẹ: 1mg/kg cân nặng của trẻ hoặc 10-12 mg sắt mỗi ngày. Sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng dễ hấp thu hơn so với sữa công thức.
- Trẻ đủ tuần tuổi thì từ tháng thứ 4 bổ sung sắt qua chế độ ăn uống thường ngày: cho trẻ ăn dặm đa dạng, giàu sắt, uống sữa công thức hoặc bổ sung các dạng siro chứa sắt cho bé.
- Trẻ 9 tháng tuổi: Khoảng 11 mg sắt/ngày
- Trẻ 1 tuổi – 3 tuổi: Khoảng 7 mg sắt/ngày
Kẽm
Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 2 mg kẽm/ ngày. Sữa mẹ là nguồn bổ sung kẽm tốt nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trong trường hợp sữa mẹ không đủ, bổ sung thêm sữa công thức hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các sản phẩm ngoài cho trẻ.
- Trẻ trên 7- 12 tháng tuổi: 3 mg kẽm/ ngày.
- Trẻ 4- 8 tuổi: 5 mg kẽm/ ngày.
- Trẻ trên 6 tháng tuổi: bổ sung thêm các thực phẩm giàu kẽm trong quá trình ăn uống như: tôm đồng, sữa, lươn, hàu, sò, gan lợn, thịt bò… Bổ sung thêm vitamin C để hấp thu kẽm tốt hơn.
>>> Mẹ có thể tham khảo thêm: Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì?
6. Giải đáp thắc mắc của mẹ về trẻ hay khóc đêm
Một số thắc mắc của mẹ hay gặp nhất về tình trạng trẻ hay khóc đêm:
6.1. Trẻ 1 tuổi hay khóc đêm có sao không?
Từ lúc mới sinh cho đến khi trẻ 1 tuổi đây là lúc trẻ thích nghi mới môi trường mới thay vì trong bụng mẹ, do vậy không có nhiều lo ngại nếu trẻ khóc đêm trong giai đoạn này.
Cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân trẻ khóc là gì và khắc phục tình trạng này của trẻ. Tuy nhiên cần chú ý đến tình trạng trẻ khóc dạ đề. Đưa con đi khám khi cần thiết.
6.2. Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm có sao không?
Có cả nguyên nhân sinh lý, bệnh lý dẫn đến việc khóc đêm ở trẻ 2 tuổi: trẻ dễ ngủ vào buổi sáng, khó ngủ vào ban đêm- chưa hình thành giờ giấc ngủ cho trẻ; trẻ đói, tè dầm, mọc răng hoặc thay đổi tâm lý vào từng giai đoạn tuổi đều có thể là những nguyên nhân khiến trẻ khóc nhiều.
Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp các vấn đề bệnh lý: thiếu chất dinh dưỡng, ốm, sốt, mắc các bệnh về đường hô hấp mà dẫn tới vấn đề trẻ khóc đêm nhiều.
6.3. Có nên sử dụng men vi sinh cho trẻ khóc nhiều vào ban đêm
Sau khi đã loại trừ được các nguyên nhân sinh lý và nhận thấy trẻ có tình trạng khóc dạ đề, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để đưa các chẩn đoán và tư vấn phù hợp.
Ngoài ra, cha mẹ có thể cân nhắc sử dụng men vi sinh để hỗ trợ các vấn đề về đường tiêu hóa – thiết lập lại hệ vi khuẩn đường ruột, tác động đến căn nguyên bệnh. Vì nguyên nhân lớn nhất có thể dẫn đến tình trạng khóc dạ đề là do tình trạng rối loạn tiêu hóa, co thắt ruột do mất cân bằng hệ vi sinh. Cha mẹ cần tìm hiểu rõ các loại men vi sinh trước khi sử dụng cho trẻ.
6.4. Chọn men vi sinh nào cho trẻ khóc đêm
Với nhiều loại men vi sinh trên thị trường, thì loại nào sẽ phù hợp cho trẻ hay khóc đêm? Ở đây chúng tôi liệt kê các tiêu chí mà mẹ cần chú ý khi lựa chọn men vi sinh cho con:
- Chứa lợi khuẩn Bifidobacterium: hiện nay, trong đường ruột trẻ có đến hơn 90% lợi khuẩn thuộc nhóm Bifidobacterium. Do vậy loại men vi sinh phù hợp cho trẻ thì cần chứa chủng men vi sinh này và được phân lập cụ thể.
- Số lượng lợi khuẩn được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng: ngoài việc đúng chủng loại thì phải đủ số lượng vi khuẩn mới giúp chống lại vi khuẩn có hại và thiết lập lại cân bằng trong đường ruột.
- Uy tín chất lượng
- Được các mẹ phản hồi hiệu quả
- Ngoài ra, cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ, xem xét kỹ hạn sử dụng trước khi sử dụng men vi sinh cho trẻ.
Trẻ nhỏ hay khóc đêm do nhiều nguyên nhân gây ra, do vậy cha mẹ cần theo dõi các biểu hiện của trẻ để đưa ra hướng xử lý kịp thời. Trong trường hợp không thể làm dịu cơn khóc của trẻ, cha mẹ có thể đưa trẻ đến các trung tâm y tế để trẻ được khám chữa kịp thời.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ tới Hotline 1900 9482 của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.