Trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc là một vấn đề nan giải với bất kì bậc cha mẹ nào. Mặc dù trẻ sơ sinh có thể ngủ từ 14-17 giờ trong ngày và rút ngắn lại khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên những giấc ngủ này thường bị ngắt quãng lúc nửa đêm đôi khi không vì lý do nào cả. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ giải đáp các thắc mắc về tình trạng này và gợi ý các biện pháp giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc.
Mục lục
1. Nguyên nhân trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc
Khóc là cách giao tiếp, bày tỏ nhu cầu của trẻ với cha mẹ hay người chăm sóc. Vì vậy, việc trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc có thể là báo hiệu của những tình trạng dưỡi đây:
1.1. Trẻ mắc hội chứng Colic
Phần lớn trẻ sơ sinh thường khóc vào một khung giờ nhất định vào ban đêm như vậy có liên quan đến một hội chứng gọi là Colic. Trong dân gian, hội chứng này còn có tên gọi khác là khóc dạ đề hay khóc dã tràng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này xuất phát từ việc trẻ bị đau bụng co thắt.
Trẻ mắc hội chứng Colic có các biểu hiện đặc trưng sau:
- Trẻ khóc hơn 3 giờ một ngày, 3 ngày một tuần, kéo dài trong 3 tuần.
- Trẻ khóc vào khung giờ nhất định trong ngày, thường vào chiều tối hoặc tối muộn
- Trẻ khóc mãi không ngừng, khó dỗ
- Khó tìm ra nguyên nhân vì sao trẻ khóc
- Thay đổi màu sắc da: da đỏ, mặt đỏ
- Tư thế, trạng thái: siết chặt tay, chân, lưng và cong, bụng căng
Để hiểu rõ hơn về hội chứng này, mẹ tham khảo tại: Hội chứng Colic – Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh
Ngoài hội chứng Colic, còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc, ví dụ như:
1.2. Trẻ bị đói
Việc bố mẹ quen với việc cho trẻ ăn vào một thời điểm nhất định cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc. Ví dụ, đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, nếu mẹ cho trẻ bú lúc 8-9 giờ tối thì khả năng cao trẻ cứ 12 giờ đêm là đói và khóc đòi bú.
Đối với trẻ lớn hơn, khoảng thời gian trẻ bắt đầu cảm thấy đói sẽ kéo dài hơn. Vì vậy. mẹ cần cho bé bú hoặc ăn kịp thời trước khi trẻ quấy khóc.
1.3. Trẻ tè dầm
Nếu việc trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc đi kèm với tè dầm thì mẹ có thể nghĩ ngay đến nguyên nhân là thói quen cho trẻ uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
Mẹ có thể dễ dàng nhận ra rằng, sau đó, khoảng 30 phút đến 2 tiếng, trẻ sẽ tè dầm từ 3 đến 4 lần. Cơn buồn tè sẽ đánh thức trẻ, cùng với tã ẩm ướt khiến bé khó chịu và quấy khóc.
1.4. Trẻ quen giấc
Việc trẻ thức giấc lúc 12 giờ đêm sẽ là thói quen nếu mẹ không rèn luyện thói quen sinh hoạt khoa học ngay từ sớm. Nếu mẹ để trẻ được ngủ thỏa thích vào ban ngày thì trẻ sẽ tỉnh táo vào ban đêm và quấy khóc liên tục.
1.5. Trẻ mắc bệnh
- Hô hấp
Một số bệnh lý hô hấp như nghẹt mũi, hen, đau họng,… thường trầm trọng hơn vào ban đêm vì một số lý do như giảm nồng độ cortisol, hệ phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn,… Trẻ mắc những bệnh lý này có xu hướng quấy khóc nhiều vào ban đêm, thậm chí cứ 12 giờ đêm là khóc.
- Thiếu canxi và vitamin D
Thiếu Canxi và vitamin D là nguyên nhân dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, sự thiếu hụt này cũng liên quan đến tình trạng trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc. Những chất này ảnh hưởng đến khả năng dẫn truyền tín hiệu của hệ thần kinh, trẻ dễ bị kích thích hơn, đặc biệt là lúc nửa đêm.
>>> Xem thêm: Tại sao trẻ hay khóc đêm? Mẹ đã biết nguyên nhân chưa?
2. Trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc có nguy hiểm không
Hầu hết trẻ cứ khóc vào một thời điểm nhất định vào ban đêm là một tình trạng bình thường, cho thấy sự phát triển bình thường của trẻ trong khi làm quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ.
Trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc thường không gây ra nguy hiểm ngắn hạn và lâu dài gì đối với trẻ. Tuy nhiên, tình trạng này không được giải quyết sớm sẽ vẫn để lại một vài ảnh hưởng nhất định đối với trẻ như:
- Trẻ ngủ không đủ giấc, dẫn đến mệt mỏi ngày hôm sau
- Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh
- Ảnh hưởng đường hô hấp: hô hấp bị ức chế, ngừng thở và làm tăng nguy cơ đột tử
- Giảm bài tiết hormon tăng trưởng, do đó, trẻ chậm tăng cân và kém phát triển chiều cao.
- Chậm phát triển nhận thức
Tuy nhiên, nếu bố mẹ thấy các dấu hiệu bất thường khác của con (ví dụ đại tiểu tiện ra máu, nôn,…) thì cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để chẩn đoán. Rất có thể bé đang gặp phải vấn đề nào đó về sức khỏe.
Bên cạnh đó, bé liên tục quấy khóc đêm cũng khiến cha mẹ mất ngủ, mệt mỏi, stress, thậm chí là nguyên nhân khiến mẹ trầm cảm sau sinh.
>>> Tham khảo: Trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày có nguy hiểm không?
3. Trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc có tự hết không?
Hầu hết hội chứng Colic thường xuất hiện khi trẻ được vài tuần tuổi và đỉnh điểm là khi trẻ được 4-6 tuần. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng vì tình trạng này sẽ tự hết khi trẻ được 3-6 tháng tuổi.
Đối với trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc do sự thay đổi sinh lý khác như mọc răng, tè dầm, đói,… cũng không phải vấn đề đáng lo ngại. Nếu cha mẹ tìm ra được nguyên nhân và khắc phục, loại bỏ những thay đổi này thì trẻ sẽ nhanh chóng có được giấc ngủ ngon.
Ngược lại, trẻ khóc do mắc bệnh sẽ không tự hết trừ khi bệnh được cải thiện hoặc điều trị dứt điểm.
4. Bật mí mẹo chữa trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc
Dưới đây là những giải pháp mà Imiale gợi ý để giúp cha mẹ dỗ dành trẻ. Bố mẹ có thể phối hợp các biện pháp để giúp trẻ ngủ sâu và dễ dàng hơn.
4.1. Ôm và vỗ về trẻ
Những cái ôm dịu dàng từ cha mẹ luôn hữu ích, giúp trẻ nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Thậm chí, ôm trẻ nằm nghiêng bên trái có thể giúp làm giảm tình trạng đau bụng của trẻ. Vì với tư thế này, thức ăn di chuyển trong ruột già dễ dàng hơn, do đó hạn chế triệu chứng đau bụng đầy hơi của trẻ.
Trong lúc này, mẹ có thể di chuyển hoặc vỗ lưng trẻ nhẹ nhàng. Điều này bé đã quen thuộc như khi ở trong bụng mẹ nên dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
4.2. Thiết lập khung giờ ngủ khoa học
Để cho trẻ biết được giờ nào thức, giờ nào ngủ ban đầu tương đối khó khăn. Mẹ cần kiên nhẫn trong việc thay đổi thói quen ngủ của trẻ.
Dưới đây là một số lưu ý dành cho mẹ giúp trẻ có thói quen ngủ nhiều vào ban đêm:
- Không để bé ngủ quá nhiều vào ban ngày
- Các hoạt động vui chơi nên diễn ra vào ban ngày và giảm dần khi đến giờ ngủ buổi tối
- Dỗ bé ngủ vào ban đêm ngay cả khi bé chưa muốn đi ngủ.
- Để tăng hiệu quả dỗ bé ngủ, mẹ có thể hát ru, âu yếm, đọc truyện, tắm hoặc mát xa trước khi ngủ cho bé.
4.3. Cho trẻ bú no
Cho trẻ bú hoặc ăn khi trước hay ngay khi trẻ đang quấy khóc vì đói luôn là biện pháp hữu ích để xoa dịu trẻ. Để trẻ không bị thức giấc lúc 12 giờ đêm khóc đòi bú, mẹ có thể tham khảo bảng dưới đây để xây dựng thời gian biểu phù hợp cho trẻ bú đêm:
Lưu ý khi cho trẻ bú:
- Khi đến thời gian trẻ cần được cho ăn, mẹ nên nhẹ nhàng đánh thức trẻ thay vì đợi đến khi trẻ khóc đòi bú
- Không cho trẻ ăn hoặc bú quá no để tránh đầy chướng bụng.
- Để bé nghỉ ngơi 15 phút trước khi đặt bé trở lại giường để giảm gánh nặng cho dạ dày
- Mẹ nên vỗ ợ hơi sau khi trẻ bú sữa để tránh đầy hơi.
>>> Tham khảo: Mẹo chữa trẻ khóc đêm hiệu quả tại nhà
4.4. Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho trẻ
Nhiều mẹ rỉ tai nhau: “Trẻ khóc đêm là do thiếu Canxi, thiếu vitamin D…”, nhưng liệu thực sự có đúng?
Câu trả lời là: Trẻ thiếu Canxi, vitamin D hay một số chất dinh dưỡng khác có thể có biểu hiện quấy khóc đêm. Nhưng trẻ quấy khóc đêm do nhiều nguyên nhân, đôi khi cũng chỉ là tiếng khóc sinh lý của trẻ chứ không phải trường hợp nào cũng là do thiếu Canxi và vitamin D. Vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đi xét nghiệm trước khi bổ sung bất cứ dưỡng chất nào cho bé.
Một số chất dinh dưỡng mẹ có thể bổ sung cho trẻ khóc đêm như:
- Vitamin D3: Trong sữa mẹ không chứa Vitamin D3, nên ngay từ khi bé mới chào đời, mẹ cần bổ sung vitamin D3 cho bé để tránh thiếu vitamin D3.
- Sắt: Với trẻ sinh non hoặc nhẹ cân, nên bổ sung sắt cho bé ở liều sinh lý 1mg/kg, còn các bé nên được bổ sung sắt từ tháng thứ 4 thông qua chế độ ăn chứa sắt như sữa công thức, siro chứa sắt hoặc thực phẩm chứa sắt với trẻ ăn dặm.
- Canxi: Thiếu Canxi ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương, răng của trẻ. Tuy nhiên nếu bổ sung thừa canxi dễ gây đau nhức xương, buồn nôn, táo bón… Đặc biệt nếu bổ sung dư thừa liên tục đễ gây độc cho thận ( do chức năng lọc của thận chưa hoàn thiện), đồng thời làm ảnh hưởng hấp thu các chất khác. Do đó, mẹ chỉ bổ sung Canxi cho trẻ khi trẻ thiếu Canxi, không được tự ý bổ sung.
Ngoài ra, trong trường hợp trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc do Hội chứng Colic, mẹ nên bổ sung lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện các triệu chứng tiêu hóa khó chịu, khiến trẻ quấy khóc đêm như chướng bụng đầy hơi, đau bụng co thắt….
Cha mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc. Phần lớn các trường hợp, đây chỉ là biểu hiện của hội chứng Colic, không đáng lo ngại và sẽ tự biến mất khi trẻ được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, không thể loại trừ một số nguyên nhân khác như trẻ đói, tè dầm, hoặc trẻ đang thực sự mắc bệnh… Cha mẹ nên bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân và kiên nhẫn dỗ dành trẻ.
>>> Chi tiết tại: Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? Mẹ đã thực sự hiểu đúng?
4.5. Sử dụng men vi sinh
Hệ khuẩn chí cân bằng là tiêu chí để có 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Trong khi đó, hệ vi sinh đường ruột của trẻ sơ sinh chưa thực sự hoàn thiện. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau bụng, đầy hơi. Thậm chí, đó còn là tác nhân gây ra hội chứng Colic.
Giải pháp để loại bỏ những vấn đề này là bổ sung men vi sinh cho trẻ. Đây là những lợi khuẩn sống, được đưa vào cơ thể dưới dạng bào chế thích hợp để phát triển và phát huy tác dụng ngay tại hệ tiêu hóa với các vai trò:
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Điều hòa nhu động ruột, từ đó cải thiện hội chứng khóc Colic
- Hỗ trợ hấp thu, tiêu hóa thức ăn, do đó giảm đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy,…
- Giúp trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng có lợi cho hệ thần kinh, vitamin D, canxi,…
Như vậy, bổ sung men vi sinh hỗ trợ làm giảm tình trạng trẻ quấy khóc đêm do các vấn đề tiêu hóa.
>> Xem thêm:
1. Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm mẹ phải làm sao?
2. Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm
Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, mẹ hãy liên hệ ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.