Thịt bò từ lâu được biết đến là nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất trong chế độ ăn của bé. Đạm, chất béo, vitamin,… trong thịt bò hỗ trợ quá trình phát triển và phục hồi cho trẻ. Nhưng một số mẹ băn khoăn không biết khi trẻ đang tiêu chảy có nên ăn thịt bò hay không. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.
Mục lục
I – Thành phần dinh dưỡng có trong thịt bò
Thịt bò là thực phẩm đã quá quen thuộc đối với nhiều gia đình. Ngoài việc có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn, thịt bò còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam (1 lạng) thịt bò bao gồm:
- Lượng calo: 217
- Nước: 61%
- Chất đạm (protein): 26,1 gam
- Carb: 0 gram
- Đường: 0 gram
- Chất xơ: 0 gram
- Chất béo: 11,8 gam
1. Protein
Hàm lượng protein trong thịt bò nấu chín khoảng 26-27%. Đây là nguồn cung cấp acid amin quan trọng cho việc duy trì sự sống của cơ thể. Sau khi vào hệ tiêu hóa, protein được thủy phân bởi sự xúc tác của enzym protease tạo thành các acid amin, trong đó có nhiều acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được. Từ các acid amin này cơ thể sẽ sinh tổng hợp ra những protein mới thực hiện gần như tất cả các chức năng sống của cơ thể như:
- Nâng đỡ: hình thành mô liên kết, dây chằng, gân
- Enzym xúc tác các phản ứng hóa sinh trong cơ thể
- Hormon điều hòa các hoạt động sinh lý
- Vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể
- Vận động: Cấu tạo nên cơ, xương
- Bảo vệ cơ thể: các kháng thể của hệ miễn dịch bản chất cũng là protein
- Chất truyền tin: Giúp cơ thể phản ứng với các tác động của môi trường
- Dự trữ chất dinh dưỡng
2. Chất béo
Chất béo chiếm tỷ lệ khá thấp trong thịt bò nhưng lại cung cấp 1 lượng calo đáng kể. Đối với thịt bò nạc, chất béo chiếm khoảng 5-10%. Trong đó chủ yếu là chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa đơn. Các axit béo chính là axit stearic, axit oleic và axit palmitic. Ngoài ra trong thịt bò còn chứa 1 lượng nhỏ acid linoleic (omega-6) là chất béo không bão hòa đa rất tốt cho cơ thể.
3. Vitamin và khoáng chất
Các loại vitamin và khoáng chất sau có nhiều trong thịt bò:
- Vitamin B12: Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, chẳng hạn như thịt, là nguồn cung cấp vitamin B12 duy nhất trong chế độ ăn uống, một chất dinh dưỡng thiết yếu quan trọng cho sự hình thành máu, não và hệ thần kinh
- Kẽm: Thịt bò rất giàu kẽm , một khoáng chất quan trọng cho sự phát triển và duy trì cơ thể.
- Selen: Thịt nói chung là một nguồn giàu selen, một nguyên tố vi lượng cần thiết phục vụ nhiều chức năng trong cơ thể bạn
- Sắt: Được tìm thấy với một lượng lớn trong thịt bò, sắt trong thịt chủ yếu ở dạng heme, được hấp thụ rất hiệu quả
- Vitamin B3 (Niacin): Một trong những vitamin B, niacin (vitamin B3) có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể bạn. Lượng niacin thấp có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim
- Vitamin B6: vitamin B6 rất quan trọng cho sự hình thành máu và chuyển hóa năng lượng.
- Phốt pho: Cần thiết cho sự phát triển và duy trì cơ thể.
4. Các chất khác:
Ngoài những chất dinh dưỡng thiết yếu trên, thịt bò còn có chứa:
- Creatine. creatine đóng vai trò là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ bắp.
- Taurine. Được tìm thấy trong cá và thịt, taurine là một axit amin chống oxy hóa và là thành phần phổ biến trong nước tăng lực. Nó được sản xuất bởi cơ thể và quan trọng đối với chức năng tim và cơ
- Glutathione. Một chất chống oxy hóa được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm, glutathione đặc biệt có nhiều trong thịt. Nó được tìm thấy với số lượng cao hơn trong thịt bò so với thức ăn ngũ cốc
Tóm lại
Thịt bò chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể. Đặc biệt là protein, các vitamin và khoáng chất. Vậy đối với trẻ tiêu chảy, thịt bò có nên được đưa vào thực đơn hay không. Cùng theo dõi tiếp thông tin sau đây.
II – Đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ khi bị tiêu chảy
Trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa trong đó có tiêu chảy. Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn toàn ổn định như người lớn nên dễ chịu tác động từ các tác nhân gây hại. Khi trẻ bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng không hề nhỏ:
Trẻ hấp thu chất dinh dưỡng kém do thức ăn chưa kịp hấp thu hoàn toàn đã bị thải ra ngoài. Trong đó có cả các vitamin và khoáng chất cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ thức ăn. Khi tiêu chảy, trẻ giảm khả năng hấp thu các chất này mà nhu cầu sử dụng lại tăng lên. Đặc biệt là kẽm – một loại khoáng chất có tác dụng giảm mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy.
Trẻ bị tiêu chảy thường thiếu năng lượng, cơ thể mệt mỏi, có nguy cơ suy dinh dưỡng. Vì vậy, bên cạnh việc điều trị triệu chứng tiêu chảy, bổ sung bù lại những chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ cũng rất quan trọng.
Ngoài ra, các tác nhân gây tiêu chảy còn làm tổn thương trực tiếp niêm mạc ruột. Do vậy cơ thể sẽ tái tạo tế bào mới và cần rất nhiều nguyên liệu, đặc biệt là protein.
Những thực phẩm chứa nhiều protein là lựa chọn hàng đầu giúp trẻ có thể nhanh chóng hồi phục.
➤ Xem thêm: 10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng khi bé bị rối loạn tiêu hóa
III – Trẻ có nên ăn thịt bò khi bị tiêu chảy?
Nếu trẻ đã có thể ăn được, mẹ nên cho trẻ ăn thịt bò trong trường hợp trẻ tiêu chảy. Nguyên nhân là do trong thịt bò có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho quá trình hồi phục sức khỏe. Trong đó, một số lợi ích sau đây là quan trọng nhất:
- Thịt bò cung cấp một lượng kẽm lớn để giảm triệu chứng tiêu chảy ở trẻ. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, kẽm có tác dụng trong việc giảm tình trạng tiêu chảy, phân lỏng. Có thể bổ sung kẽm trực tiếp hoặc qua thức ăn. Điều này giúp trẻ mau cải thiện tình trạng tiêu chảy hơn.
- Trong thịt bò chứa lượng lớn protein có vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào phục hồi niêm mạc ruột. Tạo các enzym tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Tạo tế bào cơ và xương để phòng tránh còi xương, suy dinh dưỡng sau tiêu chảy.
- Thịt bò chứa nhiều sắt – nguyên liệu để tạo ra nhân hem trong hemoglobin hồng cầu (có chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đi nuôi cơ thể). Do đó có tác động tích cực đến việc hồi phục sức khỏe cho trẻ.
Có thể nói thịt bò là thực phẩm phù hợp nhất cho trẻ tiêu chảy. Tuy nhiên cũng nên cân đối giữa những thực phẩm khác nhau để bổ sung cho trẻ nguồn dinh dưỡng đa dạng và đầy đủ nhất.
IV – Nguồn dinh dưỡng cần bổ sung cho trẻ tiêu chảy
Trẻ tiêu chảy cần được tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng hơn so với bình thường. Nhưng bổ sung như thế nào cho hợp lý thì nhiều bậc cha mẹ còn đang băn khoăn.
Để lựa chọn một thực đơn hợp lý, cần dựa trên các nhóm chất dinh dưỡng:
Protein: Protein có trong nhiều thực phẩm khác nhau. Ngoài thịt bò, protein còn có trong các loại thịt khác (thịt lợn, thịt gà), cá, trứng, sữa hoặc trong đậu nành.
Chất béo: Chất béo giúp tạo năng lượng cho cơ thể và tăng khả năng hấp thu các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K). Chất béo có thể có trong các loại thịt hoặc mỡ động vật, hoặc có trong thực vật: các loại hạt như lạc, vừng, đỗ, hạt gấc,…
Carbohydrat: có trong các loại hoa quả hoặc ngũ cốc, giúp tạo năng lượng và chất xơ cho cơ thể.
Vitamin: Các loại vitamin thiết yếu trong cơ thể là A, B, C, D, E, K. Chúng thường có mặt trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, trong đó hoa quả và rau xanh chứa nhiều nhất.
Khoáng chất: Các khoáng chất cần thiết cho trẻ trong giai đoạn tiêu chảy là kẽm, sắt, canxi, magie. Các khoáng chất này có nhiều trong các loại thịt, trứng, sữa, hải sản, các loại rau cải và đậu đỗ
➤ Xem thêm: 8 món cháo giúp trẻ bị tiêu chảy mau chóng phục hồi
Điều quan trọng khi chế biến thực phẩm cho bé bị tiêu chảy là thực phẩm phải đảm bảo an toàn, nấu nhừ hoặc xay nhuyễn để trẻ dễ tiêu hóa.
Ngoài ra cần bổ sung đủ nước và bổ sung lợi khuẩn cho trẻ khi bị tiêu chảy.
Lợi khuẩn là những vi khuẩn có lợi vốn có sẵn trong hệ tiêu hóa. Số lượng lợi khuẩn bị giảm xuống có thể là nguyên nhân và cũng là hậu quả của tiêu chảy. Do vậy, dù với nguyên nhân nào gây tiêu chảy ở trẻ, việc bổ sung lợi khuẩn cũng hết sức cần thiết.
Trong tất cả các loài lợi khuẩn, Bifidobacterium là lợi khuẩn thiết yếu nhất. Nó chiếm tới 90% trên tổng lượng lợi khuẩn đường ruột và cư trú chủ yếu ở đại tràng.
Bifidobacterium có vai trò quan trọng trong việc cải thiện tiêu chảy
- Ức chế sự phát triển của hại khuẩn bằng cách cạnh tranh dinh dưỡng và vị trí bám
- Tạo lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc ruột trước sự tấn công của các tác nhân gây hại
- Giúp điều tiết lượng nước trong phân, giảm tình trạng phân lỏng
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ổn định tiêu hóa
- Tiết ra nhiều enzym tiêu hóa thức ăn
- Tăng sức đề kháng giúp trẻ có khả năng chống lại các tác nhân gây hại
➤ Tham khảo thêm: Lợi khuẩn Imiale – bổ sung Bifidobacterium BB-12 giúp cải thiện tiêu chảy
Liên hệ với các chuyên gia của Imiale để được tư vấn trực tiếp: HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
➤ Tham khảo thêm:
- Hướng dẫn điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em
- Tiêu chảy cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, phác đồ điều trị chuẩn
Dược sĩ Thùy Linh tốt nghiệp ĐH Dược Hà Nội, có nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn, chăm sóc sức khỏe trẻ em. Hiện tại Dược sĩ Thùy Linh là chuyên gia tư vấn tiêu hóa, hô hấp, dinh dưỡng nhi khoa tại Imiale Việt Nam.