Theo thống kê, tỷ lệ trẻ biếng ăn chậm tăng cân ngày càng tăng cao, chiếm từ 20-45%. Nếu không có giải pháp can thiệp sớm, biếng ăn kéo dài làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí tuệ và thể chất bình thường của trẻ. Thấu hiểu được nỗi lo lắng của cha mẹ, Imiale tổng hợp thông tin về chứng biếng ăn chậm tăng cân của trẻ và những giải pháp vô cùng hữu ích qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Thế nào là biếng ăn chậm tăng cân
Biếng ăn là tình trạng trẻ nhỏ mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon, chán ăn, bỏ bữa. Điều đó dẫn đến việc trẻ không hấp thu đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể. Biếng ăn còn là nguyên nhân gây ra tình trạng chậm tăng cân, còi xương và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Chậm tăng cân là khái niệm chỉ tốc độ tăng cân của trẻ chậm hơn so với các bạn cùng độ tuổi và giới tính. Để đánh giá cân nặng bình thường của trẻ, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xây dựng biểu đồ cân nặng tiêu chuẩn theo độ tuổi phù hợp với mọi quốc gia. Cách xem biểu đồ theo mức độ:
- Trục tháng tuổi: Nằm ở phía dưới của biểu đồ, giới hạn từ 0 – 60 tháng tuổi.
- Trục cân nặng: Nằm ở phía trái biểu đồ và giới hạn từ 0-30 kg.
- Vùng màu vàng: Cân nặng của trẻ cao hơn so với tuổi.
- Vung màu xanh: Trẻ có cân nặng bình thường.
- Vùng màu cam: Suy dinh dưỡng vừa.
- Vùng màu đỏ: Suy dinh dưỡng nặng.
Ngoài ra có thể có thể xác định trẻ chậm tăng cân dựa vào tốc độ tăng cân. Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Sang về tốc độ tăng cân thì một đứa trẻ khỏe mạnh bú mẹ hoàn toàn thì sẽ tăng cân rất nhanh trong 3 tháng đầu, giảm dần 3 tháng sau và càng về sau tốc độ lên cân sẽ chậm lại.
- Giai đoạn 0-3 tháng tuổi: Trẻ tăng 25-40g/ngày, tương đương 0.75 – 1.2kg/tháng.
- Giai đoạn 3-6 tháng tuổi: Trẻ tăng 18-25g/ngày, tương đương mỗi tháng tăng 0.5-0.7kg/tháng.
- Giai đoạn 6-12 tháng tuổi: tăng 0.2-0.3kg/tháng.
- Sau 12 tháng bé tăng trung bình 1-2kg mỗi năm.
Như vậy, nếu trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đang bú mẹ mà mỗi tháng không tăng 0.7 kg tức là đang không tăng cân ổn định. Mẹ cần thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cũng như cách điều chỉnh kịp thời cho trẻ.
Trong trường hợp trẻ 12 tháng tuổi nặng 8.5-9.0kg là đạt tiêu chuẩn. Các mẹ không nên ép cân trẻ đến 11-12kg như các trẻ khác vì tốc độ phát triển các bé là khác nhau.
2. Nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm tăng cân
Trẻ biếng ăn chậm lớn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân phổ biến gây chậm tăng cân ở trẻ bao gồm:
2.1 Do biếng ăn tâm lý
Biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh là một chứng rối loạn ăn uống bắt đầu ở độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi. Biếng ăn tâm lý được đặc trưng bởi tình trạng từ chối thức ăn của trẻ. Bé ăn ít hơn, che hoặc ngậm miệng, quay mặt chỗ khác khi thấy thức ăn, không chịu nhai và nuốt thức ăn vào bụng, không ăn hết thức ăn.
Bên cạnh đó, bé từ chối thức ăn bằng cách khóc thật to hoặc phun thức ăn ra ngoài. Một số trường hợp trẻ bỏ trốn hay khóc chịu khi tới giờ ăn. Trẻ từ chối ăn nhằm mục đích đạt được quyền tự chủ và kiểm soát đối với mẹ.
Nguyên nhân khác nhau liên quan đến hình thức ăn uống của trẻ:
Đối với trẻ còn đang bú mẹ:
Sữa có thể bị thay đổi hương vị khác nhau phụ thuộc vào thức ăn của mẹ. Các thức ăn có gia vị nồng như tỏi, ớt dễ làm biến đổi vị sữa mẹ, gây ra mùi vị tương tự. Bên cạnh đó, các thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn có hàm lượng muối cao, khiến cho sữa mẹ có vị mặn. Khi bầu ngực có mùi lạ sẽ khiến bé lo lắng dẫn đến bỏ bú.
Đối với trẻ uống sữa công thức:
Trẻ bị ảnh hưởng một phần do chất lượng sữa công thức mà mẹ sử dụng cho bé. Sữa có mùi vị lạ, mùi vị sữa không phù hợp hoặc bị ép uống làm trẻ bị ám ảnh do đó gây nên tình trạng biếng ăn tâm lý.
Đối với trẻ ăn dặm:
Trong khi ăn dặm, bé gặp phải các sự cố như hóc, nghẹn, sặc… gây ám ảnh cho trẻ. Từ đó, khi đến bữa ăn trẻ sẽ cảm thấy lo lắng, không muốn ăn gây nên tình trạng biếng ăn.
2.2 Biếng ăn chậm tăng cân do bệnh lý
2.2.1. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân như loạn khuẩn, tiết dịch quá mức hay sự co bóp bất thường của dạ dày. Các triệu chứng thường gặp như: đau bụng, khó tiêu, nôn trớ, biếng ăn, tiêu chảy,… Điều này khiến trẻ khó chịu từ đó trẻ ăn rất ít hoặc không ăn.
2.2.2. Trẻ bị tưa miệng
Nguyên nhân gây tưa miệng ở trẻ là do nhiễm nấm Candida Albicans. Khi cha mẹ tưa lưỡi trẻ không đúng cách dễ khiến lưỡi trẻ bị chảy máu. Ngoài ra khi bị tưa miệng trẻ còn có các biểu hiện như: đau, khô miệng, khó bú, khó nuốt sữa,…là nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn.
2.2.3. Bệnh ngoài da
Bệnh ngoài da thường xuất hiện vào mùa hè khí hậu nóng bức. Một số các biểu hiện trên da như mụn nước, mẩn đỏ khiến trẻ ngứa ngáy, quấy khóc và bỏ ăn. Khi thấy các biểu hiện trên thì cần phải điều trị sớm để hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
2.3 Biếng ăn chậm tăng cân do thiếu chất
Sự thiếu hụt một số chất là nguyên nhân làm trẻ biếng ăn. Các chất đó bao gồm:
- Biếng ăn do thiếu kẽm
Khoảng 30% trẻ em biếng ăn là do không được cung cấp đủ nhu cầu kẽm trong cơ thể. Kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp và phân giải protein và axit nucleic. Ngoài ra, kẽm có nhiều vai trò khác như: hỗ trợ cân bằng vị giác, tăng cảm giác ngon miệng, nâng cao khả năng hấp thu dưỡng chất,….
Khi thiếu kẽm, các tế bào da, niêm mạc của trẻ bị kết dính, sừng hóa. Do đó làm giảm khả năng cảm nhận hương vị, khiến trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn, chậm lớn, còi cọc.
- Biếng ăn do thiếu sắt
Khi trẻ bị thiếu sắt thường có cảm giác mệt mỏi, lờ đờ dẫn đến chán ăn, ăn không ngon miệng. Từ đó, trẻ chậm tăng cân, chậm phát triển thể chất và cả trí tuệ. Đối với những trẻ trong thời kỳ bú mẹ việc thiếu sắt khiến trẻ bỏ bú mẹ.
- Biếng ăn do thiếu vitamin B1
Vitamin B1 là chất có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa do tạo cảm giác đói ở trẻ. Do đó, khi thiếu vitamin B1 trẻ thường có cảm giác no dẫn đến tình trạng biếng ăn kéo dài ở các bé.
>>> Xem thêm: Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì?
2.4 Biếng ăn do chế độ ăn không phù hợp
- Chế độ ăn không đa dạng:
Chế độ ăn khống đa dạng khiến không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ làm bé thiếu hụt các chất quan trọng.
- Món ăn không phù hợp với khẩu vị của trẻ:
Khi mẹ cho bé ăn các thực phẩm không hợp khẩu vị thì bé có thể từ chối thức ăn. Sử dụng các thực phẩm đói liên tục dẫn tới tình trạng biếng ăn ở trẻ.
- Trẻ ăn quá nhiều bữa trong ngày:
Trong giai đoạn ăn dặm, mẹ nên chú ý đến việc cân bằng giữa lượng sữa và lượng đồ ăn dặm cung cấp cho trẻ. Bởi vì sữa cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho trẻ. Nếu uống quá nhiều sữa trước bữa ăn làm bé no bụng dẫn đến việc bé không muốn tiếp tục ăn dặm. Khi trẻ có biểu hiện không muốn ăn thì mẹ nên giảm lượng ăn dặm lại.
2.5 Biếng ăn do không kỷ luật bàn ăn
Một phần gây nên sự biếng ăn của trẻ là do sự chiều chuộng của ba mẹ. Trẻ được chiều chuộng chỉ ăn những thức ăn mà bé thích như đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh… trong thời gian kéo dài gây mất cân bằng dinh dưỡng. Bên cạnh đó việc sử dụng liên tục thực phần này có thể làm trẻ chán và gây biếng ăn nặng hơn.
Ngoài ra, không ít các ba mẹ cho con xem tivi, chơi đồ chơi, nghịch điện thoại để bé im lặng khi ăn. Tuy nhiên điều này vô hình chung làm trẻ mất tập trung khi ăn, gây ảnh hưởng đến chất lượng giờ ăn.
3. Hậu quả khi trẻ biếng ăn chậm tăng cân
Khi trẻ biếng ăn kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Các hậu quả thường thấy ở trẻ biếng ăn bao gồm:
- Suy dinh dưỡng
Hầu hết trẻ suy dinh dưỡng, thấp bé, nhẹ cân đều do tình trạng biếng ăn. Nguyên nhân là vì khi trẻ biếng ăn các chất đưa vào cơ thể không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển.
Khi biếng ăn trẻ sẽ thiếu hụt các chất quan trọng đối với cơ thể như vitamin A giúp sáng mắt, sắt giúp phòng thiếu máu, canxi giúp phát triển xương và chiều cao ở trẻ… Từ đó gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.
- Suy giảm đề kháng, dễ ốm vặt
Các vi chất như kẽm, selen, canxi, sắt, vitamin A, C, D,… có vai trò to lớn trong hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch. Khi biếng ăn, làm trẻ thiếu hụt các vi chất này khiến sức đề kháng giảm sút đáng kể và suy giảm hệ miễn dịch. Các vi chất như kẽm, selen, canxi, sắt, vitamin A, C, D,… có vai trò to lớn trong hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch. Lúc này các yếu tố gây bệnh sẽ dễ dàng tấn công vào cơ thể bệnh làm trẻ dễ ốm vặt. Khi bị bệnh làm trẻ mệt mỏi dẫn đến chán ăn. Điều đó tạo nên một vòng tròn giữa biếng ăn và bệnh lý.
- Ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ
Một trong ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ là dinh dưỡng. Khi không cung cấp đủ thức ăn trẻ sẽ thiếu hụt các chất quan trọng cho sự phát triển bộ não. Các chất bao gồm protein, Protein, Omega 3, Omega 6, DHA, Taurine, Sắt, Taurin…
Theo tiêu chuẩn MDI – Mental Developmental Index, trí tuệ của trẻ biếng ăn sẽ kém hơn rõ rệt so với trẻ bình thường. Sự chậm phát triển có thể kéo dài trong suốt 5 năm tiếp theo.
4. Trị trẻ biếng ăn chậm tăng cân theo nguyên nhân
Tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân có thể cải thiện khi cha mẹ chăm sóc con theo các biện pháp chuẩn khoa học. Dưới đây là một số biện pháp gợi ý cho mẹ:
4.1 Tạo tâm lý tốt cho trẻ khi ăn
Khi trẻ biếng ăn đặc biệt trường hợp biếng ăn tâm lý cha mẹ nên tạo cảm giác thoải mái cho trẻ trong khi ăn bằng cách:
- Tránh ép buộc bé ăn.
- Có thể cho bé ăn cùng mọi người để tạo cảm giác vui vẻ.
- Khích lệ động viên khi trẻ làm tốt nhiệm vụ như khi trẻ ăn đồ ăn thì ba mẹ nên vỗ tay hay thưởng quà nhỏ cho bé.
4.2 Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Mẹ nên chú ý xây dựng chế độ ăn phù hợp để làm giảm tình trạng biếng ăn ở trẻ. Các biện pháp xây dựng chế độ ăn được mẹ áp dụng cho hiệu quả tốt bao gồm:
- Chia thành bữa nhỏ
Nếu trẻ không ăn được nhiều thức ăn trong cùng một lúc thì ba mẹ nên chia thức ăn thành những phần nhỏ. Sau khi bé ăn hết một phần, bố mẹ lại cung cấp phần tiếp theo, tiếp tục như vậy cho đến khi thức ăn không còn. Cách làm này giúp trẻ dễ dàng hoàn thành bữa ăn và cũng khiến bé ăn ngon hơn.
- Thực đơn da dạng, trình bày đẹp mắt
Xây dựng thực đơn có đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng các món ăn trong ngày là một giải pháp hữu ích giúp trẻ giảm biếng ăn. Ba mẹ nên thay đổi thực đơn hàng ngày để bé không cảm thấy nhàm chán.
Bên cạnh đó, có thể chế biến thức ăn bằng các cách khác nhau như băm, xay hoặc hầm, hấp, rán,… kích thích sự thèm ăn của bé. Bên cạnh đó, ở độ tuổi này trẻ có hứng thú với các đồ vật vì vậy trang trí đồ ăn đẹp mắt cũng là một mẹo giúp giảm biếng ăn ở trẻ.
4.4 Cho trẻ vận động nhiều hơn
Tập thể dục không chỉ có ích cho người lớn mà còn vô cùng hữu ích đối với trẻ em. Các hoạt động như đạp xe, chạy bộ, vui chơi giúp tiêu hao nhiều năng lượng, tạo cảm giác đói và thèm ăn của trẻ. Ngoài ra, tập thể dục có giúp tăng cường sức đề kháng và phát triển chiều cao.
4.5 Tẩy giun theo quy định
Giun sán là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ. Do đó, cần phải tẩy giun cho trẻ theo đúng quy định thông thường 6 tháng 1 lần.
>>> Tham khảo: Bật mí cách trị biếng ăn cho trẻ 1 tuổi
4.6 Bổ sung đủ chất giúp giảm biếng ăn
Một trong số nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ là do thiếu hụt các chất cần thiết. Vì vậy, trong quá trình xây dựng thực đơn cho trẻ, mẹ nên lưu ý bổ xung các chất dưới đây vào thực đơn.
- Vitamin
Vitamin có vai trò là chất xúc tác enzym chuyển hóa thức ăn từ đó giúp trẻ ăn ngon hơn. Mẹ có thể bổ sung vitamin cho trẻ thông qua thức ăn có chứa nhiều vitamin như rau xanh, hoa quả, hải sản… Tuy nhiên không nên chế biến lại thực phẩm nhiều lần do một số vitamin bị phân hủy do nhiệt.
- Kẽm
Kẽm có nhiều vai trò như: hỗ trợ cân bằng vị giác, tăng cảm giác ngon miệng, nâng cao khả năng hấp thu dưỡng chất. Do đó việc bổ sung sắt là vô cùng cần thiết. Mẹ có thể thêm vào thực đơn của trẻ các thực phẩm như thịt bò, tôm, thịt, cá…là những chất giàu kẽm.
Khi dùng các thực phẩm này chỉ nên sơ chế đơn giản như luộc, hấp. Ngoài ra nên kết hợp với vitamin C để tăng hấp thu kẽm.
- Men vi sinh
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ là do rối loạn hệ tiêu hóa đặc biệt là rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Bổ xung men vi sinh giúp cân bằng hệ vi khuẩn, tăng cường miễn dịch hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, men vi sinh giúp bé dễ hấp thu các chất có lợi cho cơ thể và làm trẻ ăn uống ngon miệng hơn.
Tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân không gây ra những hậu quả quá nghiêm trọng đến sức khoẻ bé nhưng lại là nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh. Nếu để biếng ăn kéo dài, nó có thể làm giảm hệ miễn dịch và ảnh hướng lớn đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Ba mẹ nên theo dõi trẻ để phát hiện bệnh và có các biện pháp khắc phục nhanh chóng.
>>> Có thể mẹ muốn biết: Mẹo xử lý trẻ sơ sinh biếng ăn
Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ tới Hotline 1900 9482 của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.