Trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài thường có sự phát triển thể chất chậm, hay quấy khóc và ốm vặt. Nhưng liệu rối loạn tiêu hóa kéo dài có gây nguy hiểm cho trẻ hay không? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để tìm giải pháp hỗ trợ tốt nhất cho trẻ.
Rối loạn tiêu hóa kéo dài có nguy hiểm không?
Mục lục
1. Rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa là khái niệm nói chung chỉ các bất thường sinh lý trong hoạt động của bộ máy tiêu hóa, đặc biệt là hệ thống dạ dày, ruột. Rối loạn tiêu hóa có biểu hiện đa dạng như đau bụng, biếng ăn, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài phân sống,…
Trẻ có thể mặc một triệu chứng điển hình và kéo dài dai dẳng. Cũng có thể đan xen, liên tiếp hoặc gián đoạn các triệu chứng, lúc táo bón, lúc tiêu chảy, lúc lại đi ngoài phân sống, gây khó chịu và khó điều trị.
2. Thế nào là rối loạn tiêu hóa kéo dài?
Rối loạn tiêu hóa trên 2 tuần được định nghĩa là rối loạn tiêu hóa kéo dài. Các biểu hiện này có thể kéo dài liên tục, tần suất tăng lên theo thời gian. Cũng có thể gián đoạn, ổn định 1 -2 ngày rồi tái diễn theo chiều hướng nặng hơn.
Khi thời gian mắc rối loạn tiêu hóa vượt 4 tuần, trẻ được phân vào nhóm rối loạn tiêu hóa mạn tính. Rối loạn tiêu hóa mạn tính để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho trẻ:
- Tổn thương cấu trúc của các tế bào niêm mạc ruột.
- Giảm khả năng hấp thu và bài tiết enzym tiêu hóa
- Mất cân bằng trầm trọng hệ khuẩn chí đường ruột
➤ Có thể mẹ quan tâm : Trẻ bị rối loạn tiêu hoá kéo dài bao lâu, có tự khỏi không?
3. Rối loạn tiêu hóa kéo dài ảnh hưởng như thế nào? Có nguy hiểm không?
Vậy rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ liệu có nguy hiểm không?
Theo thống kê từ WHO, trong số 500 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thì có tới 30% nguyên nhân là do rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy trẻ rối loạn tiêu hóa cần được sự quan tâm đúng mực từ các bậc cha mẹ, tránh thái độ chủ quan không chữa trị triệt để.
Rối loạn tiêu hóa kéo dài rất nguy hiểm, đặc biệt có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng trẻ nhỏ nếu:
- Trẻ liên tục mất nước, rối loạn điện giải, đi lỏng nhiều lần trong ngày gây hạ nhanh huyết áp, rối loạn nhịp tim
- Trẻ sốt cao, có hiện tượng co giật ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh
- Không có hiện tượng đi tiểu trong 6 giời – Nguy cơ ảnh hưởng đến thận, suy thận
Ngược lại, rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể diễn tiến từ từ, dần dần gây hậu quả lên sức khỏe của trẻ.
Hậu quả khi trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài?
Hiện nay, cứ 10 trẻ thì có tới 6 trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Và cho dù do bất cứ nguyên nhân nào thì trẻ cũng cần được giải quyết triệt để. Khi rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Cụ thể như:
- Suy dinh dưỡng, hấp thu kém: Rối loạn tiêu hóa kéo dài giảm cảm giác thèm ăn của trẻ. Trẻ biếng ăn, ăn không ngon miệng. Thức ăn khó tiêu gây đầy chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống đan xen. Từ đó trẻ chậm phát triển, còi xương, suy dinh dưỡng,..
- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài để lại nhiều tổn thương cho niêm mạc ruột của trẻ. Các tổn thương này ăn sâu vào cấu trúc và ảnh hưởng trực tiếp đến hấp thu dưỡng chất và quá trình tiêu hóa chức năng. Những ảnh hưởng này sẽ theo trẻ đi đến suốt cuộc đời.
- Rối loạn tiêu hóa đi kèm rối loạn hệ khuẩn chí đường ruột. Tạo vòng xoắn bệnh lý khó dứt điểm.
4. Các giải pháp cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ.
Rối loạn tiêu hóa kéo dài ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ. Vì thế để tránh hậu quả không mong muốn, bố mẹ cần phải theo dõi và có các biện pháp xử lý kịp thời như sau:
4.1. Điều chỉnh lại môi trường sống và chế độ ăn cho trẻ
- Tạo thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Lên chế độ ăn hợp lý, lựa chọn thực phẩm sạch và phù hợp cho từng độ tuổi. Cho trẻ ăn chín uống sôi, hạn chế đồ ăn nhiều đạm và chất béo, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn và ăn nhiều rau củ quả để giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa hơn.
- Hình thành các bài tập vận động phù hợp để tăng cường sức đề kháng. Sức đề kháng của trẻ tương ứng 90% sức khỏe đường ruột. Cho nên trẻ miễn dịch tốt đồng nghĩa với trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
4.2. Phục hồi hệ tiêu hóa nhờ bổ sung lợi khuẩn
Như đã biết, thiếu hụt lợi khuẩn vừa là hậu quả, cũng là nguyên nhân khiến rối loạn tiêu hóa kéo dài khó dứt điểm ở trẻ. Chính vì vậy, ngay từ khi trẻ có những biểu hiện ban đầu của rối loạn tiêu hóa, cần bổ sung lợi khuẩn sớm nhất cho trẻ.
Vai trò của lợi khuẩn phục hồi hệ tiêu hóa
- Thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Ức chế sự phát triển của hại khuẩn
- Phục hồi tổn thương niêm mạc ruột
- Tạo hàng rào bảo vệ đường tiêu hóa của trẻ
- Hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng
- Tăng cường sức đề kháng tổng thể
Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các bác sĩ lựa chọn Bififdobacterium bổ sung cho trẻ nhỏ rối loạn tiêu hóa kéo dài. Bifidobacterium là chủng lợi khuẩn sống – chiếm tới 90% tổng lợi khuẩn tại ruột và gắn đích tại đại tràng, cải thiện triệt để các tổn thương tại niêm mạc ruôt, hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.
Chia sẻ của PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Vân Hồng về vai trò của Bifidobacterium
Tham khảo sản phẩm Lợi khuẩn Imiale bổ sung lợi khuẩn sống Bififdobacterium BB12 từ Đan Mạch
Lưu ý:
Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng nặng nề như:
- Nôn mửa, tiêu chảy nhiều lần trong 1 ngày
- Trẻ mệt mỏi nhiều, lừ đừ, có các các dấu hiệu mất nước
- Không ăn uống được
- Khóc nhưng không có nước mắt
- Sốt cao trên 38,5oC
Lúc này, hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Kết luận
Liên hệ với chuyên gia để nhận tư vấn theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482
Tham khảo: Digestive Health & Nutrition in Childrens
› ÁP DỤNG NGAY: Cách xử trí rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nhanh nhất
› Tham khảo: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn gì ?
› Tham khảo: Lợi khuẩn nào hiệu quả cho trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa?