Hăm tã ở trẻ em là tình trạng rất phổ biến xảy ra khi tã không được thay, bị ướt, da cọ xát nhiều lần hoặc chất lượng tã không đảm bảo. Khi trẻ bị hăm, mẹ có thể chữa trị bằng các phương pháp không dùng thuốc, an toàn và lành tính tuyệt đối với trẻ. Sau đây là 10 giải pháp tại nhà cho mẹ khi trẻ bị hăm. Cùng theo dõi ngay mẹ nhé!
Mục lục
1. Lá trầu không cho trẻ bị hăm
Trầu không là một vị thuốc quý trong Y học cổ truyền. Lá trầu không có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm đau. Cụ thể theo nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, cứ 100g lá trầu không thì có tới 2,4% tinh dầu giúp làm ẩm da, hỗ trợ điều trị hăm da. Đồng thời lá trầu không có tác dụng giảm đau và giảm sưng nhanh khi trẻ bị hăm. Ngoài ra người ta còn sử dụng lá trầu không để sát khuẩn vết thương, chữa các vết lở loét, mụn nhọt,…
Chuẩn bị: 3 – 4 lá trầu không còn tươi, không bị sâu, không nên lấy lá quá già hoặc lá quá non; 1 lít nước.
Cách làm:
- Rửa lá trầu không bằng nước sạch, có thể rửa qua với nước muối loãng cho diệt khuẩn và loại bỏ hết bụi bẩn bám trên lá càng tốt.
- Tiếp đó, đem lá trầu không này nấu với nước đã chuẩn bị.
- Khi đun sôi thì tắt bếp để cho bớt nóng, còn ấm ấm thì dùng khăn mềm sạch thẫm vào nước, vắt qua rồi thấm nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm của bé. Thấm và thoa nhẹ nhàng giúp loại bỏ hết vi khuẩn bám trên da, làm sạch vùng da hăm.
Tần suất: 2 – 3 lần/ ngày, thực hiện liên tục trong 1 tuần.
2. Lá khế cải thiện tình trạng hăm ở trẻ
Theo Đông y, lá khế có tính lạnh, vị chát, có công dụng giải độc, sát khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa, tán nhiệt, lợi tiểu, giúp chữa trị hiệu quả các trứng nổi mẩn đỏ do hăm, các chứng lở loét ngứa ngáy da, nổi mề đay trên da hoặc bị ung nhọt do huyết nhiệt. Chính bởi công dụng tiêu viêm, giảm đau và sát khuẩn mà lá khế được các cụ ta sử dụng rất nhiều để chữa khi trẻ bị hăm.
Chuẩn bị: 1 nắm lá khế, muối sạch, 1 lít nước.
Cách làm:
- Lá khế sau khi hái về thì rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ hết bụi bẩn cũng như các vi khuẩn, ký sinh trùng bám trên lá.
- Ngâm lá khế với nước muối loãng tầm khoảng 30 phút rồi để ráo hoặc là vắt kiệt nước. Sau đó, cho lá khế vào nồi nấu sôi cùng với khoảng 1 lít nước, đợi cho nước bớt nóng thì tắm cho trẻ.
- Dùng khăn xô sạch để lọc bỏ phần bã lá khế, chỉ sử dụng phần nước lọc được để tắm cho bé.
- Đặt phần mông, phần bẹn hay háng bị hăm của bé vào chậu, dùng tay và khăn mềm mát xa vùng da bị hăm một cách nhẹ nhàng để không làm đau rát da bé. Nếu trẻ bị hăm ở vùng cổ hoặc nách thì mẹ dội nhẹ nước lên đó rồi mát-xa.
Tần suất: khoảng 2 -3 lần/ ngày, thực hiện cho tới khi khỏi.
3. Trị hăm cho trẻ bằng lá chè
Lá chè có chứa lyzozyme, có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch da, tiêu diệt vi khuẩn bám trên da hiệu quả. Đặc biệt, chất polyphenol – chất tạo ra vị chát đặc trưng của chè xanh có tác dụng chống oxy hóa, diệt khuẩn và làm lành nhanh vùng da tổn thương. Chưa kể, hàm lượng tanin lớn có trong trà xanh giúp giảm đau nhanh, làm cho da khô thoáng hơn. Bên cạnh đó, chè xanh còn chứa nhiều tinh dầu thơm giúp dưỡng ẩm cho da, rất tốt cho quá trình phục hồi da khi bị hăm.
Chuẩn bị: lá chè xanh, 1 lít nước.
Cách làm:
- Chọn lá chè xanh không quá già, không sâu, có thể chọn búp chè xanh non thì càng tốt, sau đó rửa sạch chè với nước và ngâm chè với nước muối loãng để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn, kí sinh trùng bám trên lá chè.
- Vớt chè ra, để ráo nước. Cho 1 lít nước vào nồi, đun sôi, trút chè xanh vào đun cùng khoảng 10 phút để cho tinh chất có trong lá trà tiết ra ngoài rồi tắt bếp.
- Để nước nguội hoặc khi nước còn âm ấm thì rửa vùng da bị hăm tã cho trẻ.
- Lau khô vùng da vừa rửa, mặc quần áo mỏng, thoáng mát cho trẻ.
Tần suất: Nên thực hiện 2-3 lần/ ngày sẽ giúp các triệu chứng ửng đỏ, tấy da, ngứa ngáy của trẻ dịu dần và khỏi hẳn hăm tã.
4. Dầu dừa cho trẻ bị hăm
Dầu dừa có nhiều đặc tính tuyệt vời khiến nó trở thành một phương pháp điều trị tuyệt vời cho nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả chứng hăm tã. Dầu dừa có chứa các đặc tính kháng khuẩn, chống vi rút, chống vi khuẩn và kháng nấm giúp thúc đẩy quá trình chữa lành. Nó có axit lauric (cũng được tìm thấy trong sữa mẹ) điều trị các vấn đề về vi khuẩn và nấm rất hiệu quả. Axit lauric và Caprylic trong dầu này là chất chống nấm men tự nhiên.
Chuẩn bị: 1/2 muỗng canh dầu dừa 100% tự nhiên.
Cách làm:
- Rửa mông của bé bằng nước ấm và lau khô.
- Lấy một ít dầu dừa cho vào lòng bàn tay.
- Xoa bóp nhẹ nhàng trên khu vực bị ảnh hưởng.
Tần suất: 1 – 2 lần/ ngày
5. Trị hăm cho bé nhờ giấm táo
Giấm táo có thành phần chính là axit axetic, là một chất khử trùng tự nhiên, đồng thời có vai trò trung hòa pH nước tiểu, ngăn ngừa kích ứng da. Ngoài ra, giấm táo còn có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng vi-rút và có thể chống hăm tã khá hiệu quả.
Chuẩn bị:
- 1 thìa cà phê giấm táo
- 1 cốc nước ấm
- Một mảnh vải sạch
Cách làm:
- Thêm một thìa cà phê giấm táo vào một cốc nước ấm,
- Nhúng một miếng vải sạch vào dung dịch này và dùng nước này để lau mông cho bé.
Tần suất: 1-2 lần một ngày.
6. Bột Baking soda
Baking soda (natri bicacbonat) không chỉ trung hòa axit cân bằng độ pH trên da của bé. Nó còn giúp chống lại các vi sinh vật như vi khuẩn và nấm là những nguyên nhân phổ biến gây hăm tã.
Chuẩn bị: 2 muỗng canh bột baking soda; 4 cốc nước ấm.
Cách làm:
- Thêm muối nở vào nước ấm và trộn đều.
- Dùng nước này để rửa da cho trẻ.
- Để khô mà không cần dùng khăn.
Tần suất: 1 lần/ngày.
7. Yến mạch giúp cải thiện tình trạng hăm ở trẻ
Bột yến mạch có chứa lượng protein cao, giúp duy trì hàng rào bảo vệ tự nhiên trên da của bé. Nó cũng chứa các hợp chất gọi là saponin giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu từ lỗ chân lông của da. Ngoài ra, bột yến mạch có đặc tính chống viêm, có thể làm dịu kích ứng và viêm kèm theo phát ban tã.
Chuẩn bị: 1 thìa bột yến mạch khô; nước
Cách làm:
- Thêm một thìa bột yến mạch vào nước tắm của trẻ.
- Để bé ngâm mình trong nước này khoảng 10-15 phút.
- Lau khô.
Tần suất: 2 lần/ngày.
8. Dầu tràm
Tinh dầu tràm trà có tính kháng khuẩn cao, nhờ vậy mà nó thường được sử dụng để ngăn ngừa khi khuẩn, làm dịu các vết hăm tã cho bé.
Chuẩn bị:
- 2.5ml tinh dầu tràm.
- 2.5ml dầu nền – loại dầu dùng để pha loãng tinh dầu nguyên chất.
- Nước sạch (tốt nhất là nước ấm 35 – 38°C).
- Khăn mềm.
Cách làm:
- Rửa sạch vùng da bị hăm của bé bằng nước, sau đó lau khô bằng khăn mềm.
- Pha hỗn hợp tinh dầu tràm và dầu nền và dùng dung dịch này thoa lên vùng da hăm.
Tần suất: Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, dùng liên tục đến khi viết hăm cải thiện.
9. Lô hội (Nha đam)
Lô hội có thể làm dịu làn da bị kích ứng và bị viêm của bé nhờ tính chất chống viêm. Nha đam cũng có đặc tính kháng khuẩn có thể tiêu diệt vi khuẩn gây hăm tã.
Chuẩn bị: 1 – 2 thìa cà phê gel lô hội.
Cách làm: Lấy một ít gel lô hội trên đầu ngón tay và thoa lên vùng da bị tổn thương.
Tần suất: Bạn có thể làm điều này 2-3 lần một ngày.
10. Sữa mẹ
Sữa mẹ là một trong những lựa chọn đơn giản và an toàn nhất để điều trị hăm tã. Trong sữa mẹ có chứa các kháng thể chống lại vi khuẩn, nấm…, giúp làm lành da tốt hơn.
Cách làm: Bạn chỉ cần thoa một vài giọt sữa mẹ lên vùng da bị hăm và để khô.
TỔNG KẾT
Mặc dù các loại thảo dược từ thiên nhiên rất an toàn và lành tính nhưng chúng có thể chứa hàm lượng lớn phân bón, thuốc trừ sâu gây hại trên làn da trẻ. Vì vậy, trước khi áp dụng bất kì cách chữa hăm nào cho bé, các mẹ nên tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, chất lượng của các loại thảo dược để bảo vệ làn da bé một cách tốt nhất.
» Xem thêm: 20+Lá tắm cho trẻ sơ sinh: An toàn, phù hợp cho da trẻ
Nếu bạn có thêm những băn khoăn thắc mắc về cách trị hăm cho trẻ sơ sinh, hãy liên hệ ngay với chuyên gia của chúng tôi: HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482
Nguồn tham khảo: