Trẻ 1 tuổi quấy khóc là chuyện bình thường nhưng trẻ hay khóc thường xuyên vào ban đêm sẽ làm các bậc phụ huynh sốt ruột và lo lắng. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy trẻ 1 tuổi hay khóc đêm phải làm sao? Có những mẹo nào dỗ trẻ hiệu quả. Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Nguyên nhân trẻ 1 tuổi hay khóc đêm
Trẻ sơ sinh khóc đêm là hiện tượng bình thường, có thể là tiếng khóc sinh lý do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Trẻ bị đói: khi trẻ đói, khóc có thể là một tín hiệu giúp bố mẹ nhận biết cần cho trẻ bú sữa. Dạ dày của trẻ nhỏ hơn người lớn nên nhanh no và cũng nhanh đói hơn. Do đó bố mẹ cần chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ.
Tã bị bẩn: Trẻ 1 tuổi chưa nói được tốt nên không thể bảo bố mẹ khi chúng muốn đi vệ sinh. Do đó, khi trẻ tiểu tiện quá nhiều làm tràn, nặng tã hoặc đi ngoài khiến bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Lúc này, trẻ thường quấy khóc để bố mẹ biết và vệ sinh sạch sẽ, thay tã mới cho trẻ.
Nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng: trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu và làn da khá nhạy cảm. Do đó nếu nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến trẻ khó chịu, thậm chí là đau rát (khi nóng quá) hoặc rét run (khi lạnh quá). Khi đó trẻ sẽ khóc to và dữ dội
Tư thế ngủ khó chịu: tư thế ngủ khó chịu khiến trẻ thấy đau, mỏi, không thoải mái nên trẻ thường quấy khóc
Trẻ mọc răng sữa: trẻ 1 tuổi đang trong giai đoạn mọc răng có thể khiến trẻ bị sốt, đau, ngứa lợi nên hay quấy khóc, biếng ăn
Hoạt động quá mức vào ban ngày: có thể là nguyên nhân dẫn đến trẻ hay bị giật mình, quấy khóc vào ban đêm. Do khi đó cơ thể trẻ vẫn đang trong tình trạng hưng phấn, vui chơi. Trẻ còn quá non nớt nên khả năng ức chế kém nên tình trạng hưng phấn vẫn kéo dài cho tới đêm.
Thời gian ngủ không hợp lý: có thể trẻ ngủ vào ban ngày, thức vào ban đêm, trái ngược nhịp sinh học với bố mẹ nên rất khó để cho trẻ bú sữa đúng lúc và kịp thời khiến trẻ quấy khóc.
Trẻ gặp ác mộng: ban ngày trẻ vui đùa nhiều hoặc bị ai đó hù dọa khiến buổi tối trẻ ngủ bị giật mình, gặp ác mộng và quấy khóc.
>>> Tham khảo thêm: Giải đáp: Trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc là do đâu? Có phải tâm linh không?
Ngoài các nguyên nhân sinh lý như trên, trẻ khóc cũng có thể do các nguyên nhân bệnh lý như sau:
Trẻ bị dị ứng sữa: dị ứng có thể là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc. Trẻ có thể bị dị ứng với protein sữa bò nên trong giai đoạn bé 1 tuổi mà bố mẹ muốn bổ sung sữa công thức thì cần lưu ý chọn loại sữa phù hợp với trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị dị ứng với nước hoa, phấn rôm,… Do đó cần đảm bảo phòng của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát và hạn chế những dị nguyên có thể khiến cho trẻ bị dị ứng.
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá: khi bé 1 tuổi có thể bắt đầu chuyển từ ăn bột, cháo sang ăn cơm hạt. Do ăn quen cháo chỉ cần nuốt nên sang ăn cơm bé có thể nhai không kĩ gây rối loạn tiêu hóa. Nó làm bé khó chịu, ăn uống không tiêu, miệng muốn ăn nhưng bụng trướng, quấy khóc.
Trẻ bị ốm: nghẹt mũi, nhức đầu, sốt, khó thở,… là những triệu chứng phổ biến mà trẻ gặp phải khi bị cảm cúm. Trẻ có thể quấy khóc suốt ngày, biếng ăn, khó ngủ,…
Trẻ khóc đêm cũng có thể do thiếu chất: cơ thể trẻ đang cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển về thể chất và trí tuệ. Do đó, khi ăn uống không đủ chất, trẻ không đủ dinh dưỡng nên sức đề kháng yếu và trí tuệ chậm phát triển. Điều đó sẽ khiến trẻ dễ quấy khóc hơn.
>>> Tham khảo thêm: Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? Mẹ đã thực sự hiểu đúng?
2. Hậu quả trẻ 1 tuổi khóc đêm kéo dài
Khi trẻ 1 tuổi khóc đêm kéo dài thường xuyên có thể dẫn tới các hậu quả như:
- Suy giảm hệ miễn dịch của trẻ: trẻ quấy khóc nhiều vào ban đêm khiến trẻ bị khó ngủ, thiếu ngủ. Với trẻ sơ sinh, thiếu ngủ là một tình trạng không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển và hệ miễn dịch của trẻ.
- Giảm khả năng nhận thức: trẻ quấy khóc có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh non nớt, khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ.
- Thiếu hụt hormon tăng trưởng: hormon tăng trưởng GH sinh ra nhiều nhất lúc ngủ vào ban đêm. Nhưng nếu trẻ quấy khóc vào thời điểm này thì sẽ bị mất ngủ, thiếu ngủ dẫn tới sản sinh ra ít hormon tăng trưởng.
- Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: trẻ khóc nhiều khiến đường hô hấp bị ức chế, cảm thấy khó thở thậm chí ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
>>> Tham khảo thêm: Trẻ hay khóc đêm – Giải đáp tất tần tật thắc mắc của mẹ
3. Cách dỗ trẻ khóc đêm hiệu quả
Trẻ khóc đêm nhiều không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà bố mẹ cũng có thể bị stress. Dưới đây là các mẹo dỗ trẻ khóc đêm hiệu quả mà bố mẹ có thể sử dụng:
Massage cho bé ngủ
Để giúp bé dễ ngủ, mẹ có thể đặt bé nằm sấp trên đầu gối hoặc một cánh tay, tay còn lại mẹ đơ đầu trẻ. Mẹ massage nhẹ nhàng từ phần giữa lưng trở xuống, theo chiều kim đồng hồ. Massage cho bé có thể làm giảm tình trạng đầy bụng là nguyên nhân khiến bé quấy khóc vào lúc đêm.
Cho trẻ nghe nhạc (tiếng lá cây, sóng biển, tiếng gió…)
Trẻ đã quen với những âm thanh nhẹ nhàng khi còn trong bụng mẹ. Nếu chúng ta tạo ra những âm thanh tương tự sẽ làm chậm tần số sóng não làm trẻ dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Mẹ ôm ấp, vỗ về bé
Khi bé quấy khóc vào ban đêm, để bé nín khóc và ngủ ngoan hơn, mẹ nên âu yếm, vỗ về bé, ôm bé vào lòng. Mẹ cũng có thể hát ru để trẻ dễ ngủ hơn, ngủ ngoan hơn.
>>> Tham khảo thêm: Phải làm gì khi bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc
4. Mẹ cần làm gì khi trẻ 1 tuổi hay khóc đêm
Khi trẻ 1 tuổi hay khóc đêm, mẹ cần biết nguyên nhân để có giải pháp khắc phục sớm:
- Kiểm tra tã của bé thường xuyên: cứ 3-4h, mẹ nên kiểm tra tã của bé một lần để xem tã đã bẩn hay chưa. Nếu thấy tã nặng, có mùi hay thấy bé đi ngoài thì thay tã mới cho bé. Để tránh bị tràn tã hay phải thay tã nhiều lần trong ngày thì mẹ có thể sử dụng những loại tã thấm hút tốt cho trẻ.
- Tạo thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ: để trẻ phát triển tốt về thể chất và trí tuệ thì mẹ nên cho trẻ ngủ sớm vào lúc 20 – 21h tối và duy trì thời gian đúng giờ hàng ngày. Mẹ nên sắp xếp công việc hợp lý để đi ngủ với trẻ để chúng dễ ngủ hơn khi có mẹ ở bên, sau khi trẻ ngủ say, mẹ có thể tiếp tục làm công việc của mình.
- Hạn chế cho trẻ chơi đùa quá mức trước giờ ngủ: tránh để trẻ chơi những đồ chơi quá nặng hay quá to so với trẻ hoặc để trẻ chơi những trò chơi với những trẻ lớn tuổi hơn. Điều đó sẽ khiến trẻ bị mệt vì trẻ 1 tuổi còn quá nhỏ. Mẹ nên cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ nhàng như gấu bông, đồ chơi xếp hình, hoặc mẹ thủ thỉ với trẻ trước khi ngủ,…
- Xây dựng thực đơn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng: bữa ăn của trẻ cần được bổ sung đủ các chất dinh dưỡng như chất xơ, đạm, vitamin, khoáng chất,…giúp trẻ phát triển về mặt thể chất và trí tuệ.
- Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ: giúp trẻ không bị quá no trong một bữa ăn, trẻ sẽ tiêu hóa thức ăn tốt hơn, không gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời chia nhỏ bữa ăn giúp trẻ không bị đói ở các khoảng thời gian khá lâu sau bữa ăn, giúp trẻ vận động tốt hơn.
Trẻ 1 tuổi khóc đêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẹ cần phát hiện kịp thời những nguyên nhân đó để có các giải pháp, các mẹo xử lý hiệu quả, tránh để trẻ gặp phải các triệu chứng không tốt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong suốt quá trình phát triển của con hãy liên hệ đến HOTLINE 19009482 để được giải đáp và tư vấn tận tình.