Nhiều mẹ trẻ thắc mắc rằng trẻ 1 tuổi biếng ăn do đâu? hậu quả của biếng ăn là gì? và làm thế nào để trẻ chóng mau ăn trở lại. Thực tế, biếng ăn do rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu là sự thay đổi sinh lý, do chế độ ăn không phù hợp,… Để giải quyết những lo lắng này, hãy cùng Imiale tìm hiểu 10 mẹo giúp trẻ hết biếng ăn.
Mục lục
- 1. Nguyên nhân trẻ 1 tuổi biếng ăn
- 2. Hậu quả của việc biếng ăn ở trẻ
- 3. 10 bí kíp giúp trẻ 1 tuổi hết biếng ăn
- 3.1. Thực đơn mỗi ngày khoa học, phong phú và hấp dẫn
- 3.2. Chia nhỏ bữa ăn
- 3.3. Băm nhỏ hoặc xay nhuyễn thức ăn
- 3.4. Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn
- 3.5. Khích lệ trẻ trong bữa ăn
- 3.6. Loại bỏ những yếu tố khiến trẻ xao nhãng khỏi bữa ăn
- 3.7. Bố mẹ làm gương cho cho trẻ
- 3.8. Thiết lập khung giờ cố định cho các bữa ăn
- 3.9. Hạn chế thức nước, ăn vặt trước bữa ăn
- 3.10. Bổ sung lợi khuẩn
- 4. Dấu hiệu trẻ 1 tuổi biếng ăn cần khám bác sĩ
1. Nguyên nhân trẻ 1 tuổi biếng ăn
1.1. Biếng ăn sinh lý
Sự thay đổi về sinh lý là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ biếng ăn. Có 5 mốc biếng ăn quan trọng, bao gồm giai đoạn trẻ mọc răng, trẻ tập lẫy, tập bò, tập đứng, tập đi và biết nhận thức. Tuy nhiên, tùy vào từng trẻ mà các mốc thời gian biếng ăn có thể thay đổi.
Đối với trẻ 1 tuổi, những thay đổi về sinh lý có thể dẫn đến biếng ăn như:
- Trẻ mọc răng: Răng mới mọc khiến lợi sưng đau, trẻ cảm giác đau đớn khi ăn uống và không còn cảm giác thèm ăn.
- Trẻ biết tập bò, tập đi và bắt đầu biết nhận thức: Trẻ háo hức luyện tập những kĩ năng mới, luôn tò mò và giàu trí tưởng tượng. Do đó có rất nhiều thứ thu hút sự chú ý của trẻ thay vì những bữa ăn chán ngắt, lặp đi lặp lại. Lúc này, trẻ cũng dễ dàng bắt chước hành động của người xung quanh, bao gồm thói quen ăn uống. Ví dụ, nếu cha mẹ thường kén chọn trong ăn uống thì khả năng cao con cũng biếng ăn.
>>> Mẹ tham khảo thêm: 5 mốc biếng ăn sinh lý thường gặp ở trẻ & lưu ý khi chăm trẻ
1.2. Biếng ăn bệnh lý
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh. Điều này ảnh hưởng đến vị giác của trẻ, khiến trẻ chán ăn. Một số bệnh lý dẫn đến biếng ăn như:
- Bệnh tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa,… khiến trẻ đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Do đó, trẻ không còn cảm giác ngon miệng, thậm chí cảm thấy khó chịu sau khi ăn.
- Bênh hô hấp: viêm họng, viêm amidan,… Những bệnh lý này khiến cổ họng bé sưng đau, khiến trẻ sợ hãi và quấy khóc khi ăn hoặc bú sữa mẹ,…
1.3. Biếng ăn tâm lý
Biếng ăn tâm lý ở trẻ 1 tuổi không phổ biến vì lúc này trẻ không thực sự nhận thức được toàn diện thế giới. Tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan. Tâm lý kén ăn có thể hình thành trong một số hoàn cảnh dưới đây:
- Trẻ liên tục bị quát mắng hoặc ở trong môi trường xa lạ: trẻ có thể hình thành những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, mặc cảm,…
- Trẻ bị ép ăn: Nhiều bé có xu hướng hình thành tâm lý chống đối và phản đối thức ăn mạnh hơn.
- Một số bệnh tâm lý bẩm sinh, ví dụ trầm cảm,…
>>> Mẹ tham khảo thêm: Top 7 cách chữa biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh hiệu quả
1.4. Chế độ ăn của trẻ chưa hợp lý
Đối với trẻ 1 tuổi, các bữa ăn dặm vẫn còn khá mới lạ. Do đó, chế độ ăn hàng ngày không hợp lý là một nguyên nhân cần phải nghĩ đến khi trẻ biếng ăn:
- Bữa ăn thiếu chất
- Thực đơn hàng ngày nhàm chán, lặp đi lặp lại
- Kết cấu (rắn/lỏng) của thức ăn không phù hợp với sở thích và khả năng nhai nuốt của trẻ.
2. Hậu quả của việc biếng ăn ở trẻ
Biếng ăn nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn (một vài ngày) sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng nào cho trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra vài tuần đến vài tháng, thì trẻ có thể gặp một số vấn đề đáng lo ngại sau:
- Trẻ chậm tăng cân, sụt cân, suy dinh dưỡng: Trẻ ăn ít, chế độ dinh dưỡng không cân đối khiến cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển chiều cao và cân nặng, ví dụ chất béo, đạm, canxi….
- Trẻ suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh: Trẻ 1 tuổi biếng ăn chỉ uống sữa khiến cơ thể thiếu các chất cần thiết để xây dựng hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể. Cộng với cơ địa nhạy cảm của trẻ sơ sinh, trẻ rất dễ mắc các bệnh như ốm sốt, cúm, ho, viêm họng, tiêu chảy…
- Trí não chậm phát triển: 1 tuổi là giai đoạn trí não phát triển mạnh mẽ nhất. Lúc này, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của não, ví dụ DHA, khiến não chậm phát triển hơn bình thường.
- Ảnh hưởng đến chỉ số cảm xúc: Chỉ số cảm xúc- hay còn gọi là EQ có thể bị giảm nếu trẻ không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Trẻ trở nên trầm lắng, khó hòa hợp với môi trường mới và thụ động hơn,…
3. 10 bí kíp giúp trẻ 1 tuổi hết biếng ăn
Để giải quyết nỗi lo lắng của bố mẹ, Imiale gợi ý 10 biện pháp hữu ích giúp trẻ 1 tuổi hết biếng ăn nhanh chóng
3.1. Thực đơn mỗi ngày khoa học, phong phú và hấp dẫn
Để gia tăng hứng thú của trẻ với các bữa ăn, mẹ nên xây dựng thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn đa dạng mỗi ngày nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ nhóm dinh dưỡng theo thứ tự ưu tiên: tinh bột; rau củ, chất xơ; chất đạm, chất béo. Mẹ có thể cho thêm một chút gia vị như đường, muối nhưng không quá nhiều để làm tăng hương vị của món ăn.
Bên cạnh đó, mẹ nên chế biến các món ăn với nhiều màu sắc và hình dáng khác nhau. Điều này sẽ thực sự thu hút sự chú ý của trẻ và khiến trẻ mong chờ các bữa ăn hơn.
3.2. Chia nhỏ bữa ăn
5-6 bữa nhỏ hàng ngày sẽ có lợi hơn 3 bữa lớn mà mẹ thường làm. Lượng thức ăn vừa phải khiến trẻ không cảm thấy quá tải và có thể tự ăn hết. Các bữa ăn nên cách nhau 4-5 tiếng để trẻ cảm thấy đói và hứng thú ăn bữa tiếp theo. Đồng thời, chế độ ăn như vậy vẫn đảm bảo trẻ luôn có đủ dinh dưỡng và năng lượng cho cả ngày.
3.3. Băm nhỏ hoặc xay nhuyễn thức ăn
Trẻ 1 tuổi vẫn có thói quen uống sữa và nuốt thức ăn mềm, vì thế làm nhuyễn thức ăn có thể là giải pháp để trẻ ăn được nhiều hơn. Đặc biệt, việc thay đổi kết cấu thức ăn có thể khiến trẻ không nhận ra món ăn mình không thích và bắt đầu ăn mà không hề hay biết.
3.4. Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn
Môi trường, tâm lý của người xung quanh trong bữa ăn có thể ảnh hưởng đến khẩu vị của trẻ. Một không khí vui vẻ, hòa thuận sẽ giúp trẻ có hứng thú hơn với đồ ăn thay vì không khí căng thẳng. Bố mẹ có thể trò chuyện, đùa vui với trẻ nhưng tránh quá khích làm xao nhãng trẻ.
3.5. Khích lệ trẻ trong bữa ăn
Trẻ nhỏ luôn có xu hướng thích được khen ngợi và làm những gì chúng được khen là giỏi. Vì vậy, bố mẹ nên chuẩn bị những lời khen và khích lệ liên quan đến ăn uống dành cho trẻ ngay cả khi trẻ không thực hiện tốt như mong muốn. Ví dụ: “ Con ăn giỏi quá”, “Con xem kìa, bạn X ăn giỏi quá ”. Tránh những lời nói gay gắt để phê bình con hay thúc giục liên tục trẻ phải ăn hết, ăn nhanh.
3.6. Loại bỏ những yếu tố khiến trẻ xao nhãng khỏi bữa ăn
Bố mẹ nên tập thói quen cho trẻ ngồi ngay ngắn vào bàn ăn thay vì ngồi trước tivi, điện thoại, đồ chơi. Những món đồ rất dễ thu hút trẻ khiến bé quên mất mình đang ăn. Những đồ vật này cũng không nên là phần thưởng khi trẻ hoàn thành bữa ăn vì điều này chỉ có tác dụng tạm thời, khiến trẻ phụ thuộc.
3.7. Bố mẹ làm gương cho cho trẻ
Trẻ rất dễ bắt chước bố mẹ, ngay cả thói quen ăn uống. Vì vậy, trước mặt trẻ, bố mẹ không nên ăn kiêng hay từ chối ăn bất cứ món ăn nào, đôi khi nên khen ngợi món ăn để khơi gợi hứng thú cho trẻ.
3.8. Thiết lập khung giờ cố định cho các bữa ăn
Bố mẹ nên thiết lập khung giờ cố định cho các bữa ăn của trẻ sao cho phù hợp với lịch sinh hoạt của cả nhà. Điều này giúp điều chỉnh nhịp sinh học của hệ tiêu hóa, trẻ sẽ cảm thấy đói và muốn ăn khi đến giờ. Hơn nữa, thói quen như vậy khiến trẻ không còn cảm giác bữa ăn là bắt buộc mà là nhu cầu hàng ngày.
3.9. Hạn chế thức nước, ăn vặt trước bữa ăn
Dạ dày bé vốn nhỏ, vì vậy, sử dụng bất cứ món ăn, nước uống nào trước bữa ăn dễ dàng khiến trẻ cảm thấy no và đầy bụng trước bữa ăn chính. Vì vậy, để tránh ảnh hưởng vị giác của trẻ, tốt nhất những thực phẩm này nên được ăn trước hoặc sau bữa chính 1-2 tiếng.
>>> Xem thêm: Cách trị biếng ăn cho trẻ dưới 1 tuổi mẹ nên biết!
3.10. Bổ sung lợi khuẩn
Hệ tiêu hóa của của trẻ vẫn chưa hoàn toàn hoàn thiện, dễ mất cân bằng vi sinh. Điều này có thể gây ra nhiều rối loạn tiêu hóa cũng như ảnh hưởng đến khẩu vị của trẻ. Vì vậy, bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp cải thiện vấn đề này.
Lợi khuẩn là những vi khuẩn sống có khả năng phát triển và có lợi cho hệ tiêu hóa. Chúng tiết ra một số enzym giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường miễn dịch ở trẻ, bảo vệ trẻ tránh khỏi các bệnh tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, nhiễm trùng. Từ đó, trẻ ăn ngon và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Mẹ có thể tham khảo Men vi sinh cho trẻ Imiale – Lợi khuẩn SỐNG gắn đích từ Đan Mạch. Mỗi liều 6 giọt chứa hơn 1 tỷ lợi khuẩn sống Bifidobacterium animalis subsp. Lactis (Bifidobacterium BB-12®). Bifidobacterium BB-12 – Lợi khuẩn thiết yếu nhất đường tiêu hóa trẻ, được công nhận là lợi khuẩn có số lượng nghiên cứu lâm sàng lớn nhất trên thế giới (hơn 307 đề tài nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả và an toàn). Bifidobacterium BB -12 (Imiale) được chứng minh có hiệu quả trên:
Hệ tiêu hóa
- 100% cải thiện táo bón, làm mềm phân sau 4 tuần
- 100% giảm tiêu chảy ở trẻ, bao gồm tiêu chảy do sử dụng kháng sinh
- Giảm hơn 2 lần nguy cơ mắc viêm ruột hoại tử ở trẻ
- Tăng phân giải đường lactose, hỗ trợ tình trạng bất dung nạp lactose
Hệ miễn dịch
- Giảm 50% tỷ lệ mắc nhiễm trùng hô hấp
- Tăng 65% nồng độ kháng thể IgG
4. Dấu hiệu trẻ 1 tuổi biếng ăn cần khám bác sĩ
Bên cạnh biếng ăn, nếu trẻ xuất hiện thêm những dấu hiệu dưới đây thì mẹ nên nhanh chóng đưa con đi khám để phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn và có hướng xử lý phù hợp:
- Trẻ la hét, quấy khóc khi ăn, liên tục trên 3 tháng.
- Da dẻ xanh xao, yếu ớt.
- Chậm phát triển chiều cao, chậm tăng cân.
- Tiêu hóa: đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân sống…
- Dễ ốm vặt, thường xuyên phải dùng thuốc.
- Chậm biết ngồi, lẫy, bò, đi, đứng, ít vận động.
- Rụng tóc nhiều, tóc thưa, tóc không đều.
- Răng mọc chậm, hỏng men răng hoặc sâu răng.
Như vậy, việc phát hiện lý do trẻ 1 tuổi biếng ăn sẽ giúp bố mẹ nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết vấn đề này. Nếu đã làm mọi cách mà bé không cải thiện hoặc trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như dễ mắc bệnh, quấy khóc khi ăn, sụt cân,… thì mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, mẹ hãy liên hệ ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.