Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là tình trạng hay gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nguyên nhân của tình trạng này là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàng thiện, mẹ cho bé ăn không đúng cách hoặc do bé gặp phải một số bệnh lý…Dù là nguyên nhân gì thì tình trạng này cũng khiến mẹ và bé gặp phải nhiều khó khăn. Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để giúp bé thoát khỏi tình trạng này.
Mục lục
- 1. Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là gì?
- 2. Phân loại trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
- 3. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
- 4. Biểu hiên trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
- 5. Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
- 6. Khi nào mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ?
- 7. Một số phương pháp mẹ nên làm tại nhà khi trẻ bị trào ngược dạ dày
- 7.1. Chia nhỏ mỗi bữa và tăng tần suất cho bé ăn
- 7.2. Cho trẻ bú đúng tư thế
- 7.3. Kiểm tra kích thước bình sữa và núm vú
- 7.4. Làm đặc sữa mẹ hoặc sữa công thức
- 7.5. Giúp bé ợ hơi thường xuyên
- 7.6. Hạn chế cho bé ăn quá no vào buổi tối
- 7.7. Lựa chọn tư thế ngủ đúng cho trẻ
- 7.8. Tránh tiếp xúc với khói thuốc
- 7.9. Mẹ cũng nên chú ý tới chế độ ăn của mình
- 7.10. Một số lưu ý để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
- 8. Có nên sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ?
- 9. Trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh diễn ra bao lâu thì hết?
- 10. Bổ sung lợi khuẩn giúp giảm trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
1. Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh (GER) là tình trạng xảy ra khi thức ăn và axit đi ngược từ dạ dày lên thực quản (ống dẫn thức ăn từ miệng đến dạ dày). GER là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ “ọc sữa” trong những năm đầu đời. Đến một tuổi, chỉ 1% trẻ sơ sinh gặp tình trạng này. Nếu sau khoảng thời gian này, trẻ tiếp tục bị trào ngược thì có thể bé cần được điều trị bởi bác sĩ.
2. Phân loại trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Dựa vào nguyên nhân, trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em thường có 2 loại đặc trưng, đó là:
2.1. Trào ngược dạ dày sinh lý
Đây là tình trạng hay gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, khi hệ tiêu hóa của bé còn chưa hoàn thiện. Bé thường bị nôn trớ sau khi ăn, tuy nhiên, bé vẫn ăn uống và vui chơi bình thường, không có dấu hiệu bệnh lý đường tiêu hóa, chán ăn hay sút cân. Tình trạng này sẽ dần cải thiện khi bé lớn. Vì vậy, cha mẹ không cần quá lo lắng.
2.2. Trào ngược dạ dày bệnh lý
Đây là tình trạng cha mẹ cần đặc biệt quan tâm, bởi rất có thể, bé đang gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, về lâu dài có thể gây sút cân và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trào ngược dạ dày bệnh lý có thể bắt đầu khi bé được vài tháng tuổi và không cải thiện nếu mẹ không sử dụng những biện pháp điều trị kịp thời.
3. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
3.1. Nguyên nhân trào ngược dạ dày sinh lý
Ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân chính gây ra trào ngược dạ dày sinh lý ở trẻ là do cơ vòng thực quản dưới chưa phát triển hoàn thiện. Cơ vòng thực quản dưới (LES) là một vòng cơ ở đoạn cuối thực quản, nó mở ra để đưa thức ăn vào dạ dày sau đó đóng lại để giữ thức ăn không bị trào ngược trở lại.
Ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non, cơ này còn yếu nên thức ăn trong dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản, khiến bé nôn trớ. Điều này rất phổ biến và thường không gây ra các triệu chứng khác. Tuy nhiên, tình trạng nôn trớ liên tục do trào ngược axit đôi khi có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản, dẫn đến viêm thực quản.
Ngoài ra, khác với người lớn, dạ dày của bé nằm ngang, dịch vị trong dạ dày và men tiêu hóa chưa được sản xuất hoàn thiện làm thức ăn tiêu hóa lâu hơn, đầy ứ trong dạ dày, dễ gây ra trào ngược.
3.2. Một số yếu tố làm tăng khả năng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là
Tư thế sai khi cho trẻ bú
Tư thế khi ăn, đặc biệt là trong và sau khi bú – là nguyên nhân thường bị bỏ qua của trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Khi được vài tháng tuổi, dạ dày của trẻ thường nằm ngang, góc giữa dạ dày – thực quản là góc tù nên trẻ rất dễ bị trào ngược. Vì vậy, nếu trong quá trình bú, trẻ có nuốt hơi và sau đó được đặt nằm ngang (đầu bằng) hoặc nghiêng bên phải, trẻ cũng dễ bị trớ sữa.
Cho trẻ ăn quá nhiều
Cho trẻ bú quá nhiều hoặc khoảng cách giữa các lần ăn quá gần nhau có thể gây trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh. Bởi dạ dày của trẻ có dung tích rất nhỏ. (Dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh là khoảng 30 – 35 cm3; trẻ 3 tháng tuổi là 100 cm3, trẻ 1 tuổi là 250 cm3). Đồng thời men tiêu hóa hoạt động kém cả về số lượng và chất lượng. Điều này khiến cho thức ăn bị lưu lại trong dạ dày lâu hơn để tiêu hóa. Thức ăn dư thừa làm tăng áp lực lên LES (vốn đã yếu ở trẻ), khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa.
3.3. Nguyên nhân trào ngược dạ dày bệnh lý
- Liệt dạ dày (chậm làm rỗng dạ dày): Liệt dạ dày là một rối loạn làm cho dạ dày mất nhiều thời gian để tiêu hóa thức ăn. Bình thường dạ dày co bóp để di chuyển thức ăn xuống ruột non. Tuy nhiên, cơ dạ dày không hoạt động bình thường do dây thần kinh phế vị – điều khiển sự di chuyển của thức ăn từ dạ dày qua đường tiêu hóa bị tổn thương. Trong bệnh liệt dạ dày, thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn bình thường, dễ gây trào ngược ở trẻ. Thoát vị Hiatal
- Thoái vị hiatal (hiatal hernia): là một tình trạng trong đó các tạng ở ổ bụng (trong trường hợp này là dạ dày) lên lồng ngực thông qua một lỗ thoát vị ở cơ hoành. Một lỗ thoát vị nhỏ không gây ra vấn đề gì, nhưng một khối lớn hơn có thể gây trào ngược axit và ợ chua. Thoát vị rất phổ biến, đặc biệt là ở những người trên 50 tuổi, nhưng hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nguyên nhân vẫn chưa được biết rõ. Thoát vị hiatal ở trẻ em thường là bẩm sinh (xuất hiện khi mới sinh) và có thể khiến axit dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản.
- Bệnh hẹp môn vị: Môn vị bị hẹp dẫn đến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn, thức ăn bị giữ lại lâu hơn ở dạ dày và gây nên trào ngược. Hẹp môn vị là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và có thể chữa khỏi hoàn toàn.
- Viêm thực quản: còn được gọi là bệnh thực quản tăng bạch cầu eosin. Tình trạng bệnh xảy ra khi trong dạ dày của trẻ tích tụ nhiều bạch cầu và gây nên những tổn thương ở niêm mạc dạ dày thực quản.
- Chứng dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có cơ địa nhạy cảm vì vậy hiện tượng dị ứng rất dễ bắt gặp. Trong đó, chứng không dung nạp được các loại protein có trong sữa bò là phổ biến nhất.
Các bệnh lý như liệt dạ dày,
4. Biểu hiên trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất là tình trạng nôn trớ. Bé thường ọc sữa sau mỗi lần bú mẹ, đặc biệt là khi bé bú quá nhiều hoặc tư thế khi bú không đúng cách. Ngoài ra, trong hoặc ngay sau khi bú, trẻ có tư thế cong lưng, đây là tư thế khi trẻ đang cảm thấy khó chịu vì sữa và các chất trong dạ dày trào ngược lên. Tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em mà bé có những triệu chứng khác biệt:
Với trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh do sinh lý: trẻ thường có biểu hiện nôn trớ mà không ảnh hưởng tới cân nặng hay gặp các vấn đề về đường hô hấp.
Ngược lại, nếu nguyên nhân là do bệnh lý, các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh khác mà chúng ta có thể thấy là:
- Nôn trớ liên tục kèm theo chậm tăng cân, kém phát triển.
- Bé lười bú hoặc bỏ bú kéo dài.
- Thường xuyên khó chịu, quấy khóc.
- Đau ngực dưới, khó nuốt.
- Thiếu máu do thiếu sắt.
- Thở khò khè, ho mãn tính, có thể dẫn tới viêm phổi.
- Nôn trớ trên 18 tháng tuổi.
5. Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Nếu bé trào ngược dạ dày thực quản sinh lý thì mẹ không nên quá lo lắng. Hầu hết các trường hợp trào ngược dạ dày ở trẻ sẽ tự khỏi khi trẻ trên 6 tháng tuổi, khi mà hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, khi tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh vẫn tiếp diễn trên 18 tháng tuổi và / hoặc liên quan đến bất kỳ triệu chứng nào của trào ngược do bệnh lý (như đã nêu ở trên) thì đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm.
Bé bị trào ngược dạ dày lâu ngày sẽ dễ gặp phải các biến chứng sau:
- Biến chứng về hô hấp: Tình trạng trào ngược khiến trẻ dễ bị khò khè, ho kéo dài, đờm nhớt nhiều trong cổ họng. Do lượng axit từ dạ dày trào lên thực quản làm các dây thanh ở cổ họng dày lên, từ đó bé bị khò khè, khàn giọng. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể phát triển thành bệnh hen suyễn ở trẻ.
- Bệnh răng miệng và tai – mũi – họng: Những biến chứng phát sinh do độ pH trong thực quản và hầu họng của trẻ bị mất cân bằng. Trẻ bị trào ngược do bệnh lý có khả năng bị viêm tai, viêm xoang, lâu dần có thể bị mòn răng, suy dinh dưỡng, lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển về hành vi và chức năng nhai nuốt của trẻ.
6. Khi nào mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ?
Bạn cần đưa bé tới gặp bác sĩ ngay nếu thấy các triệu chứng sau:
- Trẻ bị nôn liên tục, nôn tất cả các lần cho trẻ ăn trong ngày. Ngay cả khi bế trẻ ở tư thế đứng trẻ vẫn nôn trớ không thể kiểm soát.
- Trẻ có các dấu hiệu bất thường khi nôn: nôn ra chất lỏng màu xanh hoặc vàng, có màu như bã cà phê, chất nôn có máu, khó hở, mặt tím tái.
- Từ chối ăn, có dấu hiệu sút cân, còi xương, suy dinh dưỡng.
- Trẻ quấy khóc từ 3 tiếng trở lên mỗi ngày, cáu kỉnh, khó chịu trong người kết hợp với nôn trớ nhiều.
7. Một số phương pháp mẹ nên làm tại nhà khi trẻ bị trào ngược dạ dày
Sau đây là một vài phương pháp giúp khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày thực quản:
7.1. Chia nhỏ mỗi bữa và tăng tần suất cho bé ăn
Bé có thể bị trào ngược và nôn trớ khi ăn quá nhiều. Thức ăn chứa đầy trong dạ dày sẽ tăng áp lực lên cơ vòng thực quản dưới (LES), làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, chúng ta cần cho bé ăn với lượng nhỏ và tăng tần suất ăn cho bé, để đảm bảo rằng bé vẫn được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển. Mẹ có thể áp dụng công thức sau đây để có thể tính được lượng sữa mà trẻ cần ăn mỗi ngày:
- Thể tích dạ dày của bé = Cân nặng x 30 ml.
- Tổng lượng sữa trẻ bú trong 1 ngày = cân nặng x 150ml.
- Số ml sữa cần bú trong 1 cữ = Thể tích dạ dày của bé x 2/3 (con số dựa theo thông tin từ bệnh viện Từ Dũ).
Ví dụ: Bé Ỉn nặng 5kg thì:
- Thể tích dạ dày của bé: 5 x 30 = 150ml
- Tổng lượng sữa trẻ bú trong 1 ngày: 5 x 150ml = 750ml
- Số sữa bé sẽ bú trong một cữ: 150 x 2/3 = 100ml.
Công thức tính này rất dễ áp dụng với những trẻ bú bình, bởi chúng ta có thể định lượng thể tích sữa dựa vào các vạch chia trên bình bú. Còn với những bé bú mẹ, cách ước lượng này có thể khó áp dụng. Trong trường hợp đó, chúng ta có thể áp dụng cách sau:
Thông thường, bạn nên cho bé bú mẹ khoảng 10 phút cho mỗi bên ngực, trung bình là 20 phút cho mỗi lần bú. Mặc dù trong mỗi tháng tuổi khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ khác nhau nhưng một trẻ sơ sinh sẽ bú khoảng 8 – 12 lần/ ngày. Mỗi cữ bú có thể cách nhau khoảng 2 – 3 giờ.
7.2. Cho trẻ bú đúng tư thế
Bạn nên cho trẻ bú đúng tư thế để giảm nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh. Khi cho trẻ ăn, bạn nên bế trẻ trên tay, dùng tay thuận đỡ đầu bé cao hơn thân một chút. Sau khi ăn, bạn nên giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng khoảng 30 phút. Điều này có thể ngăn việc thức ăn trào ngược lên.
7.3. Kiểm tra kích thước bình sữa và núm vú
Nếu bạn cho con bú bình, hãy giữ cho núm vú chứa đầy sữa trong suốt cữ bú để tránh việc bé nuốt phải khí, giúp bé không bị sặc hay đầy hơi. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn những bình bú có lỗ núm vú nhỏ, bởi những loại có lỗ lớn khiến sữa chảy quá nhanh, làm cho bé bú nhiều hơn mức cần thiết. Bạn cũng có thể ưu tiên sử dụng núm vú có lỗ sữa hình chữ thập.
Thiết kế này cho phép sữa chỉ chảy ra khi có lực mút của bé. Ở trạng thái bình thường, lỗ sữa ở dạng khép kín nên dù có nghiêng đổ hay dốc ngược bình sữa thì sữa cũng không bị chảy ra ngoài. Điều này có thể làm giảm nguy cơ bị sặc sữa cho bé. Khi bú bình, bé buộc phải ngậm sâu núm ti. Và tùy vào lực hút mạnh hay nhẹ mà lượng sữa chảy ra nhiều hay ít.
Nguyên tắc hoạt động của lỗ sữa hình chữ thập này sẽ giúp bé có cảm giác giống hệt như khi bú mẹ. Nhờ đó, bé có thể vừa ti bình mà không bỏ bú mẹ.
7.4. Làm đặc sữa mẹ hoặc sữa công thức
Dù bé đang bú sữa mẹ hay sữa công thức thì việc pha đặc sữa một chút với ngũ cốc có thể làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em. Thức ăn đặc có thể giảm nguy cơ trào ngược hơn dạng lỏng. Dựa trên các tài liệu tham khảo thì chúng ta nên cho 1 thìa bột ngũ cốc vào mỗi 30 ml sữa công thức hoặc sữa mẹ được vắt ra. [1] Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để biết về loại sữa công thức pha đặc tùy theo độ tuổi của bé.
7.5. Giúp bé ợ hơi thường xuyên
Cho dù bạn cho trẻ bú bình hay bú sữa mẹ, hãy đảm bảo rằng trẻ được ơ hơi thường xuyên. Cho trẻ ợ hơi trong khi bú có thể giảm các triệu chứng trào ngược. Trẻ bú bình nên ợ hơi sau mỗi 30 – 60 ml sữa và bất cứ khi nào sau khi trẻ kéo núm vú mẹ ra. Tư thế vỗ ợ hơi đúng cách cho trẻ là: Bế trẻ ở tư thế thẳng đứng, cho cổ bé dựa vào vai bạn. Một tay của bạn đỡ mông bé nhằm giữ cố định trẻ. Một tay kia vỗ nhẹ lên lưng bé.
7.6. Hạn chế cho bé ăn quá no vào buổi tối
Mẹ nên cho bé ăn trước khi ngủ khoảng 2 – 3 tiếng. Cho bé ăn đêm theo nhu cầu (khi trẻ đói). Nếu cho bé ăn quá gần giờ ngủ, thức ăn chưa được tiêu hóa hết, cộng thêm việc bé nằm nên tình trạng ọc sữa dễ xảy ra.
7.7. Lựa chọn tư thế ngủ đúng cho trẻ
Lúc ngủ, bạn nên kê phần đầu của trẻ cao hơn một chút so với toàn thân. Như thế sẽ hạn chế được hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ.
7.8. Tránh tiếp xúc với khói thuốc
Trên thực tế, trẻ sơ sinh hoặc trẻ em ở mọi lứa tuổi nên tránh hoàn toàn việc tiếp xúc với khói thuốc lá. Bởi khói thuốc lá có thể gây giãn cơ thắt thực quản dưới và làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày ở trẻ. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y tế Bang Oklahoma cho thấy khói thuốc lá là một yếu tố góp phần đáng kể vào GER. Nghiên cứu thậm chí còn nhấn mạnh rằng các bác sĩ nhi khoa nên hỏi về môi trường sống khi khám cho các bé. Đồng thời, khuyến cáo rằng trẻ em nên ở trong môi trường không khói thuốc. Khói thuốc cũng có thể làm tăng khả năng trẻ sơ sinh bị đau bụng, khó chịu, hen suyễn , viêm phổi , viêm mũi họng và viêm tai giữa.
7.9. Mẹ cũng nên chú ý tới chế độ ăn của mình
Nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để cung cấp cho bé các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Khi bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cũng cần chú trọng đến chế độ ăn uống của mình. Chế độ ăn uống mà bạn tuân theo có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Trên thực tế, trẻ bú sữa mẹ có thể được hưởng lợi từ việc thay đổi chế độ ăn của người mẹ. Do đó, các bà mẹ đang cho con bú nên theo dõi chặt chẽ chế độ ăn uống của mình để tránh trào ngược axit ở trẻ sơ sinh.
- Tránh các chất gây dị ứng phổ biến bao gồm lúa mì, gluten, cam quýt, các loại hạt, trứng và đậu nành.
- Hạn chế thức ăn nhiều chất béo, chiên hoặc cay, cũng như đồ uống có ga, sô cô la và caffeine .
- Tránh xa rượu và khói thuốc lá.
- Các bà mẹ đang cho con bú nên ăn sữa chua probiotic hàng ngày để cải thiện hệ tiêu hóa của cả mẹ và con.
- Vì nước là thành phần quan trọng trong sữa mẹ, các bà mẹ cho con bú nên uống nhiều nước trong ngày để đảm bảo đủ cho cơ thể.
7.10. Một số lưu ý để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
- Không nên cho bé nằm sấp sau khi ăn: bởi tư thế này làm tăng áp lực lên dạ dày, khiến trẻ dễ bị trào ngược.
- Hạn chế cười đùa, bế “xốc” trẻ sau khi ăn no.
- Không nên mặc quần áo quá chật cho bé, đặc biệt là sau khi ăn no.
8. Có nên sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ?
Khi gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày trẻ sơ sinh thường có dấu hiệu nôn trớ. Điều này khiến cho cha mẹ hết sức lo lắng. Tuy nhiên, các mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ. Bé cần được đi khám để có hướng điều trị chính xác nhất. Nếu các phương pháp tại nhà không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc cho bé. Các loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm:
8.1. Thuốc kháng axit (antacids)
Chẳng hạn như Mylanta và Maalox giúp trung hòa axit dạ dày, giảm chứng ợ nóng. Không khuyến khích sử dụng loại thuốc này với trẻ dưới 12 tuổi.
8.2. Thuốc giảm tiết axit trong dạ dày
Thuốc chẹn H2, chẳng hạn như Cimetidine (Tagamet), Famotidine (Pepcid), Ranitidine, Nizatidine. Thuốc chẹn H2 làm giảm lượng axit trong dạ dày.
Cimetidine: dạng dung dịch uống.
- Trẻ ≤ 1 tháng tuổi: Liều dùng 5 – 10 mg / kg / ngày, cách nhau khoảng 8 – 12 giờ.
- Trẻ dưới 12 tháng tuổi: Liều dùng 10 – 20 mg / kg / ngày, cách nhau mỗi 6 – 12 giờ.
- Trẻ ≤ 12 tuổi: Liều dùng 20 – 40 mg / kg / ngày, mỗi lần uống cách nhau 6 giờ.
- Trẻ > 12 tuổi: Liều dùng 400 mg mỗi 6 giờ hoặc 800 mg mỗi 12 giờ.
Famotidine (Pepcid): dạng hỗn dịch uống.
- Trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi: Liều dùng 0,5 mg / kg / ngày.
- Trẻ từ 3 – 12 tháng tuổi: Liều dùng 0,5 mg / kg, dùng 2 lần / ngày.
- Trẻ từ 1 – 16 tuổi: Liều dùng 0,5 mg / kg, dùng 2 lần / ngày.
Nizatidine (Axid): dạng dung dịch uống.
- Trẻ từ 6 tháng đến 11 tuổi: 5 – 10 mg / kg / ngày, chia ra sau mỗi 12 giờ.
- Trẻ ≥ 12 tuổi: 150 mg chia làm hai lần mỗi ngày.
Ranitidine: dạng siro uống. (Thuốc đối kháng thụ thể H2 được sử dụng phổ biến nhất).
- Trẻ sơ sinh đến 16 tuổi: 5 – 10 mg / kg / ngày, chia 12 giờ một lần; liều tối đa 300 mg mỗi ngày.
- Trẻ > 16 tuổi: 150 mg chia làm hai lần mỗi ngày.
Thuốc ức chế bơm proton, chẳng hạn như esomeprazole (Nexium), lansoprazole (Prevacid) và omeprazole (Prilosec).
Esomeprazole (Nexium)
Cách dùng: Rắc bột của viên nang lên thức ăn.
Liều dùng:
- Trẻ từ 1 đến 11 tuổi: 10 mg mỗi ngày.
- Trẻ ≥ 12 tuổi: 20 mg mỗi ngày (liều lượng thay thế cho trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên: 0,7 đến 3,3 mg mỗi kg mỗi ngày).
Lansoprazole (Prevacid)
Cách dùng: Rắc bột của viên nang lên thức ăn.
Liều dùng:
- Trẻ từ 3 đến 12 tháng: 7,5 mg x 2 lần / ngày hoặc 15 mg mỗi ngày.
- Trẻ từ 1 đến 11 tuổi: ≤ 30 kg: 15 mg mỗi ngày; > 30 kg: 30 mg mỗi ngày.
- Trẻ ≥ 12 tuổi: 30 mg mỗi ngày.
Omeprazole (Prilosec)
Cách dùng: Rắc bột của viên nang lên thức ăn.
Liều dùng:
Trẻ sơ sinh: 0,7 mg / kg / ngày.
- Trẻ > 1 tuổi và thanh thiếu niên: cân nặng
- Từ 5 đến <10 kg: 5 mg mỗi ngày.
- Từ 10 đến <20 kg: 10 mg mỗi ngày; ≥ 20 kg: 20 mg mỗi ngày.
Lưu ý: Trước khi cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào để điều trị chứng trào ngược, bạn cần:
- Hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: Không cho trẻ dùng bất kỳ sản phẩm nào có chứa bismuth subsalicylate, chẳng hạn như Pepto-Bismol hoặc Kaopectate. Các chuyên gia cho rằng nó có thể liên quan đến hội chứng Reye , một căn bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng.
- Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu liều lượng và tần suất cho trẻ dùng thuốc. Nếu bạn không chắc chắn, hãy hỏi bác sĩ của bạn.
9. Trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh diễn ra bao lâu thì hết?
Thông thường, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh sẽ biến mất khi trẻ trên 12 tháng tuổi. Nếu tình trạng này vẫn diễn ra khi bé hơn 18 tháng tuổi, mẹ cần đưa trẻ tới khám tại cơ sở y tế gần nhất.
10. Bổ sung lợi khuẩn giúp giảm trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Probiotics được định nghĩa là ‘vi sinh vật sống, khi được sử dụng với lượng thích hợp sẽ mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ’. Probiotics có sẵn ở nhiều dạng, chẳng hạn như bột, viên nang, thực phẩm và sữa công thức cho trẻ em. Việc sử dụng men vi sinh đã được công nhận là có lợi cho sức khỏe của đường ruột bằng cách cải thiện các chức năng của ruột và các triệu chứng đường tiêu hóa. Cơ chế hoạt động của probiotics chủ yếu tập trung vào đường tiêu hóa dưới và các hoạt động của probiotics ở đường tiêu hóa trên vẫn chưa được biết rõ.
Tuy nhiên, các chế phẩm sinh học của các chi Lactobacillus và Bifidobacterium đã được chứng minh hiệu quả trong việc cải thiện hệ miễn dịch và hoạt động đối kháng với các mầm bệnh tiềm ẩn thông qua việc sản xuất các axit béo chuỗi ngắn, chẳng hạn như axit lactic. Hơn nữa, lợi khuẩn góp phần đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày bằng cách tương tác với các thụ thể niêm mạc dạ dày.
Thức ăn đầy ứ trong dạ dày được coi là một trong những nguyên nhân gây ra sự giãn cơ vòng thực quản dưới thoáng qua, gây nên tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh. Trong một nghiên cứu của khoa Nhi, Đại học Bari, Ý, Bốn mươi hai trẻ bị nôn trớ được chọn ngẫu nhiên để sử dụng Lactobacillus reuteri DSM 17938 với liều 1 × 10 8 CFU mỗi ngày và giả dược trong 30 ngày. Kết quả cho thấy, tỉ lệ làm rỗng dạ dày tăng lên đáng kể và số lần nôn trớ trung bình / ngày giảm ở nhóm dùng probiotic so với nhóm giả dược [2].
Như vậy, có thể thấy rằng, lợi khuẩn có vai trò nhất định trong việc giảm tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh thông qua việc đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày và giảm tần suất nôn trớ.
Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Tài liệu tham khảo: