Khóc là cách giao tiếp của trẻ sơ sinh với cha mẹ. Tần suất hay từng kiểu quấy khóc thay đổi theo từng giai đoạn và phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ quấy khóc dữ dội, khóc không rõ nguyên nhân, không dỗ được. Khi đó có thể trẻ khóc dạ đề, hay thường được gọi với tên khoa học là Hội chứng Colic. Cùng tìm hiểu về hội chứng Colic – khóc dạ đề ở trẻ qua bài viết dưới đây.
Mục lục
I – Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh là gì?
Khóc dạ đề (hay còn gọi là Hội chứng Colic) được định nghĩa là tình trạng trẻ sơ sinh khóc từ 3 giờ trở lên một ngày, 3 ngày hoặc nhiều hơn một tuần, trong 3 tuần trở lên. Tuy nhiên với tiêu chí trẻ khóc liền trong ba tuần trở lên là không phù hợp với thực tế, do vậy tiêu chí đánh giá trẻ khóc dạ đề là: trẻ khóc từ ba giờ mỗi ngày và ít nhất 3 ngày trong tuần.
Đây là tình trạng trẻ sơ sinh khỏe mạnh, được chăm sóc tốt nhưng gặp tình trạng khóc dai dẳng, thường xuyên, liên tục nhiều ngày và dữ dội không rõ nguyên nhân. Tình trạng này xảy ra thường xuyên làm cha mẹ cảm thấy bất lực vì trẻ khóc thét vô cớ và không có cách nào dỗ được. Hơn nữa, bé lại thường quấy khóc nhiều vào ban đêm – thời điểm mà cha mẹ đã rất mệt mỏi và thường nghĩ đến khóc dạ đề tâm linh.
II – Trẻ sơ sinh có hay khóc dạ đề không?
Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến. Ước tính có 17-25% khóc dạ đề trong 6 tuần đầu đời. Tình trạng này giảm còn 11% khi trẻ 8-9 tuần tuổi và chỉ còn 10-12 tuần tuổi chỉ còn 0,6%.
Ngoài ra, tỉ lệ trẻ khóc dạ đề không có sự khác biệt giữa trẻ trai và trẻ gái, trẻ nhỏ bú mẹ hoặc trẻ sử dụng sữa ngoài.
Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 1962, người chăm sóc đã ghi nhật ký hàng ngày để ghi lại thời gian khóc và quấy khóc của trẻ sơ sinh trong 12 tuần đầu đời. Kết quả là, thời gian quấy khóc nhiều nhất vào khoảng 6-8 tuần tuổi, giảm xuống khi trẻ khoảng 12 tuần tuổi và ổn định dần. Và các nhà khoa học gọi thời gian trẻ quấy khóc đó là khóc dạ đề, hay Hội chứng Colic.
Nghiên cứu: Brazelton, T. B. Crying in infancy. Pediatrics 29, 579–588 (1962).
Khóc dạ đề không phải là một bệnh lý. Đây chỉ là tình trạng trẻ có thể mắc phải trong những năm đầu đời và khỏi hẳn khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, mẹ có thể rút ngắn thời gian trẻ khóc dạ đề nếu nhận biết sớm và có giải pháp phù hợp.
II – Biểu hiện trẻ khóc dạ đề
Trẻ sơ sinh quấy khóc là điều bình thường. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh khóc dạ đề có biểu hiện khóc dữ dội hơn, cụ thể:
- Bé khóc thét dữ dội: Bé khóc có thể giống như la hét hoặc có biểu hiện đau đớn.
- Khóc không không rõ lý do: Trẻ khóc không giống như khóc để thể hiện nhu cầu sinh lý như đang đói. muốn được thay tã hay quá nóng, quá lạnh…. >>> Mẹ tham khảo một số nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc TẠI ĐÂY
- Bé khóc thét theo từng cơn: Bé quấy khóc từng cơn, kéo dài. Các cơn khóc có thể nhiều hơn vào buổi chiều tối.
- Thời gian quấy khóc kéo dài: Trẻ sơ sinh khóc dạ đề khóc kéo dài hơn 3 giờ/ngày, trong hơn 3 ngày/tuần và có thể kéo dài hơn 3 tuần/tháng.
- Đổi màu da: Đổi màu da mặt, chẳng hạn như đỏ mặt hoặc tái nhợt vùng da quanh miệng
- Triệu chứng toàn thân: Chân tay co lại, người gồng lên, bàn tay nắm chặt, lưng cong hoặc bụng căng
Các triệu chứng này có tính chất kéo dài, thường không rõ nguyên nhân và không dỗ được. Tuy nhiên, tình trạng này có thể giảm bớt khi trẻ xì hơi hoặc đại tiện được.
III – Nguyên nhân trẻ khóc dạ đề
Nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc dạ đề chưa được nghiên cứu rõ ràng. Mặc dù đã có một số giả thiết được đặt ra, các nhà nghiên cứu vẫn rất khó để giải thích tất cả các đặc điểm của khóc dạ đề – hội chứng Colic.
Các giả thuyết được đưa ra bao gồm:
1. Trẻ khóc dạ đề do bất thường yếu tố thần kinh
Hệ thống Opioid nội sinh trong cơ thể có vai trò điều hòa trạng thái kích thích, căng thẳng thần kinh. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra: Ở trẻ khóc dạ đề, hệ thống opioid nội sinh này có sự bất thường, dẫn đến tình trạng dễ kích thích, hay quấy khóc và khó dỗ hơn.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tình trạng này có thể do là tạm thời trong giai đoạn chuyển tiếp phát triển trí tuệ, thường xảy ra vào giai đoạn trẻ khoảng 1-2 tháng tuổi. Giả thuyết này khá phù hợp vì trẻ sơ sinh khóc dạ đề thường gặp ở độ tuổi này nhất.
2. Trẻ khóc dạ đề do có vấn đề đường ruột
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Sự thiếu hụt lợi khuẩn gây mất cân bằng hệ vi sinh, dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, gây khó chịu vùng bụng – nguyên nhân trẻ khóc dạ đề.
Hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ sơ sinh khóc dạ đề có sự sụt giảm hai lợi khuẩn là Bifidobacterium và Lactobacillus trong vòng 2 tuần đầu sau khi sinh. Vai trò của hai loại vi khuẩn này được kể đến như:
- Thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
- Lactobacilli, hoặc vi khuẩn axit lactic, làm tăng tiết chất nhầy và ổn định nhu động đường tiêu hóa.
- Bifidobacterium spp cụ thể. và Lactobacillus spp. có thể tăng cường miễn dịch đường ruột
- Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn sinh khí, bao gồm các loài Escherichia, Klebsiella và Enterobacter.
Nghiên cứu còn chỉ ra một lượng lớn các vi khuẩn Gram âm như: Serratia, Vibrio, Yersinia và Pseudomonas (ngành Proteobacteria) có trong hệ thống đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh khóc dạ đề. Đây là các loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh đường ruột làm xuất hiện cảm giác đau trẻ từ đó khiến trẻ quấy khóc nhiều.
Các yếu tố gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột và làm nặng thêm tình trạng đau bụng, khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh như:
- Hệ vi sinh đường ruột và tình trạng sức khỏe của mẹ: Mẹ truyền hệ vi sinh cho trẻ, nên hệ vi sinh của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ vi sinh của ttrẻ. Ngoài ra, trong trường hợp mẹ có các tình trạng bệnh lý về đường tiêu hóa, hô hấp cũng có thể là nguy cơ lây lan các vi khuẩn gây bệnh sang cho trẻ.
- Phương thức cho trẻ bú: Trẻ bú mẹ sẽ nhận được nhiều kháng thể hơn, dẫn đến tăng cường đề kháng và có hệ vi sinh ổn định hơn trẻ dùng sữa công thức.
- Tình trạng sử dụng thuốc của mẹ: Khi mẹ uống thuốc, một lượng nhỏ thuốc qua sữa mẹ và cho trẻ bú. Một số thuốc có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như hệ vi sinh đường ruột của bé.
- Các yếu tố môi trường ở nhà và bệnh viện: Khi môi trường bệnh viện, môi trường xung quanh bé chứa nhiều vi khuẩn thì có thể chúng sẽ theo đường hô hấp, tiêu hóa,… xâm nhập vào cơ thể trẻ, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
- Việc sử dụng kháng sinh ở trẻ sơ sinh: kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có hại, nhưng đồng thời diệt lợi khuẩn dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, một giải pháp mới cho trẻ sơ sinh khóc dạ đề khá triển vọng gần đây, đó là bổ sung lợi khuẩn đường ruột. Giải pháp này được các nhà khoa học ủng hộ và đánh giá cao về hiệu quả.
Trẻ bị đầy hơi
Đây có thể là hậu quả của các quá trình lên men đường sữa, carbohydrate và protein bởi Proteobacteria – một loại vi khuẩn có trong đường ruột. Việc lên men làm gia tăng acid và khí khiến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng.
Trong trường hợp này, để khắc phục tình trạng trẻ khóc dạ đề, mẹ cần thay đổi chế độ ăn hợp lý. Chi tiết sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.
Trẻ bị viêm ruột
Tình trạng viêm ruột được biểu thị bằng nồng độ calprotectin trong phân tăng cao. Đây là một dấu ấn sinh học biểu hiện cho tình trạng viêm ở đường tiêu hóa, đã được tìm thấy ở trẻ sơ sinh mắc Hội chứng Colic – khóc dạ đề với hàm lượng cao hơn so với trẻ sơ sinh khóc dạ đề.
Ngoài ra, người ta còn tìm thấy các vi khuẩn Bacteria gram âm, chẳng hạn như các loài Escherichia và Bacteroidetes, có thể gây viêm ruột và xuất hiện triệu chứng đau bụng.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa khẳng định được khóc dạ đề dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây ra viêm ruột, hay là viêm ruột là hậu quả mất cân bằng vi khuẩn đường ruột.
Tăng số lượng vi khuẩn Helicobacter pylori ở trẻ sơ sinh khóc dạ đề
Một nghiên cứu chỉ ra rằng: 62% trẻ sơ sinh khóc dạ đề và 20% trẻ không khóc dạ đề (n = 50) có kết quả xét nghiệm dương tính với H. pylori.
Nghiên cứu: de Weerth, C., Fuentes, S. & de Vos, W. M. Crying in infants: on the possible role of intestinal microbiota in the development of colic. Gut Microbes 4, 416–421 (2013)
Hai nghiên cứu khác cho kết quả tương tự nhưng số lượng nghiên cứu còn ít và thực tế tỉ lệ Hp khác nhau ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nên cần nghiên cứu thêm để đưa ra kết luận cho giả thuyết này.
3. Trẻ khóc dạ đề do nguyên nhân sinh lý
Trong một số trường hợp, trẻ khóc dạ đề là do nguyên nhân sinh lý:
Giảm sản xuất axit mật trong những tháng đầu tiên sau khi sinh
Tác dụng của axit mật được chỉ ra là:
- Kìm khuẩn đối với vi sinh vật đường ruột, ảnh hưởng đến sự tăng sinh của vi khuẩn và sản xuất chất nhầy, tăng cường bảo vệ niêm mạc.
- Kém hấp thu chất béo và chất dinh dưỡng, dẫn đến thay đổi thành phần hệ vi sinh vật đường ruột.
Có thể thấy, axit mật có vai trò quan trọng trong việc thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vì vậy, việc giảm sản xuất axit mật trong những năm tháng đầu đời có thể là nguyên nhân khiến trẻ mắc Hội chứng Colic – Khóc dạ đề.
Axit mật được sản xuất ở gan và được ruột tái hấp thu và quay trở lại gan thành một vòng tuần hoàn. Các nguyên nhân làm giảm axit mật ở trẻ sơ sinh được kể đến là:
- Chưa hoàn thiện các bộ phận trong vòng tuần hoàn gan ruột, bao gồm các enzym và chất vận chuyển axit mật.
- Ruột non chưa hoàn thiện, giảm tái hấp thu axit mật.
- Ngoài ra, khoảng 5–10% axit mật có trong ruột bị phân hủy thành các axit mật thứ cấp chủ yếu nhờ vi khuẩn kỵ khí và được tái hấp thu bởi các tế bào ruột. Do đó, rối loạn vi khuẩn đường ruột có thể cản trở quá trình thoái hóa và hấp thu axit mật bình thường trong ruột, có thể dẫn đến giảm lượng axit mật tạo thuận lợi cho những vi khuẩn có hại tăng lên, tăng nguy cơ khóc dạ đề ở trẻ.
Hệ thống thần kinh ruột của trẻ chưa hoàn thiện (ENS)
ENS chưa hoàn thiện có thể góp phần gây ra hội chứng Colic – khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh theo hai cách.
- Rối loạn nhu động ruột.
- Sự tiết chất nhầy bị thay đổi.
Hai tình trạng này góp phần làm thay đổi môi trường đường ruột nơi vi khuẩn trú ngụ. Do đó, môi trường đường tiêu hóa bị thay đổi làm ảnh hưởng đến thành phần vi sinh vật, có thể gây ra chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh.
Nghiên cứu: Lester, R. et al. Fetal bile salt metabolism. The intestinal absorption of bile salt. J. Clin. Invest. 59, 1009–1016 (1977).
4. Yếu tố tăng nguy cơ trẻ khóc dạ đề
Các yếu tố làm tăng nguy cơ khóc dạ đề ở trẻ được cho là:
- Mẹ hút thuốc trong khi mang thai có nguy cơ sinh con khóc dạ đề tăng gấp 2 lần.
- Nguy cơ trẻ khóc dạ đề tăng 2 lần ở trẻ sơ sinh có mẹ trải qua liệu pháp thay thế nicotin.
- Nguy cơ trẻ khóc dạ đề tăng khi tuổi thai giảm.
- Trẻ sơ sinh < 32 tuần tuổi có nguy cơ HCC cao nhất.
>>> Xem thêm: Giải mã trẻ sơ sinh hay khóc đêm – Mẹ đã thực sự hiểu đúng?
IV – Trẻ khóc dạ đề có nguy hiểm không?
Ở phần lớn trẻ sơ sinh, tình trạng trẻ khóc dạ đề thường sẽ tự hết sau 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu Hội chứng Colic kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả trẻ và gia đình.
- Khóc dạ đề ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ: Trẻ khóc nhiều làm giảm khả năng ăn uống, chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng cả về thể chất và tinh thần của bé.
- Trẻ khóc dạ đề ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của cha mẹ: Nghiên cứu chỉ ra, trẻ khóc dạ đề có liên quan đến chứng trầm cảm của người mẹ, từ đó cũng có thể dẫn đến việc ngừng cho con bú sớm.
Trong một nghiên cứu về trẻ sơ sinh khóc dạ đề trong 3 tháng đầu đời chỉ ra rằng:
- Khi 3 tuổi, trẻ gặp vấn đề về giấc ngủ và những cơn giận dữ thường xuyên hơn.
- Khi 4 tuổi, những đứa trẻ khóc dạ đề dễ xúc động hơn nhiều so với những đứa trẻ bình thường.
- Trẻ từng khóc dạ đề giảm thời gian tương tác, gần gũi với với cha mẹ
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng :
- Việc trẻ sơ sinh khóc quá nhiều khi được 12 tuần tuổi làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi, hiếu động thái quá, tâm trạng và các vấn đề tổng thể về hành vi ở trẻ 5– 6 tuổi.
- Trẻ còn có nguy cơ mắc một số bệnh cao hơn: đau nửa đầu, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, bệnh phấn hoa, chàm dị ứng và dị ứng thực phẩm.
Nghiên cứu: Smarius, L. J. C. A. et al. Excessive infant crying doubles the risk of mood and behavioral problems at age 5: evidence for mediation by maternal characteristics. Eur. Child Adolesc. Psychiatry 26, 293–302 (2017).
Trẻ khóc dạ đề bao lâu thì hết?
Thông thường, trẻ khóc dạ đề sẽ tự hết sau 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, bé cần được chẩn đoán sớm để có biện pháp khắc phục kịp thời.
V – Chẩn đoán trẻ sơ sinh khóc dạ đề – hội chứng colic
Với trẻ nhỏ hơn 5 tháng tuổi có các biểu hiện triệu chứng như: quấy khóc, tình trạng tái diễn nhiều lần, kéo dài mà không xác định được nguyên nhân trẻ khóc, cha mẹ nên xem xét lại tiền sử bệnh và tình trạng thể chất ở trẻ:
- Giấc ngủ: trẻ ngủ không sâu giấc hay thức giấc, tỉnh giấc vào ban đêm, quấy khóc.
- Dinh dưỡng: sữa mẹ ít hoặc trẻ bú không đủ, biếng bú.
- Đại tiện và tiểu tiện: trẻ tiểu ít, hoặc xuất hiện tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón do rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ.
- Mẹ trầm cảm trước sinh khiến tâm lý, chế độ ăn uống sinh hoạt bị ảnh hưởng từ đó gây tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi, trong đó có cả hệ tiêu hóa ở trẻ.
- Cha mẹ ít tương tác với con, khiến bé thiếu cảm giác an toàn, ảnh hưởng đến tâm lý, trẻ dễ quấy khóc.
Tuy nhiên, trẻ khóc thét, không thể kiềm chế có thể là biểu hiện của Hội chứng Colic. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh hoặc tình trạng nào đó gây đau đớn hoặc khó chịu cho bé. Lúc này, mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng nếu quấy khóc quá nhiều hoặc có thêm các triệu chứng bất thường khác như sốt, bỏ bú, phân quá lỏng hoặc rắn, phát ban, nổi mẩn…
VI – Cách khắc phục trẻ khóc dạ đề
1. Làm dịu cơn khóc dạ đề của trẻ
Nếu như mẹ cảm thấy bối rối và chưa tìm ra được giải pháp cho tình trạng bé khóc dạ đề hãy thử một số biện pháp sau đây. Các biện pháp này đã mang lại hiệu quả trên một số trẻ khi được thử nghiệm, bao gồm:
- Sử dụng núm vú giả
- Đưa bé đi xe hơi hoặc đi dạo trong xe đẩy
- Đi bộ xung quanh hoặc đung đưa em bé của bạn
- Quấn em bé trong chăn: Quấn chặt cánh tay và vai của trẻ sơ sinh, nhưng vẫn cho phép trẻ gập và dạng chân.
- Tắm nước ấm cho bé
- Massage cho trẻ: xoa dịu trẻ sơ sinh. Một nghiên cứu đã chỉ ra việc massage có lợi cho tương tác giữa mẹ và con, 50% bà mẹ massage để xoa dịu cơn khóc của trẻ sơ sinh.
- Phát âm thanh của nhịp tim hoặc âm thanh yên tĩnh, nhẹ nhàng
- Cung cấp tiếng ồn trắng bằng cách chạy máy tiếng ồn trắng, máy hút bụi hoặc máy sấy quần áo trong phòng gần đó
- Giảm độ sáng của đèn và hạn chế các kích thích thị giác khác
>>> Xem thêm: Xử trí trẻ quấy khóc đêm không chịu ngủ
2. Thay đổi chế độ ăn của trẻ khóc dạ đề
Thay đổi chế độ ăn của bé giúp khắc phục rối loạn hệ vi sinh đường ruột, từ đó cải thiện tình trạng trẻ khóc dạ đề. Vì vậy, mẹ có thể tham khảo các biện pháp sau:
Với trẻ bú mẹ:
- Vỗ ợ hơi, cho trẻ bú đúng tư thế để trẻ không nuối phải khí, hạn chế tình trạng đầy hơi, chướng bụng gây quấy khóc.
- Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ: Mẹ nên chuyển sang chế độ ăn kiêng không có chất gây dị ứng thực phẩm thông thường, chẳng hạn như sữa, trứng, các loại hạt và lúa mì. Mẹ cũng nên loại bỏ các loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng, chẳng hạn như hành tây hoặc đồ uống có chứa cafein.
Với trẻ uống sữa công thức:
- Cho trẻ bú bình ở tư thế thẳng đứng, thường xuyên vỗ ợ hơi trong và sau khi bú. Việc này giúp giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
- Chọn sữa công thức phù hợp với trẻ hay đổi công thức. Với trẻ uống sữa công thức, mẹ tham khảo ý kiến bác sĩ để chuyển sang sữa thủy phân toàn phần (Similac Alimentum, Nutramigen, Pregestimil, những loại khác) có protein được chia nhỏ thành các kích thước nhỏ hơn.
Lưu ý, khi bị dị ứng thực phẩm, trẻ có thể sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng khác, chẳng hạn như phát ban, thở khò khè, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Lúc này mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xét nghiệm và chẩn đoán kịp thời.
3. Giảm bớt căng thẳng cho mẹ khi trẻ khóc dạ đề
Khi trẻ khóc dạ đề, cha mẹ gặp khó khăn vì ngủ ít hơn, thất vọng, lo lắng vì ko thể dỗ con. Vì vậy, yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng này là giáo dục cho cha mẹ. Cha mẹ cần hiểu: nhiều lúc khóc không phải do tình trạng bệnh lý mà đôi khi là hình thức giao tiếp của trẻ đối với người lớn.
Các phương pháp giúp mẹ chăm sóc bản thân để giảm bớt áp lực:
- Nghỉ ngơi một lát: Thay phiên nhau với vợ/chồng hoặc ông/ bà, người giúp việc để tạo cơ hội cho bản thân ra khỏi nhà nếu có thể.
- Sử dụng cũi cho trẻ trong những khoảng thời gian ngắn: Mẹ có thể đặt con vào nôi nếu mẹ cần trấn tĩnh lại hoặc xoa dịu tinh thần của mình thay vì quát mắng trẻ.
- Chia sẻ cảm xúc với người thân: Cha mẹ trong tình huống này cảm thấy bất lực, chán nản, tội lỗi hoặc tức giận là điều bình thường. Mẹ nên chia sẻ cảm xúc với các thành viên trong gia đình, bạn bè hoặc bác sĩ nếu cần thiết.
- Không tự đổ lỗi cho bản thân: Trẻ khóc dạ đề không phải là kết quả của việc nuôi dạy con kém, và việc trẻ khóc không thể dỗ dành không phải là dấu hiệu cho thấy bé từ chối sự chăm sóc của mẹ. Vì vậy, mẹ không nên đổ lỗi cho bản thân dẫn đến suy sụp tinh thần.
- Giữ gìn sức khoẻ: Ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe. Dành thời gian cho việc tập thể dục, chẳng hạn như đi bộ nhanh hàng ngày. Nếu có thể, mẹ hãy ngủ khi trẻ ngủ – kể cả vào ban ngày. Tránh rượu và các loại thuốc khác.
- Luôn nhớ, trẻ khóc dạ đề là tạm thời: Trẻ khóc dạ đề thường cải thiện sau 3 tháng tuổi.
5. Bổ sung lợi khuẩn – Giải pháp khắc phục trẻ khóc dạ đề tiềm năng
Việc điều trị trẻ khóc dạ đề không được ủng hộ do dữ liệu dược lý về tác dụng của thuốc còn ít, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thay vào đó, các nhà khoa học chỉ ra các sản phẩm bổ sung có thể cải thiện tình trạng này.
Dùng sản phẩm bổ sung
- Sucrose: giúp làm dịu, làm giảm các cơn đau.
- Simethicon: có vai trò làm giảm sức căng về mặt của chất nhầy, đẩy bong bóng khí ra ngoài, giảm đầy hơi chướng bụng.
- Lactase giúp điều trị hội chứng không dung nạp Lactose, giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng do tình trạng này gây ra.
Bổ sung men vi sinh cải thiện trẻ khóc dạ đề
Nguyên nhân khiến trẻ khóc dạ đề – Hội chứng Colic là sự mất.cân bằng của các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Một phương pháp điều trị đang được nghiên cứu là sử dụng vi khuẩn có lợi (probiotics) để tạo ra sự cân bằng vi khuẩn thích hợp nhằm cải thiện sức khỏe tiêu hóa tổng thể. Lactobacillus spp. và Bifidobacterium spp. là những loại men vi sinh được sử dụng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh.
Nguồn tham khảo: Mayo Clinic
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Bifidobacterium BB12 giảm thời gian và tần suất cơn khóc đáng kể.
Bằng chứng Imiale giảm tần số và thời gian quấy khóc của trẻ sơ sinh
Ngoài việc cải thiện tình trạng khóc dạ đề, lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 còn có nhiều vai trò khác đối với sức khỏe. Chẳng hạn như hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tình trạng tiêu chảy, táo bón, phân sống, tăng sức đề kháng.
Imiale chứa lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB-12, là lựa chọn hoàn hảo dành cho các bậc cha mẹ có con nhỏ.
Lợi khuẩn Imiale từ Đan Mạch
Imiale là lợi khuẩn được các chuyên gia khuyên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Ths.Bs. Đinh Ngọc Hoa chia sẻ về ưu điểm VƯỢT TRỘI của Lợi khuẩn sống Imiale nhập khẩu từ Đan Mạch
Hội chứng Colic – Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh sẽ không khó khăn nếu các bậc cha mẹ tìm ra được giải pháp phù hợp cho trẻ. Bài viết trên đây cung cấp những thông tin đầy đủ và chính xác nhất, giúp cha mẹ có thêm hành trang cho quá trình chăm sóc con nhỏ. Để được tư vấn thêm về sức khỏe của bé, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482