Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ trẻ em mắc tiêu chảy cấp phải nhập viện và có khoảng 4 triệu ca tử vong vì căn bệnh này. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển. Vậy tiêu chảy cấp ở trẻ em có nguyên nhân do đâu? Triệu chứng là gì và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Mục lục
I – Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp là tình trạng đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong ngày, có thể kèm nhầy máu hoặc không và kéo dài không quá 14 ngày.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ.
1. Virus
Rotavirus là nguyên nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe dọa tính mạng cho trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ lớn và người lớn thì ít gặp tiêu chảy do Rotavirus
Ngoài ra các virus khác cũng có thể gây tiêu chảy là: Adenovirus, Enterovirus, Norovirus.
Nếu là nguyên nhân do virus thì không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, có thể phòng tránh được bằng cách cho trẻ uống vacxin Rota.
2. Vi khuẩn
Tiêu chảy do vi khuẩn là nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Một số loại vi khuẩn sau đây là tác nhân hàng đầu gây ra tiêu chảy cấp.
- Coli đường ruột Escherichia Coli (E.Coli): Trong đó E.coli sinh độc tố ruột là tác nhân gây tiêu chảy cấp phân nước.
- Trực khuẩn lỵ (Shigella): Gây hội chứng lỵ phân máu
- Campylobacter jejuni: gây bệnh ở trẻ nhỏ, phân nước hoặc phân máu.
- Salmonella enterocolitica: gây tiêu chảy phân nước hoặc phân máu
- Vi khuẩn tả Vibrrio cholerae: Gây tiêu chảy xuất tiết bằng độc tố tả, mất nước và mất điện giải nặng ở cả trẻ em lẫn người lớn.
➤Xem thêm: Nguyên tắc điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn cho trẻ sơ sinh
3. Ký sinh trùng
Tác nhân này thường ít gặp, một số loại ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy là:
- Entamoeba histolytica (Amip): Xâm nhập vào liên bào đại tràng, hồi tràng và gây bệnh khi ở thể hoạt động.
- Giardia lamblia: Là đơn bào bám trên liên bào của ruột non gây tiêu chảy do giảm hấp thu
- Cryptosporidium: Gây bệnh ở trẻ nhỏ, trẻ bị suy giảm miễn dịch. Gây tiêu chảy nặng ở trẻ suy dinh dưỡng và trẻ mắc bệnh AIDS.
4. Ngộ độc thực phẩm
Thực phẩm còn dư lượng chất bảo quản, thuốc trừ sâu cũng là một nguyên nhân thường gặp. Những chất độc này tác động trực tiếp gây tổn thương niêm mạc ruột.
Tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trên thị trường hiện nay còn nhiều bất cập. Do đó cha mẹ cần cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm cho bé.
5. Dị ứng thức ăn
Tiêu chảy cũng là một trong những biểu hiện của cơ thể khi trẻ dị ứng với thực phẩm. Đây là phản ứng của hệ miễn dịch của cơ thể, có tính đặc hiệu. Các loại thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ: Sữa bò (chỉ gặp ở số ít trẻ), các loại hải sản (tôm, cua,..), trứng.
6. Dùng kháng sinh
Kháng sinh được chỉ định trong các trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, kháng sinh thường không chỉ tiêu diệt hại khuẩn mà còn tiêu diệt luôn cả lợi khuẩn trong đường ruột. Gây ra mất cân bằng hệ vi sinh, rối loạn tiêu hóa – tiêu chảy.
➤ Xem thêm : Tại sao dùng kháng sinh lâu ngày trẻ dễ bị tiêu chảy
II – Triệu chứng
Những triệu chứng của tiêu chảy cấp thường cực kỳ rầm rộ. Nếu không xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
1. Các triệu chứng điển hình của tiêu chảy cấp bao gồm:
- Đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày (Cần lưu ý về tính chất của phân, nếu như trẻ đi trên 3 lần 1 ngày nhưng phân bình thường thì không gọi là tiêu chảy. Hoặc trẻ sơ sinh chỉ bú sữa thì đi phân sệt cũng là bình thường.)
- Nôn mửa
- Sốt
- Háo khát
- Li bì, mệt mỏi
➤ Xem thêm : Cách nhận biết dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy để xử trí kịp thời
2. Cần đưa trẻ tới bệnh viện khám khi trẻ có các triệu chứng sau:
- Đi ngoài rất nhiều lần phân lỏng (Đi liên tục)
- Nôn tái diễn
- Trở nên rất khát
- Ăn uống kém hoặc bỏ bú
- Trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị
- Sốt cao hơn
- Có máu trong phân
3. Phân loại các mức độ mất nước
Để có hướng điều trị phù hợp thì cần đánh giá tình trạng mất nước của trẻ. Dựa trên các triệu chứng lâm sàng có thể phân chia thành 3 mức độ sau:
Mất nước nặng: Có 2 trong các triệu chứng sau
- Li bì hoặc khó đánh thức
- Mắt trũng
- Không uống được nước hoặc uống kém
- Nếp véo da mất rất chậm
Có mất nước: Có 2 trong các triệu chứng sau:
- Vật vã, kích thích
- Mắt trũng
- Uống háo hức, khát
- Nếp véo da mất chậm
Không mất nước: Không đủ các dấu hiệu để phân loại có mất nước hoặc mất nước nặng
Trong trường hợp trẻ có mất nước, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị.
III – Phác đồ điều trị
1. Mục tiêu
Bên cạnh việc điều trị nguyên nhân, việc điều trị cho trẻ bị tiêu chảy cấp có các mục tiêu chung sau đây.
- Dự phòng mất nước nếu chưa có dấu hiệu mất nước
- Điều trị mất nước khi có dấu hiệu mất nước.
- Dự phòng suy dinh dưỡng
- Giảm thời gian, mức độ của tiêu chảy, và các đợt tiêu chảy trong tương lai bằng việc bổ sung kẽm.
Để đạt được mục tiêu này, cần có phác đồ cụ thể cho từng trường hợp khác nhau.
2. Phác đồ điều trị đối với trẻ không mất nước ( Phác đồ A)
Với phác đồ A, mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà. Chú ý các nguyên tắc sau:
Cho trẻ uống thêm dịch:
- Cho bú nhiều hơn và lâu hơn mỗi lần bú.
- Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, bổ sung oresol (ORS) sau bú mẹ
- Nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn, cho trẻ uống một hoặc nhiều loại dung dịch như: ORS, thức ăn lỏng như: Nước cơm, nước cháo, nước súp, hoặc nước sạch
Lượng nước uống thêm so với bình thường uống vào là:
- Trẻ dưới 2 tuổi: 50-100 ml sau mỗi lần đi ngoài và giữa mỗi lần
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên: 100-200ml Sau mỗi lần đi ngoài và giữa mỗi lần
- Trẻ lớn: Uống theo nhu cầu
Tiếp tục cho trẻ ăn để phòng ngừa suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là hậu quả của tiêu chảy kéo dài. Và cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn, có nguy cơ tử vong. Vì vậy nên chú ý chế độ dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn này để bù lại dưỡng chất đã mất đi khi trẻ bị tiêu chảy cấp.
Khẩu phần ăn hằng ngày nên được tiếp tục và tăng dần lên. Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng giúp bé phục hồi nhanh hơn, tăng trưởng đều đặn và phục hồi chức năng tiêu hóa.
- Nếu trẻ đã ăn được, cho trẻ ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như: Thịt, cá, trứng, rau củ quả. Thức ăn nên được nghiền nhỏ để dễ tiêu hóa và chia làm nhiều bữa: 3-4h/ bữa (6 bữa/ngày).
- Nếu trẻ đang trong giai đoạn bú sữa, nên khuyến khích trẻ bú nhiều hơn. Nếu trẻ không chịu ti bình có thể cho uống bằng thìa sạch, cốc.
Sau khi tiêu chảy ngừng, cần duy trì bữa ăn phụ và chế độ ăn giàu năng lượng cho trẻ trong ít nhất 2 tuần. Bữa phụ nên được tiếp tục cho đến khi trẻ về được cân nặng bình thường theo chiều cao.
Cho trẻ bổ sung kẽm:
Nên cho trẻ uống kẽm càng sớm càng tốt ngay khi bắt đầu tiêu chảy. Kẽm giúp làm rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy. Kẽm rất quan trọng đối với hệ miễn dịch của trẻ và giúp ngăn chặn những đợt tiêu chảy mới trong vòng 2-3 tháng sau điều trị. Ngoài ra, kẽm giúp cải thiện sự ngon miệng và tăng trưởng.
- Trẻ < 6 tháng tuổi: 10mg/ngày trong vòng 10-14 ngày
- Trẻ ≥ 6 tháng tuổi: 20mg/ngày trong vòng 10-14 ngày
- Theo dõi tình trạng của trẻ và đưa trẻ đi khám khi có các triệu chứng đã kể trên.
3. Phác đồ điều trị đối với trẻ có mất nước (Phác đồ B)
Nếu trẻ có các dấu hiệu mất nước, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để khám và theo dõi.
Tại đây, việc đầu tiên sẽ là bù dịch cho trẻ bằng ORS đường uống.
- Cho trẻ uống lượng ORS khuyến cáo trong vòng 4 giờ
- Số lượng ORS ước tính (ml) = cân nặng trẻ (kg) x 75
- Nên dùng ORS nồng độ thẩm thấu thấp.
Lưu ý:
- Nếu trẻ có nhu cầu uống thêm, vẫn cho trẻ uống
- Nếu trẻ nôn, chờ 10 phút sau đó cho uống chậm hơn.
Sau 4 giờ:
- Đánh giá lại tình trạng mất nước của trẻ
- Lựa chọn phác đồ phù hợp tiếp theo
- Bắt đầu cho trẻ ăn tại phòng khám.
Việc bổ sung kẽm cho trẻ nên thực hiện càng sớm càng tốt ngay khi trẻ có thể ăn được.
4. Phác đồ điều trị đối với trẻ mất nước nặng (Phác đồ C)
Điều trị tốt nhất cho trẻ bị mất nước nặng là nhanh chóng bù dịch qua đường tĩnh mạch theo phác đồ C. Nếu có thể trẻ nên được nhập viện. Hướng dẫn bù dịch qua đường tĩnh mạch được trình bày trong bảng sau:
Những trẻ uống được dù uống kém, vẫn cần được cho uống dung dịch ORS cho tới khi dịch truyền được tĩnh mạch. Ngoài ra, cần bắt đầu cho trẻ uống dung dịch ORS ( 5ml/kg/giờ) ngay khi có thể uống được. Thường sau khoảng 3 – 4 giờ ( trẻ nhỏ), một đến 2h ( trẻ lớn hơn) để bổ sung thêm kiềm và kali đã không được cung cấp đủ qua đường tĩnh mạch.
Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu của việc mất nước dù nhẹ hay nặng, cha mẹ cũng nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn bởi bác sĩ.
Các địa chỉ khám uy tín cho trẻ:
1.Viện nhi Trung Ương: Địa chỉ: 18/879 đường La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
2. Viện đa khoa quốc tế Vinmec với 7 cơ sở lớn:
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội)
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park (TP.HCM)
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa)
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc (Kiên Giang)
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long (Quảng Ninh)
- Phòng khám Quốc tế Vinmec Royal City (Hà Nội)
- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Sài Gòn
3. Bệnh viện đa khoa quốc Tế Thu Cúc: Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
4. Bệnh viện nhi đồng thành phố HCM: tại các cơ sở 1,2
Liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo hotline 1900 9482 hoặc 0967 629 482 để được giải đáp thắc mắc.
LỢI KHUẨN HỖ TRỢ TRẺ RỐI LOẠN TIÊU HÓA
Tham khảo sản phẩm men vi sinh Imiale hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ, cải thiện các triệu chứng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Imiale cung cấp lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB12 được phân lập đến chủng. Bifidobacterium BB12 là lợi khuẩn chiếm số lượng đông nhất tại đại tràng (90% tổng lợi khuẩn). Bổ sung Imiale giúp trẻ nhanh chóng lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Imiale – Lợi khuẩn sống, gắn đích, hiệu năng cao Bifidobacterium BB12
Imiale được sản xuất tại nhà máy số 1 thế giới về lợi khuẩn. Có tới hơn 307 bằng chứng khoa học chứng minh hiệu quả và độ an toàn.
Imiale hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ bằng cách
- Tạo lớp màng nhầy bảo vệ ruột trước những tác nhân kích thích.
- Ức chế sự phát triển của hại khuẩn bằng cách cạnh tranh vị trí bám và dinh dưỡng.
- Điều tiết lượng nước trong phân nhờ tác động tới quá trình tái hấp thu nước ở ruột, giúp giảm tình trạng phân lỏng.
- Tiết ra các enzym hỗ trợ tiêu hóa triệt để thức ăn.
- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Xem thêm: