Tiêu chảy là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ, khiến trẻ mất nước và các chất điện giải, có thể gây sụt cân, suy dinh dưỡng ở trẻ. Thuốc Hidrasec là một trong những thuốc trị tiêu chảy an toàn và hiệu quả trong việc điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ. Sau đây là những thông tin về thuốc Hidrasec và cách sử dụng Hidrasec một cách hiệu quả.
Mục lục
- 1. Thuốc Hidrasec là gì?
- 2. Công dụng của Hidrasec
- 3. Cơ chế và tác dụng dược lý của Hidrasec (Racedotril)
- 4. Đối tượng sử dụng:
- 5. Hidrasec được chỉ định cho những đối tượng nào?
- 6. Liều dùng của Hidrasec
- 7. Tác dụng không mong muốn
- 8. Chống chỉ định
- 9. Sử dụng thuốc Hidrasec cho trẻ như thế nào?
- 10. Lưu ý chung khi sử dụng thuốc hidrasec cho trẻ:
- 11. Câu hỏi thường gặp khi sử dụng thuốc hidrasec cho trẻ
- Câu hỏi 1: Nếu bạn quên cho trẻ uống thuốc, có nên cho bé dùng liều gấp đôi bình thường không? Tại sao?
- Câu hỏi 2: Có nên sử dụng thuốc Hidrasec để điều trị khi thấy có máu, mủ trong phân của bé không?
- Câu hỏi 3: Nên dùng Hidrasec cho bé đến khi nào?
- Câu hỏi 4: Khi trẻ bị tiêu chảy, bạn có được sử dụng thuốc hidrasec cùng với các thuốc khác hay không?
- Câu hỏi 5: Hidrasec có pha được với sữa không?
- Câu hỏi 6: Có nên tự ý sử dụng thuốc Hidrasec cho bé không?
- 12. Giá bán thuốc tiêu chảy Hidrasec
- 13. Các biện pháp phòng ngừa trẻ tiêu chảy
- TỔNG KẾT
1. Thuốc Hidrasec là gì?
Thuốc Hidrasec là thuốc điều trị tiêu chảy cấp tính ở người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi, chứa hoạt chất chính là racecadotril. Hidrasec được dùng để điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp cùng với việc bù nước bằng đường uống.
Hiện nay trên thi trường có các dạng bào chế sau:
- Hidrasec 10 mg infants bào chế dưới dạng bột pha uống.
Thành phần:10 mg racecadotril
Tá dược: 966,5 mg sucrose và các tá dược khác.
- Hidrasec 30 mg children dạng bột pha uống.
Thành phần:30 mg racecadotril
Tá dược: 2,9 g sucrose và các tá dược khác.
- Hidrasec 100mg dạng viên nang.
Thành phần:100 mg racecadotril
Tá dược: lactose, tinh bột ngô, magnesium stearat, silica khan dạng keo vừa đủ cho một viên nang.
2. Công dụng của Hidrasec
Hidrasec có tác dụng điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp ở người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi bằng cách giảm mất nước và chất điện giải thông qua ức chế enzyme Enkephalinase.
3. Cơ chế và tác dụng dược lý của Hidrasec (Racedotril)
Thuốc hidrasec có hoạt chất chính là racecadotril, có tác dụng kháng tiết Enkephalinase.
Racecadotril (hay acetorphan) khi đi vào cơ thể được chuyển thành chất có hoạt tính là Thiorphan – có tác dụng ức chế enzym Enkephalinase, bảo vệ các Enkephalin khỏi sự phân hủy của enzym này. Do đó, Racecadotril giúp kéo dài thời gian tác dụng của Enkephalin, thể hiện trong việc giảm bài tiết nước và chất điện giải mà không ảnh hưởng tới nhu động ruột. Racecadotril không gây đầy bụng. Khi dùng đường uống, thuốc chỉ tác dụng ở ngoại biên, mà không ảnh hưởng trên thần kinh trung ương.
4. Đối tượng sử dụng:
Tùy hàm lượng và dạng bào chế khác nhau mà thuốc được sử dụng cho các đối tượng khác nhau đang bị tiêu chảy cấp:
- Hidrasec 10 mg infants: cho trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi, cân nặng dưới 13 kg.
- Hidrasec 30 mg children: dành cho trẻ em trên 13 kg.
- Hidrasec 100mg: cho người lớn
5. Hidrasec được chỉ định cho những đối tượng nào?
- Thuốc hidrasec được chỉ định bổ sung, điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp ở người lớn, trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi và trẻ em cùng với việc bù nước bằng đường uống.
- Trong trường hợp điều trị được nguyên nhân gây tiêu chảy, có thể dùng racecadotril như một liệu pháp điều trị bổ sung.
»Xem thêm: Tiêu chảy cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, phác đồ điều trị chuẩn
6. Liều dùng của Hidrasec
Luôn dùng hidrasec chính xác với liều mà bác sĩ kê đơn, nếu có thắc mắc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sỹ để giải đáp.
Hidrasec dùng đường uống kết hợp với bù nước bằng đường uống. Liều khuyến cáo sử dụng là: 1,5 mg/kg thể trọng/liều, ngày uống 3 lần cách đều nhau, tối đa 7 ngày.
6.1. Trẻ em
- Ở trẻ sơ sinh dưới 9 kg: một gói 10 mg x 3 lần/ngày.
- Ở trẻ sơ sinh từ 9 đến 13 kg: hai gói 10 mg x 3 lần/ngày.
- Ở trẻ 13 kg đến 27 kg: một gói 30 mg x 3 lần/ngày.
- Ở trẻ em trên 27 kg: hai gói 30 mg x 3 lần/ngày.
6.2. Người lớn
- 1 viên hidrasec 100 mg/lần, dùng 3 lần/ngày.
7. Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải là:
- Nhiễm trùng hoặc nhiễm ký sinh trùng: viêm amidan (ít gặp).
- Rối loạn da và mô dưới da: phát ban, ban đỏ (ít gặp)
8. Chống chỉ định
- Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Sản phẩm thuốc này có chứa đường sucrose. Bệnh nhân có các vấn đề di truyền hiếm gặp về không dung nạp fructose, hội chứng kém hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu men saccharase-isomaltase không nên dùng thuốc này.
9. Sử dụng thuốc Hidrasec cho trẻ như thế nào?
− Chế phẩm Hidrasec 10 mg, hidrasec 30 mg dưới dạng bột pha uống được khuyên dùng dành cho trẻ em. Bạn có thể trộn đều bột thuốc với thức ăn hoặc hòa tan với một ít nước (khoảng một thìa cà phê) và cho trẻ uống ngay. Sản phẩm này nên sử dụng kết hợp với việc bù nước và các chất điện giải bằng đường uống.
− Nên tiếp tục điều trị cho đến khi phân trở về bình thường. Thời gian điều trị không kéo dài quá 7 ngày.
− Không nên điều trị dài ngày bằng racecadotril.
− Không có nghiên cứu lâm sàng với trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi.
− Đối với trẻ dưới 2 tuổi, trong trường hợp mắc tiêu chảy, hay số lần đi tiêu trong một ngày tăng lên, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
− Cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay trong các trường hợp sau:
- Trong trường hợp có số lần tiêu chảy trên 6 lần/ngày, hoặc tiêu chảy kéo dài trên 24 giờ hoặc tiêu chảy kèm theo sụt cân, bác sĩ của bạn sẽ cân nhắc việc kê đơn dùng dung dịch bù dịch hay không.
- Trường hợp sốt, nôn.
- Trường hợp phân có máu hoặc dịch nhầy.
- Trường hợp trẻ đang bú mẹ, cần tiếp tục cho trẻ bú.
- Trong trường hợp trẻ bị tiểu đường, cần chú ý lượng đường trong mỗi gói (đã nêu trong mục 1).
Nếu lượng sucrose (là nguồn glucose và fructose) được đưa vào vượt quá 5 g mỗi ngày thì sau đó phải tính toán lượng đường trong khẩu phần ăn cho trẻ.
>>> Xem thêm: Thuốc Enterogermina cho trẻ tiêu chảy
10. Lưu ý chung khi sử dụng thuốc hidrasec cho trẻ:
- Bạn cần cho bé uống thuốc hidrasec đúng với liều mà bác sĩ đã kê đơn.
- Để xa tầm tay trẻ em, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Việc dùng thuốc hidrasec không thay thế được nhu cầu uống nước của trẻ.
- Không khuyến nghị sử dụng sản phẩm này cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi vì không có thử nghiệm lâm sàng nào được thực hiện trên đối tượng này.
- Không khuyến nghị dùng sản phẩm này cho bất kỳ trẻ nhỏ bị bệnh gan hoặc thận không kể mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân như thế nào, vì không có đủ thông tin trên các đối tượng bệnh nhân này.
- Hidrasec cũng có thể không có tác dụng (giảm sinh khả dụng) nếu trẻ bị nôn kéo dài hoặc nôn không kiểm soát được.
- Không nên sử dụng Hidrasec cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Không nên sử dụng racecadotril trong trường hợp tiêu chảy có liên quan đến dùng kháng sinh và tiêu chảy mạn tính do không đủ dữ liệu chứng minh.
- Phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về cách dùng thuốc cũng như bù dịch bằng dung dịch bù dịch và về chế độ ăn cho trẻ. Việc ngưng cho trẻ ăn sữa hoặc các chế phẩm từ sữa phải được tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Xem thêm:
11. Câu hỏi thường gặp khi sử dụng thuốc hidrasec cho trẻ
Câu hỏi 1: Nếu bạn quên cho trẻ uống thuốc, có nên cho bé dùng liều gấp đôi bình thường không? Tại sao?
Khi gặp trường hợp này, bạn không nên cho bé dùng liều gấp đôi. Bởi racecadotril khi vào cơ thể sẽ được thủy phân thành thiorphan có hoạt tính. Thiorphan có khả năng gắn với 90% protein huyết tương (cho thấy khả năng gắn rất mạnh với protein huyết tương). Khi dùng với liều gấp đôi, thuốc hidrasec có thể gây quá liều và sốc thuốc, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Lúc này, bạn cần cho bé uống với liều như bình thường, có thể hẹn giờ uống thuốc để tránh quên.
Câu hỏi 2: Có nên sử dụng thuốc Hidrasec để điều trị khi thấy có máu, mủ trong phân của bé không?
Sự xuất hiện máu mủ trong phân của trẻ, kèm theo trẻ bị sốt có thể cho thấy sự nhiễm khuẩn hoặc một bệnh nghiêm trọng khác, cần đảm bảo điều trị nguyên nhân (ví dụ: sử dụng kháng sinh) hoặc xác định thêm nguyên nhân. Do đó, racecadotril không được dùng trong trường hợp này.
Racecadotril có thể dùng đồng thời với thuốc kháng sinh trong trường hợp tiêu chảy cấp do vi khuẩn như một biện pháp điều trị bổ sung.
Câu hỏi 3: Nên dùng Hidrasec cho bé đến khi nào?
Các mẹ cần tuân thủ chỉ định của bác sỹ. Trẻ cần sử dụng thuốc đến khi phân trở lại bình thường, tuy nhiên không quá 7 ngày. Nếu quá thời gian này mà tình trạng của trẻ không cải thiện, cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ để áp dụng phác đồ điều trị khác.
Câu hỏi 4: Khi trẻ bị tiêu chảy, bạn có được sử dụng thuốc hidrasec cùng với các thuốc khác hay không?
Cho đến nay, không có tương tác thuốc nào được mô tả ở người cho đến nay. Cả loperamid và nifuroxazide không làm thay đổi cách thức hoạt động của racecadotril khi các thuốc này dùng đồng thời. Đồng thời, racecadotril không làm thay đổi khả năng gắn kết protein của các chất gắn mạnh với protein như: tolbutamid, warfarin, dogoxin hoặc phenytoin. Tuy nhiên, để chắc chắn, hãy thông báo với bác sỹ hoặc dược sỹ nếu trẻ đang uống hoặc gần đây có sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc không kê đơn.
Câu hỏi 5: Hidrasec có pha được với sữa không?
Có thể pha chung Hidrasec với sữa.
Cách pha: Hòa tan gói bột Hidrasex với một ít nước (khoảng một thìa cà phê) và cho trẻ uống ngay. Lưu ý: Bên cạnh việc cho trẻ uống Hidrasec cần duy trì bù nước và các chất điện giải bằng đường uống cho trẻ.
Câu hỏi 6: Có nên tự ý sử dụng thuốc Hidrasec cho bé không?
Câu trả lời là không nên tự ý cho bé uống Hidrasec. Đây là thuốc kê đơn, cần được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ để đem lại hiệu quả cao nhất.
12. Giá bán thuốc tiêu chảy Hidrasec
- Hidrasec 10 mg giá 86,000 đồng / hộp 16 gói; bán lẻ giá 5,400 đồng / gói.
- Hidrasec 30 mg giá 180,000 đồng / hộp 30 gói.
- Hidrasec 100 mg giá 13,125 đồng / viên.
13. Các biện pháp phòng ngừa trẻ tiêu chảy
Video:Hướng dẫn chăm sóc phục hồi tiêu chảy đúng cách
13.1. Cho trẻ sơ sinh bú mẹ
Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời rất dễ bị tác động bởi các bất lợi bên ngoài, do hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt. Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ được coi là cách tối ưu để phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ. Khi trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng tiêu chảy, mẹ cần ưu tiên cho bé bú mẹ, tăng tần suất bú của trẻ để phòng mất nước.
13.2. Cho trẻ ăn dặm đúng cách
Chế độ ăn dặm của trẻ thường bắt đầu sau 6 tháng tuổi – đây là giai đoạn trẻ làm quen với chế độ ăn mới, rất dễ bị tiêu chảy. Vì vậy, các mẹ cần:
- Các mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên, đồng thời cho bé ăn theo nguyên tắc “loãng – đặc”, nghĩa là thay đổi thức ăn có độ đặc tăng dần như bột rồi đến cháo, cơm nát, cơm,…để bé thích nghi dần với chế độ ăn mới. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ đang quen với thức ăn ở dạng lỏng, tiêu hóa những thức ăn đặc hơn có thể tạo gánh nặng cho quá trình tiêu hóa, kích thích nhu động ruột hoạt động nhiều hơn, gây ra hiện tượng tiêu chảy.
- Có chế độ ăn cân bằng giữa các nhóm chất: nhóm bột đường (như gạo, khoai lang, yến mạch,…), chất béo (như đậu phộng, phomai, dầu oliu,…), chất đạm (như thịt, cá, trứng,…), các vitamin và muối khoáng (trong rau củ, trái cây). Chế độ ăn này có vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường của trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cho trẻ, từ đó ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
- Cho trẻ ăn theo nguyên tắc từ “ít – nhiều”: Mẹ có thể bắt đầu giai đoạn ăn dặm bằng 1 đến 2 muỗng bột loãng, sau đó tăng lên 1/3 chén, rồi đến nửa chén…
>>> Xem thêm: 8+ món cháo cho trẻ tiêu chảy
13.3. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường xung quanh của bé
- Chọn thực phẩm tươi ngon cho bé: chọn các loại thịt có màu sắc tươi, không có mùi ôi; hạn chế cho bé ăn những thực phẩm đông lạnh như tôm, cá đông lạnh; chọn rau củ, hoa quả tươi ngon, không dập nát (bởi những thực phẩm dập nát rất dễ bị các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng xâm nhập).
- Rửa thật sạch thực phẩm trước khi nấu: các mẹ nên rửa kỹ thực phẩm dưới vòi nước sạch để cuốn trôi những bụi bẩn, thuốc bảo vệ thực vật; sau đó ngâm thức phẩm với một ít muối trong thời gian khoảng 15 phút; tiếp tục rửa dưới nước sạch một lần nữa để rửa trôi các chất bẩn bám trên thực phẩm sau khi ngâm.
- Không để thức ăn chín và sống ở gần nhau:
- Sau khi đi chợ, các mẹ không nên để thức ăn sống (như thịt, cá, trứng…) ở cạnh những đồ có thể ăn ngay (như trái cây, sữa chua,…) để tránh nhiễm khuẩn.
- Trong quá trình chế biến, các mẹ nên rửa trái cây trước thức ăn cần nấu chín (như thịt, cá….). Hoặc nếu bắt buộc phải rửa thịt, cá, trứng…trước thì sau khi rửa những thực phẩm này xong, mẹ nên rửa tay và bồn rửa/chậu thật sạch bằng xà phòng ngay để khỏi gây nhiễm khuẩn sang các thức ăn không cần phải nấu khác.
- Sau khi nấu chín thức ăn, các mẹ không nên để đồ ăn đã chín vào bát đĩa đã đựng đồ ăn sống.
- Giữ dụng cụ nấu ăn đúng cách và sạch sẽ: Sau khi sử dụng, mẹ nên rửa thớt và các dụng cụ nấu nướng thật sạch, phơi nơi khô thoáng hoặc có nắng là tốt nhất.
- Nấu chín thức ăn cho bé: Khi bé bắt đầu ăn dặm, nếu có thể mẹ chỉ nên cho bé ăn thức ăn đã nấu chín và hạn chế các loại quả ăn cả vỏ hoặc rau sống để đảm bảo điều kiện tiệt trùng cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, bản ghế để bé sinh hoạt trong môi trường sạch sẽ.
- Vệ sinh đồ chơi của bé thường xuyên.
- Đảm bảo quần áo của bé luôn sạch sẽ, thơm tho.
- Khử trùng bình sữa, núm vú giả của bé: Nếu bình sữa không được làm sạch hoàn toàn, các vết sữa còn sót lại có thể bị nhiễm virus, vi khuẩn… Các mẹ có thể khử trùng bằng cách đặt bình bú, núm vú giả trong nước đang sôi hoặc sử dụng máy tiệt trùng bằng tia UV…
- Thường xuyên rửa tay cho bé trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
13.4. Bổ sung lợi khuẩn cho bé
Probiotics (hay còn gọi là men vi sinh) được sử dụng để lập lại sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột khi trẻ bị tiêu chảy. Đồng thời, men vi sinh cũng giúp ngăn cản sự tác động của các vi khuẩn có hại như Salmonella, Shigella… nhờ đó khắc phục tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Một số loại vi khuẩn có lợi điển hình là: Lactobacilli, Bifidobacteria, Bacillus clausii…Trong đó, Bifidobacterium là chủng lợi khuẩn thường gặp nhất ở trẻ, chiếm tới 90% lợi khuẩn của cơ thể.
Một số lưu ý cho mẹ khi bổ sung lợi khuẩn cho bé:
- Các mẹ nên lựa chọn những sản phẩm có uy tín, có thương hiệu trên thị trường.
- Ưu tiên lựa chọn những chế phẩm chứa nhiều chủng lợi khuẩn.
- Chọn men vi sinh là các chủng lợi khuẩn đã được nghiên cứu về hiệu quả, an toàn: Cha mẹ nên chọn các loại men vi sinh có thành phần là những chủng lợi khuẩn được WHO khuyến cáo như Lactobacilli, Bifidobacteria, Bacillus clausii… để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Chọn men vi sinh có hàm lượng đạt chuẩn: từ 107 đến 1010 CFU trong 1 liều uống.
THAM KHẢO THÊM
TPBVSK Imiale® – Phân phối độc quyền Bifidobacterium BB12
- Lợi khuẩn nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch: Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đan Mạch. Sản phẩm lợi khuẩn hàng đầu, được giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn GMP – EU
- Lợi khuẩn độc quyền tại Việt Nam: Imiale là lợi khuẩn duy nhất tại Việt Nam bổ sung chủng Bifidobacterium BB12
- Lợi khuẩn Bifidobacterium có số nghiên cứu lâm sàng lớn nhất thế giới: 307 nghiên cứu quốc tế
- An toàn tuyệt đối: Imiale được nhận chứng nhận GRAS (An toàn tuyệt đối) của FDA và EFSA.
- Lợi khuẩn uy tín hàng đầu: Imiale được ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu) khuyên dùng
TỔNG KẾT
Hidrasec là thuốc điều trị tiêu chảy cấp trong đó chế phẩm Hidrasec 10 mg, Hidrasec 30 mg khuyên được sử dụng cho trẻ em và trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi. Bạn cần làm theo những hướng dẫn đã nêu ở trên khi sử dụng Hidrasec cho bé. Mong rằng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn!
>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Một số thuốc trị tiêu chảy
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.