Táo bón là một chứng bệnh hay gặp khi mang thai. Nhất là khi ở những tháng đầu, sản phụ thường có tâm lý lo lắng, cộng thêm với triệu chứng khó chịu của táo bón khiến nó thực sự là nỗi băn khoăn của cả gia đình. Táo bón có nguy cơ gì đối với thai nhi và mẹ? Đâu là cách điều trị hiệu quả, an toàn? Cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Ảnh hưởng của táo bón khi mang thai đối với mẹ và thai nhi
Bà bầu bị táo bón tháng đầu không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng không.tốt đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, nếu không biết cách trị táo bón khi mang thai tháng đầu có thể dẫn là nguyên dân dẫn đến đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai thậm chí là sảy thai…
1.1. Chất độc hấp thu ngược lại cơ thể
Đại tràng là điểm đến cuối cùng của chất cặn bã, những chất không còn cần thiết cho cơ thể. Từ đó nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa đại tràng và hậu môn thì phân được hình thành và đẩy ra ngoài. Tuy nhiên khi bà bầu bị táo bón, quá trình này diễn ra rất khó khăn. Điều này khiến cho phân sẽ ứ đọng tại đại tràng, một số loại chất độc như phenol, indol, amoniac hấp thu ngược lại cơ thể.
Khi mang thai, bà bầu thường có tâm lý sử dụng rất nhiều chất dinh dưỡng, chất bổ. Những chất này sẽ càng khiến cho việc tiêu hóa gặp nhiều khó khăn.
Cùng với đó, việc những chất thải không thể thoát ra ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vị khuẩn có hại sinh sôi, phát triển. Chúng có thể tiết ra độc tố, ruột già hấp thu ngược lại hoàn toàn có thể gây nhiễm độc mãn tính ở thai phụ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ.
1.2. Gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ
Bệnh trĩ hình thành khi các mạch máu quanh trực tràng bị sưng lên, gây đau đớn trong tháng thai kỳ và sau khi sinh.
Khi mang thai, nhiều mẹ thường có tâm lý ít vận động, ngồi nhiều, nằm nhiều. Cùng với đó, khi bà bầu bị táo bón sẽ tạo thêm áp lực lên các mạch máu, khiến búi trĩ lớn hơn, có thể dẫn đến bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu.
Điều này thường đi kèm với đau đớn và khó chịu khi mang thai.
1.3. Nứt hậu môn
Đây là các vết nứt màu đỏ, hình thành trên vùng da quanh trực tràng.
Khi bị táo bón, bà bầu thường cố gắng rặn để đẩy khối phân cứng và khô ra ngoài. Kết quả là các vết nứt hậu môn xuất hiện. Nếu mẹ bầu vẫn cố gắng rặn nhiều lần, vết nứt hậu môn có thể lan rộng và thấy máu xuất hiện trong phân.
Các vết nứt hậu môn này gây rất nhiều đau đớn và khó chịu kéo dài vài giờ sau khi thai phụ đi tiêu.
Nếu không có giải pháp trị táo bón kịp thời, những vết nứt trở nên to hơn và có thể dẫn đến các vết rách lớn ở vùng trực tràng, giống hình dạng giọt nước mắt. Lúc này, hiện tượng bà bầu táo bón đi ngoài ra máu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, máu xuất hiện trong phân nhiều hơn.
>> Xem thêm: Mối nguy hiểm của chứng táo bón khi mang bầu.
1.4. Ảnh hưởng của táo bón đến tâm lý của mẹ khi mới mang thai
Tâm lý lo lắng về các vấn đề khi mang thai như sẩy thai, hay việc sẽ trở thành một bà mẹ có thể ảnh hưởng ít nhiều đến tình trạng táo bón của thai phụ. Kết hợp với sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lý của mẹ bầu.
Mẹ khó chịu vì cảm giác lạ lẫm, ậm ạch, đầy chướng bụng, đi tiêu xong lại muốn đi tiếp, khi đi lại rất khó khăn. Điều này sẽ khiến mẹ dễ cáu gắt, mệt mỏi, không muốn nói chuyện với ai.
1.5. Thai suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng
Bà bầu bị táo bón nặng dẫn đến chán ăn, ăn không ngon miệng. Lâu dần dẫn tới thiếu chất, thai nhi cũng vì thế mà không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Điều này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bé, khi sinh ra bé sẽ thiếu cân, còi cọc. Ngoài ra sức đề kháng của thai nhi cũng không đảm bảo để chống lại những tác nhân gây hại.
2. Giải pháp an toàn giúp giảm táo bón khi mang thai hiệu quả
Đối với tình trạng táo bón khi mang thai tháng đầu, cảm giác lần đầu làm mẹ, nỗi băn khoăn của cha mẹ về sức khỏe sức khỏe của bé là những điều mẹ cần được hỗ trợ và tư vấn. Vậy đâu là những giải pháp tốt nhất cho tình trạng này?
2.1. Chú ý thời điểm và cách đi vệ sinh khi gặp táo bón khi mang thai
Dưới đây là 1 số lưu ý mẹ nên lưu tâm:
- Uống một cốc uống ấm vào bữa sáng sẽ giúp cải thiện nhu động ruột. Nếu mẹ không đi vào buổi sáng, khoảng nửa giờ sau khi ăn xong bữa chính là thời điểm khác mà bà bầu có thể cần đi tiêu
- Hãy luôn chú ý lắng nghe cơ thể của bản thân, không nhịn đi vệ sinh để tránh táo bón.
- Hãy giữ cho bản thân cảm giác thoải mái nhất có thể, hãy hít sâu, sau đó thở ra để cơ sàn chậu được thư giãn.
- Bạn có thể đọc 1 bài báo hoặc nghe một bản nhạc nhẹ nhàng khi đi vệ sinh.
- Hãy thử đặt chân lên một chiếc ghế đẩu thấp khi đi tiêu, vì tư thế ngồi xổm sẽ tốt hơn tư thế ngồi. Hãy tham khảo tư thế ngồi dưới đây.
2.2. Uống đủ nước
Bà bầu cần ít nhất 2 lít chất lỏng, thông thường là từ khoảng 2,5- 3 lít nước mỗi ngày đề giúp phân mềm và dễ đào thải ra ngoài.
Một vài ly nước ép trái cây mỗi ngày cũng là giải pháp rất tốt đối với tình trạng táo bón của thai phụ. Nước ép mơ và mận khô là thường được lựa chọn vì chúng chứa nhiều sorbitol, giúp nhuận tràng, giảm táo bón.
2.3. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm táo bón khi mang thai
Bà bầu nên ăn một chế độ nhiều chất xơ đậu, cám, ngũ cốc nguyên cám, trái cây tươi và rau xanh. Chất xơ vừa hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất, vừa làm thay đổi hình thái phân (phân mềm, xốp), giúp giảm táo bón (không chỉ táo bón trong những tháng đầu mang thai mà còn táo bón trong suốt cả thời gian thai kì).
- Thực phẩm có nhiều chất xơ – đặc biệt là trái cây, rau, đậu, đậu và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm táo bón hiệu quả. Hãy thử những trái cây tươi như mận, táo, cam và lê.
- Các loại rau giàu chất xơ có thể được tiêu thụ dưới dạng súp, salad… Bạn có thể lựa chọn cà rốt, các loại hạt, các loại đậu, rau xanh… kết hợp với trứng – dạng protein dễ tiêu hóa.
Đồng thời, mẹ bầu nên kết hợp giữa chế độ ăn giàu cám với uống nhiều chất lỏng. Vì cám sẽ làm tăng số lượng phân, nếu kết hợp với tình trạng thiếu nước, sẽ khiến việc di chuyển của phân trở nên khó khăn hơn.
Đồng thời, mẹ bầu cần tránh uống trà, cà phê và nước ngọt có ga. Vì chúng có chứa caffeine có thể làm mất nước và làm tình trạng táo bón tồi tệ hơn.
2.4. Chia nhỏ các bữa ăn
Đối với thói quen ăn uống của mẹ, hãy thử chia nhỏ lượng thức ăn hàng ngày của bạn thành năm hoặc sáu bữa ăn nhỏ hơn thay vì 3 bữa chính. Điều này sẽ cho phép dạ dày tiêu hóa thức ăn mà không phải làm việc quá tải. Đồng thời cho phép nó chuyển thức qua ruột và đại tràng một cách thuận lợi.
2.5. Biến vi khuẩn có lợi trong thực phẩm thành đồng minh
Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng táo bón khi mang thai ở mẹ là do sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Lượng lợi khuẩn giảm xuống, lượng hại khuẩn tăng lên chính là điều kiện để gây nên những rối loạn tiêu hóa như táo bón.
Khi đó, hệ tiêu hóa của các bà mẹ đã yếu, khi bị ảnh hưởng bởi những tác nhân bên ngoài lại càng yếu hơn. Khả năng hấp thu, tiêu hóa thức ăn chậm. Phân khô, cứng bị ùn ứ tại đại tràng, đi tiêu khó khăn. Tình trạng táo bón lại càng thêm phức tạp.
Để bổ sung, kích thích sản sinh lợi khuẩn cho hệ đường ruột, nên sử dụng 1 số sản phẩm như sữa chua chứa hàm lượng Probiotic (lợi khuẩn) cao hoặc một số loại thực phẩm chứa Prebiotic (1 số loại rau như hành tây, chuối, súp lơ, măng tây). Việc sử dụng những loại thực phẩm này sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, nuôi dưỡng vi khuẩn chí đường ruột, từ đó giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.
Lợi khuẩn – Probiotics giúp kích thích nhu động ruột, từ đó phân được tống đẩy ra ngoài một cách tự nhiên. Đây được coi là giải pháp an toàn và hiệu quả cho táo bón thông qua các cơ chế:
- Sản xuất SCFAs (Axit béo chuỗi ngắn). SCFAs được tạo ra do quá trình lên men carbohydrate ở ruột do các vi khuẩn chủng Bifidobacteria và Lactobacilli. Các acid béo này tăng cường nhu động đại tràng bằng cách kích thích các thụ thể thần kinh ở cơ trơn thành ruột. Ngoài ra còn tăng nồng độ serotonin trong ruột già, một chất dẫn truyền thần kinh giúp kích thích nhu động.
- Giảm pH đại tràng do tăng sản xuất axit lactic và SCFAs bởi hai loài Lactobacillus và Bifidobacteria. Tính axit của các chất trong ruột kích thích nhu động ruột và giảm thời gian lưu của phân trong ruột già.
- Tăng cường chuyển hóa muối mật: Do các chủng Bifidobacteria và Lactobacilli trong ruột kích thích nhu động ruột có sự tham gia của muối mật không liên hợp, vì vậy tăng cường chuyển hóa muối mật.
- Cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột: trong hệ tiêu hóa có 85% lợi khuẩn, 15% hại khuẩn, vì vậy khi xảy ra tình trạng mất cân bằng (số lượng hại khuẩn tăng) sẽ làm tổn thương hệ tiêu hóa. Thiếu hụt trong thời gian dài sẽ dẫn đến những tổn thương nặng.
- Điều hòa tái hấp thu nước: giúp làm mềm phân dễ đào thải ra ngoài
Nhờ vậy mà phân mềm, tần suất đi đại tiện tăng lên, hơn nữa bệnh nhân không còn cảm giác đầy chướng bụng.
>> Xem thêm: Sự khác biệt của chủng lợi khuẩn Bifidobacterium và Lactobacillus
2.6. Luyện tập thể dục
Mẹ bầu mỗi ngày nên vận động ít nhất 15 phút. Mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng hay tập những bài yoga dành cho bà bầu. Việc này giúp kích thích nhu động, thúc đẩy quá trình tiêu hóa ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, chúng còn giúp tăng cường sức khỏe, giúp bà bầu có tâm lí thoải mái.
2.7. Sử dụng thuốc nhuận tràng
Nếu táo bón nghiêm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ. Các bác sĩ có thể kê toa thuốc nhuận tràng an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai.
- Nhóm thuốc ưu tiên sử dụng: nhuận tràng cơ học, nhuận tràng thẩm thấu.
- Nhóm thuốc hạn chế sử dụng: nhuận tràng làm trơn, nhuận tràng làm mềm phân
- Chống chỉ định: nhuận tràng kích thích (dầu thầu dầu) do làm tăng co bóp tử cung gây sảy thai hoặc sinh non.
Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc nhuận tràng
- Không nên tự ý sử dụng các thuốc nhuận tràng để tránh rơi vào vòng lẩn quẩn, phụ thuộc vào thuốc.
- Chỉ nên sử dụng thuốc nhuận tràng khi việc thay đổi chế độ ăn cũng như thói quen không có hiệu quả.
- Khi uống thuốc, cần uống thật nhiều nước để tăng hiệu quả của thuốc.
Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0967629482
>> Xem thêm: Tổng quan thuốc điều trị táo bón và cách xử trí