Trẻ bị tiêu chảy, mệt mỏi, kiệt sức, ớn lạnh, vã mồ hôi đó là các biểu hiện trẻ bị tiêu chảy và sốt. Tại sao trẻ bị tiêu chảy thường kèm theo sốt và điều này có gây nguy hiểm cho trẻ không? Nếu có thì mẹ nên xử lý cho trẻ ra sao? Đọc bài dưới đây để biết thêm thông tin.
Mục lục
I. Tại sao tiêu chảy thường kèm theo sốt
Tiêu chảy đặc trưng bởi tình trạng tình trạng đi ngoài phân lỏng, nhiều nước với tần suất trên 3 lần/ngày.
Trẻ bị tiêu chảy kèm theo sốt là dấu hiệu của tiêu chảy cấp tính. Thường kéo dài từ 1-2 ngày, đôi khi kéo dài đến 2 tuần.
Trẻ bị tiêu chảy kèm theo sốt do một số nguyên nhân sau đây:
Trẻ bị tiêu chảy sốt do virus
Trẻ bị tiêu chảy kèm sốt có thể do virus Rota, chiếm 40% trường hợp tiêu chảy ở dưới 5 tuổi.
Virus Rota có khả năng tồn tại bền vững trong môi trường, chúng có thể sống nhiều giờ trên tay và nhiều ngày trên các bề mặt cứng như: sàn nhà, ghế, đồ chơi của trẻ,…
Virus Rota lây lan chủ yếu qua đường tiêu hoá, tồn tại trên phân của người bệnh, truyền nhiễm qua tiếp xúc với tay. Khi trẻ cầm nắm đồ chơi hoặc chạm tay vào bề mặt có chứa virus rồi cho tay lên miệng, virus dễ dàng xâm nhập qua đường tiêu hoá của trẻ nhỏ và gây ra các biểu hiện như: tiêu chảy, nôn, sốt, đau bụng,…
Thường trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ nhiễm cao nhất.
Ngoài virus rota ra thì còn có Adenovirus, Calisi Virus, Enterovirus, Norovirus cũng gây tiêu chảy và sốt ở trẻ nhỏ.
Trẻ bị tiêu chảy và sốt do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng
Đây là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở trẻ do mầm bệnh xâm nhập qua đường miệng.
Khi trẻ ăn phải các thực phẩm bị nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh,… chúng có chứa các vi khuẩn gây tiêu chảy như: Salmonella, Clostridium, trực khuẩn lỵ, tụ cầu vàng, E.coli,…Các vi khuẩn này sẽ vào đường tiêu hoá kích thích các mô gây ra các triệu chứng: buồn nôn, tiêu chảy và sốt,…
Trẻ dưới 6 tuổi, hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh để chống lại các tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy dễ bị các vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng tấn công vào đường tiêu hóa khiến trẻ bị tiêu chảy kèm sốt.
➤Xem chi tiết: Cách điều trị trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn
Trẻ bị tiêu chảy kèm sốt do bệnh lý khác
Trẻ bị viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm phế quản,…khi mắc các bệnh này trẻ thường tiết ra nhiều dãi đờm. Trẻ nhỏ không thể nhổ khạc ra ngoài như người lớn mà trẻ sẽ tự nuốt vào dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hoá với các biểu hiện như: tiêu chảy, sốt, đau bụng, đầy hơi, khó thở,…
II. Tiêu chảy kèm theo sốt có nguy hiểm không?
Tiêu chảy rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Nếu mẹ phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách, đảm bảo vệ sinh cho trẻ thì sẽ tự khỏi trong vài ngày, triệu chứng kèm sốt cũng mất đi nhanh chóng.
Tuy nhiên, mẹ không chăm sóc và điều trị kịp thời cho trẻ có thể dẫn tới:
Mất nước
Khi cơ thể của trẻ bị mất nước thì các cơ quan của trẻ không còn được hoạt động bình thường sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ.
Khi trẻ mất nước thường có các dấu hiệu: khát nước, môi khô hoặc dính lại, khóc ít hoặc không có nước mắt, mắt trũng, da khô, mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt,…
Trong trường hợp không bù nước kịp thời cho trẻ dẫn tới tổn thương não vĩnh viễn thậm chí là tử vong.
Mất chất điện giải
Cơ thể của trẻ cần chất điện giải để duy trì hoạt động đúng của các cơ quan trong cơ thể. Một số chất điện giải cần thiết cho cơ thể của trẻ như: calci, carbonat, clorua, magie, kali và natri.
Khi cơ thể trẻ mất các chất điện giải hay mất cân bằng khoáng chất có thể dẫn tới: lú lẫn, yếu cơ, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, đau đầu, chóng mặt, co giật,…
Sút cân, suy dinh dưỡng
Hệ tiêu hoá của trẻ bị tổn thương ảnh hưởng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
Trẻ sút cân, suy dinh dưỡng khiến trẻ suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng, suy yếu các cơ quan trong cơ thể (gan, thận, tim), thậm chí làm chậm phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Trẻ thường xuất hiện các biểu hiện: mệt mỏi, chóng mặt, khô da, đầu óc lú lẫn, khó tiếp thu,…
Nhiễm trùng đường ruột
Tiêu chảy sốt làm rối loạn cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng đường ruột.
Trẻ bị tiêu chảy kèm sốt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Chính vì vậy mẹ cần phải có cách xử trí kịp thời cho trẻ để giảm thiểu được các nguy cơ không mong muốn cho trẻ.
III. Các bước xử trí khi tiêu chảy kèm sốt
Trẻ bị tiêu chảy và sốt ảnh hưởng rất nhiều đến tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Trong trường hợp mẹ không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe thậm chí là tính mạng của trẻ.
Chính vì vậy, khi trẻ bị tiêu chảy và sốt mẹ cần có các biện pháp xử trí cho trẻ, cụ thể:
1. Xử trí mất nước
Khi trẻ bị sốt và tiêu chảy có thể dẫn tới trẻ mất nước, do đó mẹ cần có các biện pháp xử trí mất nước như sau:
Cho trẻ uống thêm dịch bằng cách:
- Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn và lâu hơn sau mỗi lần bú.
- Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn mẹ có thể bổ sung Oresol cho con sau mỗi lần bú. Nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn, mẹ có thể cho trẻ uống một hoặc nhiều loại dung dịch như: Oresol, thức ăn lỏng như: nước súp, nước cơm, nước cháo hoặc nước sạch.
Tiếp tục cho trẻ ăn phòng suy dinh dưỡng
- Mẹ nên duy trì khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ và tăng dần lên.
- Mẹ nên tránh các loại thức ăn thô xơ như: rau sợi thô, củ quả, hạt ngũ cốc,…vì trẻ khó tiêu hoá. Không nên cho trẻ ăn các thức ăn chứa nhiều đường có thể gây tiêu chảy nặng hơn.
Bổ sung kẽm
- Cho trẻ uống bổ sung thêm kẽm (10mg, 20mg) hàng ngày trong 10-14 ngày
- Kẽm giúp trẻ rút ngắn thời gian và mức độ trầm trọng của tiêu chảy.
2. Dùng thuốc hạ sốt
Trẻ bị sốt trên 38,5 độ C mẹ nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Thuốc mẹ nên lựa chọn cho trẻ là paracetamol dạng bột hoà tan hay dạng siro cho trẻ uống.
Đưa trẻ đi khám khi trẻ sốt cao trên 40 độ C, mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
3. Thuốc chống tiêu chảy
Mẹ có thể tham khảo cho con dùng thuốc chống tiêu chảy Racecadotril. Thuốc này có tác dụng làm giảm lượng phân bài xuất ra ngoài, giảm nguy cơ mất nước mà không ảnh hưởng tới nhu động ruột, không gây táo bón thứ phát, không ảnh hưởng đến thần kinh trung ương của trẻ.
Thuốc này được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu và một số nước khác, được CDC khuyên dùng.
4. Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ
Ngoài các bước xử trí trên thì việc bổ sung lợi khuẩn rất cần thiết cho trẻ đang gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa kèm
Lợi khuẩn Bifidobacterium là lợi khuẩn chiếm 90% trong đại tràng, là chủng lợi khuẩn thiết yếu trong cơ thể trẻ, cụ thể:
- Giúp trẻ cân bằng được hệ vi sinh đường ruột cải thiện được tình trạng tiêu chảy sốt ở trẻ em.
- Có khả năng cạnh tranh vị trí bám tốt hơn so với các lợi khuẩn khác
- Ức chế, loại trừ mầm bệnh ra ngoài đường tiêu hoá.
- Tiết các chất nhầy hấp thụ các hại khuẩn giúp ngăn ngừa được tổn thương niêm mạc ruột.
- Phục hồi hệ tiêu hoá của trẻ.
Mẹ bổ sung lợi khuẩn cho trẻ chính là việc giúp hệ tiêu hoá của trẻ khoẻ mạnh hơn để chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, kí sinh trùng,…giúp cho trẻ chóng khỏi bệnh hơn.
IV. Kết luận
Để được hiểu rõ hơn, vui lòng liên hệ với chuyên gia của Imiale qua Hotline: 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Xem thêm: