Imiale https://imiale.com Hỗ trợ tiêu hóa & cân bằng hệ vi sinh Tue, 16 May 2023 04:55:06 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.0.1 https://imiale.com/wp-content/uploads/2020/06/cropped-con-voi-01-nho-32x32.png Imiale https://imiale.com 32 32 Trẻ 1 tuổi hay khóc đêm phải làm sao – Mẹo dỗ trẻ hiệu quả  https://imiale.com/tre-1-tuoi-hay-khoc-dem-16024/ https://imiale.com/tre-1-tuoi-hay-khoc-dem-16024/#respond Tue, 16 May 2023 04:55:05 +0000 https://imiale.com/?p=16024 Trẻ 1 tuổi quấy khóc là chuyện bình thường nhưng trẻ hay khóc thường xuyên vào ban đêm sẽ làm các bậc phụ huynh sốt ruột và lo lắng. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy trẻ 1 tuổi hay khóc đêm phải làm sao? Có những mẹo nào dỗ trẻ hiệu quả. Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.  

Trẻ 1 tuổi hay khóc đêm phải làm sao - Mẹo dỗ trẻ hiệu quả 

1. Nguyên nhân trẻ 1 tuổi hay khóc đêm

Trẻ sơ sinh khóc đêm là hiện tượng bình thường, có thể là tiếng khóc sinh lý do nhiều nguyên nhân khác nhau như: 

Trẻ bị đói: khi trẻ đói, khóc có thể là một tín hiệu giúp bố mẹ nhận biết cần cho trẻ bú sữa. Dạ dày của trẻ nhỏ hơn người lớn nên nhanh no và cũng nhanh đói hơn. Do đó bố mẹ cần chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ. 

Tã bị bẩn: Trẻ 1 tuổi chưa nói được tốt nên không thể bảo bố mẹ khi chúng muốn đi vệ sinh. Do đó, khi trẻ tiểu tiện quá nhiều làm tràn, nặng tã hoặc đi ngoài khiến bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Lúc này, trẻ thường quấy khóc để bố mẹ biết và vệ sinh sạch sẽ, thay tã mới cho trẻ. 

Nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng: trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu và làn da khá nhạy cảm. Do đó nếu nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến trẻ khó chịu, thậm chí là đau rát (khi nóng quá) hoặc rét run (khi lạnh quá). Khi đó trẻ sẽ khóc to và dữ dội 

Tư thế ngủ khó chịu: tư thế ngủ khó chịu khiến trẻ thấy đau, mỏi, không thoải mái nên trẻ thường quấy khóc 

Nguyên nhân trẻ 1 tuổi hay khóc đêm

Trẻ mọc răng sữa: trẻ 1 tuổi đang trong giai đoạn mọc răng có thể khiến trẻ bị sốt, đau, ngứa lợi nên hay quấy khóc, biếng ăn 

Hoạt động quá mức vào ban ngày: có thể là nguyên nhân dẫn đến trẻ hay bị giật mình, quấy khóc vào ban đêm. Do khi đó cơ thể trẻ vẫn đang trong tình trạng hưng phấn, vui chơi. Trẻ còn quá non nớt nên khả năng ức chế kém nên tình trạng hưng phấn vẫn kéo dài cho tới đêm. 

Thời gian ngủ không hợp lý: có thể trẻ ngủ vào ban ngày, thức vào ban đêm, trái ngược nhịp sinh học với bố mẹ nên rất khó để cho trẻ bú sữa đúng lúc và kịp thời khiến trẻ quấy khóc. 

Trẻ gặp ác mộng: ban ngày trẻ vui đùa nhiều hoặc bị ai đó hù dọa khiến buổi tối trẻ ngủ bị giật mình, gặp ác mộng và quấy khóc. 

>>> Tham khảo thêm: Giải đáp: Trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc là do đâu? Có phải tâm linh không?

Ngoài các nguyên nhân sinh lý như trên, trẻ khóc cũng có thể do các nguyên nhân bệnh lý như sau: 

Trẻ bị dị ứng sữa: dị ứng có thể là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc. Trẻ có thể bị dị ứng với protein sữa bò nên trong giai đoạn bé 1 tuổi mà bố mẹ muốn bổ sung sữa công thức thì cần lưu ý chọn loại sữa phù hợp với trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị dị ứng với nước hoa, phấn rôm,… Do đó cần đảm bảo phòng của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát và hạn chế những dị nguyên có thể khiến cho trẻ bị dị ứng. 

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá: khi bé 1 tuổi có thể bắt đầu chuyển từ ăn bột, cháo sang ăn cơm hạt. Do ăn quen cháo chỉ cần nuốt nên sang ăn cơm bé có thể nhai không kĩ gây rối loạn tiêu hóa. Nó làm bé khó chịu, ăn uống không tiêu, miệng muốn ăn nhưng bụng trướng, quấy khóc. 

Trẻ bị ốm: nghẹt mũi, nhức đầu, sốt, khó thở,… là những triệu chứng phổ biến mà trẻ gặp phải khi bị cảm cúm. Trẻ có thể quấy khóc suốt ngày, biếng ăn, khó ngủ,…

Nguyên nhân trẻ 1 tuổi hay khóc đêm 

Trẻ khóc đêm cũng có thể do thiếu chất: cơ thể trẻ đang cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển về thể chất và trí tuệ. Do đó, khi ăn uống không đủ chất, trẻ không đủ dinh dưỡng nên sức đề kháng yếu và trí tuệ chậm phát triển. Điều đó sẽ khiến trẻ dễ quấy khóc hơn. 

>>> Tham khảo thêm: Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? Mẹ đã thực sự hiểu đúng?

2. Hậu quả trẻ 1 tuổi khóc đêm kéo dài

Khi trẻ 1 tuổi khóc đêm kéo dài thường xuyên có thể dẫn tới các hậu quả như:

  • Suy giảm hệ miễn dịch của trẻ: trẻ quấy khóc nhiều vào ban đêm khiến trẻ bị khó ngủ, thiếu ngủ. Với trẻ sơ sinh, thiếu ngủ là một tình trạng không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển và hệ miễn dịch của trẻ. 
  • Giảm khả năng nhận thức: trẻ quấy khóc có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh non nớt, khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ. 
  • Thiếu hụt hormon tăng trưởng: hormon tăng trưởng GH sinh ra nhiều nhất lúc ngủ vào ban đêm. Nhưng nếu trẻ quấy khóc vào thời điểm này thì sẽ bị mất ngủ, thiếu ngủ dẫn tới sản sinh ra ít hormon tăng trưởng. 
  • Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: trẻ khóc nhiều khiến đường hô hấp bị ức chế, cảm thấy khó thở thậm chí ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. 

Hậu quả trẻ 1 tuổi khóc đêm kéo dài

>>> Tham khảo thêm: Trẻ hay khóc đêm – Giải đáp tất tần tật thắc mắc của mẹ

3. Cách dỗ trẻ khóc đêm hiệu quả

Trẻ khóc đêm nhiều không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà bố mẹ cũng có thể bị stress. Dưới đây là các mẹo dỗ trẻ khóc đêm hiệu quả mà bố mẹ có thể sử dụng: 

Massage cho bé ngủ 

Để giúp bé dễ ngủ, mẹ có thể đặt bé nằm sấp trên đầu gối hoặc một cánh tay, tay còn lại mẹ đơ đầu trẻ. Mẹ massage nhẹ nhàng từ phần giữa lưng trở xuống, theo chiều kim đồng hồ. Massage cho bé có thể làm giảm tình trạng đầy bụng là nguyên nhân khiến bé quấy khóc vào lúc đêm. 

Cho trẻ nghe nhạc (tiếng lá cây, sóng biển, tiếng gió…)

Trẻ đã quen với những âm thanh nhẹ nhàng khi còn trong bụng mẹ. Nếu chúng ta tạo ra những âm thanh tương tự sẽ làm chậm tần số sóng não làm trẻ dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

Mẹ ôm ấp, vỗ về bé

Khi bé quấy khóc vào ban đêm, để bé nín khóc và ngủ ngoan hơn, mẹ nên âu yếm, vỗ về bé, ôm bé vào lòng. Mẹ cũng có thể hát ru để trẻ dễ ngủ hơn, ngủ ngoan hơn. 

Cách dỗ trẻ khóc đêm hiệu quả

>>> Tham khảo thêm: Phải làm gì khi bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc

4. Mẹ cần làm gì khi trẻ 1 tuổi hay khóc đêm 

Khi trẻ 1 tuổi hay khóc đêm, mẹ cần biết nguyên nhân để có giải pháp khắc phục sớm: 

  • Kiểm tra tã của bé thường xuyên: cứ 3-4h, mẹ nên kiểm tra tã của bé một lần để xem tã đã bẩn hay chưa. Nếu thấy tã nặng, có mùi hay thấy bé đi ngoài thì thay tã mới cho bé. Để tránh bị tràn tã hay phải thay tã nhiều lần trong ngày thì mẹ có thể sử dụng những loại tã thấm hút tốt cho trẻ.
  • Tạo thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ: để trẻ phát triển tốt về thể chất và trí tuệ thì mẹ nên cho trẻ ngủ sớm vào lúc 20 – 21h tối và duy trì thời gian đúng giờ hàng ngày. Mẹ nên sắp xếp công việc hợp lý để đi ngủ với trẻ để chúng dễ ngủ hơn khi có mẹ ở bên, sau khi trẻ ngủ say, mẹ có thể tiếp tục làm công việc của mình.
  • Hạn chế cho trẻ chơi đùa quá mức trước giờ ngủ: tránh để trẻ chơi những đồ chơi quá nặng hay quá to so với trẻ hoặc để trẻ chơi những trò chơi với những trẻ lớn tuổi hơn. Điều đó sẽ khiến trẻ bị mệt vì trẻ 1 tuổi còn quá nhỏ. Mẹ nên cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ nhàng như gấu bông, đồ chơi xếp hình, hoặc mẹ thủ thỉ với trẻ trước khi ngủ,… 
  • Xây dựng thực đơn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng: bữa ăn của trẻ cần được bổ sung đủ các chất dinh dưỡng như chất xơ, đạm, vitamin, khoáng chất,…giúp trẻ phát triển về mặt thể chất và trí tuệ. 
  • Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ: giúp trẻ không bị quá no trong một bữa ăn, trẻ sẽ tiêu hóa thức ăn tốt hơn, không gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời chia nhỏ bữa ăn giúp trẻ không bị đói ở các khoảng thời gian khá lâu sau bữa ăn, giúp trẻ vận động tốt hơn. 

Giải pháp cho mẹ khi bé 2 tuổi hay khóc đêm 

Trẻ 1 tuổi khóc đêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẹ cần phát hiện kịp thời những nguyên nhân đó để có các giải pháp, các mẹo xử lý hiệu quả, tránh để trẻ gặp phải các triệu chứng không tốt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong suốt quá trình phát triển của con hãy liên hệ đến HOTLINE 19009482 để được giải đáp và tư vấn tận tình.

]]>
https://imiale.com/tre-1-tuoi-hay-khoc-dem-16024/feed/ 0
Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm – 6 cách cải thiện tốt nhất dành cho ba mẹ. https://imiale.com/tre-3-tuoi-hay-khoc-dem-16034/ https://imiale.com/tre-3-tuoi-hay-khoc-dem-16034/#respond Mon, 15 May 2023 09:42:11 +0000 https://imiale.com/?p=16034 Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm là bình thường hay bất thường dựa vào các biểu hiện của trẻ. Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ khóc đêm kéo dài liên tục cảnh báo các bệnh lý bất thường. Theo các chuyên gia nghiên cứu, trẻ 3 tuổi khóc đêm có được cải thiện hay không chủ yếu là cách chăm sóc của người mẹ. Vì vậy, ba mẹ cần biết rõ các nguyên nhân trẻ khóc đêm để có có biện pháp cải thiện và chăm sóc kịp thời. Sau đây Imiale sẽ tổng hợp các kiến thức cần thiết cho các mẹ cùng tham khảo.

Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm - 6 cách cải thiện tốt nhất dành cho ba mẹ.

1. Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm là hiện tượng bình thường hay bất thường?

Thực tế, để biết được trẻ 3 tuổi hay khóc đêm là bình thường hay bất thường phụ thuộc vào các biểu hiện của trẻ:

1.1. Những biểu hiện trẻ 3 tuổi hay khóc đêm là bình thường

  • Trẻ đang ngủ ngoan bỗng nhiên giật mình và lăn lộn, giãy dụa, mắt nhắm và khóc mếu máo.
  • Trẻ sẽ có biểu hiện đạp mạnh hơn khi mẹ bế hoặc rướn cong mình để thoát khỏi vòng tay của mẹ. Nếu lúc này, mẹ thả bé xuống thì bé sẽ nắm cổ áo của mẹ để đòi bế và khi bế xong thì lại thét lên.

Những biểu hiện này được coi là hiện tượng sinh lý bình thường vì lúc này một nửa bán cầu não của trẻ đang tạm tỉnh và một nửa còn lại đang nằm ngủ yên.

1.2. Những biểu hiện trẻ 3 tuổi hay khóc đêm là bất thường

Tình trạng bất thường là thời gian trẻ quấy khóc kéo dài liên tục, bé khóc dai dẳng, tiếng khóc lớn và rất khó dỗ dành. 

Nếu trẻ quấy khóc suốt đêm không dứt, khóc khản cả tiếng và tiếng khóc có phần khác thường thì cha mẹ cần hết sức chú ý. Bởi đó chính là các triệu chứng cảnh báo trẻ đang mắc phải một bệnh lý nào đấy. Trường hợp này mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ.

Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm là hiện tượng bình thường hay bất thường?

Như vậy, dựa vào các biểu hiện trên mẹ đã có thể nhận biết được con mình đang ở tình trạng bình thường hay bất thường. Dù là trẻ trong tình trạng nào thì đều có cách điều trị phù hợp nếu mẹ biết cách chăm sóc và rèn luyện thói quen cho con.

Vậy để cải thiện các tình trạng trên, việc đầu tiên mẹ cần phải làm là đi tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến trẻ 3 tuổi hay khóc đêm.

>>> Tham khảo thêm: Giải đáp: Trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc là do đâu? Có phải tâm linh không?

2. Nguyên nhân trẻ 3 tuổi hay khóc đêm bất thường

Trên thực tế, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ quấy khóc vào ban đêm. Theo ý kiến của các chuyên gia, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

Do thay đổi địa điểm ngủ hay chỗ ngủ khác

Vì trẻ nhỏ vẫn còn nhạy cảm với các yếu tố môi trường xung quanh nên khi thay đổi nơi ngủ, môi trường sống và các yếu tố xung quanh như vắng ông bà, bố mẹ, đi chơi về, thay đổi giờ giấc sinh hoạt,… nên trẻ không quen, đêm hay giật mình khóc.

Do trẻ ngủ nhiều vào ban ngày nên đêm chưa buồn ngủ 

Tình trạng trẻ ngủ nhiều vào ban ngày và ban đêm trẻ ngủ không say, không sâu giấc, đêm ngủ dễ bị giật mình nên quấy khóc.

Nguyên nhân trẻ 3 tuổi hay khóc đêm bất thường

Ăn no trước khi ngủ

Mẹ cho con uống sữa hoặc ăn no trước khi đi ngủ, thức ăn chưa tiêu hóa hết nên sẽ bị đầy hơi chướng bụng, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu ở vùng bụng nên sẽ quấy khóc.

Do trẻ la hét và kích động vào ban ngày 

Trẻ 3 tuổi đã biết đi và hay chạy nhảy đến những nơi trẻ thích. Đôi khi, có những điều làm trẻ kích động, la hét nhiều vào ban ngày như: có đồ ăn ngon, đồ chơi, sợ con vật,… sẽ làm cho não bộ trong tình trạng phấn khích. Vào lứa tuổi này hệ thống thần kinh trung ương của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên ngủ sẽ bị giật mình tỉnh giấc và khó ngủ dẫn đến trẻ hay quấy khóc.

Do trẻ có thói quen ăn đêm

Việc trẻ thức khuya để ăn liên tục trong nhiều ngày sẽ ảnh hưởng đến giờ ngủ và chất lượng giấc ngủ nên trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, mất ngủ, trẻ khó giữ bình tĩnh, hay nổi cáu, không hợp tác và không muốn ăn uống do cơ thể mỏi mệt dẫn đến quấy khóc. 

Chưa luyện thói quen khi ngủ cho con

Khi con giật mình tỉnh giấc, mẹ đã không vỗ về dỗ con ngủ tiếp mà đã bật điện và bế con dậy luôn ru quanh phòng. Điều này sẽ làm bé khó chịu và tỉnh giấc, sẽ tạo thói quen cho trẻ khiến trẻ ngủ không đủ giấc hay quấy khóc.

Khủng hoảng giai đoạn khi trẻ lên 3

Đây là thời điểm bé bước vào tuổi mới lớn hơn và thích nghi với môi trường học tập tại trường mầm non. Trẻ đi học sẽ tiếp thu thêm được nhiều điều mới lạ như: bị bạn trêu chọc, đồ chơi, được cô giáo dạy dỗ,… trẻ chưa quen nên đêm ngủ hay mơ ngủ và hờn dỗi.

Nguyên nhân trẻ 3 tuổi hay khóc đêm bất thường

Mắc bệnh não bộ và thần kinh 

Nhiều bé mắc các bệnh lý về não bộ và thần kinh thường khó ngủ và không ngủ được vào ban đêm. Ba mẹ cần lưu ý để cho bé được điều trị sớm.

Bị ốm, sốt và những bệnh về tiêu hóa, hô hấp, khoang miệng,… 

Trẻ đau bụng, đầy bụng, sốt, đau vết loét trong miệng,… sẽ cảm thấy khó chịu trong người khi biết thì nên sẽ quấy khóc.

Do tác động môi trường bên ngoài

Những vấn đề về môi trường như: phòng ngủ, nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh,… cũng có khả năng gây tác động rất nhiều lên giấc ngủ của trẻ vào ban đêm. Trẻ 3 tuổi rất nhạy cảm, chỉ cần bất kỳ một tiếng động nào cũng sẽ làm trẻ giật mình và hờn dỗi dẫn đến quấy khóc trong đêm.

Thiếu chất dinh dưỡng 

Thiếu chất dinh dưỡng bé có thể bị những bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng hoặc thể trạng không được khoẻ mạnh nên thường hay khóc ban đêm. Nguyên nhân này là nguyên nhân chính khiến bé khó chịu trong cơ thể và không ngủ ngon giấc được. Có rất nhiều bé 3 tuổi ngủ hoặc khóc đêm vì nguyên nhân này.

>>> Tham khảo thêm: Trẻ hay khóc đêm – Giải đáp tất tần tật thắc mắc của mẹ

Vậy trẻ 3 tuổi hay khóc đêm chủ yếu do thiếu chất gì? Hãy cùng Imiale tìm hiểu trong phần tiếp theo sau đây.

3. Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm chủ yếu do thiếu chất gì?

Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm có thể bị thiếu các vi chất vitamin D3, canxi, kẽm, sắt,… Ngoài việc giúp con thông minh và phát triển trí não thì bổ sung vi chất dinh dưỡng cũng giúp phòng tránh bệnh tật. Việc thiếu vi chất cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, biếng ăn và khó ngủ cho bé. 

Mẹ có thể tham khảo bảng tổng hợp chi tiết về các vi chất cần thiết đối với cơ thể của trẻ. Cụ thể:

Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm chủ yếu do thiếu chất gì?

Ngoài cách bổ sung các thực phẩm có chứa các vi chất trên, mẹ có thể bổ sung các vi chất cho trẻ 3 tuổi hay khóc đêm bằng các thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

  • Bổ sung D3 cho trẻ: 800 IU/ngày
  • Bổ sung canxi cho trẻ: 700mg/ngày
  • Bổ sung kẽm cho trẻ: 20mg/ngày
  • Bổ sung sắt cho trẻ: 7mg/kg/ngày

Lưu ý: Mẹ không nên tự ý bổ sung canxi cho con trong trường hợp con khóc về đêm, chỉ bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ. Bởi, khi bổ sung thừa canxi thì sẽ gây nên tình trạng đau nhức xương, táo bón, buồn nôn, gây độc cho thận ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 

>>> Tham khảo thêm: Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? Mẹ đã thực sự hiểu đúng?

4. Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm để lại hậu quả gì?

Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm kéo dài, nếu không có biện pháp cải thiện kịp thời sẽ để lại những hậu quả như:

4.1. Trẻ cảm thấy sợ, thiếu cảm giác an toàn

Giấc ngủ không sâu khiến bé bứt rứt, khó chịu và không vui vẻ. Điều đó khiến bé lúc nào cũng thấy không thoải mái và nhớ bố mẹ nhiều hơn. Bố mẹ nên ôm con vào lòng và an ủi, động viên con yên tâm ngủ tiếp đã có mẹ bên cạnh.

4.2. Trẻ kém ăn chậm tăng cân, nhận thức kém hơn

Trẻ khóc đêm, thể trạng mệt mỏi, kém ăn, chậm tăng cân và kém phát triển về chiều cao, trí tuệ, tư duy, học tập. Thậm chí, bé sẽ tiếp thu chậm hơn hẳn so với những bạn trong lớp làm cho việc học hành và sinh hoạt khi lớn cũng bị ảnh hưởng nhiều.

Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm để lại hậu quả gì?

4.3. Nguy cơ đột tử cao

Theo các chuyên gia nghiên cứu chỉ ra những bé 3 tuổi ngủ hoặc thức đêm sẽ có khả năng bị đột tử tăng cao. Bé khóc nhiều không được dỗ ngủ sẽ bị ức chế hô hấp, khó thở và nghẹt thở nên có nguy cơ tử vong cao. Bởi vậy, ba mẹ nên theo dõi và dỗ ngủ bé càng sớm càng tốt để sức khoẻ của con được cải thiện.

5. Giải pháp cải thiện trẻ 3 tuổi hay khóc đêm

Giúp trẻ 3 tuổi có thể khắc phục được hiện tượng khóc đêm và có giấc ngủ sâu, trọn vẹn, cha mẹ cần đưa ra những giải pháp thích hợp hiệu quả nhất. Cha mẹ có thể áp dụng một số gợi ý dưới đây:

5.1. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con

Bên cạnh việc cho bé ăn chế độ ăn đủ các chất gồm 4 nhóm: Chất đạm, chất bột đường, chất xơ, vitamin và khoáng chất thì ba mẹ cũng nên bổ sung bằng cách dùng một số thực phẩm chức năng hỗ trợ bé ăn tốt, ngủ ngon hơn nữa. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu cơ bản về bổ sung các chất dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi trong 1 ngày bao gồm:

  • 150 đến 200 gram cơm tẻ. Nếu mẹ cho trẻ ăn phở, bún, miến, phở,… sẽ giảm cơm đi một phần.
  • 150 đến 200 gram chất đạm. Những thực phẩm nhiều đạm khác gồm: thịt bò, thịt heo, thịt gia cầm, hải sản, cá, sữa giàu đạm, một số cây họ đậu, . ..
  • 3 thìa cà phê dầu thực vật mỗi ngày, chia đều vào 3 bữa ăn chính.
  • 150 đến 200 gram chất xơ từ rau củ dền, củ khoai tây, . ..
  • 400 đến 500 ml sữa không đường hoặc có đường.
  • 700 đến 800 ml nước sôi để nguội trong 1 ngày.

5.2. Trò chuyện, vỗ về giúp bé ổn định tâm lý

Trẻ có thể giật mình và khóc mơ, lúc này mẹ nên ôm con vào lòng hoặc đặt bé nằm cạnh mình để con cảm nhận được hơi ấm của mẹ. Khi đó trẻ sẽ được xoa dịu và dễ đi vào giấc ngủ. Việc tạo tâm lý thoải mái cho trẻ cũng góp phần hình thành nhân cách cho trẻ sau này. 

5.3. Tạo cho bé môi trường ngủ thoải mái

  • Trước khi ru trẻ ngủ, mẹ nên tạo không khí yên tĩnh như bật đèn ngủ, tắt tivi, tắt điện thoại di động,… và không để bé nghịch nhiều.
  • Để giúp trẻ dễ ngủ hơn mẹ có thể mở những bản nhạc giai điệu nhẹ để dỗ trẻ ngủ.
  • Các mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng với chất liệu thoáng mát nhằm hạn chế đổ mồ hôi ban đêm, để bé thấy thoải mái và dễ chuyển đổi tư thế khi ngủ. Điều này sẽ khiến trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.

5.4. Cho trẻ ngủ đủ giấc

Theo các bác sĩ chuyên khoa, mẹ cho con ngủ đủ giấc từ 12 – 13 tiếng mỗi ngày vào xế trưa khoảng 2 – 3 tiếng, 10 tiếng còn lại dành cho ban đêm. Tránh ngủ lúc chiều muộn để con dễ ngủ hơn vào ban đêm.

5.5. Tạo thói quen khi ngủ cho trẻ

Các bậc cha mẹ cần nghiêm khắc tạo thói quen cho con khi bé tỉnh dậy giữa đêm, hạn chế bế trẻ trên tay ru và đưa trẻ đi lại quanh phòng. 

Mẹ không nên cho con ăn vào ban đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, mà nên rèn cho con thói quen ăn trước khi đi ngủ 1 – 2 giờ đồng hồ để con cảm thấy thoải mái khi đi ngủ. 

Khi trẻ giật mình, mẹ nên vỗ về cho con ngủ tiếp và nên tạo cho con 1 giấc ngủ ngon từ tối cho đến sáng hôm sau. Bởi theo nghiên cứu khoa học đã chứng minh, khi ngủ cơ thể sản sinh ra lượng hormone tăng trưởng cao gấp 4 lần khi thức.

Giải pháp cải thiện trẻ 3 tuổi hay khóc đêm

5.6. Dạy bé phân biệt ngày và đêm

Dạy bé cách phân biệt ngày và đêm để tránh việc trẻ ngủ say vào ban ngày nhưng ban đêm lại quấy khóc. Theo đó, vào ban ngày các mẹ nên giữ cho bé tỉnh táo bằng việc mở rèm cửa cho trẻ nhận biết và chơi đùa với bé. Vào ban đêm các mẹ cần tắt bớt đèn và để căn nhà yên tĩnh giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ.

5.7. Bổ sung vi chất cho trẻ

Các mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống cho trẻ với đủ nhóm dưỡng chất thiết yếu gồm: bộ 3 Canxi nano, Vitamin D3, DHA, Sắt, Kẽm, Vitamin A, Vitamin C, Protein, chất xơ,… giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí não. Tăng cường sức đề kháng, miễn dịch, giảm thiểu ốm vặt, giúp bé có một giấc ngủ ngon và sâu giấc.

>>> Tham khảo thêm: Phải làm gì khi bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc

Với những kiến thức về trẻ 3 tuổi hay khóc đêmImiale đã chia sẻ ở trên, chắc chắc các mẹ đã bỏ túi cho mình thêm nhiều kiến thức cũng như cách chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường gì, mẹ hãy đưa trẻ đi khám ngay nhé!

Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp hãy liên hệ tới Hotline 1900 9482 của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất!

]]>
https://imiale.com/tre-3-tuoi-hay-khoc-dem-16034/feed/ 0
TOP 7 nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ có thể mẹ chưa biết https://imiale.com/tre-so-sinh-ngu-hay-khoc-mo-16053/ https://imiale.com/tre-so-sinh-ngu-hay-khoc-mo-16053/#respond Mon, 15 May 2023 09:33:44 +0000 https://imiale.com/?p=16053 Trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ là giai đoạn sinh lý bình thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn do ảnh hưởng từ môi trường như: âm thanh, nhiệt độ,… hoặc do trẻ đang có vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tượng trẻ ngủ hay khóc mơ kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, tác động không tốt đến sức khỏe. Để khắc phục tình trạng này, mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây của Imiale.  

TOP 7 nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ có thể mẹ chưa biết

1. Trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ là thế nào? 

Trẻ khóc mơ là tình trạng trẻ ngủ mơ rồi khóc, càu nhàu hay la hét nói mơ khi ngủ mà không thực sự tỉnh giấc. Thông thường, tình trạng ngủ khóc mơ ở trẻ sơ sinh chỉ xảy ra vào lúc ban đêm và chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và hầu như không gây báo động. 

Khi 3 tháng đầu đời, trẻ khóc 2 – 3 tiếng mỗi ngày lúc ngủ mơ là điều bình thường. Và vì giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường không sâu, cho nên các cơn khóc cũng có thể xảy ra vào ban đêm.

Trẻ khóc khi ngủ nhằm bày tỏ mong muốn của mình và một trong số đó là đói, đặc biệt là với trẻ đang bú mẹ hoặc uống sữa công thức 2 – 3 giờ một lần. Ngoài ra, trẻ mới đặt chân đến thế giới, cho nên trẻ sẽ cần vài tháng để hình thành thói quen ngủ của mình. Do vậy trẻ quấy khóc hay thậm chí khóc mơ là hoàn toàn bình thường.

Trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ là thế nào? 

>>> Xem thêm: Trẻ hay khóc đêm – Giải đáp tất tần tật thắc mắc của mẹ

2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ

Trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ là một trong những phản ứng tự nhiên của bé sau khi mới sinh ra. Tuy nhiên, trường hợp trẻ sơ sinh ngủ hay mơ khóc khóc thét có thể là một vấn đề khác mà bạn không được xem nhẹ. Có thể là do một trong các nguyên nhân dưới đây:

2.1. Giai đoạn ngủ sinh lý

Đây là giai đoạn ngủ sinh lí bình thường và sẽ tự hết sau khi trẻ khoảng 3 – 6 tháng tuổi. Biểu hiện của giai đoạn này như: 

  • Trẻ đang ngủ dậy khóc mà vẫn nhắm mắt.
  • Mắt có thể chuyển động ngay cả khi đang nhắm mắt.
  • Khua tay chân.
  • Sau khi được vỗ về, trẻ nín khóc và tiếp tục ngủ ngon lành. 

Nếu trẻ có các biểu hiện trên mà không có bất kỳ dấu hiệu đau đớn hay khó chịu nào thì đây hoàn toàn là quá trình phát triển sinh lý bình thường, cha mẹ không cần quá lo lắng.

2.2. Trẻ gặp ác mộng khi ngủ

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra việc trẻ sơ sinh ngủ mơ thường giật mình khóc thét có liên quan đến giấc mơ. Ác mộng này khác với giấc ngủ bình thường và xảy ra khi bé trong giấc ngủ. 

Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ

Nguyên nhân sự xuất hiện của cơn ác mộng khiến bé khóc thét khi ngủ chưa rõ. Nhưng hầu hết chuyên gia khuyên mẹ không nên cho trẻ vui chơi quá nhiều vào ban ngày. Điều này khiến hệ thần kinh của bé có trạng thái phấn khích vào ban đêm.

2.3. Do tác động của các yếu tố bên ngoài

Do thay đổi chỗ ngủ, giường ngủ hay địa điểm ngủ hoặc các yếu tố âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ phòng không phù hợp nên trẻ có cảm giác sợ hãi, hay ngủ mơ. Trẻ sơ sinh nên rất nhạy cảm, chỉ cần có 1 tiếng động nhỏ thôi cũng làm trẻ giật mình, sợ hãi và khóc.

2.4. Ban ngày thức chơi nhiều, ngủ không đủ giấc

Ban ngày bé vui đùa khiến hệ thần kinh bị kích thích, vì vậy lúc đi ngủ các hành động chơi vào buổi sáng sẽ luẩn quẩn trong tâm trí trẻ, làm trẻ căng thẳng và ảnh hưởng đến sức khoẻ nên trẻ ngủ hay mơ khóc.

2.5. Do trẻ bị đói hoặc ăn quá no

Khi ăn quá đói hoặc quá no phần bụng của các bé khó chịu, khi đó các bé sẽ khó ngủ, ngủ không ngon giấc dễ dẫn đến trẻ ngủ mơ khóc hoặc trẻ thức dậy thường giật mình.

Vì sao trẻ sơ sinh hay khóc đêm

2.6. Do trẻ bị bệnh

Bệnh tật là một trong các lý do phổ biến khiến trẻ ngủ mơ hay giật mình khóc nhè. Khi đang ngủ, một cơn đau đột ngột hoặc cảm giác khó chịu nào đó ùa đến khiến em bé khóc liên tục, ưỡn người ra sau, chân tay đạp mạnh,…

Một số bệnh lý có biểu hiện nặng thêm vào ban đêm dễ khiến trẻ sơ sinh khóc ré lên khi đang ngủ:

  • Khó tiêu: Hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ còn khá non nớt nên thường có hiện tượng khó tiêu và đầy bụng khi bú quá nhiều hay gặp thức ăn lạ. Từ đó khiến bé quấy khóc nhiều làm giảm chất lượng giấc ngủ của bé.
  • Bệnh hô hấp: Cảm lạnh hay cảm cúm gây viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi xoang, viêm phổi,… sẽ khiến trẻ khó thở và ngủ không sâu giấc. Nếu quá khó chịu, bé sẽ giật mình thức dậy và quấy khóc cha mẹ.
  • Mọc răng: Trẻ sẽ bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên khi bước sang tháng tuổi thứ 6. Trong giai đoạn này sự ngứa ngáy khó chịu khi răng phát triển khiến trẻ rất hay quấy khóc, khó ngủ bất kỳ lúc nào kể cả về ban đêm.

2.7. Trẻ thiếu vi chất

Ngoài các nguyên nhân trên, còn có một nguyên nhân khác cũng được nhiều chuyên gia nhắc đến đó là việc thiếu hụt dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào trẻ quấy khóc cũng là do thiếu chất. Bố mẹ chỉ bổ sung khi các xét nghiệm chỉ ra bé bị thiếu chất. Dưới đây là một số chất cần thiết mà bé có thể bị thiếu như: 

  • Thiếu Vitamin D3: Hoạt chất này không chỉ tham gia vào việc tiêu hoá mà còn tăng khả năng cung cấp canxi và phospho cho xương. Khi trẻ thiếu hụt vitamin D có liên quan đến hệ thần kinh trung ương như: Trẻ thường quấy khóc, ngủ không ngon giấc và ra mồ hôi trộm về đêm ngay cả khi thời tiết mát mẻ.
  • Thiếu Canxi: Cũng có khi trẻ hay quấy khóc đêm thiếu Canxi. Việc thiếu Canxi trong thời gian dài sẽ cản trở sự trao đổi chất của hệ thần kinh, làm vỏ não luôn căng thẳng. Từ đó làm chậm dẫn truyền thần kinh, khiến trẻ khó ngủ, hay ngủ mơ khóc, dễ giật mình và khi tỉnh giấc thường lo lắng, bồn chồn. Chú ý: Mẹ chỉ bổ sung Canxi khi có chỉ định của bác sĩ
  • Thiếu Kẽm: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc bổ sung kẽm đều đặn sẽ giúp trẻ có cảm giác ngon miệng, tăng trưởng chiều cao và cân nặng tối đa. Khi cơ thể trẻ thiếu kẽm sẽ trở nên biếng ăn, giảm ngon miệng và người mệt mỏi, uể oải, có thể bị rối loạn thần kinh, khiến ngủ chập chờn, không sâu và thường ngủ mơ quấy khóc suốt đêm.
  • Thiếu sắt: Sắt có chức năng chính là vận chuyển oxy giữa các tế bào trong cơ thể, hỗ trợ việc nuôi sống trẻ. Nó cũng có khả năng cung cấp oxy cho cơ bắp, đồng thời vô hiệu hoá thành phần lạ khi thâm nhập.

>>> Tham khảo thêm: Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? Mẹ đã thực sự hiểu đúng?

3. Biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ

Trong 3 tháng đầu đời, trẻ khóc 2-3 tiếng mỗi ngày có thể xem là bình thường. Và bởi vì giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường ngắn và trẻ thức dậy thường xuyên, nên các cơn quấy khóc cũng sở hữu thể diễn ra vào ban đêm. Nếu trẻ khóc lâu hơn số giờ trên thì bạn nên kiểm tra xem bé có mắc bệnh không và xin ý kiến bác sĩ nếu cần: 

3.1. Mẹ nên vỗ về, tạo cảm giác an toàn cho trẻ ngủ tiếp

Trẻ mơ khóc có thể là vì cảm thấy bồn chồn, lo lắng. Nếu đột nhiên trẻ khóc suốt một lúc mà không nín, bạn hãy bế bé vào lòng để con cảm nhận được hơi ấm thân quen từ mẹ. Mẹ nên vỗ về nhẹ bằng cách xoa bụng và dùng giọng nói ấm áp làm cho bé thấy bạn đang ở đó để dỗ dành. Chỉ cần vỗ một vài cái và rồi trẻ tự ngủ lại thôi.

Cách dỗ trẻ khóc đêm hiệu quả

3.2. Đảm bảo dinh dưỡng đủ cho mẹ và bé

Mẹ có thể đảm bảo đủ dinh dưỡng cho con bằng cách cho trẻ bú đủ lượng sữa cần thiết và nên cho trẻ bú trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng trước khi đi ngủ, tránh tình trạng trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến trẻ mệt mỏi, khó ngủ và hay mơ màng khi ngủ.

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, trẻ dưới 6 tháng tuổi nên được bú mẹ hoàn toàn, mẹ có thể tham khảo bảng sau:

Biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ

Đối với trẻ đã ăn dặm, mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn của trẻ: Canxi, sắt, kẽm,… không dùng những chất kích thích như rượu, cafe, chè,… bởi chúng sẽ có trong sữa mẹ và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.

3.3. Hạn chế chơi đùa làm trẻ phấn khích

Ban ngày hoặc trước lúc ngủ trẻ vui chơi, đùa nghịch nhiều sẽ khiến cho hệ thống thần kinh bị kích thích do thần kinh của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dẫn đến tâm lý trẻ căng thẳng vào đêm nên trẻ ngủ hay mơ và quấy khóc.

3.4. Không gian ngủ yên tĩnh

Khi bé ngủ, bạn nên đóng cửa sổ hoặc kéo rèm để hạn chế tiếng ồn bên ngoài, chỉnh ánh sáng ở mức vừa phải. Thay vào đó, bạn nên mở nhạc êm dịu giúp bé dễ ngủ.

Biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ

3.5. Cho trẻ ngủ đủ giấc và cố định giờ ngủ cho trẻ

Chu kỳ giấc ngủ ở những đứa trẻ sẽ ngắn hơn nhiều so với người lớn. Theo đó, thời gian ngủ của trẻ thay đổi theo độ tuổi. Sau đây là bảng chu kỳ giấc ngủ của trẻ các mẹ có thể tham khảo:

Biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ

Để góp phần làm giảm tình trạng trẻ khó ngủ hoặc khóc mơ, cha mẹ nên xác định giờ đi ngủ mỗi đêm của trẻ. Điều này có thể tạo thói quen cho trẻ và dạy cho trẻ biết những khác biệt giữa ngày và đêm.

3.6. Mẹ cho con ăn đủ no trước khi đi ngủ

Mẹ không nên cho con bú đói quá hay no quá. Trẻ bú ít sẽ mau đói và hay bị giật mình thức giấc để đòi ăn. Còn khi bú quá nhiều, bé sẽ bị đầy bụng và nôn ói gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Thông thường, cứ cách khoảng 2 – 3 tiếng sẽ cho bé bú một lần, lúc này mẹ cần phải bế bé vỗ về khi cho bé bú để tránh trường hợp bé ngủ mơ bị giật mình và thức giấc hoặc khóc to. 

Sau khi sinh con đến 2 tháng tuổi, hầu hết trẻ thức giấc hai lần mỗi đêm cho bú. Từ 2 đến 4 tháng tuổi, hầu hết trẻ cần được bú một cữ vào giữa đêm. Khi 4 tháng tuổi, tất cả trẻ bú bình có thể ngủ nhiều hơn 7 giờ mà không cần phải bú. Bằng trẻ 5 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn sẽ ngủ liền một mạch khoảng 7 giờ vào ban đêm, bình thường ở lứa tuổi này trẻ không cần bú sữa vào ban đêm.

Biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ

3.7. Đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa

Nếu bạn đã thử áp dụng những biện pháp trên nhưng tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ cứ xảy ra liên tục, kéo dài và ngày càng trầm trọng thì tốt nhất bạn nên cho trẻ tới gặp bác sĩ để có chẩn đoán chuẩn xác. 

3.8. Bổ sung vi chất cho trẻ

Trường hợp cần bổ sung vi chất khi làm các xét nghiệm cho trẻ có kết luận bé khóc đêm do thiếu chất mẹ có thể bổ sung theo các cách sau:

Cách 1 

Mẹ có thể cho con sử dụng một số loại vitamin tổng hợp trên thị trường. Nhưng ở phương pháp này mẹ cần tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ để đảm bảo đúng liều lượng và cách sử dụng. Theo các bác sĩ chuyên khoa mẹ cần bổ sung:

Biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ

Cách 2 

Các loại dưỡng chất tự nhiên được bổ sung qua việc tắm nắng bao gồm vitamin D, canxi, … Nhưng với cách làm trên mẹ không nên áp dụng với các bé sơ sinh còn non tháng bởi làn da của con còn quá mỏng manh và dễ tổn thương.

Cách 3 

Sử dụng những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Mẹ nên cho con sử dụng những loại sản phẩm từ sữa, cá, trứng giúp bổ sung vitamin D và canxi. Sử dụng gan động vật, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt,… để bổ sung sắt và kẽm. Sử dụng cá hồi, thịt bò và các sản phẩm từ sữa để bổ sung vitamin B12.

>>> Xem thêm: 9+ Mẹo xử trí trẻ sơ sinh khóc đêm không chịu ngủ

4. Những lưu ý khi trẻ sơ sinh hay ngủ mơ khóc

Để con có một giấc ngủ ngon chủ yếu dựa vào cách chăm sóc của người mẹ. Vì vậy, mẹ cần lưu ý các vấn đề sau: 

Đừng đánh thức con dậy ngay: Đừng vội vàng đánh thức trẻ khi con đang khóc trong đêm đầu. Hãy vỗ về để con tự bình tâm lại và dỗ con ngủ tiếp.

Những lưu ý khi trẻ sơ sinh hay ngủ mơ khóc

Đừng vội vã: Hãy nhớ rằng, trẻ nhỏ là những đứa không bao giờ ngủ không ngon giấc. Bởi vậy việc trẻ khóc quấy hoặc là tỉnh giấc trong lúc ngủ được coi là hiện tượng thông thường. Lúc này bạn nên chờ khoảng 5 phút sau mới dỗ bé.

Đặt bé nằm nghiêng: Nếu bé đang nằm cuộn tròn hay ép vào góc giường, bạn có thể cho trẻ nằm ngửa vào khu vực giữa đệm.

Vuốt ve bụng bé: Sự trấn an nhẹ nhàng bằng việc xoa bóp cơ thể bé sẽ giúp con dễ chịu hơn. Trẻ có thể biết rằng bạn đang ở đó để dỗ dành và ngay lập tức đi vào giấc ngủ.

Quấn khăn vừa phải cho con dễ ngủ: Trong giai đoạn trẻ sơ sinh trên 2 tháng tuổi, một chiếc khăn quấn nhẹ nhàng và được quấn vừa phải sẽ giúp bé dễ dàng ngủ ngon giấc.

Đánh thức bé dậy: Nếu cha mẹ phát hiện trẻ đang ngủ trưa bỗng khóc thét, hoặc la hét và giãy giụa rất lâu thì hãy nhanh chóng gọi trẻ dậy. Vì rất có thể lúc này trẻ đang gặp ác mộng, đừng để nỗi sợ đè nặng lên những tế bào thần kinh của trẻ lâu hơn nữa.

Nhiệt độ phòng phù hợp: Nhiệt độ phòng cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Tốt nhất bạn để cho nhiệt độ phòng trong khoảng từ 23-27 độ C là tốt nhất.

Như vậy, trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ có nhiều lý do khác nhau. Bố mẹ có thể tham khảo các biện pháp cải thiện khi bé thường khóc đêm qua bài viết trên của Imiale. Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, mẹ hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.

]]>
https://imiale.com/tre-so-sinh-ngu-hay-khoc-mo-16053/feed/ 0
Bé quấy khóc đêm – Bí quyết vượt qua nỗi ám ảnh giúp bé ngủ ngon và sâu giấc https://imiale.com/be-quay-khoc-dem-bi-quyet-15077/ https://imiale.com/be-quay-khoc-dem-bi-quyet-15077/#respond Mon, 30 Jan 2023 02:16:26 +0000 https://imiale.com/?p=15077 Các nhà khoa học đã khẳng định rằng giấc ngủ chính là khoảng thời gian vàng để bé phát triển não bộ, nhận thức, chiều cao. Tuy nhiên, có rất nhiều bố mẹ đang lo lắng khi bé thức đêm trường kỳ, quấy khóc không rõ nguyên nhân. Bố mẹ hãy cùng lắng nghe, thấu hiểu tiếng khóc của bé một cách khoa học cùng bé vượt qua giai đoạn này và phát triển toàn diện.

bé quấy khóc colic

1. Bé quấy khóc đêm, nỗi ám ảnh những tháng đầu đời 

“Trước khi có bé, vợ chồng mình cũng xác định sẽ có những ngày con quấy khóc về đêm. Nhưng mình thật sự không thể nghĩ rằng chuyện này lại liên tục và căng thẳng đến vậy. Trộm vía, ngày con ngủ ngoan, nhưng cứ về đêm là con quấy khóc, vợ chồng mình dùng đủ mọi cách mà không được.

Mình cũng lên mạng tìm hiểu, áp dụng đủ chiêu mà con cứ thế. Đốt vía, đắp lá, đổi sữa cho con mình đều thử qua, hy vọng con sẽ đỡ. Nhiều đêm hai vợ chồng thức trắng đêm, thay nhau bế con, vỗ ru các kiểu mà con cứ gồng người khóc ngằn ngặt.

Rồi con cứ ốm liên tục vì không ngủ được, đã thế lại cứ khóc thét lên khàn cả giọng khiến mình gần như stress trong chuyện chăm con. Nhiều đêm thức trắng trằn trọc, mong sao con đừng quấy khóc nữa để hai mẹ con có một giấc ngủ trọn vẹn. Đôi khi vợ chồng to tiếng với nhau cũng chỉ vì con cái. Nhiều lúc vừa buồn, vừa tủi thân lại xót con vô cùng.”

Đó là những chia sẻ của Ngọc Anh – một nhân viên văn phòng tại Hà Nội kể về những ngày đầu làm mẹ của mình. Chắc chắn câu chuyện trên không chỉ của riêng Ngọc Anh, mà còn của rất nhiều gia đình trẻ.

Việc bé quấy khóc dài ngày, ngủ không sâu giấc không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, cùng trí tuệ của trẻ mà còn khiến cha mẹ, gia đình căng thẳng, mệt mỏi và áp lực vô cùng. 

2. Hiểu được tiếng khóc của con để cùng con vượt qua

Đi tìm câu trả lời cho tình trạng quấy khóc của trẻ, theo chuyên gia Nguyễn Thị Vân Hồng: “Trên thực tế, tình trạng quấy khóc về đêm khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thông thường cứ 10 bé lại có 1 bé gặp tình trạng quấy khóc về đêm. Tình trạng này được các chuyên gia gọi chung là hội chứng khóc Colic hay các cụ còn gọi là khóc dạ đề. Trẻ thường khóc thét thường xuyên hơn 3h/ngày, liên tục nhiều ngày và dữ dội mặc dù không có các triệu chứng bệnh lý gì. Mỗi lần khóc mặt bé thường căng thẳng, co quắp, tay có xu hướng co về phía bụng.”

Đến nay, có nhiều nguyên nhân được cho là gây ra tình trạng quấy khóc về đêm ở trẻ. Nhưng gần đây, các nhà khoa học Đan Mạch đã đã chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa việc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột tới tình trạng quấy khóc, hay hội chứng colic (khóc do co thắt) ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi hệ vi sinh đường ruột của bé mất cân bằng, hoạt động tiêu hóa trở nên rối loạn, các vi khuẩn có hại tăng lên nhanh chóng, chúng tiết ra các độc tố gây độc các tế bào niêm mạc ruột làm co thắt các cơ trơn đường ruột làm trẻ bị đau, khó chịu. Vì khóc là cách giao tiếp duy nhất của trẻ, nên trẻ chỉ có thể biểu hiện bằng việc quấy khóc dai dẳng.

3. Lợi khuẩn sống, gắn đích & khoa học cải thiện giấc ngủ cho bé 

3.1. Lợi khuẩn Sống, Gắn đích Bifidobacterium BB12 hiệu quả với hội chứng quấy khóc đêm, khóc dạ đề 

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng việc bổ sung một số lợi khuẩn đặc hiệu có khả năng cải thiện đáng kể tình trạng quấy khóc, khóc dạ đề ở trẻ, giúp bé ngủ ngon và sâu giấc. Bifidobacterium là chi lợi khuẩn chiếm 90% lợi khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, Bifidobacterium tập trung tại đại tràng và chiếm 99% hệ lợi khuẩn tại đây. Bifidobacterium đóng nhiều vai trò quan trọng tới sức khỏe đường ruột, khả năng tiêu hóa, hấp thu, thiết lập hệ cân bằng vi sinh, điều chỉnh hoạt động co thắt nhu động ruột. 

Bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là các sản phẩm chứa Bifidobacterium là phương pháp hiệu quả hàng đầu được các nhà khoa học tin dùng. Qua các nghiên cứu lâm sàng, trẻ quấy khóc Colic bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium.giảm đáng kể thời gian và tần suất quấy khóc. 

 

Đến nay đã có hơn 180 nghiên cứu lâm sàng khẳng định vai trò lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 giảm tình trạng quấy khóc ở trẻ.

  • Năm 2004, Saavedra JM và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 118 trẻ sơ sinh để đánh giá hiệu quả của BB-12 trong việc cải thiện tình trạng quấy khóc về đêm của trẻ. Kết quả ủng hộ việc bổ sung Imiale giúp giảm 90% số lần tình trạng quấy khóc về đêm của trẻ. Trẻ khóc ít hơn giảm hẳn áp lực và căng thẳng tâm lý cho cả gia đình. [1]

Saavedra JM hiệu quả trong khóc colic

  • Một nghiên cứu khác của Giáo sư Nocerino R đã chứng mình rằng, bổ sung BB-12 là cách vô cùng hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng quấy khóc về đêm của trẻ. Số lần khóc giảm từ 8 lần (từ lúc trước khi nghiên cứu được bắt đầu) xuống chỉ còn 3 lần một ngày sau thời gian nghiên cứu. Tất cả trẻ sử dụng BB-12 đều giảm quấy khóc và 80% trẻ giảm quấy khóc nặng. 

cải thiện quấy khóc

  • Và mới đây nhất, vào tháng 10/2021, K.Chen và các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu trên 192 trẻ sơ sinh Trung Quốc bú sữa mẹ, từ 12 tuần tuổi trở xuống. Kết quả cho thấy, ở nhóm bổ sung BB12 có số lần khóc trung bình giảm đáng kể từ 12 lần còn 5,0 so với nhóm giả dược là từ 11 còn khoảng 8 lần. Đồng thời, thời gian ngủ của trẻ bổ sung BB-12 cũng tăng khoảng 1h20 phút với với trẻ ở nhóm giả dược[1]

nghiên cứu quấy khóc 2021

3. Imiale – lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch

TPBVSK IMIALE với thành phần 1 tỷ chủng lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB-12 trong mỗi liều giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Với công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, Imiale giúp lợi khuẩn BB-12 an toàn đi tới được đại tràng để phát huy tác dụng, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn có hại.

 

  1. Imiale bổ sung chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 có vai trò vô cùng quan trọng trong tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Mỗi ngày 6 giọt tương đương 1 tỷ đơn vị lợi khuẩn mỗi ngày giúp lợi khuẩn nhanh chóng cạnh tranh vị trí bám với vi khuẩn gây bệnh và hấp thu các độc tố mà chúng giải phóng ra. Nhờ đó, hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru và không còn hiện tượng rối loạn do co thắt,  hiện tượng quấy khóc cũng nhờ đó mà giảm ngay tức thì.
  2. Với công nghệ bao kép bền vững Cryoprotectant, Imiale là sản phẩm độc quyền tại Việt Nam chứa lợi khuẩn sống Biffidobacterium BB12 đã được nghiên cứu cải thiện nhanh chóng tình trạng quấy khóc đêm của trẻ.
  3. Imiale được sản xuất bởi Chr Hansen – nhà sản xuất số 1 về lợi khuẩn nằm tại Đan Mạch
  4. Imiale là một trong số rất ít sản phẩm được dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh non đã được các tổ chức ESPGHAN, FDA khuyến nghị và tin dùng.

Đã có rất nhiều các mẹ thấy được hiệu quả khi sử dụng Imiale trong việc cải thiện tình trạng quấy khóc về đêm của trẻ.

feedback trẻ quấy khóc 1

feedback trẻ quấy khóc 2

feedback trẻ quấy khóc 3

Nếu mẹ còn đang băn khoăn vì chưa tìm được giải pháp cho mình thì Imiale nhất định sẽ không làm mẹ thất vọng.

Để mỗi giây phút con đều là điều hạnh phúc, mỗi giấc ngủ của con và cha mẹ luôn trọn vẹn, Imiale chính là giải pháp dành cho mẹ.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

Em be imiale

Đặt mua ngay tại đây 

]]>
https://imiale.com/be-quay-khoc-dem-bi-quyet-15077/feed/ 0
Khắc phục khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh tại nhà – Bật mí phương pháp chuẩn khoa học https://imiale.com/khac-phuc-khoc-da-de-o-tre-7289/ https://imiale.com/khac-phuc-khoc-da-de-o-tre-7289/#respond Mon, 22 Mar 2021 19:14:38 +0000 https://imiale.com/?p=7289 Khóc dạ đề được biết đến là tình trạng trẻ quấy khóc bất thường, khóc nhiều và bé quấy khóc đêm. Khóc dạ đề ở trẻ cho đến nay có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân. Đa số các nhà khoa học đều ủng hộ giả thuyết khóc do co thắt cơ trơn đường tiêu hóa. Gần đây, nhiều kết quả nghiên cứu ủng hộ việc bổ sung lợi khuẩn cho trẻ với mục đích cải thiện thời gian và tần suất quấy khóc của trẻ. 

Khóc dạ đề- Giải pháp khắc phục

 

1. Khóc dạ đề là gì? Trẻ quấy khóc nhiều có phải khóc dạ đề?

Khóc dạ đề (hội chứng Colic) là gì?

Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh là tình trạng quấy khóc không ngừng, khóc dữ dội và có sự lặp lại vào 1 khung giờ cố định trong ngày. Thông thường bé khóc dạ đề thường bắt đầu cơn khóc vào buồi chiều tối hoặc thời gian về đêm.

Theo ước tính, cứ 10 trẻ sinh ra có 1 trẻ gặp tình trạng khóc dạ đề (quấy khóc bất thường). Khóc dạ đề ở trẻ thường bắt đầu xảy ra vào khoảng tuần thứ 3-4 sau sinh và kéo dài tùy vào tình trạng của từng bé. Thông thường, sau tháng thứ 4 trẻ không còn tình trạng quấy khóc nhiều nữa. Khóc dạ đề được nhận định không ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến cha mẹ, người chăm nuôi trẻ.

trẻ quấy khóc

Việc hiểu rõ hơn về khóc dạ đề có thể giúp cha mẹ tìm ra những giải pháp để kiểm soát cơn khóc của trẻ tốt hơn.

Trẻ quấy khóc nhiều có phải khóc dạ đề?

Bé khóc dạ đề tất nhiên có biểu hiện quấy khóc nhiều, đôi khi là quấy khóc cả ngày, bé quấy khóc đêm. Nhưng đừng lầm tưởng bất kỳ hiện tượng quấy khóc nhiều của trẻ đều là khóc dạ đề. Khóc dạ đề được phân biệt với quấy khóc thông thường bởi 1 số đặc điểm cụ thể như sau:

  • Trẻ quấy khóc nhiều hơn hẳn so với trẻ cùng độ tuổi: Khóc nhiều hơn 3 tiếng/ ngày, nhiều hơn 3 ngày/ tuần và kéo dài trên 3 tuần liên tiếp
  • Không tìm được nguyên nhân quấy khóc của trẻ: Khi mẹ đã loại trừ nguyên nhân khóc (do đói, do cần thay tã, do buồn ngủ, do thức giấc, các nhu cầu hàng ngày) mà trẻ vẫn tiếp tục khóc, trẻ rất có thể đang khóc dạ đề
  • Tiếng khóc to, giống tiếng thét: Trẻ khóc rất to, khóc không ngừng
  • Khi khóc mặt trẻ cau có, đỏ bừng
  • Tay nắm chặt, gập người về phía bụng: trẻ khóc co quắp tay chân, co người lại để giảm các giác đau do co thắt
  • Thường khóc vào cuối ngày hay lúc nửa đêm: Ban ngày có thể bé ăn,ngủ rất ngoan nhưng đến cuối ngày thường quấy khóc, nhất là lúc nửa đêm.

2. Ảnh hưởng của tình trạng khóc dạ đề đến sức khỏe của trẻ

trẻ quấy khóc mệt mỏi

Trẻ quấy khóc bất thường, khóc do co thắt gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của trẻ:

  • Trẻ mất ngủ cả đêm, người mệt mỏi vì tốn nhiều năng lượng để khóc
  • Trẻ đầy chướng bụng do khóc nhiều, nuốt nhiều khí hơi gây đầy chướng bụng
  • Trẻ lười bú, ăn kém, gầy còm, thiếu dưỡng chất
  • Trẻ cau có, khó chịu, khó dỗ dành, dễ ảnh hưởng đến tính tình về sau
  • Đôi lúc, trẻ quấy khóc kèm theo các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn ruột

>>> Xem thêm: Khóc dạ đề bao lâu thì hết? Mẹo chữa khóc dạ để ở trẻ sơ sinh 

3. Nguyên nhân của tình trạng khóc dạ đề ở trẻ

Mặc dù trải qua hàng chục thập kỷ nghiên cứu, nguyên nhân của khóc dạ đề ở trẻ vẫn không được xác định chính xác. Tuy nhiên, đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra giải thích sự khó chịu của trẻ, có thể kể đến như sau:

  • Trẻ khó chịu trong đường tiêu hóa do tình trạng co thắt ruột: Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vi khuẩn có hại tiết nhiều độc tố kích ứng co thắt đường tiêu hóa của trẻ
  • Trẻ khó chịu do trào ngược dịch vị dạ dày: Việc các chất có tính axit (pH thấp) tấn công, tổn thương thực quản, hầu họng của trẻ do trào ngược dịch vị có thể khiến trẻ khó chịu.
  • Bé stress sau 1 ngày dài: Đôi khi trẻ tiếp xúc quá nhiều nguồn âm thanh, tiếng động, ánh sáng cả một ngày trời và về chiều tối và đêm bị quá tải. Trẻ quấy khóc như 1 hình thức giải tỏa stress.
  • Trẻ có thể đang dị ứng với 1 thành phần có trong sữa: Dị ứng/ Không dung nạp với bất cứ thành phần nào trong sữa mẹ vừa khiến bé rối loạn tiêu hóa, khó chịu, quấy khóc
  • Trẻ khó chịu vì khói thuốc lá: Khói thuốc là được cho là nguyên nhân gây kích ứng niêm mạc hô hấp của trẻ.

Tuy có rất nhiều giả thuyết được nêu ra, nhưng phần lớn các nhà khoa học đều ủng hộ và công nhận cơ chế khóc dạ đề do co thắt. Các nghiên cứu đều cho thấy, với trẻ khóc dạ đề, khi khóc đều có biểu hiện co người lại về phía bụng. Việc co người như vậy ở trẻ khi quấy khóc là phản xạ không điều kiện khi có bất kỳ sự đau đớn, tổn thương tại vùng bụng.

>>> Xem thêm: Giải mã trẻ sơ sinh hay khóc đêm – Mẹ đã thực sự hiểu đúng? 

4. Imiale – Lợi khuẩn sống cải thiện tình trạng khóc dạ đề ở trẻ

imiale lợi khuẩn đan mạch - resize

3.1. Cơ chế cải thiện quấy khóc do co thắt khi bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium

Bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ trẻ khóc dạ đề đã và đang được các nhà khoa học quan tâm. Các nhà khoa học ủng hộ  giả thuyết khóc do co thắt và cụ thể hơn là các rối loạn do mất cân bằng hệ vi sinh khiến hệ tiêu hóa bị kích thích. Chính vì vậy, rất nhiều nghiên cứu đã thiết kế và đưa lợi khuẩn vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ với mục tiêu:

  • Cải thiện rối loạn hệ vi sinh, loại trừ vi khuẩn gây hại
  • Hấp phụ độc tố, giảm các tác nhân tấn công, kích thích hệ tiêu hóa
  • Nâng cao khả năng điều hòa hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Tiết enzym hỗ trợ tiêu hóa triệt để dinh dưỡng, giảm tình trạng không dung nạp và dị ứng thức ăn của trẻ
  • Điều tiết cảm xúc, giảm stress cho trẻ sau một ngày dài
  • Nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ

3.2. Tại sao nên lựa chọn Imiale cho trẻ khóc dạ đề:

Trẻ khóc dạ đề là đối tượng rất nhạy cảm, cần lựa chọn 1 sản phẩm lợi khuẩn đảm bảo hiệu quả và an toàn. Imiale tự hào là sản phẩm thỏa mãn đủ tất cả 5 tiêu chí của WHO về 1 lợi khuẩn lý tưởng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Lợi khuẩn Bền vững – An toàn – Bám dính tốt, cho hiệu quả nhanh, vượt trội
  • Lợi khuẩn cư ngụ tại đại tràng, có vai trò quan trọng nhất trong cân bằng hệ vi sinh đường ruột. (chiếm tới 90%)
  • Hỗ trợ phục hồi cân bằng hệ vi sinh, điều hòa hoạt động tiêu hóa, nâng cao đề kháng cho trẻ
  • Lợi khuẩn Bifidobacterium có bằng chứng lâm sàng lớn nhất thế giới: 307 nghiên cứu chứng minh hiệu quả
  • Lợi khuẩn an toàn tuyệt đối được chứng nhận bởi FDA và EFSA

Imiale nhap khau Dan mach

3.3. Nghiên cứu lâm sàng của Imiale trên tình trạng khóc dạ đề của trẻ

Tác giả: Nghiên cứu mới nhất vào năm 2019 của Nocerino. et al[32] tại Milan, Italy được báo cáo vào năm 2020.

Đối tượng nghiên cứu: 80 trẻ có biểu hiện quấy khóc do hội chứng Colic được đưa vào nghiên cứu trong 28 ngày.

Cách tiến hành nghiên cứu: Bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, 1 nhóm được bổ sung đều đặn 1 tỷ lợi khuẩn mỗi ngày, nhóm còn lại được theo dõi so sánh.

Kết quả nghiên cứu: Sau 1 tháng nghiên cứu, tần suất quấy khóc của trẻ bổ sung lợi khuẩn giảm đáng kể (tình trạng ban đầu: 8 lần/ ngày xuống 3 lần/ngày ở nhóm Bb-12 và 6 lần một ngày ở nhóm chứng). Thời gian quấy khóc giảm trên 50% ở nhóm bổ sung Bb-12 (80%)  giảm 2,5 lần so với nhóm chứng (31,5%).

giảm ckhóc trong hội chứng Colic - Khóc dạ đề

Kết luận: Nghiên cứu của Nocerin chứng minh hiệu quả phục hồi – giảm thời gian và tần suất quấy khóc ở trẻ khi được bổ sung Imiale trong hội chứng Colic – Khóc dạ đề.

Gần đây, Imiale đã được cập nhật thêm bằng chứng khoa học về hiệu quả hỗ trợ cải thiện hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh. Chi tiết tại bài viết: [CẬP NHẬT] Thêm bằng chứng Imiale (Bifidobacterium BB-12 hỗ trợ cải thiện hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh

3.4. Nhận định của chuyên gia về ưu điểm vượt trội của lợi khuẩn Imiale

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, Imiale là sản phẩm duy nhất trên thị trường đảm bảo các yếu tố của lợi khuẩn lý tưởng theo tiêu chí của tổ chức y tế thế giới WHO. Imiale là lựa chọn tốt nhất, an toàn nhất cải thiện thời gian và tần suất quấy khóc cho trẻ trong hội chứng colic- khóc dạ đề được công nhận qua các nghiên cứu lâm sàng

Liên hệ ngay với các chuyên gia của Imiale để đặt hàng và được tư vấn.  Hotline: 1900 9482 hoặc qua zalo: 09 6762 9482.

]]>
https://imiale.com/khac-phuc-khoc-da-de-o-tre-7289/feed/ 0
Phân biệt và hiểu đúng về khóc dạ đề tâm linh ở trẻ https://imiale.com/khoc-da-de-tam-linh-o-tre-6809/ https://imiale.com/khoc-da-de-tam-linh-o-tre-6809/#respond Mon, 01 Mar 2021 02:59:15 +0000 https://imiale.com/?p=6809 Khóc là cách giao tiếp và bày tỏ vấn đề khó chịu của trẻ tới bố mẹ. Nhưng nhiều mẹ có băn khoăn rằng tại sao trẻ con thường khóc đêm nhiều  Trong đó có một tình trạng quấy khóc bất thường của trẻ được gọi với một cái tên bí ẩn: Khóc dạ đề tâm linh. Cùng đọc bài viết sau để hiểu đúng về khóc dạ đề tâm linh ở trẻ.

Trẻ sơ sinh quấy khóc - khóc dạ đề tâm linh

1. Các tình trạng dễ nhầm lẫn với khóc dạ đề (khóc dạ đề tâm linh)

1. Trẻ đang đói quấy khóc không phải hiện tượng trẻ con khóc đêm tâm linh

Trẻ sơ sinh thường rất nhanh đói do dạ dày của bé thì nhỏ không thể giữ được nhiều thức ăn. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ quấy khóc.

Các dấu hiệu: trẻ khi đói thì tiếng khóc thường ngắn, trầm. Ngoài ra, khi đói, bé còn có dấu hiệu như mút tay, xoay người về phía ngực.

Các giải pháp: 

    • Cho trẻ bú ngay khi nhận thấy những dấu hiệu này. Mẹ có thể cho bé bú sữa mẹ hoặc dùng sữa bình.
    • Nếu chưa chuẩn bị kịp sữa mẹ cũng có thể dùng ti giả. Nhiều em bé cần ngậm ti giả vì thích cảm giác ngậm mút hơn là vì bé đói.
    • Lưu ý trẻ khóc vì đói là nguyên nhân phổ biến nhưng không phải lúc nào trẻ khóc cũng cho trẻ ăn. Mẹ nên xác định rõ nguyên nhân để thực hiện được mong muốn của con.

2. Tã của trẻ bị bẩn

thay tã cho bé

Trẻ con hay khóc đêm thường gặp khi tã bẩn, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu. Đặc biệt, đối với trẻ có da dễ bị kích ứng bởi ẩm ướt thì bé không những quấy khóc mà còn gặp các vấn đề về da như mẩn đỏ, ngứa,…nghiêm trọng hơn, nếu như không thay tã thường xuyên, tình trạng tã ẩm ướt có thể ảnh hưởng đến hệ tiết niệu của trẻ. 

Các dấu hiệu: Trẻ khóc to do tã quá nặng hoặc có mùi khó chịu.

Các giải pháp: 

  • Cần thay tã cho trẻ ngay lập tức tránh kéo dài hoặc để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Mẹo cho các mẹ khi thấy con khóc có thể kiểm tra tã của bé bằng cách ngửi mùi hoặc sờ xem tã có nặng không.
  • Mẹ cũng có thể lựa chọn loại tã phù hợp với bé có thể yêu tiên chọn tã của các thương hiệu nổi tiếng.

3. Con không khỏe

Khi thấy không khỏe thì con người sẽ dễ cáu gắt hơn, còn với trẻ sơ sinh thì chúng thể hiện bằng việc quấy khóc không ngừng. Nếu giọng khóc của con khác với bình thường biểu hiện như tiếng khóc yếu đi, gấp gáp hơn, liên tục và the thé… dấu hiệu đó có thể cho thấy rằng bé không khỏe. Bên cạnh tiếng khóc mẹ có thể quan tâm đến các thay đổi của cơ thể bé liên quan đến thân nhiệt, sắc thái da, số lần đi tiểu, màu sắc niêm mạc môi, mắt, …

Các dấu hiệu: Các biểu hiện cụ thể như sốt, giảm hoạt động, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón… là một trong các dấu hiệu chứng tỏ con bạn không khỏe.

Các giải pháp:

Nếu em bé khóc dai dẳng và đi kèm với các vấn đề sau:

  • Da xanh, lốm đốm, xám hoặc rất nhợt nhạt.
  • Hơi thở nhanh hoặc tạo ra tiếng ồn cổ họng trong khi thở, hoặc có vẻ như đang cố gắng thở…
  • Thân nhiệt của bé cao,nhưng bàn tay và bàn chân của họ cảm thấy lạnh. Trẻ sốt nhiệt độ trên 38 độ C.
  • Bị phát ban đỏ tím lấm tấm ở bất cứ đâu trên cơ thể – đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não

Khi bé gặp phải những vấn đề trên thì mẹ hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

4. Trẻ quá nóng hoặc quá lạnh

Mẹ có thể kiểm tra xem em quá nóng hoặc quá lạnh bằng cách sờ vào bụng hoặc gáy của trẻ. Không nên kiểm tra nhiệt độ ở bàn tay hoặc bàn chân của bé vì chúng thường có xu hướng lạnh hơn ngay cả khi trẻ bình thường. Việc kiểm tra thân nhiệt của trẻ để đảm bảo điều chỉnh về nhiệt độ khiến trẻ cảm thấy thoải mái.

Các dấu hiệu: Bé có biểu hiện khó chịu, chân tay thì ngọ nguậy, không nằm ngoan mà cử động liên tục kèm theo tiếng khóc của trẻ.

Các giải pháp:

  • Nếu trẻ bị lạnh thì tăng nhiệt độ phòng và quấn thêm quần áo cho bé.
  • Nếu bé quá nóng, mẹ có thể cởi bớt quần áo của trẻ hoặc thay quần áo mỏng, nhẹ hơn. Giảm nhiệt độ phòng cũng là cách khiến con mát hơn.

Một số mẹo khác cho mẹ:

  • Nên giữ nhiệt độ phòng ở mức từ 25 – 27 độ C. Sử dụng nhiệt kế trong phòng để theo dõi nhiệt độ phòng.
  • Mẹ cũng nên lưu ý lựa chọn khăn trải giường chất lượng tốt nên chọn chất liệu cotton hoặc bằng bông thoáng mát. Cần chú ý xem con có bị dị ứng với chất liệu của khăn trải giường không?
  • Việc thay đổi thời tiết giữa các mùa cũng ảnh hưởng đến thân nhiệt của con mà mẹ cũng nên lưu ý.

5. Con muốn được ôm

con muốn ôm ấp, vỗ về

trẻ con khóc đêm có thể do trẻ sơ sinh cần được ôm ấp, tiếp xúc cơ thể và được trấn an nhiều. Vì vậy khóc có thể là một cách thu hút sự chú ý và mong muốn được âu yếm từ con. Việc khóc của trẻ ở đây biểu hiện con đang cảm thấy cô đơn vì không được ôm ấp hay quan tâm của mọi người.

Các dấu hiệu: Trẻ sẽ quấy khóc khi không có người ở bên cạnh nhất là mẹ.

Các giải pháp:

  • Việc cần làm lúc này của mẹ là bé con lên ôm bé vào lòng hoặc lại gần con và xuất hiện trong tầm mắt của con thường xuyên.
  •  Mẹ có thể ôm bé đung đưa bé và hát cho bé nghe để đánh lạc hướng và trấn an bé. Đây là cách rất hiểu hiệu với mọi trường hợp trẻ quấy khóc nhiều mà không phải do nguyên nhân bệnh tật.
  • Mẹo bế trẻ khi quấy khóc là mẹ hãy bế bé sát với ngực, ôm bé bằng 2 cánh tay.
  • Tuy vậy không nên ôm bé quá chặt vì có một số bé thích tự do cử động .

6. Trẻ buồn ngủ quấy khóc không phải khóc dạ đề tâm linh

Trẻ sơ sinh khi buồn ngủ sẽ có biểu hiện “gắt ngủ” có nghĩa là trẻ sẽ quấy khóc nhiều hơn và nhất là khi không được mẹ ru ngủ. Đối với trẻ sơ sinh thì giấc ngủ của bé vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc đảm bảo giấc ngủ của trẻ giúp con phát triển một cách khỏe mạnh và hoạt động bình thường cả ngày. Ngủ là một kỹ năng có thể học được, giống như bất cứ điều gì khác. Kim West, một chuyên gia tư vấn về giấc ngủ cho trẻ nhỏ cho biết: “Trẻ sơ sinh chưa có nhịp sinh học ổn định cho đến khoảng 4 tháng tuổi”. “Trên hết, trẻ khóc phần lớn không có khả năng tự xoa dịu, vì vậy cha mẹ phải giúp trẻ thiết lập những điều này”.

Các dấu hiệu: Khi trẻ buồn ngủ thì trẻ sẽ có xu hướng nhắm mắt và khóc to, khóc kéo dài.

Các giải pháp:

  • Việc đầu tiên mẹ cần làm là tập thói quen ngủ đêm cho trẻ. Thói quen ngủ đêm giúp trẻ bớt khóc vào ban đêm. Đây là một thói quen tốt và khuyến cáo tất cả các mẹ nên dùng. Vì nó không chỉ mang lại giấc ngủ ngon cho trẻ mà còn khiến mẹ cũng được ngủ ngon hơn.
  • Cách dỗ trẻ ngủ: Ban đầu, quấn khăn có thể khiến con bạn cảm thấy ấm cúng và thoải mái. Tiếp theo tắt bớt đèn trong phòng để không gian yên tĩnh. Lúc này mẹ có thể chuyển động bập bênh, hát ru… tạo ra âm thanh nhẹ nhàng khiến con dễ chìm vào giấc ngủ
  • Mẹ cũng có thể cho con bú trước khi ngủ. Điều này đảm bảo con không bị tỉnh giấc vì đói.

7. Trẻ cảm thấy mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi

con muốn nghỉ ngơi

Trẻ sơ sinh thường dễ mệt mỏi sau khi hoạt động một thời gian ngắn. Khi đó, con thường khó chịu, cáu gắt hơn. Việc thăm hỏi của người lạ hoặc do các kích thích quá mức là những nguyên nhân khiến trẻ mệt mỏi.

Các biểu hiện: Quấy khóc và quấy khóc trước những điều nhỏ nhặt nhất, nhìn vô hồn vào không gian, im lặng và tĩnh lặng chỉ là một số cách mà bé nói với bạn rằng bé cần nghỉ ngơi.

Các giải pháp:

  • Đầu tiên nếu thấy bé có các biểu hiện trên thì hạn chế việc thăm hỏi từ mọi người.
  • Cố gắng đưa trẻ đến một căn phòng yên tĩnh. Cất đồ chơi, nói nhỏ, giảm bớt ánh sáng bằng cách tắt điện hoặc đóng rèm cửa lại. Tiếp theo mẹ có thể ôm bé vào lòng, cho bé bú no. Sau đó rủ bé ngủ nên hạn chế các tiếng ồn từ bên ngoài tạo không gian yên tĩnh cho con nghỉ ngơi.
  • Mẹ cũng có thể tạo mùi cho căn phòng để con cảm thấy dễ chịu hơn nhưng đảm bảo rằng bé không bị dị ứng với mùi của phòng.

8. Biểu hiện mọc răng của trẻ

Em bé có thể bắt đầu mọc răng sớm nhất là 4 tháng tuổi và khi cơn đau bắt đầu xuất hiện khiến trẻ quấy khóc tăng lên khá nhiều.

Các dấu hiệu:  Việc mọc răng là chảy nhiều nước dãi và gặm nhấm bất cứ thứ gì trong tầm với của trẻ như ngậm núm vú giả hoặc các ngón tay có thể xoa dịu em bé. Bên cạnh đó trẻ còn có thể xuất hiện các dấu hiệu như sốt, khó khăn trong ăn uống, không ngủ ngon giấc hoặc tiêu chảy.

Các giải pháp:

  • Mẹ có thể massage nướu khi bé đang quấy khóc. Massage nướu bằng ngón tay của mẹ cho đến trẻ thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
  • Mẹ cũng có thể dùng núm vú giả ngâm nước đá hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút sau đó cho bé ngậm. Hơi lạnh sẽ giúp nướu dịu lại và giảm sự đau nhức.
  • Đây là giai đoạn khiến trẻ dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây ra mùi hôi miệng. Vì vậy mẹ nên khử trùng răng miệng của trẻ thường xuyên, khử trùng đồ chơi…
  • Lưu ý mẹ không nên dùng các loại thuốc hỗ trợ mọc răng không kê đơn như Anbesol hoặc Orajel. Các sản phẩm dựa trên benzocain này không còn được Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho phép sử dụng, vì chúng có thể gây tê phía sau cổ họng và cản trở khả năng nuốt của trẻ.

>>> Xem thêm: Giải mã trẻ sơ sinh hay khóc đêm – Mẹ đã thực sự hiểu đúng? 

2. Một số biểu hiện được nhận định là khóc dạ đề (khóc dạ đề tâm linh)

biểu hiện khóc dạ đề

Khóc dạ đề là như thế nào? 

Khóc dạ đề (khóc dạ đề tâm linh) cũng là một trong các nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc không kiểm soát. Vậy thế nào là khóc dạ đề? Liệu khóc dạ đề có liên quan đến tâm linh hay không?

Khóc dạ đề (hội chứng colic) được khoa học đặt tên là hội chứng khóc do co thắt. Nguyên nhân chính của hội chứng này hiện chưa được phân định rõ ràng. Tuy nhiên đã có rất nhiều giải thuyết được đưa ra giải thích nguyên nhân co thắt đường tiêu hóa của trẻ. Nhưng chính vì không có nguyên nhân rõ ràng, khóc dạ đề thường bị lầm tưởng là tình trạng khóc dạ đề tâm linh, do các yếu tố thần linh ma quỷ gây ra.

Ước tính có khoảng 1/5 trẻ sơ sinh mắc chứng này. Bệnh nó thường xảy ra trong tháng đầu tiên sau khi sinh. Khóc dạ đề (khóc dạ đề tâm linh) xảy ra nhiều ở trẻ sơ sinh nhưng không quá nghiêm trọng. Vì chúng sẽ tự khỏi khi theo thời gian phát triển của trẻ và thường tự hết sau 3 hoặc 4 tháng tuổi.

Các dấu hiệu:

  • Trẻ quấy khóc hơn 3 giờ một ngày.
  • Khóc nhiều hơn 3 lần một tuần.
  • Những tiếng khóc thường đến đột ngột và thường xảy ra vào ban đêm. Tiếng khóc của trẻ có thể to hơn và cao hơn bình thường. Mặt em bé có thể đỏ lên, bụng phình to và chân co lại.

Mẹo chữa trẻ con khóc đêm: Khi trẻ có biểu hiện khóc dạ đề, mẹ có thể áp dụng phương pháp sau: 

  • Đưa bé đi dạo
  • Tạo các ” tiếng ồn trắng” để ru bé đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Tiếng ồn trắng mẹ có thể dùng như tiếng mưa, tiếng sóng vỗ…
  • Cho trẻ ngậm núm vú giả.
  • Mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân để có thể chăm sóc bé tốt nhất.
  • Nếu trẻ vẫn tiếp tục khóc trong một thời gian dài, hãy đến bác sĩ kiểm tra để đảm bảo rằng không có điều gì nghiêm trọng xảy ra.
  • Bổ sung ngay lợi khuẩn cho trẻ. Lợi khuẩn giúp làm dịu đi các cơn co thắt, loại trừ vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa và điều hòa cảm xúc, giảm sự khó chịu của trẻ.

Xem thêm: Khắc phục hội chứng Colic – Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

3. Lưu ý khi trẻ có biểu hiện quấy khóc bất thường

giải pháp cho mẹ

Con của bạn có thể bị khó chịu bởi biểu hiện cáu gắt của mẹ, thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường… những thay đổi nhỏ nhặt cũng khiến con cảm thấy khó chịu. Để hiểu con hơn, mẹ nên cảm nhận xem con đang thực sự thấy không thoải mái ở đâu. Từ đó giúp con giải quyết các vấn đề đó.

Các dấu hiệu: Mẹ có thể phát hiện các dấu hiệu như trẻ tự nhiên khóc, khóc nhiều khi thay quần áo, thay vị sữa, thay đổi môi trường… Ngoài ra mẹ cũng có thể tìm thấy các dấu hiệu trên cơ thể bé như trên da nổi mẩn,…

Các giải pháp: Giải pháp lúc này mà mẹ có thể làm là tìm ra nguyên nhân trẻ quấy khóc và khắc phục các nguyên nhân này càng sớm càng tốt.

Ví dụ: Con quấy khóc là do móng tay, móng chân của con dài làm xước da bé thì lúc này mẹ có thể cắt móng tay, móng chân cho bé…hoặc như quần áo khiến trẻ nổi mẩn thì mẹ nên lựa chọn lại chất liệu quần áo hoặc kiểm tra lại nước giặt đồ của bé…

>>> Xem thêm: Giải pháp cho trẻ quấy khóc đêm không chịu ngủ

Nguồn tham khảo: Mayoclinic

Để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của bé, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.


Có nhiều nguyên nhân được cho là gây ra tình trạng quấy khóc về đêm ở trẻ. Nhưng gần đây, các nhà khoa học Đan Mạch đã đã chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa việc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột tới tình trạng quấy khóc, hay hội chứng colic (khóc do co thắt) ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi hệ vi sinh đường ruột của bé mất cân bằng, hoạt động tiêu hóa trở nên rối loạn, các vi khuẩn có hại tăng lên nhanh chóng, chúng tiết ra các độc tố gây độc các tế bào niêm mạc ruột làm co thắt các cơ trơn đường ruột làm trẻ bị đau, khó chịu. Vì khóc là cách thức duy nhất của con, nên chúng chỉ có thể biểu hiện bằng việc quấy khóc dai dẳng.

6 lợi ích của bifidobacterium

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng việc bổ sung một số lợi khuẩn đặc hiệu có khả năng cải thiện đáng kể tình trạng quấy khóc, khóc dạ đề ở trẻ, giúp bé ngủ ngon và sâu giấc. Bifidobacterium là chi lợi khuẩn chiếm 90% lợi khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, Bifidobacterium tập trung tại đại tràng và chiếm 99% hệ lợi khuẩn tại đây. Bifidobacterium đóng nhiều vai trò quan trọng tới sức khỏe đường ruột, khả năng tiêu hóa, hấp thu, thiết lập hệ cân bằng vi sinh, điều chỉnh hoạt động co thắt nhu động ruột.

Bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là chủng lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 là phương pháp hiệu quả hàng đầu được các nhà khoa học tin dùng.

  • Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 tham gia vào tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế cạnh tranh với các vi khuẩn có hại với đường tiêu hóa. Đồng thời lợi khuẩn còn hấp thu các độc tố do các vi khuẩn có hại gây ra.
  • Lợi khuẩn giúp kích thích tăng tiết các enzyme tiêu hóa, nhờ vậy thức ăn được hấp thu một cách triệt để các chất dinh dưỡng, điều hòa co thắt nhu động ruột.
  • Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 được chứng minh làm giảm 90% số lần tình trạng quấy khóc về đêm của trẻ. Trẻ khóc ít hơn giảm hẳn áp lực và căng thẳng tâm lý cho cả gia đình. [1]
  • Một nghiên cứu khác của Giáo sư Nocerino R đã chứng mình rằng, bổ sung lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB-12 giảm số lần khóc giảm của trẻ từ 8 lần (từ lúc trước khi nghiên cứu được bắt đầu) xuống chỉ còn 3 lần một ngày sau thời gian nghiên cứu. Và 100% trẻ giảm quấy khóc khi được bổ sung lợi khuẩn và 80% trẻ giảm quấy khóc nặng.
  • Và mới đây nhất, vào tháng 10/2021, K.Chen và các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu trên 192 trẻ sơ sinh Trung Quốc bú sữa mẹ, từ 12 tuần tuổi trở xuống. Kết quả cho thấy, ở nhóm bổ sung lợi khuẩn sống gắn đích BB12 có số lần khóc trung bình giảm đáng kể từ 12 lần còn 5,0 so với nhóm giả dược là từ 11 còn khoảng 8 lần. Đồng thời, thời gian ngủ của trẻ bổ sung BB-12 cũng tăng khoảng 1h20 phút với với trẻ ở nhóm giả dược[1]

TPBVSK IMIALE – Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch 

TPBVSK Imiale là lợi khuẩn SỐNG – GẮN ĐÍCH, chứa chủng lợi khuẩn ĐỘC QUYỀN Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch. Imiale giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh và cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

  1. Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên của nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu từ Đan Mạch.
  2. Imiale chứa chủng lợi khuẩn sống, gắn đích độc quyền Bifidobacterium BB-12 – chủng lợi khuẩn hàng đầu về bằng chứng khoa học với hơn 307 nghiên cứu lâm sàng quốc tế
  3. Bifidobacterium BB1 được chứng nhận và khuyên dùng bởi các tổ chức uy tín: FDA, EFSA, ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu)
  4. Với công nghệ bao kép bền vững Cryoprotectant, Imiale giúp bảo vệ lợi khuẩn khỏi các yếu tố khắc nghiệt của môi trường để tới cơ quan đích phát huy tác dụng.
  5. Giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải hiện hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa. Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Sản phẩm được sử dụng cho trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột: tiêu chảy, phân sống, táo bón, bụng đầy, khó tiêu, trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

Đặt mua ngay tại đây hoặc 

]]>
https://imiale.com/khoc-da-de-tam-linh-o-tre-6809/feed/ 0
Trẻ sơ sinh khóc dạ đề – Khoa học giải thích thế nào ? https://imiale.com/tong-quan-nhat-ve-hoi-chung-colic-khoc-da-de-o-tre-so-sinh-3799/ https://imiale.com/tong-quan-nhat-ve-hoi-chung-colic-khoc-da-de-o-tre-so-sinh-3799/#respond Sun, 18 Oct 2020 18:22:04 +0000 https://imiale.com/?p=3799 Khóc là cách giao tiếp của trẻ sơ sinh với cha mẹ. Tần suất hay từng kiểu quấy khóc thay đổi theo từng giai đoạn và phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ quấy khóc dữ dội, khóc không rõ nguyên nhân, không dỗ được. Khi đó có thể trẻ khóc dạ đề, hay thường được gọi với tên khoa học là Hội chứng Colic. Cùng tìm hiểu về hội chứng Colic – khóc dạ đề ở trẻ qua bài viết dưới đây.

khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

I – Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh là gì? 

Khóc dạ đề (hay còn gọi là Hội chứng Colic) được định nghĩa là tình trạng trẻ sơ sinh khóc từ 3 giờ trở lên một ngày, 3 ngày hoặc nhiều hơn một tuần, trong 3 tuần trở lên. Tuy nhiên với tiêu chí trẻ khóc liền trong ba tuần trở lên là không phù hợp với thực tế, do vậy tiêu chí đánh giá trẻ khóc dạ đề là: trẻ khóc từ ba giờ mỗi ngày và ít nhất 3 ngày trong tuần.

Đây là tình trạng trẻ sơ sinh khỏe mạnh, được chăm sóc tốt nhưng gặp tình trạng khóc dai dẳng, thường xuyên, liên tục nhiều ngày và dữ dội không rõ nguyên nhân. Tình trạng này xảy ra thường xuyên làm cha mẹ cảm thấy bất lực vì trẻ khóc thét vô cớ và không có cách nào dỗ được. Hơn nữa, bé lại thường quấy khóc nhiều vào ban đêm – thời điểm mà cha mẹ đã rất mệt mỏi và thường nghĩ đến khóc dạ đề tâm linh. 

trẻ khóc dạ đề - khái niệm

II – Trẻ sơ sinh có hay khóc dạ đề không?

Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến. Ước tính có 17-25% khóc dạ đề trong 6 tuần đầu đời. Tình trạng này giảm còn 11% khi trẻ 8-9 tuần tuổi và chỉ còn 10-12 tuần tuổi chỉ còn 0,6%.

Ngoài ra, tỉ lệ trẻ khóc dạ đề không có sự khác biệt giữa trẻ trai và trẻ gái, trẻ nhỏ bú mẹ hoặc trẻ sử dụng sữa ngoài.

tỉ lệ trẻ khóc dạ đề

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 1962, người chăm sóc đã ghi nhật ký hàng ngày để ghi lại thời gian khóc và quấy khóc của trẻ sơ sinh trong 12 tuần đầu đời. Kết quả là, thời gian quấy khóc nhiều nhất vào khoảng 6-8 tuần tuổi, giảm xuống khi trẻ khoảng 12 tuần tuổi và ổn định dần. Và các nhà khoa học gọi thời gian trẻ quấy khóc đó là khóc dạ đề, hay Hội chứng Colic. 

Nghiên cứu: Brazelton, T. B. Crying in infancy. Pediatrics 29, 579–588 (1962). 

Khóc dạ đề không phải là một bệnh lý. Đây chỉ là tình trạng trẻ có thể mắc phải trong những năm đầu đời và khỏi hẳn khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, mẹ có thể rút ngắn thời gian trẻ khóc dạ đề nếu nhận biết sớm và có giải pháp phù hợp.

II – Biểu hiện trẻ khóc dạ đề

biểu hiện trẻ khóc dạ đề

Trẻ sơ sinh quấy khóc là điều bình thường. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh khóc dạ đề có biểu hiện khóc dữ dội hơn, cụ thể:

  • Bé khóc thét dữ dội: Bé khóc có thể giống như la hét hoặc có biểu hiện đau đớn. 
  • Khóc không không rõ lý do: Trẻ khóc không giống như khóc để thể hiện nhu cầu sinh lý như đang đói. muốn được thay tã hay quá nóng, quá lạnh…. >>> Mẹ tham khảo một số nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc TẠI ĐÂY 
  • Bé khóc thét theo từng cơn: Bé quấy khóc từng cơn, kéo dài. Các cơn khóc có thể nhiều hơn vào buổi chiều tối. 
  • Thời gian quấy khóc kéo dài: Trẻ sơ sinh khóc dạ đề khóc kéo dài hơn 3 giờ/ngày, trong hơn 3 ngày/tuần và có thể kéo dài hơn 3 tuần/tháng. 
  • Đổi màu da: Đổi màu da mặt, chẳng hạn như đỏ mặt hoặc tái nhợt vùng da quanh miệng
  • Triệu chứng toàn thân: Chân tay co lại, người gồng lên, bàn tay nắm chặt, lưng cong hoặc bụng căng

Các triệu chứng này có tính chất kéo dài, thường không rõ nguyên nhân và không dỗ được. Tuy nhiên, tình trạng này có thể giảm bớt khi trẻ xì hơi hoặc đại tiện được.

III – Nguyên nhân trẻ khóc dạ đề

Nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc dạ đề chưa được nghiên cứu rõ ràng. Mặc dù đã có một số giả thiết được đặt ra, các nhà nghiên cứu vẫn rất khó để giải thích tất cả các đặc điểm của khóc dạ đề – hội chứng Colic

Các giả thuyết được đưa ra bao gồm: 

1. Trẻ khóc dạ đề do bất thường yếu tố thần kinh

Hệ thống Opioid nội sinh trong cơ thể có vai trò điều hòa trạng thái kích thích, căng thẳng thần kinh. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra: Ở trẻ khóc dạ đề, hệ thống opioid nội sinh này có sự bất thường, dẫn đến tình trạng dễ kích thích, hay quấy khóc và khó dỗ hơn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tình trạng này có thể do là tạm thời trong giai đoạn chuyển tiếp phát triển trí tuệ, thường xảy ra vào giai đoạn trẻ khoảng 1-2 tháng tuổi. Giả thuyết này khá phù hợp vì trẻ sơ sinh khóc dạ đề thường gặp ở độ tuổi này nhất.

2. Trẻ khóc dạ đề do có vấn đề đường ruột

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Sự thiếu hụt lợi khuẩn gây mất cân bằng hệ vi sinh, dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, gây khó chịu vùng bụng – nguyên nhân trẻ khóc dạ đề.

nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc dạ đề

Hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ sơ sinh khóc dạ đề có sự sụt giảm hai lợi khuẩn là Bifidobacterium và Lactobacillus trong vòng 2 tuần đầu sau khi sinh. Vai trò của hai loại vi khuẩn này được kể đến như:

  • Thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Lactobacilli, hoặc vi khuẩn axit lactic, làm tăng tiết chất nhầy và ổn định nhu động đường tiêu hóa.
  • Bifidobacterium spp cụ thể. và Lactobacillus spp. có thể tăng cường miễn dịch đường ruột
  • Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn sinh khí, bao gồm các loài Escherichia, Klebsiella và Enterobacter.

Nghiên cứu còn chỉ ra một lượng lớn các vi khuẩn Gram âm như: Serratia, Vibrio, Yersinia và Pseudomonas (ngành Proteobacteria) có trong hệ thống đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh khóc dạ đề. Đây là các loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh đường ruột làm xuất hiện cảm giác đau trẻ từ đó khiến trẻ quấy khóc nhiều.

Các yếu tố gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột và làm nặng thêm tình trạng đau bụng, khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh như:

  • Hệ vi sinh đường ruột và tình trạng sức khỏe của mẹ: Mẹ truyền hệ vi sinh cho trẻ, nên hệ vi sinh của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ vi sinh của ttrẻ. Ngoài ra, trong trường hợp mẹ có các tình trạng bệnh lý về đường tiêu hóa, hô hấp cũng có thể là nguy cơ lây lan các vi khuẩn gây bệnh sang cho trẻ.
  • Phương thức cho trẻ bú: Trẻ bú mẹ sẽ nhận được nhiều kháng thể hơn, dẫn đến tăng cường đề kháng và có hệ vi sinh ổn định hơn trẻ dùng sữa công thức.
  • Tình trạng sử dụng thuốc của mẹ: Khi mẹ uống thuốc, một lượng nhỏ thuốc qua sữa mẹ và cho trẻ bú. Một số thuốc có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như hệ vi sinh đường ruột của bé.
  • Các yếu tố môi trường ở nhà và bệnh viện: Khi môi trường bệnh viện, môi trường xung quanh bé chứa nhiều vi khuẩn thì có thể chúng sẽ theo đường hô hấp, tiêu hóa,… xâm nhập vào cơ thể trẻ, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Việc sử dụng kháng sinh ở trẻ sơ sinh: kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có hại, nhưng đồng thời diệt lợi khuẩn dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, một giải pháp mới cho trẻ sơ sinh khóc dạ đề khá triển vọng gần đây, đó là bổ sung lợi khuẩn đường ruột. Giải pháp này được các nhà khoa học ủng hộ và đánh giá cao về hiệu quả.

>> Xem thêm: Nghiên cứu chứng minh bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 giúp giảm tần suất và thời gian quấy khóc ở trẻ sơ sinh khóc dạ đề

giảm ckhóc trong hội chứng Colic - Khóc dạ đề

Trẻ bị đầy hơi

Đây có thể là hậu quả của các quá trình lên men đường sữa, carbohydrate và protein bởi Proteobacteria – một loại vi khuẩn có trong đường ruột. Việc lên men làm gia tăng acid và khí khiến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng.

Trong trường hợp này, để khắc phục tình trạng trẻ khóc dạ đề, mẹ cần thay đổi chế độ ăn hợp lý. Chi tiết sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.

Trẻ bị viêm ruột

Tình trạng viêm ruột được biểu thị bằng nồng độ calprotectin trong phân tăng cao. Đây là một dấu ấn sinh học biểu hiện cho tình trạng viêm ở đường tiêu hóa, đã được tìm thấy ở trẻ sơ sinh mắc Hội chứng Colic – khóc dạ đề với hàm lượng cao hơn so với trẻ sơ sinh khóc dạ đề.

Ngoài ra, người ta còn tìm thấy các vi khuẩn Bacteria gram âm, chẳng hạn như các loài Escherichia và Bacteroidetes, có thể gây viêm ruột và xuất hiện triệu chứng đau bụng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa khẳng định được khóc dạ đề dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây ra viêm ruột, hay là viêm ruột là hậu quả mất cân bằng vi khuẩn đường ruột.

Tăng số lượng vi khuẩn Helicobacter pylori ở trẻ sơ sinh khóc dạ đề

Một nghiên cứu chỉ ra rằng: 62% trẻ sơ sinh khóc dạ đề và 20% trẻ không khóc dạ đề (n = 50) có kết quả xét nghiệm dương tính với H. pylori.

Nghiên cứu: de Weerth, C., Fuentes, S. & de Vos, W. M. Crying in infants: on the possible role of intestinal microbiota in the development of colic. Gut Microbes 4, 416–421 (2013)

Hai nghiên cứu khác cho kết quả tương tự nhưng số lượng nghiên cứu còn ít và thực tế tỉ lệ Hp khác nhau ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nên cần nghiên cứu thêm để đưa ra kết luận cho giả thuyết này.

3. Trẻ khóc dạ đề do nguyên nhân sinh lý

Trong một số trường hợp, trẻ khóc dạ đề là do nguyên nhân sinh lý:

Giảm sản xuất axit mật trong những tháng đầu tiên sau khi sinh

Tác dụng của axit mật được chỉ ra là:

  • Kìm khuẩn đối với vi sinh vật đường ruột, ảnh hưởng đến sự tăng sinh của vi khuẩn và sản xuất chất nhầy, tăng cường bảo vệ niêm mạc.
  • Kém hấp thu chất béo và chất dinh dưỡng, dẫn đến thay đổi thành phần hệ vi sinh vật đường ruột.

Có thể thấy, axit mật có vai trò quan trọng trong việc thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vì vậy, việc giảm sản xuất axit mật trong những năm tháng đầu đời có thể là nguyên nhân khiến trẻ mắc Hội chứng Colic – Khóc dạ đề.

nguyên nhân sinh lý trẻ sơ sinh khóc dạ đềAxit mật được sản xuất ở gan và được ruột tái hấp thu và quay trở lại gan thành một vòng tuần hoàn. Các nguyên nhân làm giảm axit mật ở trẻ sơ sinh được kể đến là:

  • Chưa hoàn thiện các bộ phận trong vòng tuần hoàn gan ruột, bao gồm các enzym và chất vận chuyển axit mật.
  • Ruột non chưa hoàn thiện, giảm tái hấp thu axit mật.
  • Ngoài ra, khoảng 5–10% axit mật có trong ruột bị phân hủy thành các axit mật thứ cấp chủ yếu nhờ vi khuẩn kỵ khí và được tái hấp thu bởi các tế bào ruột. Do đó, rối loạn vi khuẩn đường ruột có thể cản trở quá trình thoái hóa và hấp thu axit mật bình thường trong ruột, có thể dẫn đến giảm lượng axit mật tạo thuận lợi cho những vi khuẩn có hại tăng lên, tăng nguy cơ khóc dạ đề ở trẻ.

Hệ thống thần kinh ruột của trẻ chưa hoàn thiện (ENS)

ENS chưa hoàn thiện có thể góp phần gây ra hội chứng Colic – khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh theo hai cách.

  • Rối loạn nhu động ruột.
  • Sự tiết chất nhầy bị thay đổi.

Hai tình trạng này góp phần làm thay đổi môi trường đường ruột nơi vi khuẩn trú ngụ. Do đó, môi trường đường tiêu hóa bị thay đổi làm ảnh hưởng đến thành phần vi sinh vật, có thể gây ra chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh.

Nghiên cứu: Lester, R. et al. Fetal bile salt metabolism. The intestinal absorption of bile salt. J. Clin. Invest. 59, 1009–1016 (1977).

Trong các giả thuyết đưa ra, các nhà khoa học công nhận giải thuyết nguyên nhân trẻ khóc dạ đề là do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến các khó chịu vùng bụng. Điều này giải thích hiện tượng trẻ khóc dạ đề có biểu hiện gập người về phía bụng, tay chân co quắp.

4. Yếu tố tăng nguy cơ trẻ khóc dạ đề

yếu tố nguy cơ trẻ khóc dạ đề

Các yếu tố làm tăng nguy cơ khóc dạ đề ở trẻ được cho là:

  • Mẹ hút thuốc trong khi mang thai có nguy cơ sinh con khóc dạ đề tăng gấp 2 lần.
  • Nguy cơ trẻ khóc dạ đề tăng 2 lần ở trẻ sơ sinh có mẹ trải qua liệu pháp thay thế nicotin.
  • Nguy cơ trẻ khóc dạ đề tăng khi tuổi thai giảm.
  • Trẻ sơ sinh < 32 tuần tuổi có nguy cơ HCC cao nhất.

>>> Xem thêm: Giải mã trẻ sơ sinh hay khóc đêm – Mẹ đã thực sự hiểu đúng? 

IV – Trẻ khóc dạ đề có nguy hiểm không? 

Ở phần lớn trẻ sơ sinh, tình trạng trẻ khóc dạ đề thường sẽ tự hết sau 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu Hội chứng Colic kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả trẻ và gia đình.

  • Khóc dạ đề ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ: Trẻ khóc nhiều làm giảm khả năng ăn uống, chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng cả về thể chất và tinh thần của bé.
  • Trẻ khóc dạ đề ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của cha mẹ: Nghiên cứu chỉ ra, trẻ khóc dạ đề có liên quan đến chứng trầm cảm của người mẹ, từ đó cũng có thể dẫn đến việc ngừng cho con bú sớm.

hậu quả trẻ khóc dạ đề

Trong một nghiên cứu về trẻ sơ sinh khóc dạ đề trong 3 tháng đầu đời chỉ ra rằng:

  • Khi 3 tuổi, trẻ gặp vấn đề về giấc ngủ và những cơn giận dữ thường xuyên hơn.
  • Khi 4 tuổi, những đứa trẻ khóc dạ đề dễ xúc động hơn nhiều so với những đứa trẻ bình thường.
  • Trẻ từng khóc dạ đề giảm thời gian tương tác, gần gũi với với cha mẹ

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng :

  • Việc trẻ sơ sinh khóc quá nhiều khi được 12 tuần tuổi làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi, hiếu động thái quá, tâm trạng và các vấn đề tổng thể về hành vi ở trẻ 5– 6 tuổi.
  • Trẻ còn có nguy cơ mắc một số bệnh cao hơn: đau nửa đầu, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, bệnh phấn hoa, chàm dị ứng và dị ứng thực phẩm.

Nghiên cứu: Smarius, L. J. C. A. et al. Excessive infant crying doubles the risk of mood and behavioral problems at age 5: evidence for mediation by maternal characteristics. Eur. Child Adolesc. Psychiatry 26, 293–302 (2017).

Trẻ khóc dạ đề bao lâu thì hết?  

Thông thường, trẻ khóc dạ đề sẽ tự hết sau 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, bé cần được chẩn đoán sớm để có biện pháp khắc phục kịp thời.  

V – Chẩn đoán trẻ sơ sinh khóc dạ đề – hội chứng colic

Với trẻ nhỏ hơn 5 tháng tuổi có các biểu hiện triệu chứng như: quấy khóc, tình trạng tái diễn nhiều lần, kéo dài mà không xác định được nguyên nhân trẻ khóc, cha mẹ nên xem xét lại tiền sử bệnh và tình trạng thể chất ở trẻ:

  • Giấc ngủ: trẻ ngủ không sâu giấc hay thức giấc, tỉnh giấc vào ban đêm, quấy khóc.
  • Dinh dưỡng: sữa mẹ ít hoặc trẻ bú không đủ, biếng bú.
  • Đại tiện và tiểu tiện: trẻ tiểu ít, hoặc xuất hiện tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón do rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ.
  • Mẹ trầm cảm trước sinh khiến tâm lý, chế độ ăn uống sinh hoạt bị ảnh hưởng từ đó gây tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi, trong đó có cả hệ tiêu hóa ở trẻ.
  • Cha mẹ ít tương tác với con, khiến bé thiếu cảm giác an toàn, ảnh hưởng đến tâm lý, trẻ dễ quấy khóc.

Tuy nhiên, trẻ khóc thét, không thể kiềm chế có thể là biểu hiện của Hội chứng Colic. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh hoặc tình trạng nào đó gây đau đớn hoặc khó chịu cho bé. Lúc này, mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng nếu quấy khóc quá nhiều hoặc có thêm các triệu chứng bất thường khác như sốt, bỏ bú, phân quá lỏng hoặc rắn, phát ban, nổi mẩn…

VI – Cách khắc phục trẻ khóc dạ đề

1. Làm dịu cơn khóc dạ đề của trẻ

giải pháp cho trẻ khóc dạ đề

Nếu như mẹ cảm thấy bối rối và chưa tìm ra được giải pháp cho tình trạng bé khóc dạ đề hãy thử một số biện pháp sau đây. Các biện pháp này đã mang lại hiệu quả trên một số trẻ khi được thử nghiệm, bao gồm:

  • Sử dụng núm vú giả
  • Đưa bé đi xe hơi hoặc đi dạo trong xe đẩy
  • Đi bộ xung quanh hoặc đung đưa em bé của bạn
  • Quấn em bé trong chăn: Quấn chặt cánh tay và vai của trẻ sơ sinh, nhưng vẫn cho phép trẻ gập và dạng chân.
  • Tắm nước ấm cho bé
  • Massage cho trẻ: xoa dịu trẻ sơ sinh. Một nghiên cứu đã chỉ ra việc massage có lợi cho tương tác giữa mẹ và con, 50% bà mẹ massage để xoa dịu cơn khóc của trẻ sơ sinh.
  • Phát âm thanh của nhịp tim hoặc âm thanh yên tĩnh, nhẹ nhàng
  • Cung cấp tiếng ồn trắng bằng cách chạy máy tiếng ồn trắng, máy hút bụi hoặc máy sấy quần áo trong phòng gần đó
  • Giảm độ sáng của đèn và hạn chế các kích thích thị giác khác

>>> Xem thêm: Xử trí trẻ quấy khóc đêm không chịu ngủ 

2. Thay đổi chế độ ăn của trẻ khóc dạ đề

Thay đổi chế độ ăn của bé giúp khắc phục rối loạn hệ vi sinh đường ruột, từ đó cải thiện tình trạng trẻ khóc dạ đề. Vì vậy, mẹ có thể tham khảo các biện pháp sau: 

Với trẻ bú mẹ: 

  • Vỗ ợ hơi, cho trẻ bú đúng tư thế để trẻ không nuối phải khí, hạn chế tình trạng đầy hơi, chướng bụng gây quấy khóc.
  • Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ: Mẹ nên chuyển sang chế độ ăn kiêng không có chất gây dị ứng thực phẩm thông thường, chẳng hạn như sữa, trứng, các loại hạt và lúa mì. Mẹ cũng nên loại bỏ các loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng, chẳng hạn như hành tây hoặc đồ uống có chứa cafein.

Với trẻ uống sữa công thức: 

  • Cho trẻ bú bình ở tư thế thẳng đứng, thường xuyên vỗ ợ hơi trong và sau khi bú. Việc này giúp giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng. 
  • Chọn sữa công thức phù hợp với trẻ hay đổi công thức. Với trẻ uống sữa công thức, mẹ tham khảo ý kiến bác sĩ để chuyển sang sữa thủy phân toàn phần (Similac Alimentum, Nutramigen, Pregestimil, những loại khác) có protein được chia nhỏ thành các kích thước nhỏ hơn.

Lưu ý, khi bị dị ứng thực phẩm, trẻ có thể sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng khác, chẳng hạn như phát ban, thở khò khè, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Lúc này mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xét nghiệm và chẩn đoán kịp thời. 

thay đổi chế độ ăn giúp cải thiện trẻ khóc dạ đề

3. Giảm bớt căng thẳng cho mẹ khi trẻ khóc dạ đề

Khi trẻ khóc dạ đề, cha mẹ gặp khó khăn vì ngủ ít hơn, thất vọng, lo lắng vì ko thể dỗ con. Vì vậy, yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng này là giáo dục cho cha mẹ. Cha mẹ cần hiểu: nhiều lúc khóc không phải do tình trạng bệnh lý mà đôi khi là hình thức giao tiếp của trẻ đối với người lớn.

Các phương pháp giúp mẹ chăm sóc bản thân để giảm bớt áp lực:

  • Nghỉ ngơi một lát: Thay phiên nhau với vợ/chồng hoặc ông/ bà, người giúp việc để tạo cơ hội cho bản thân ra khỏi nhà nếu có thể.
  • Sử dụng cũi cho trẻ trong những khoảng thời gian ngắn: Mẹ có thể đặt con vào nôi nếu mẹ cần trấn tĩnh lại hoặc xoa dịu tinh thần của mình thay vì quát mắng trẻ.
  • Chia sẻ cảm xúc với người thân: Cha mẹ trong tình huống này cảm thấy bất lực, chán nản, tội lỗi hoặc tức giận là điều bình thường. Mẹ nên chia sẻ cảm xúc với các thành viên trong gia đình, bạn bè hoặc bác sĩ nếu cần thiết.
  • Không tự đổ lỗi cho bản thân: Trẻ khóc dạ đề không phải là kết quả của việc nuôi dạy con kém, và việc trẻ khóc không thể dỗ dành không phải là dấu hiệu cho thấy bé từ chối sự chăm sóc của mẹ. Vì vậy, mẹ không nên đổ lỗi cho bản thân dẫn đến suy sụp tinh thần. 
  • Giữ gìn sức khoẻ: Ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe. Dành thời gian cho việc tập thể dục, chẳng hạn như đi bộ nhanh hàng ngày. Nếu có thể, mẹ hãy ngủ khi trẻ ngủ – kể cả vào ban ngày. Tránh rượu và các loại thuốc khác.
  • Luôn nhớ, trẻ khóc dạ đề là tạm thời: Trẻ khóc dạ đề thường cải thiện sau 3 tháng tuổi.

khắc phục trẻ khóc dạ đề

5. Bổ sung lợi khuẩn – Giải pháp khắc phục trẻ khóc dạ đề tiềm năng

Việc điều trị trẻ khóc dạ đề không được ủng hộ do dữ liệu dược lý về tác dụng của thuốc còn ít, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thay vào đó, các nhà khoa học chỉ ra các sản phẩm bổ sung có thể cải thiện tình trạng này.

Dùng sản phẩm bổ sung 

  • Sucrose: giúp làm dịu, làm giảm các cơn đau.
  • Simethicon: có vai trò làm giảm sức căng về mặt của chất nhầy, đẩy bong bóng khí ra ngoài, giảm đầy hơi chướng bụng.
  • Lactase giúp điều trị hội chứng không dung nạp Lactose, giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng do tình trạng này gây ra.

Bổ sung men vi sinh cải thiện trẻ khóc dạ đề 

Nguyên nhân khiến trẻ khóc dạ đề – Hội chứng Colic là sự mất.cân bằng của các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Một phương pháp điều trị đang được nghiên cứu là sử dụng vi khuẩn có lợi (probiotics) để tạo ra sự cân bằng vi khuẩn thích hợp nhằm cải thiện sức khỏe tiêu hóa tổng thể. Lactobacillus spp. và Bifidobacterium spp. là những loại men vi sinh được sử dụng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh.

Nguồn tham khảo: Mayo Clinic

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Bifidobacterium BB12 giảm thời gian và tần suất cơn khóc đáng kể.

nghien-cuu-imiale-giam-hoi-chung-colic-khoc-da-de2

Bằng chứng Imiale giảm tần số và thời gian quấy khóc của trẻ sơ sinh 

Ngoài việc cải thiện tình trạng khóc dạ đề, lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 còn có nhiều vai trò khác đối với sức khỏe. Chẳng hạn như hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tình trạng tiêu chảy, táo bón, phân sống, tăng sức đề kháng.

Imiale chứa lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB-12, là lựa chọn hoàn hảo dành cho các bậc cha mẹ có con nhỏ.

Lợi khuẩn Imiale từ Đan Mạch

Imiale là lợi khuẩn được các chuyên gia khuyên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Ths.Bs. Đinh Ngọc Hoa chia sẻ về ưu điểm VƯỢT TRỘI của Lợi khuẩn sống Imiale nhập khẩu từ Đan Mạch

Hội chứng Colic –  Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh sẽ không khó khăn nếu các bậc cha mẹ tìm ra được giải pháp phù hợp cho trẻ. Bài viết trên đây cung cấp những thông tin đầy đủ và chính xác nhất, giúp cha mẹ có thêm hành trang cho quá trình chăm sóc con nhỏ. Để được tư vấn thêm về sức khỏe của bé, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482

]]>
https://imiale.com/tong-quan-nhat-ve-hoi-chung-colic-khoc-da-de-o-tre-so-sinh-3799/feed/ 0