Imiale https://imiale.com Hỗ trợ tiêu hóa & cân bằng hệ vi sinh Wed, 28 Jun 2023 06:57:55 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.0.1 https://imiale.com/wp-content/uploads/2020/06/cropped-con-voi-01-nho-32x32.png Imiale https://imiale.com 32 32 Quá tải lactose ở trẻ sơ sinh: Nhận biết và cách xử lý https://imiale.com/qua-tai-lactose-o-tre-so-sinh-16143/ https://imiale.com/qua-tai-lactose-o-tre-so-sinh-16143/#respond Mon, 15 May 2023 09:13:54 +0000 https://imiale.com/?p=16143 Quá tải lactose ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ rối loạn tiêu hóa: đi ngoài sau bú, phân chua, đầy hơi, sôi bụng. Tuy quá tải lactose không nguy hiểm nhưng nếu kéo dài có thể khiến trẻ suy nhược do tiêu chảy, lâu dài có thể dẫn đến bất dung nạp lactose thứ phát. Để nhận biết quá tải lactose ở trẻ sơ sinh từ sớm cũng như cách xử lý hiệu quả, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Quá tải lactose ở trẻ sơ sinh: Nhận biết và cách xử lý

1. Quá tải lactose ở trẻ sơ sinh là gì?

Quá tải lactose là tình trạng rối loạn chức năng lactase, do lượng men lactase không đủ để tiêu hóa hết đường lactose trong sữa trẻ dung nạp vào. Lượng lactose dư thừa di chuyển xuống ruột, bị vi khuẩn tại đây lên men dẫn đến trẻ bị đầy bụng, đau bụng, đi ngoài phân lỏng có mùi chua.

Ví dụ: Cơ thể trẻ một ngày chỉ tiết ra lượng lactase đủ để tiêu hóa hết 100ml sữa. Nhưng trẻ lại uống đến 150ml sữa/ ngày. Như vậy, dư ra lactose trong 50ml sữa trẻ không tiêu hóa được.

Quá tải lactose ở trẻ sơ sinh: Nhận biết và cách xử lý

2. Dấu hiệu nhận biết quá tải lactose ở trẻ sơ sinh

2.1. Triệu chứng quá tải lactose ở trẻ sơ sinh

  • Đi ngoài phân lỏng, màu xanh, mùi chua, có thể có nhầy, có bọt. Khi xét nghiệm phân, pH<6
  • Đau bụng
  • Sôi bụng, đầy hơi, hay ợ hơi, nôn trớ
  • Quấy khóc

Những biểu hiện này giống với tình trạng bất dung nạp lactose. Tuy nhiên, dựa vào một số đặc điểm có thể phân biệt được 2 bệnh lý này.

Quá tải lactose ở trẻ sơ sinh: Nhận biết và cách xử lý

2.3. Cách phân biệt quá tải lactose và bất dung nạp lactose

Độ tuổi mắc: Quá tải lactose thường xảy ra ở trẻ từ 3-6 tháng tuổi, còn bất dung nạp lactose có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào

Trong khoảng độ tuổi từ 0-6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện hoàn toàn với trẻ chưa có khả năng tự chủ trong việc bú mẹ, đặc biệt là bú bình. Vì vậy, trẻ dễ bú nhiều quá nhu cầu, dễ dẫn đến bị quá tải lactose.

Thay đổi cân nặng: Trẻ quá tải lactose tăng cân bình thường, còn trẻ gặp bất dung nạp lactose không tăng cân hoặc tăng cân rất chậm

  • Quá tải lactose: Trẻ được bú nhiều và lượng lactose vẫn được cơ thể trẻ hấp thu nên trẻ tăng cân bình thường, hoặc thậm chí tăng cân tốt.
  • Bất dung nạp lactose: Trẻ không đủ men để hấp thu được lượng lactose cơ bản cơ thể trẻ cần nên trẻ không tăng cân hoặc tăng cân chậm.

Thay đổi cân nặng là dấu hiệu lâm sàng quan trọng nhất để phân biệt giữa quá tải bất dung nạp lactose và bất dung nạp lactose

Đặc điểm khác: Trẻ quá tải lactose thường đói liên tục, mệt mỏi vào đầu giờ sáng, đi tiểu nhiều, khoảng 10 lần/ ngày. Trong khi đó, bất dung nạp lactose không có các triệu chứng như trên

Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác quá tải lactose hay bất dung nạp lactose cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như test hơi thở Hydro hoặc thử nghiệm dung nạp lactose. Lưu ý, test phân không chẩn đoán phân biệt được bất dung nạp hay quá tải lactose.

>> Xem thêm: Quá tải Lactase hay bất dung nạp Lactase? Cách phân biệt

Quá tải lactose ở trẻ sơ sinh: Nhận biết và cách xử lý

3. Nguyên nhân quá tải lactose ở trẻ sơ sinh

Quá tải lactose thường xảy ra ở trẻ từ 3-6 tháng tuổi do một số nguyên nhân như sau:

3.1. Do trẻ háu ăn hoặc được cho bú quá nhiều sữa

Nhiều mẹ có quan niệm cho trẻ uống càng nhiều sữa càng tốt, mẹ ép trẻ uống nhiều sữa trong 1 cữ hoặc uống quá nhiều cữ trong ngày. Cùng với thói quen bú bình, sữa chảy ra liên tục khiến sữa được nạp nhanh và nhiều, dẫn đến vượt quá khả năng đường ruột trẻ phân giải đường lactose. Điều này lý giải cho những triệu chứng trẻ gặp phải. Thời gian sữa đi qua đường tiêu hóa nhanh nên các dưỡng chất chưa kịp hấp thu, trẻ đi lỏng nhiều nên có biểu hiện đói liên tục. Còn uống nhiều sữa nên trẻ thường đi tiểu nhiều lần trong ngày.

3.2. Do mẹ chủ động hoán đổi bầu ngực quá sớm

Mẹ muốn con bú cả hai bầu ngực nên cho bé bú chưa hết một bên đã chuyển sang bên kia. Tình trạng này khiến trẻ bú nhiều sữa đầu và bú không hết sữa cuối. Trong khi đó, thành phần của 2 loại sữa này khác nhau, sữa đầu chứa nhiều đường và chất béo. Ít chất béo làm giảm thời gian lưu của sữa tại đường tiêu hóa, ruột chưa kịp tiết men để phân giải đường. Lượng đường dư thừa không được tiêu hóa gây ra các triệu chứng quá tải lactose.

Quá tải lactose ở trẻ sơ sinh: Nhận biết và cách xử lý

4. Quá tải lactose ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Quá tải lactose khiến trẻ đi ngoài nhiều, có nguy cơ mất nước theo phân, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Đặc biệt, nếu tình trạng quá tải lactose kéo dài có thể dẫn đến bất dung nạp lactose thứ phát. Là do tiêu chảy nhiều khiến niêm mạc ruột bị tổn thương, ảnh hưởng đến chức năng tiết men lactase tự nhiên. Giảm sản xuất men lactase hơn mức bình thường gây ra hiện tượng bất dung nạp lactose.

Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng vì trẻ quá tải lactose sẽ sớm cải thiện khi được xử lý kịp thời và đúng cách.

Quá tải lactose ở trẻ sơ sinh: Nhận biết và cách xử lý

5. Xử lý quá tải lactose ở trẻ sơ sinh

5.1. Cho trẻ bú đúng cách

Theo chuyên gia, để cải thiện tình trạng quá tải lactose, nguyên tắc đầu tiên là phải cho trẻ bú đúng cách và đúng nhu cầu.

Với trẻ bú sữa mẹ: 

  • Nên cho trẻ bú mẹ trực tiếp thay vì bú bình. Tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ trực tiếp ngay từ sơ sinh. Với cách bú bình, sữa chảy ra liên tục không theo ý muốn của trẻ, trẻ bắt buộc uống sữa không tự chủ. Điều này dễ làm trẻ uống quá no. Với cách bú mẹ trực tiếp, trẻ tự chủ trong việc uống sữa, theo đúng nhu cầu.
  • Cho trẻ bú hết một bên vú, bú 2 lần liên tiếp một bên, khi trẻ nhả núm vú mới đổi sang bên còn lại. Đối với mẹ có nhiều sữa, mẹ có thể vắt bên không bú để tránh cương cứng.
  • Vắt bỏ 10-15ml sữa đầu. Do sữa đầu chứa nhiều đường và ít chất béo

Với trẻ bú sữa công thức:

  • Cho trẻ bú vừa đủ, đúng cữ, không nên cho trẻ bú quá no
  • Trong một số trường hợp, có thể đổi sang loại sữa nhạt, ít lactose hơn

5.2. Điều chỉnh dinh dưỡng của mẹ

Nếu bé bú sữa mẹ, trong giai đoạn bé quá tải lactose tiêu chảy, mẹ nên kiêng một số đồ tanh, chua, quá ngọt,…Mẹ chú ý chế độ ăn uống cân bằng các nhóm dinh dưỡng, đảm bảo sữa đủ chất giúp trẻ nhanh hồi phục

5.3. Dùng kẽm, men vi sinh                   

Kẽm giúp phục hồi đường ruột trẻ, giảm nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi,…

Men vi sinh thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều hòa hoạt động tiêu hóa, cải thiện khả năng phân giải đường, qua đó cải thiện triệu chứng.      

Lợi khuẩn cho bất dung nạp lactose, quá tải lactose

6. Lưu ý khi chăm sóc trẻ quá tải lactose

  • Mẹ không tùy ý sử dụng thuốc hoặc các thảo mộc cai sữa. Mẹ ít sữa khiến trẻ không đủ sức khỏe để hồi phục đường ruột
  • Tuyệt đối không dùng kháng sinh cho trẻ. Do kháng sinh tiêu diệt lợi khuẩn, phá vỡ cân bằng vi sinh, trẻ không những không cải thiện mà còn gặp tình trạng nặng hơn
  • Trường hợp trẻ bị quá tải lactose kéo dài, mẹ cải thiện theo các cách trên không hiệu quả, trẻ vẫn đi ngoài nhiều và mệt mỏi mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ để xử lý kịp thời.              

Trên đây, Imiale đã tổng hợp các kiến thức cần thiết về tình trạng quá tải lactose ở trẻ sơ sinh cho các mẹ tham khảo. Để cải thiện được hiệu quả vấn đề quá tải lactose ở trẻ, mẹ cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để cho con bú và am hiểu kỹ về cách chăm sóc con sao cho đúng cách và hợp lý. Nếu trong quá trình cải thiện cho con, mẹ có thắc mắc gì hãy chat ngay hoặc gọi Hotline: 19009482 hoặc 0988410182 để được chuyên gia giải đáp sớm nhất!  

]]>
https://imiale.com/qua-tai-lactose-o-tre-so-sinh-16143/feed/ 0
Quá tải lactose hay bất dung nạp lactose? Cách phân biệt https://imiale.com/qua-tai-lactose-hay-bat-dung-nap-lactose-cach-phan-biet-16152/ https://imiale.com/qua-tai-lactose-hay-bat-dung-nap-lactose-cach-phan-biet-16152/#respond Sat, 13 May 2023 02:49:32 +0000 https://imiale.com/?p=16152 Quá tải lactose sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu trẻ được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên rất nhiều mẹ nhầm lẫn quá tải lactose với bất dung nạp lactose, khiến trẻ phải chuyển sang dùng sữa free lactose hay các thực phẩm bổ sung không phù hợp. Điều này có thể dẫn đến tình trạng trẻ kém ăn, chậm hồi phục. Vì vậy, qua bài dưới đây, Imiale sẽ phân biệt quá tải lactose và bất dung nạp lactose cũng như cách xử lý cho các mẹ cùng tham khảo. 

Quá tải lactose hay bất dung nạp lactose? Cách phân biệt

1. Tổng quan về bất dung nạp lactose và quá tải lactose

1.1. Lactose là gì?

Lactose là thành phần đường carbohydrate chiếm 7% trong sữa mẹ,  có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động của trẻ. Thông thường lactose được hấp thu nhờ men lactase phân giải lactose thành 2 loại đường là glucose và galactose.

Quá tải lactose hay bất dung nạp lactose đều là tình trạng thiếu men lactase dẫn đến lactose không tiêu hóa được gây nên các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, phần lớn các biểu hiện hai tình trạng này giống nhau, dễ gây nhầm lẫn trong chẩn đoán và điều trị

1.2. Bất dung nạp lactose

Bất dung nạp lactose là do cơ thể không tiết ra đủ enzyme lactase tiêu hóa đường lactose có trong sữa. Bất dung nạp lactose ở trẻ được phân loại như sau: 

  • Bất dung nạp lactose nguyên phát: Thường xảy ra ở trẻ lớn do thay đổi chế độ dinh dưỡng thường xuyên hay ít khi được sử dụng hoặc cắt giảm hoàn toàn sữa và các thực phẩm từ sữa. Khi quay lại dùng sữa hay các thực phẩm từ sữa, trẻ sẽ không dung nạp được đường lactose vì thiếu các enzyme lactase để phân hủy lactose trong đường ruột.
  • Bất dung nạp lactose thứ phát: Tình trạng này xảy ra khi đường ruột bị tổn thương do sau phẫu thuật, chấn thương hay bị các bệnh như: nhiễm trùng ruột, bệnh Crohn, bệnh Celiac,… dẫn đến ruột giảm tiết enzyme lactase. 
  • Bất dung nạp lactose bẩm sinh: Hiếm gặp. Trẻ sinh non có nguy cơ mắc cao hơn do lượng lactase phát triển mạnh trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

1.3. Quá tải lactose

Quá tải lactose hay bất dung nạp lactose? Cách phân biệt

Quá tải lactose là tình trạng trẻ nạp nhiều đường lactose vượt quá khả năng phân giải của đường ruột. Lượng lactose dư thừa xuống đại tràng, lên men dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu. Nguyên nhân quá tải lactose:

  • Trẻ háu đói hay được mẹ cho bú nhiều sữa hơn mức cần thiết. Trẻ bú bình có nguy cơ cao hơn do trẻ không tự chủ điều chỉnh lượng sữa trẻ bú.
  • Mẹ chủ động hoán đổi bầu ngực quá sớm khiến trẻ bú nhiều sữa đầu. Trong khi đó, sữa đầu chứa nhiều lactose khiến tiêu hóa trẻ không kịp tiêu hóa hết.

2. Phân biệt bất dung nạp lactose và quá tải lactose

Để phân biệt quá tải lactose hay bất dung nạp lactose, mẹ cần nắm được điểm giống nhau và khác nhau như sau:

2.1. Điểm giống nhau của quá tải lactose và bất dung nạp lactose

Trẻ quá tải lactose hay bất dung nạp lactose đều có biểu hiện:

  • Đi ngoài nhiều lần/ ngày: Phân lỏng, nhiều nước, có mùi chua, có thể có màu xanh, có bọt. Phân có tính acid, pH<6
  • Trẻ đầy hơi, ợ hơi, nôn trớ: Lactose không tiêu hóa được, lên men sinh hơi nên trẻ đầy bụng, hay xì hơi, ợ hơi, nôn trớ
  • Có thể gặp đau bụng, quấy khóc: Lactose chuyển hóa thành acid, làm ruột co thắt gây đau. Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nhiều lần, đau bụng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.

2.2. Phân biệt quá tải lactose và bất dung nạp lactose

Quá tải lactose hay bất dung nạp lactose? Cách phân biệt

Phân biệt quá tải lactose dựa trên các đặc điểm lâm sàng:

  • Độ tuổi trẻ gặp phải
  • Thay đổi cân nặng
  • Các đặc điểm khác như số lần đi tiểu, tình trạng ăn uống

Với quá tải lactose

  • Thường gặp ở trẻ từ 3-6 tháng tuổi: Vào giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ còn bé và non yếu nên nếu mẹ cho con ăn hay bú quá nhiều dẫn đến lượng lactose có trong sữa sẽ không được hấp thụ hết. Đối với những trẻ lớn hơn, trẻ đã có thể tự phản ứng lại khi cảm thấy đã ăn no và đủ, hệ tiêu hóa cũng dần hoàn thiện nên sẽ ít gặp hơn.
  • Trẻ tăng cân bình thường, thậm chí có trẻ tăng cân nhiều: Trẻ bị quá tải lactose, cơ thể vẫn có thể hấp thu được lượng lactase nên trẻ vẫn tăng cân tốt.
  • Trẻ hay mệt mỏi vào giờ đầu sáng sớm và có biểu hiện háu đói: Lactose cung cấp 50% nhu cầu năng lượng của trẻ sơ sinh nên khi vào đầu giờ sáng, lactose chưa được chuyển hóa thành năng lượng dẫn đến trẻ dễ gặp tình trạng mệt mỏi. Bên cạnh đó, trẻ bị quá tải lactose do được ăn nhiều nhưng lượng sữa ăn vào đi qua ruột quá nhanh nên dẫn đến lượng lactose sẽ không được tiêu hóa kịp, trẻ đi lỏng nhiều nên sẽ có biểu hiện háu đói. 
  • Trẻ đi tiểu nhiều 10 lần/ngày: Do trẻ hay có biểu hiện háu đói như đã giải thích phần trên nên trẻ được bú nhiều dẫn đến đi tiểu nhiều lần trong ngày.

Với bất dung nạp lactose 

  • Có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào
  • Trẻ chậm tăng cân: Trẻ bất dung nạp lactose sẽ không dung nạp được lượng lactose vào cơ thể nên sẽ dẫn đến tình trạng trẻ thiếu chất dinh dưỡng và chậm phát triển, suy dinh dưỡng. Đây là dấu hiệu lâm sàng quan trọng để phân biệt bất dung nạp lactose và quá tải lactose
  • Trẻ không có biểu hiện háu đói hay đi tiểu nhiều lần/ngày

Tuy nhiên, để chẩn đoán phân biệt chính xác, cần dựa vào test hơi thở hoặc khả năng dung nạp lactose tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín:

  • Test hơi thở hydro: Cho trẻ uống nước có nhiều đường lactose. Lactose không tiêu hóa được sẽ xuống ruột già và lên men sinh ra hơi Hydro. Nếu kết quả lượng hydro tăng hơn 12 lần so với kết quả kiểm tra lúc đói ban đầu thì cho thấy trẻ bị bất dung nạp lactose
  • Test khả năng dung nạp lactose: Cho trẻ uống nước glucose và nhịn ăn trong 8h. Sau 2h lấy máu đo lượng glucose tăng trên 920 mg/DL và xuất hiện các triệu chứng rối loạn dung nạp lactose thì sẽ được chẩn đoán là bất dung nạp lactose.

>> Xem thêm: Các xét nghiệm chẩn đoán bé bất dung nạp Lactose chính xác nhất

3. Xử lý quá tải lactose và bất dung nạp lactose

3.1. Cân đối lượng lactose trong chế độ ăn của bé

Quá tải lactose

  • Cho bé bú đúng cách: Mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ trực tiếp ngay từ sơ sinh thay vì bú bình. Trẻ bú bình, sữa sẽ chảy không theo ý muốn của trẻ nên dễ bị bú quá no. Khi trẻ bú trực tiếp sữa mẹ sẽ tự chủ được lượng sữa chảy ra, trẻ tự nhả vú ra khi cảm thấy no.
  • Cho trẻ bú hết một bên rồi chuyển sang bên còn lại: Mẹ nên cho trẻ bú cân bằng lượng sữa đầu và sữa cuối tránh trẻ bú quá nhiều lượng lactose có trong sữa đầu. Nếu bên vú còn lại có nhiều sữa, mẹ có thể vắt bớt để tránh cương cứng.
  • Mẹ có thể vắt bớt 10 – 15ml sữa đầu

Quá tải lactose hay bất dung nạp lactose? Cách phân biệt

Bất dung nạp lactose

  • Bé bú sữa mẹ: Mẹ tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ, bởi trong sữa mẹ có lactose nhưng cũng có cả lợi khuẩn cùng các hoạt chất có tác dụng phân giải đường. Đồng thời, thành phần dinh dưỡng và kháng thể trong sữa mẹ giúp bé khỏe mạnh, mau chóng hồi phục đường ruột
  • Bé dùng sữa công thức: Mẹ có thể thay đổi sang sữa free lactose cho con như: Similac Isomil IQ 1, sữa Nan AL 110, Enfalac lactofree A+,…

>> Xem thêm: Top 7 sữa free lactose cho trẻ bất dung nạp Lactose tốt nhất hiện nay.

3.2. Đảm bảo dinh dưỡng trong sữa mẹ

Mẹ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, điều độ để không mất sữa. Mẹ chú ý bổ sung vitamin, canxi, kẽm, sắt,…  trong chế độ ăn hàng ngày bằng các thực phẩm như:

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin: Các loại hoa quả như cam, táo, nho, rau bắp cải, cà rốt, cà chua,…
  • Thực phẩm chứa nhiều protein: Thịt bò, thịt lợn, thịt gà, …
  • Thực phẩm chứa nhiều canxi: bông cải xanh, tôm, ốc,…

3.3. Bổ sung kẽm, men vi sinh, hoặc men tiêu hóa trong 1 số trường hợp

  • Bổ sung kẽm cho trẻ để giảm tiêu chảy, ổn định tiêu hóa và tăng sức đề kháng
  • Bổ sung men vi sinh (lợi khuẩn) giúp cân bằng vi sinh, kích thích tiết men phân giải đường, trẻ nhanh chóng cải thiện các triệu chứng của bất dung nạp lactose và quá tải lactose. Đồng thời, men vi sinh cũng có tác dụng làm lành tổn thương đường ruột, phục hồi chức năng ruột trở về bình thường. Thời gian sử dụng từ 1-3 tháng.
  • Bổ sung men tiêu hóa khi có chỉ định từ bác sỹ. Men lactase phân giải đường lactose, giúp tiêu hóa hết đường lactose trẻ dung nạp vào. Tuy nhiên, lưu ý không nên sử dụng men tiêu hóa trong thời gian dài, có thể khiến trẻ bị phụ thuộc vào men

3.4. Mẹ thường xuyên kiểm tra phân trẻ 

Nếu phân trẻ có chuyển biến từ xanh sang màu vàng, ít bọt thì có nghĩa là việc điều chỉnh đã có hiệu quả.

4. Trẻ bất dung nạp lactose, quá tải lactose có cần đi khám bác sĩ không?

Với trẻ bất dung nạp lactose, mẹ cần đưa trẻ đi khám để có kết luận chính xác và hướng giải quyết phù hợp. Còn với quá tải lactose, mẹ có thể tự xử lý tại nhà theo các cách ở trên. Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn bị tiêu chảy kéo dài, đi ngoài nhiều nước và lỏng, có dấu hiệu mất nước thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp chuyên gia y tế. Quá tải lactose kéo dài có thể dẫn đến không dung nạp lactose thứ phát, lúc đó trẻ chậm tăng cân và khó điều trị hơn. 

Quá tải lactose hay bất dung nạp lactose? Cách phân biệt

Hy vọng bài viết đã giúp mẹ phân biệt được quá tải lactose và bất dung nạp lactose ở trẻ. Từ đó, mẹ có thể có hướng xử lý phù hợp để trẻ sớm phục hồi. Nếu có thắc mắc, mẹ đừng ngần ngại, hãy liên hệ Imiale theo Hotline 19009482 hoặc 0988410182 để được các chuyên gia tư vấn nhé! 

]]>
https://imiale.com/qua-tai-lactose-hay-bat-dung-nap-lactose-cach-phan-biet-16152/feed/ 0
Giải đáp thắc mắc của mẹ về bất dung nạp lactose ở trẻ https://imiale.com/bat-dung-nap-lactose-o-tre-16199/ https://imiale.com/bat-dung-nap-lactose-o-tre-16199/#respond Sat, 13 May 2023 02:06:05 +0000 https://imiale.com/?p=16199 Hiện nay, tình trạng bất dung nạp lactose ở trẻ đang rất phổ biến, có thể xảy ra ở trẻ từ sơ sinh cho đến trẻ lớn. Vì vậy, các vấn đề xoay quanh tình trạng bất dung nạp như: Phân thế nào? Trẻ có tăng cân không? Có được bú sữa mẹ không?… đang được rất nhiều mẹ quan tâm. Cùng Imiale tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây. 

Giải đáp thắc mắc của mẹ về bất dung nạp lactose ở trẻ

1. Tổng quan về bất dung nạp lactose

Không dung nạp lactose là tình trạng trẻ không tiêu hóa được đường lactose có trong sữa. Lactose không phân giải bị vi khuẩn lên men, sinh hơi gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đi ngoài phân chua, sủi bọt, đau bụng, vặn mình, xì hơi, nôn trớ,…

1.1. Nguyên nhân bất dung nạp lactose

Bất dung nạp lactose chủ yếu là bất dung nạp lactose thứ phát, xảy ra sau tổn thương đường ruột như sau bệnh Crohn, Celiac, nhiễm trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa kéo dài. Rất hiếm trường hợp bất dung nạp lactose bẩm sinh.

Giải đáp thắc mắc của mẹ về bất dung nạp lactose ở trẻ

1.2. Chẩn đoán bất dung nạp lactose

Bất dung nạp lactose có thể được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng (đi lỏng, đau bụng, đầy bụng) và xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm hơi thở Hydro, xét nghiệm độ pH phân, xét nghiệm dung nạp lactose.

1.3. Điều trị bất dung nạp lactose

Khi xác định trẻ bất dung nạp lactose, mẹ cần xử lý theo các nguyên tắc sau:

Hạn chế lactose trong chế độ ăn: 

  • Với trẻ bú sữa mẹ: Cho trẻ bú sữa mẹ bình thường. Vắt bỏ 10-15 ml sữa đầu
  • Với trẻ bú sữa công thức: Đổi sữa freelactose cho trẻ
  • Với trẻ ăn dặm: Kiêng các thực phẩm chứa lactose: sữa bò, sữa dê, phomat, bánh kẹo ngọt,… Có thể thay thế bằng sữa hạt, sữa đậu nành, hạnh nhân,…

Bố sung các chất dinh dưỡng cần thiết

  • Với trẻ không sử dụng sữa thay thế, trẻ có nguy cơ thiếu canxi, vitamin D trong sữa. Vì vậy nên bổ sung 2 loại chất này trong chế độ ăn hàng ngày như các loại đậu, cá, trứng, gan,…

Bổ sung men vi sinh, men tiêu hóa, kẽm giúp cải thiện triệu chứng bất dung nạp lactose, ổn định tiêu hóa và phục hồi đường ruột trẻ. Lưu ý: Men tiêu hóa và kẽm cần kê đơn của bác sĩ, tránh nguy hiểm do quá liều, phụ thuộc thuốc

2. Các thắc mắc của mẹ về bất dung nạp lactose

2.1. Phân của trẻ bất dung nạp lactose như thế nào?

Trẻ bất dung nạp lactose không tiêu hóa được đường, đường lên men gây nên những bất thường về tần suất đi tiêu, tính chất phân:

  • Phân lỏng, nhiều nước, đi ngoài nhiều lần: Lactose không tiêu hóa được, tăng hút nước vào đại tràng, tăng khối lượng phân, kích thích tống đẩy ra ngoài dẫn đến trẻ đi ngoài nhiều, phân lỏng.
  • Phân chua:  Do vi khuẩn lên men lactose sinh acid lactic có tính acid nên phân có mùi chua.
  • Phân có nhầy, bọt: Sự tăng sinh của acid lactic khiến cho niêm mạc ruột bị co bóp và tổn thương. Khi đó, phản xạ của ruột là tăng tiết dịch nhầy để bảo vệ các niêm mạc ruột. Bên cạnh đó, vi khuẩn lên men sinh hơi nên trẻ đi ngoài sẽ có nhầy và bọt.

Giải đáp thắc mắc của mẹ về bất dung nạp lactose ở trẻ

2.2. Trẻ bất dung nạp lactose có tăng cân bình thường không?

Câu trả lời là không. Vì đường lactose là một trong các dưỡng chất chính giúp cho cơ thể trẻ phát triển và nhanh lớn. Trẻ bất dung nạp lactose không tiêu hóa và hấp thu được đường nên trẻ chậm tăng cân, có nguy cơ không đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện.

Nếu tình trạng bất dung nạp lactose kéo dài, còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như trẻ suy dinh dưỡng, mất nước, suy nhược cơ thể,…

Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá lo lắng. Trẻ sẽ tăng cân bình thường nếu mẹ phát hiện sớm và có các biện pháp xử lý kịp thời và đúng cách.

2.3. Trẻ bất dung nạp lactose có được bú sữa mẹ không? Nên cho trẻ uống sữa gì?

Trẻ bất dung nạp lactose có thể bú sữa mẹ như bình thường. Vì sữa mẹ tuy chứa lactose nhưng cũng chứa lợi khuẩn và các hoạt chất có khả năng phân giải đường. Ngoài ra, các thành phần khác trong sữa mẹ có tác dụng tái tạo, làm lành đường ruột tổn thương, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi tiêu hóa.

Không nên cho trẻ kiêng bú. Kiêng bú khiến trẻ không đủ dinh dưỡng, sức khỏe, khiến tình trạng tiêu chảy kéo dài.

Giải đáp thắc mắc của mẹ về bất dung nạp lactose ở trẻ

Trong một số rất ít các trường hợp, trẻ bú mẹ tuy đã áp dụng các biện pháp cải thiện, nhưng trẻ vẫn xuất hiện các triệu chứng thì có thể ngưng sữa mẹ và cho trẻ chuyển sang sữa freelactose. Mẹ có thể tham khảo một số loại sữa sau: Sữa bột Nan AL 110 , Sữa Aptamil lactose free, Sữa Enfalac lactofree A+,…

>>>Xem thêm: Top 7 sữa free lactose cho trẻ bất dung nạp Lactose tốt nhất hiện nay

Lưu ý, bé có thể bú lại sữa mẹ khi đường ruột đã hồi phục hoàn toàn, không gặp các triệu chứng như: đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy,… Nguyên tắc cho con bú trở lại: mẹ cho con bú từ từ, bú ít một, dặm sữa mẹ khoảng ⅓ lượng sữa trẻ bú hàng ngày, sau đó nếu thấy trẻ ko có phản ứng gì, có thể tăng dần lượng sữa mẹ lên.

2.4. Trẻ bất dung nạp lactose có chế độ ăn dặm như thế nào?

Mẹ cho trẻ bất dung nạp lactose ăn dặm theo nguyên tắc sau đây:

Hạn chế thực phẩm chứa lactose. Mẹ cần nắm được các loại thực phẩm chứa lactose để kiểm soát trong chế độ ăn của trẻ:

  • Các loại sữa ( sữa bò, sữa dê,..). Có thể thay bằng sữa hạt như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa óc chó,… hoặc chuyển qua sữa freelactose
  • Phô mai mềm, sữa chua có đường, váng sữa, bánh kẹo ngọt,…Mẹ nên kiểm tra kỹ nhãn thực phẩm trước khi cho trẻ ăn
  • Một số thực phẩm không ghi trên nhãn nhưng vẫn chứa lactose như bánh mì, súp kem, khoai tây chiên, đồ ăn nhanh,…

Nếu không dùng sữa, để đảm bảo trẻ có thể đủ dinh dưỡng nên cần bổ sung canxi, photpho, vitamin A,... bằng thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng

  • Canxi: Rau dền, đỗ, cá hồi, cam, đậu phộng, đậu xanh, thịt heo, thịt bò,…
  • Vitamin A: Cà rốt, cải xanh, trứng, gan, đu đủ, các hạt ngũ cốc, bí đỏ, các loại hạt…
  • Vitamin D: Các hạt ngũ cốc, gan, lòng đỏ trứng, dầu oliu, …

Ngoài ra, để giảm triệu chứng và nhanh chóng hồi phục chức năng đường ruột, mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ từ 1-3 tháng.

2.5. Mẹ nên ăn kiêng gì khi trẻ bị bất dung nạp lactose?

Đối với trẻ bú mẹ, trẻ nhận dưỡng chất chỉ từ sữa mẹ. Vì vậy, việc mẹ ăn gì rất quan trọng sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa cho trẻ bú. Do đó, với trẻ bú mẹ gặp bất dung nạp lactose mẹ cần tránh những thực phẩm sau: 

  • Bánh kẹo, đồ ngọt, hoa quả nhiều đường
  • Hải sản: Khi mẹ ăn nhiều hải sản, trẻ có thể bị dị ứng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Đường ruột bị tổn thương sẽ làm cho enzyme lactase bị suy giảm nghiêm trọng dẫn đến tình trạng bất dung nạp lactose càng nghiêm trọng hơn.

2.6. Trẻ bất dung nạp lactose bao lâu thì khỏi?

Thời gian khỏi bệnh của trẻ phụ thuộc vào tình trạng của trẻ và cách chăm sóc của gia đình.

Giải đáp thắc mắc của mẹ về bất dung nạp lactose ở trẻ

Trẻ bất dung nạp lactose thứ phát (thường gặp nhất)

Khi trẻ được kiểm soát lactose trong chế độ ăn, trẻ sẽ giảm các triệu chứng. Sau 1-3 tháng mẹ kết hợp các phương pháp phục hồi đường ruột trẻ (bổ sung men vi sinh, kẽm,…), trẻ sẽ khôi phục chức năng tiết lactase, hoạt động ruột trở về bình thường. Khi đó, các triệu chứng được cải thiện hoàn toàn

Trẻ bất dung nạp lactose nguyên phát 

Bệnh thường xảy ra với trẻ lớn, khi trẻ chuyển từ sữa sang chế độ ăn khác. Cơ thể trẻ tiết ít lactase nên khi ăn nhiều các thực phẩm chứa lượng lactase khiến trẻ không dung nạp được. Nếu trẻ chỉ thức ăn thông thường, hạn chế đồ ngọt, sữa chứa lactose thì trẻ sẽ không còn gặp các triệu chứng bất dung nạp lactose.

Trẻ bất dung nạp lactose bẩm sinh 

Trường hợp này hiếm gặp nhưng nếu mắc, trẻ sẽ sống chung với tình trạng này. Ngay từ sớm, trẻ không được dùng bất cứ loại thực phẩm nào chứa lactose. Nếu trẻ nhỏ cần dùng sữa thì dùng sữa freelactose hoặc sữa chứa ít lactose và bổ sung kèm men lactase. Khi trẻ lớn, vẫn cần thường xuyên kiểm soát chế độ ăn.

Mong rằng qua bài viết này có thể giải đáp thắc mắc của mẹ về bất dung nạp lactose ở trẻ. Mẹ cần theo dõi con nếu có bất thường cần đưa trẻ đi bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu mẹ còn thắc mắc gì hãy liên hệ ngay cho Imiale theo Hotline 19009482 hoặc 0988410182 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn nhé!

]]>
https://imiale.com/bat-dung-nap-lactose-o-tre-16199/feed/ 0
5 lời khuyên & Cách chữa bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh https://imiale.com/cham-tre-khong-dung-nap-lactose-6198/ https://imiale.com/cham-tre-khong-dung-nap-lactose-6198/#respond Fri, 19 Feb 2021 09:24:06 +0000 https://imiale.com/?p=6198 Tình trạng không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không đủ enzym lactase để phân giải lactose trong sữa gây ra các các rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn,… Khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc chứng không dung nạp lactose, cách chữa bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh, đảm bảo vẫn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là Canxi và Vitamin D để phát triển một cách toàn diện. Dưới đây là 5 lời khuyên hữu ích về cách chữa bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh  bố mẹ có thể tham khảo.

5 lời khuyên hữu ích chăm sóc trẻ không dung nạp lactose tại nhà

1. Cách nhận biết tình trạng KHÔNG DUNG NẠP ĐƯỜNG LACTOSE

1.1 Triệu chứng

Bố mẹ cần đặc biệt chú ý khi quan sát và nhận thấy trẻ sau khi uống sữa hoặc ăn các loại thực phẩm từ sữa có chứa lactose thì xuất hiện các triệu chứng như:

  • Buồn nôn.
  • Đau bụng, chuột rút và đầy hơi.
  • Phân lỏng và khí.
  • Tiêu chảy có nước kèm theo khí.
  • Ngứa quanh hậu môn.

Các triệu chứng trên phụ thuộc vào lượng lactose đưa vào cơ thể. Trẻ ăn càng nhiều lactose thì sẽ càng có nhiều triệu chứng. Các triệu chứng bất dung nạp đường lactose ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi uống sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa và có mức độ từ nhẹ đến nặng dựa trên lượng tiêu thụ và lượng dung nạp.

1.2 Các biện pháp xác định không dung nạp lactose ở trẻ

Ngoài ra có thể dùng các biện pháp sau để xác định trẻ có đang mắc chứng bệnh này không

  • Loại bỏ tất cả các nguồn cung cấp đường lactose khỏi chế độ ăn của trẻ trong vài tuần để xem liệu các triệu chứng của trẻ có giảm bớt hay không.
  • Bác sĩ có thể đáng giá tình trạng không dung nạp lactose qua các xét nghiệm:
    • Đo lượng đường trong máu trước và sau khi con bạn uống dung dịch lactose
    • Thử nghiệm hydro trong hơi thở
    • Kiểm tra phân: Kiểm tra độ acid của phân, kiểm tra sự có mặt của Glucose trong phân
    • Lấy sinh thiết niêm mạc ruột non: bằng nội soi để đo nồng độ lactase trực tiếp cũng như hoạt tính của các disaccharidase

2. Cách chọn sữa cho bé không dung nạp đường lactose

Trẻ không dung nạp lactose không tiêu hóa được sữa vậy có nên tiếp tục cho bú sữa mẹ không?

Với trẻ còn bú mẹ hoàn toàn (khoảng từ 0 đến 6 tháng), mẹ phải tiếp tục cho trẻ bú vì trong sữa mẹ có nguồn kháng thể dồi dào sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ được bảo vệ, giảm thiểu các triệu chứng đi ngoài cũng như cung cấp đầy đủ dưỡng chất để trẻ duy trì sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch.

Dòng sữa freelactose

Với trẻ lớn hơn (từ 6 tháng trở lên) đã chuyển sang uống sữa công thức hoặc ăn dặm, mẹ vẫn cần bổ sung sữa vào khẩu phần ăn cho con. Sữa là một thức uống dinh dưỡng chứa nhiều các chất thiết yếu cho quá trình phát triển của trẻ như Canxi, vitamin D, …

Bố mẹ vẫn nên cho trẻ uống sữa, bằng cách lựa chọn các sản phẩm thay thế. Có thể chọn sữa công thức dễ tiêu hóa, có hàm lượng lactose thấp hoặc không chứa đường lactose.

Để chọn sữa cho bé, bố mẹ cần kiểm tra kĩ bảng thành phần của sản phẩm. Đặc biệt, nhà sản xuất đã ghi rõ hàm lượng thành phần lactose, hoặc có dòng “không chứa lactose” trên bao bì sản phẩm. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sữa không lactose, gồm:

  • Sữa có nguồn gốc từ sữa các động vật như bò, dê, cừu đã giảm hoặc không chứa lactose như sữa công thức cho trẻ sơ sinh không chứa lactose (tươi, tiệt trùng, bột, nguyên kem),..
  • Sữa thực vật như: Các lựa chọn sữa không chứa lactose chính là sữa đậu nành, sữa gạo – ngọt hơn các loại sữa không chứa lactose khác (không dùng cho trẻ dưới 4,5 tuổi), sữa hạnh nhân, sữa dừa, sữa hạt điều, sữa hạt phỉ, sữa Hemp, sữa yến mạch, …
Tham khảo 1 số loại sữa cho trẻ BDN lacotse
  • NAN AL 110
  • Aptamil Free lactose
  • Enfamilk free lactose
  • Frisolac Gold Free lactose
  • Dumex Lactose Free

Xem thêm: 5 Loại sữa dành cho trẻ Bất dung nạp lactose [2021]

3. Chế độ ăn dặm dành cho trẻ không dung nạp đường lactose

Việc cung cấp đủ dinh dưỡng, đảm bảo cho việc phát triển toàn diện của trẻ là vô cùng quan trọng. Việc giảm hoặc bỏ hoàn toàn các sản phẩm chứa sữa ra khỏi thực đơn của trẻ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ Canxi cho quá trình phát triển xương và răng cho trẻ.

Các nguồn cung cấp canxi khác ngoài sữa bao gồm:

  • Rau xanh (bông cải xanh,…)
  • Nước trái cây
  • Sữa đậu nành
  • Đậu phụ
  • Một số loại cá béo: Cá hồi, cá thu, …
  • Hoa quả họ cam

Ngoài ra cần bổ sung vitamin A (từ các củ quả có màu đỏ như cà rốt, cà chua, .. ), B2 và B12, phốt pho( từ thịt bò, cá ngừ,trứng,..), vitamin D(nước cam, sữa đậu nành, ngũ cốc,..) …

Việc bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé một cách khoa học sẽ mang đến hiệu quả cung cấp  dinh dưỡng giúp con cao lớn khỏe mạnh.

4. Có nên bổ sung Kẽm cho không dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh

Một trong các triệu chứng của không dung nạp lactose là tiêu chảy. Khi trẻ bị tiêu chảy, trẻ sẽ bị mất một lượng lớn kẽm. Bổ sung kẽm sẽ giúp trẻ giảm thời gian và mức độ nặng của đợt tiêu chảy, đồng thời tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc đợt tiêu chảy mới và giúp cải thiện sự ngon miệng và tăng trưởng của trẻ.

Có nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn

Nên cho trẻ uống kẽm sớm ngay khi có các triệu chứng tiêu chảy. Uống kẽm vào lúc đói sẽ giúp hấp thu thuốc tốt hơn. Liều lượng kẽm trong điều trị tiêu chảy được WHO khuyến cáo như sau:

Hàm lượng kẽm trong trường hợp tiêu chảy cấp

  • Trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi: cho trẻ uống 10mg/ngày trong 10-14 ngày
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: cho trẻ uống 20mg/ngày trong 10-14 ngày.

Ngoài ra cần bổ sung Kẽm qua thực phẩm như hải sản, thịt bò, cá…Tăng cường khả năng hấp thu kẽm cho trẻ bằng cách thường xuyên bổ sung vitamin C với những thực phẩm như rau xanh, hoa quả…

5. Nên bổ sung lợi khuẩn nào cho trẻ không dung nạp lactose

Trẻ bú mẹ được nhận một lượng lợi khuẩn đầy đủ qua sữa mẹ nhưng do trẻ dùng sữa công thức có hệ khuẩn chí đa dạng, chứa nhiều loại vi khuẩn gây hại, các em bé thường thiếu hụt lợi khuẩn do không được bổ sung qua sữa. Đặc biệt, trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, hệ khuẩn chí biến động rất lớn vì được nhận đa dạng loài vi sinh vật chứa trong thức ăn.

Với trẻ không dung nạp lactose lại càng có nguy cơ cao dẫn tới tình trạng suy giảm nồng độ lợi khuẩn trong đường tiêu hóa vì vậy việc bổ sung lợi khuẩn cho trẻ là rất cần thiết. Các chủng lợi khuẩn theo khuyến cáo của Tổ chức y tế bao gồm lợi khuẩn Lactobacillus, Bifidobacteria, các chủng nấm men thuộc họ Saccharomycetaceae…

Bifidobacterium với sức khỏe bé

Trong đó, Bifidobacteria đóng vai trò quan trọng trong tăng cường sức khỏe tiêu hóa, nâng cao đáp ứng miễn dịch của cơ thể, làm gia tăng các kháng thể immunoglobulin (IgA và IgM). Bổ sung men vi sinh, đặc biệt là lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 hỗ trợ tốt cho trẻ bất dung nạp lactose nhờ các cơ chế:

  • Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 hỗ trợ thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, loại trừ vi khuẩn có hại
  • Lợi khuẩn hỗ trợ kích thích hỗ trợ bài tiết một phần men lactase để tiêu hóa đường lactose có trong sữa
  • Điều tiết lượng nước trong phân, giúp cải thiện tình trạng đi ngoài phân lỏng. Đồng thời, lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 còn hỗ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn giúp bé hấp thu triệt để chất dinh dưỡng.
  • Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 còn có khả năng tạo lớp màng nhầy ở niêm mạc ruột, bảo vệ thành ruột trước những yếu tố gây hại. Cải thiện và phòng ngừa viêm ruột – một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng ruột không tiết được men lactase
  • Các lợi khuẩn còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn. Trong đó có cả nhiễm khuẩn đường ruột gây viêm ruột.
TPBVSK Imiale là lợi khuẩn SỐNG – GẮN ĐÍCH, chứa chủng lợi khuẩn ĐỘC QUYỀN Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch.

TPBVSK Imiale là lợi khuẩn SỐNG – GẮN ĐÍCH, chứa chủng lợi khuẩn ĐỘC QUYỀN Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch. Imiale giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh và cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

imiale lợi khuẩn đan mạch - resize

  1. Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên của nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu từ Đan Mạch.
  2. Imiale chứa chủng lợi khuẩn sống, gắn đích độc quyền Bifidobacterium BB-12 – chủng lợi khuẩn hàng đầu về bằng chứng khoa học với hơn 307 nghiên cứu lâm sàng quốc tế
  3. Với ng nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, lợi khuẩn được bảo vệ khỏi các yếu tố khắc nghiệt của môi trường để tới cơ quan đích phát huy ng dụng.
  4. Bifidobacterium BB1 được chứng nhận và khuyên dùng bởi các tổ chức uy tín: FDA, EFSA, ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu)
  5. Giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải hiện hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa. Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Sản phẩm được sử dụng cho trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột: tiêu chảy, phân sống, táo bón, bụng đầy, khó tiêu, trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.

Theo thống kê của viện khoa học dinh dưỡng Hoa Kỳ cứ 10 trẻ sinh ra thì có 1 trẻ  mắc chứng không dung nạp Lactose. Tình trạng này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến dinh dưỡng và quá trình phát triển của trẻ vì vậy bố mẹ cần có chế độ ăn hợp lý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, kẽm, các vitamin và bổ sung các lợi khuẩn có lợi cho trẻ trong thời gian này. Trên đây là 5 lời khuyên và cách chữa bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh dành cho mẹ.

Liên hệ với CHUYÊN GIA của Imiale® để tư vấn chi tiết. Hotline: 19009842

>>Xem thêm

Tham khảo nguồn:

Mayoclinic

]]>
https://imiale.com/cham-tre-khong-dung-nap-lactose-6198/feed/ 0
Top 7 sữa free lactose cho trẻ bất dung nạp Lactose tốt nhất hiện nay https://imiale.com/5-loai-sua-free-lactose-cho-tre-tot-nhat-hien-nay-6150/ https://imiale.com/5-loai-sua-free-lactose-cho-tre-tot-nhat-hien-nay-6150/#respond Sun, 31 Jan 2021 19:11:50 +0000 https://imiale.com/?p=6150 Sữa free lactose là loại sữa đã được giảm lượng đường lactose hoặc bổ sung thêm men lactase để giúp phân cắt và hấp thu thành phần lactose trong sữa. Đây là loại sữa chuyên biệt dành cho những trẻ gặp tình trạng bất dung nạp lactose (thiếu hụt enzym lactase do ruột tiết ra, do đó không tiêu hóa được đường lactose trong sữa, dẫn đến tiêu chảy). Bài viết sau đây gợi ý cho mẹ 7 loại sữa Free lactose tốt nhất trên thị trường để các mẹ cùng tham khảo và đưa ra lựa chọn.

sua-freelactose-cho-tre-1

Khi nào trẻ cần uống sữa free lactose (sữa không chứa đường Lactose)?

Sữa free lactose là sữa công thức đã được loại bỏ thành phần lactose, giúp trẻ bất dung nạp Lactose, hoặc trẻ kém dung nạp Lactose có thể tiêu hóa dễ dàng mà không gặp các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, phân chua…

Bất dung nạp Lactose là tình trạng niêm mạc trẻ không tiết hoặc tiết rấi ít enzyme lactase, là loại men giúp tiêu hóa đường lactose có trong sữa (kể cả sữa bò hay sữa mẹ). Vì vậy, khi trẻ bú mẹ hay uống sữa chứa lactose, đường lactose không được tiêu hóa và hấp thu sẽ vận chuyển xuống đại tràng. Tại đây, vi khuẩn lên men lactose, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như:

  • Sôi bụng, đầy hơi chướng bụng
  • Tiêu chảy kéo dài, phân lỏng, nhiều nhầy bọt, có mùi chua. Đây là triệu chứng điển hình nhất, thường là dấu hiệu giúp mẹ nhận biết con gặp tình trạng bất dung nạp Lactose.
  • Khó chịu vùng bụng, trẻ thường có biểu hiện cong lưng, nắm chặt tay, chân co lại.
  • Các triệu chứng khác: Trẻ nôn trớ, quấy khóc…

Các triệu chứng thường xảy ra ngay sau khi trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức, thậm chí trẻ vừa bú vừa són phân.

Nguyên nhân trẻ bất dung nạp Lactose 

Bất dung nạp Lactose có thể do bẩm sinh, tuy nhiên tỉ lệ này rất hiếm. Phần lớn trẻ bất dung nạp Lactose thứ cấp, sau một đợt tiêu chảy hoặc nhiễm khuẩn đường ruột. Lúc này, là niêm mạc tiêu hóa của trẻ bị tổn thương, giảm khả năng tiết enzyme lactase dẫn tới không dung nạp Lactose trong sữa bò/ sữa mẹ với các biểu hiện như trên.

Cơ chế bất dung nạp lactose

Giải pháp cho trẻ bất dung nạp Lactose

Để khắc phục tình trạng kể trên, mẹ nên thay đổi chế độ ăn cho trẻ – Loại bỏ Lactose ra khỏi chế độ ăn. Tùy từng trường hợp mà mẹ cân nhắc sử dụng sữa free lactose cho trẻ không, bổ sung sớm hay muộn:

  • Với trẻ uống sữa công thức: Trong thời gian trẻ có triệu chứng bất dung nạp, mẹ nên đổi cho bé sang dùng sữa free lactose – là loại sữa không chứa đường lactose. Sau khi niêm mạc đường tiêu hóa của trẻ phục hồi, có khả năng tiết lactase mẹ có thể chuyển cho trẻ dùng sữa công thức thông thường. Lưu ý, mẹ không nên chuyển đột ngột về sữa công thức mà cần chuyển từ từ, giảm dần lượng sữa free lactose, tăng sữa công thức thông thường để hệ tiêu hóa của trẻ thích nghi dần.
  • Với trẻ bú mẹ hoàn toàn: Vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nên tốt nhất, mẹ vẫn nên duy trì cho trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên vắt bỏ sữa đầu là sữa chứa nhiều lactose và ít chất béo nhất (chất béo giúp thức ăn lưu lại ở dạ dày, ruột lâu hơn, tăng thời gian tiết enzyme lactase để tiêu hóa đường lactose). Nếu sau 4-5 ngày trẻ bú mẹ mà vẫn có biểu hiện bất dung nạp, mẹ nên chuyển sang sữa free lactose. Đến khi trẻ đi ngoài ổn định, mẹ mới từ từ chuyển cho bé trở về chế độ bú mẹ.

Tiêu chí chọn sữa Free lactose cho trẻ bất dung nạp Lactose

Để lựa chọn sản phẩm sữa phù hợp với tình trạng bất dung nạp của con, mẹ cần lựa chọn dựa trên những tiêu chí sau:

  • Sữa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Mẹ ưu tiên chọn cho bé sữa free lactose từ các thương hiệu lớn, uy tín và đã qua kiểm định để đảm bảo chất lượng. Ngoài ra mẹ cũng lưu ý mua sữa ở địa chỉ uy tín, tránh mua phải hàng nhái hàng giả.
  • Sữa free lactose và đầy đủ thành phần dinh dưỡng cho trẻ: Ngoài không chứa đường lactose, sữa cho trẻ bất dung nạp vẫn cần đảm bảo các thành phân dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ như protein, DHA, omega 3, omega 6….
  • Chọn sữa phù hợp với độ tuổi của trẻ: Mỗi loại sữa chứa thành phần dinh dưỡng khác nhau, phù hợp với từng lứa tuổi nhất định. Do đó, mẹ cần tham khảo để lựa chọn sản phẩm sữa free lactose phù hợp với độ tuổi của con.
  • Chọn sữa free lactose có giá cả phù hợp: Trẻ cần sử dụng sữa free lactose lâu dài, nên mẹ ưu tiên lựa chọn những loại sữa có giá cả phù hợp với kinh tế của mẹ để đáp ứng nhu cầu của con.

tieu chi chon sua free lactose cho trẻ jpgBên cạnh sử dụng sữa free lactose, trẻ bất dung nạp (hay có dị ứng đạm sữa bò..), chuyên gia khuyến cáo mẹ nên sử dụng men vi sinh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng lợi khuẩn có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bất dung nạp, kích thích tiết enzym lactase tiêu hóa đường lactose đồng thời bảo vệ niêm mạc ruột, giúp đường ruộ bé luôn khỏe mạnh.

1. Sữa Similac Isomil IQ 1 free lactose

Similac Isomil IQ 1 cho trẻ bất dung nạp

Xuất xứ: Abbott Mỹ

Đối tượng sử dụng: Được dùng cho trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi bị bất dung nạp lactose hoặc dị ứng đạm sữa bò

Isomil là sản phẩm dinh dưỡng công thức đặc chế từ đạm đậu nành, không chứa lactose, dành cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi kém dung nạp với sữa công thức thông thường do dị ứng đạm sữa bò, bất dung nạp lactose, tiêu chảy…

Sữa Similac Isomil giúp trẻ:

  • Phát triển tốt về ngôn ngữ, thị giác và trí tuệ: chứa hệ dưỡng chất IQ, bao gồm AA, DHA, omega 3, omega 6, taurin, cholin, sắt, kẽm và những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trí não và thị giác.
  • Giúp tăng cường sức đề kháng: Chứa nucleotide tự nhiên giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ.
  • Tăng trưởng tốt: Chứa hỗn hợp chất béo đặc biệt không có dầu cọ đã được nghiên cứu lâm sàng cho thấy giúp gia tăng hấp thu canxi, hỗ trợ xương và răng chắc, khỏe. Similac Isomil IQ 1 đã được chứng minh giúp trẻ tăng trưởng tốt.

Giá tham khảo: 295 000 đồng/hộp 400g

2. Sữa Enfamil A+ Lactofree Care không chứa Lactose cho trẻ bất dung nạp

Sữa Enfamil A+ Lactofree Care cho trẻ bất dung nạp lactose

Xuất xứ: Thương hiệu Mead Johnson đến từ Hoa Kỳ

Đối tượng sử dụng: Sữa được dùng cho bé 0-12 tháng không dung nạp lactose

Ưu điểm:

  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé từ 0 đến 12 tháng tuổi phát triển toàn diện chiều cao, cân nặng và trí tuệ: Công thức đạm tinh chế có giá trị sinh học cao, hoàn toàn không chứa đạm sữa và lactose phù hợp với thể trạng của các bé bất dung nạp lactose, giúp đẩy lùi tình trạng tiêu chảy, giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động bình thường trở lại.
  • Chứa 100% lượng chất béo thực vật giống trong sữa mẹ giúp bé dễ hấp thụ từ đó phát triển tốt hệ thần kinh và hệ miễn dịch của trẻ
  • Sữa không chứa đường Lactase, không Sucrase giúp làm mau lành tổn thương bờ bàn chải ruột. Đồng thời áp lực thẩm thấu  thấp 200mOsm/kgH2O hỗ trợ bù nước, cầm tiêu chảy, cải thiện hệ tiêu hóa còn non nớt của bé giúp bé dễ hấp thụ dinh dưỡng hơn để con yêu mau ăn, chóng lớn.
  • Thương hiệu lâu năm và có uy tín đảm bảo chất lượng và an toàn cho trẻ.

Giá tham khảo: 243.000 đồng/1 hộp 400g

Lợi khuẩn cho bất dung nạp lactose

3. Sữa bột Nan AL110 cho trẻ bất dung nạp Lactose

Sữa bột Nan AL110 cho trẻ tiêu chảy vì bất dung nạp lactose

Xuất xứ: Nestlé Hà Lan

Đối tượng sử dụng: Sữa dành cho trẻ từ 0 – 3 tuổi, bị tiêu chảy hoặc bất dung nạp lactose

Ưu điểm:

  • Sữa được sản xuất từ công thức không chứa đường Lactose và Sucrose phù hợp cho trẻ tiêu chảy và không dung nạp Lactose. Trong sữa có chứa đạm Whey đã khử khoáng với hàm lượng đạm cao, dễ tiêu hóa giúp cơ thể bé hấp thu dễ dàng. Ngoài ra còn có các thành phần khác như citrate canxi, vitamin C, probiotics, vitamin B1, vitamin B3, vitamin B12…
  • Sữa có chứa Nucleotide có khả năng tái tạo niêm mạc ruột, làm gia tăng lượng kháng thể IgA huyết thanh và giảm tần suất tiêu chảy, tăng khả năng miễn dịch cho bé.
  • Hàm lượng DHA:ARA theo tỉ lệ cân bằng 1:1 bên trong sữa rất cần thiết cho sự phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, hệ thần kinh và giúp bé phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
  • Canxi và Photpho có trong sữa với hàm lượng thích hợp giúp trẻ phát triển tối ưu về chiều cao, hệ xương và răng chắc khỏe.

Giá tham khảo: 159.000 đồng/1 hộp 400g

4. Sữa Aptamil Lactose Free – chuyên biệt cho trẻ bất dung nạp Lactose

Aptamil Lactose Free cho trẻ bất dung nạp lactose

Xuất xứ: Công ty Nutricia (Anh)

Đối tượng sử dụng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bất dung nạp Lactose

Ưu điểm: 

  • Aptamil Lactose Free có thành phần dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển toàn diện của bé. Đặc biệt, sản phẩm không chứa đường lactose – phù hợp cho bé bất dung nạp lactose.
  • Aptamil Lactose Free chứa DHA giúp tăng cường trí não cho bé, giúp bé thông minh hơn.
  • Chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ
  • Sữa có vị nhạt gần giống sữa mẹ, rất phù hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Giá tham khảo: 449.000 đồng/hộp 400g

5. Sữa Wakodo Bonlact I không chứa lactose dành cho trẻ không dung nạp Lactose

Sữa Wakodo Bonlact cho trẻ bất dung nạp lactose

Xuất xứ: Nhật bản

Đối tượng sử dụng: Dành cho trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi

Ưu điểm:

  • Sữa thay thế lactose thành glucose từ nho, FOS từ hoa quả rất thích hợp với bé hay bị tiêu chảy, dị ứng đạm sữa bò, không dung nạp được lactose. Ngoài ra,DHA, ARA, choline,… có trong sữa được bổ sung với hàm lượng cao giúp bé hoàn thiện chức năng thị giác, có đôi mắt sáng, phát triển trí tuệ. Canxi và vitamin D với hàm lượng thích hợp giúp bé phát triển chiều cao và có hệ xương, răng chắc khỏe
  • Sữa chứa các lợi khuẩn đường ruột để hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tăng cường tái tạo niêm mạc ruột, dạ dày và loại trừ các loại vi khuẩn gây hại làm hạn chế các chứng tiêu chảy, táo bón…

Giá khoảng tham khảo: 396.000 đồng/ hộp 360g.

6. Sữa Enfalac LactoFree A+ không chứa Lactose

sua-freelactose-cho-tre bất dung nạp lactose

Xuất xứ: Hoa Kỳ

Đối tượng sử dụng: Trẻ 0-12 tháng tuổi

Ưu điểm: 

  • Không chứa đường Lactose, 100% glucose polymer giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu.
  • Chứa hàm lượng DHA và ARA cao, hỗ trợ phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ.

Giá tham khảo: 200.000 đồng/hộp 400g.

7. Sữa frisolac Gold Lactose Free cho trẻ bất dung nạp Lactose

sua-freelactose-cho-tre bất dung nạp lactose

Xuất xứ: Hà Lan

Đối tượng sử dụng: Trẻ 0-12 tháng tuổi

Ưu điểm: 

  • Chứa các thành phần dinh dưỡng thiết yếu: Canxi, Phospho, vitamin D giúp phát triển chiều cao, DHA, Taurine, Choline giúp phát triển trí não và thị lực.
  • Bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ niêm mạc ruột và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bất dung nạp Lactose.

Giá tham khảo: 250.000 đồng/ hộp 400g.

Lưu ý khi dùng sữa free lactose cho trẻ bất dung nạp

Bên cạnh việc đổi sang sữa free lactose cho trẻ, để tình trạng bất dung nạp của con cải thiện, mẹ cần lưu ý những điều sau:

Kết hợp dùng sữa free lactose và thay đổi chế độ ăn cho trẻ

  • Với trẻ bú mẹ: Ở những trẻ này, chế độ ăn của mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bất dung nạp của mẹ. Lúc này, mẹ cần tránh một số thực phẩm làm nặng thêm tình trạng bất dung nạp của trẻ như: bánh kẹo nhiều đường, hải sản, ….
  • Với trẻ ăn dặm: Với trẻ ăn dặm bị bất dung nạp Lactose, mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm chứa lactose như bánh kẹo… đồng thời bổ sung lợi khuẩn để bảo vệ tiêu hóa.

chế độ ăn cho trẻ bất dung nạp Lactose 

Không chuyển đột ngột từ sữa free lactose về chế độ ăn thông thường

Với trẻ uống sữa công thức, nhiều mẹ thắc mắc “Trẻ bất dung nạp Lactose, sau khi uống sữa free lactose có quay lại uống sữa công thức thường được không?”

Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, mẹ cần thay đổi chế độ ăn của trẻ hợp lý kết hợp với quan sát triệu chứng của trẻ. Khi trẻ đi ngoài ổn định, mẹ giảm dần lượng sữa free lactose, dặm thêm sữa công thức thường, kết hợp với bổ sung lợi khuẩn để bảo vệ và phục hồi niêm mạc. Đến khi trẻ đi ngoài ổn định mẹ mới tiếp tục giảm sữa free lactose, không chuyển đột ngột khiến hệ tiêu hóa của trẻ không thích nghi kịp.

Trên đây là 7 loại sữa free lactose cho trẻ bất dung nạp Lactose được các mẹ tin dùng. Mong rằng các mẹ đã có cho mình thêm những thông tin bổ ích để có thể lựa chọn được loại sữa phù hợp cho con mình.

Ở trẻ bất dung nạp lactose thứ cấp sau nhiễm khuẩn đường ruột, tiêu chảy,… niêm mạc ruột trẻ bị tổn thương. Vì vậy, bên cạnh đổi sang sữa không chứa lactose cho trẻ, mẹ cần một giải pháp để phục hồi niêm mạc ruột, tăng khả năng tiết enzyme lactase. Bổ sung men vi sinh (lợi khuẩn) là giải pháp được các chuyên gia Nhi khoa khuyên dùng.

Để cải thiện tình trạng bất dung nạp lactose, ngoài việc dùng sữa free lactose, mẹ nên bổ sung thêm men vi sinh cho bé. Hiện nay, lợi khuẩn SỐNG – GẮN ĐÍCH chứa chủng lợi khuẩn ĐỘC QUYỀN Bifidobacterium BB12  từ Đan Mạch – là men vi sinh an toàn và hiệu quả được các chuyên gia khuyên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Là chủng lợi khuẩn sống, gắn đích tốt nhất tại đại tràng,  Bifidobacterium BB12 được chứng minh hiệu quả cao trong việc hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bất dung nạp lactose và khả năng tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Vai trò của lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12
Bifidobacterium BB12 hỗ trợ cải thiện các rối loạn của trẻ không dung nạp lactose nhờ:

  • Bifidobacterium BB12 hỗ trợ thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, loại trừ vi khuẩn có hại
  • Đồng thời, lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 tham gia kích thích hỗ trợ bài tiết một phần men lactase để tiêu hóa đường lactose có trong sữa, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn. Giúp bé hấp thu triệt để chất dinh dưỡng.
  • Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 còn giúp điều tiết lượng nước trong phân, nhờ đó mà cải thiện tình trạng đi ngoài phân lỏng.
  • Bằng cách tạo lớp màng nhầy ở niêm mạc ruột, bảo vệ thành ruột trước những yếu tố gây hại, lợi khuẩn sống gắn đích Bifidbacterium BB12 giúp cải thiện và phòng ngừa viêm ruột – một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng ruột không tiết được men lactase
  • Ngoài ra, lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn. Trong đó có cả nhiễm khuẩn đường ruột gây viêm ruột.

TPBVSK Imiale là lợi khuẩn SỐNG – GẮN ĐÍCH, chứa chủng lợi khuẩn ĐỘC QUYỀN Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch. Imiale giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh và cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

  • Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên của nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu từ Đan Mạch.
  • Imiale chứa chủng lợi khuẩn sống, gắn đích độc quyền Bifidobacterium BB-12 – chủng lợi khuẩn hàng đầu về bằng chứng khoa học với hơn 307 nghiên cứu lâm sàng quốc tế.
  • An toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (chứng nhận bởi FDA – Hoa kỳ, EFSA – Châu Âu) và được ESSPGHAN (hiệp hội tiêu hóa, dinh dưỡng nhi khoa Châu Âu) khuyên dùng.
  • Sản phẩm được sử dụng cho trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột: tiêu chảy, phân sống, táo bón, bụng đầy, khó tiêu, trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.

Bằng chứng lợi khuẩn Imiale hỗ trợ giảm 3 lần tình trạng tiêu chảy ở trẻ không dung nạp lactose

Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng của Bifidobacterium trên trẻ bất dung nạp lactose

  • Kết quả nghiên cứu: Sau 30 ngày sử dụng lợi khuẩn Bifidobacterium (Imiale), các rối loạn tiêu hóa đều giảm.Liều 1 tỷ lợi khuẩn giúp giảm 1,5 lần tình trạng đầy hơi, giảm 3 lần tình trạng tiêu chảy so với nhóm chứng không dùng lợi khuẩn.

nghiên cứu bất dung nạp lactose

Kết luận: Nghiên cứu đã khuyến cáo sử dụng Bifidobacterium đối với trẻ sơ sinh.không dung nạp Bifidobacterium- đây được coi là giải pháp hàng đầu.

➤ Trải nghiệm khách hàng đã sử dụng Imiale

Phàn hồi tích cực của các mẹ có con mắc chứng không dung nạp lactose sau khi sử dụng Imiale

Để được tư vấn chi tiết về tình trạng sức khỏe của bé, vui lòng nhắn tin (click Chat ngay) hoặc liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

➤ Xem thêm: Trẻ không dung nạp lactose – Những điều mẹ nhất định phải biết

]]>
https://imiale.com/5-loai-sua-free-lactose-cho-tre-tot-nhat-hien-nay-6150/feed/ 0
Trẻ bất dung nạp lactose – 4 nguyên tắc vàng cho mẹ https://imiale.com/tre-bat-dung-nap-lactose-4-nguyen-tac-vang-cho-me-2923/ https://imiale.com/tre-bat-dung-nap-lactose-4-nguyen-tac-vang-cho-me-2923/#respond Wed, 02 Sep 2020 17:36:06 +0000 https://imiale.com/?p=2923 Bất dung nạp lactose là tình trạng các tế bào niêm mạc ruột không tiết đủ lượng enzyme lactase để phân cắt đường lactose có trong sữa nguyên chất (sữa mẹ, sữa bò…). Khi gặp tình trạng này, trẻ nhỏ bú mẹ hoặc dùng sữa công thức có biểu hiện đi ngoài phân lỏng, mùi chua, nhiều lần trong ngày. Cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ bất dung nạp lactose. Bài viết dưới đây trình bày chi tiết 4 nguyên tắc chăm sóc trẻ bất dung nạp Lactose mà mẹ cần biết.

trẻ bất dung nạp Lactose

1. Tổng quan: Bất dung nạp lactose – Hội chứng không dung nạp lactose

1.1. Bất dung nạp Lactose là gì? 

Lactose là 1 loại đường tạo vị ngọt, có trong sữa mẹ và sữa động vật có vú như sữa bò, sữa dê,… Lactose là đường đôi (dissacharide) kết hợp bởi 2 loại đường đơn là glucose và galactose. Ngoài ra, lactose còn có trong các loại bánh kẹo, đồ uống tạo vị sữa hấp dẫn cho trẻ nhỏ.

Để tiêu hóa được đường lactose, niêm mạc đường tiêu hóa cần sản xuất 1 loại men đặc hiệu – enzyme lactase . Lactase được ví như một chiếc kéo sinh học, có vai trò phân cắt lactose thành 2 loại đường đơn: glucose và galactose. Hai loại đường đơn này có kích thước đủ nhỏ để cơ thế hấp thụ và đi vào tuần hoàn chung của cơ thể.

Một số trẻ đường tiêu hóa không có khả năng tiết enzyme lactase hoặc tiết rất ít men, không thể hấp thụ hoàn toàn lượng lactose có trong mẹ hay từ sữa công thức thông thường. Theo đó, lactose không được tiêu hóa tại ruột non, tiếp tục đi xuống ruột già và được vi khuẩn tại đây lên men gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như sôi bụng, đầy hơi, tiêu chảy, đi ngoài phân chua, có bọt, nhầy… Đó là tình trạng trẻ bất dung nạp Lactose. 

Bất dung nạp Lactose cũng có thể gặp ở người lớn, đặc biệt là người cao tuổi. Đó là do tuổi càng cao, khả năng tiết enzyme lactase của niêm mạc tiêu hóa càng giảm. Lượng enzyme tiết ra không đủ tiêu hóa đường lactose trong thực phẩm nạp vào cơ thể, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa tương tự.

1.2. Phân loại bất dung nạp lactose 

Trẻ không dung nạp lactose có thể xuất hiện ngay sau sinh hoặc nhưng cũng có thể sau một rối loạn tiêu hóa. Sau rối loạn tiêu hóa, niêm mạc ruột tổn thương, hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng dẫn đến giảm khả năng tiết enzyme lactase. Các rối loạn tiêu hóa có thể dẫn đến bất dung nạp lactose là: viêm ruột, nhiễm Rotavirus, dùng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn, loạn khuẩn ruột kéo dài, tiêu chảy cấp,…

Tùy thuộc vào nguyên nhân, bất dung nạp Lactose được chia thành 3 loại:

  • Không dung nạp lactose bẩm sinh: Do gen, di truyền, trẻ sinh ra đã không có khả năng tiết enzyme lactase, gây bất dung nạp lactose trong sữa mẹ. Lúc này, các triệu chứng bất dung nạp lactose sẽ xuất hiện ngay từ 1-2 tuần tuổi và trẻ có thể sống chung với tình trạng này. 
  • Không dung nạp lactose nguyên phát: Do tuổi tác (75% trường hợp BDN lactose). Khi tuổi cao, khả năng tiết enzyme lactase của cơ thể giảm, nguy cơ bất dung nạp lactose càng cao.
  • Không dung nạp lactose thứ phát: là bất dung nạp lactose xảy ra sau đợt viêm ruột (nhiễm trùng tiêu hóa), tổn thương niêm mạc tiêu hóa, sau 1 đợt dùng kháng sinh,… Trong trường hợp này, tình trạng bất dung nạp Lactose của trẻ có thể cải thiện hoàn toàn nếu mẹ có biện pháp xử trí sớm và kịp thời. Ngoài ra, trong trường hợp thức ăn xuống dạ dày quá nhanh, dạ dày trẻ chưa kịp tiết enzyme lactase để tiêu hóa đường lactose cũng gây ra triệu chứng bất dung nạp. Tình trạng này thường gặp ở trẻ bú mẹ do sữa đầu của mẹ chứa nhiều lactose, ít chất béo. Nếu không vắt bỏ sữa đầu, trẻ dễ vừa bú mẹ vừa són phân, đi ngoài ngay sau khi bú.
Tỉ lệ trẻ bất dung nạp Lactose bẩm sinh chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, khoảng 0,1%. Còn lại, hầu hết trẻ bất dung nạp lactose thứ phát sau tổn thương đường tiêu hóa.

>> Xem thêm: Bất dung nạp lactose, hiểu đúng để phục hồi hiệu quả

1.3. Biểu hiện của trẻ bất dung nạp lactose

Trẻ bất dung nạp lactose thường xuất hiện các triệu chứng sau khi uống sữa công thức, bú sữa mẹ hay dùng các thực phẩm chứa đường lactose. Lúc này, đường lactose không được tiêu hóa sẽ vận chuyển xuống đại tràng, được vi khuẩn tại đây lên men gây ra các triệu chứng:

  • Tiêu chảy: Đường lactose làm tăng áp suất thẩm thấu, kéo nước vào lòng ruột. Vì vậy, trẻ đi ngoài liên tục, đi ngoài ngay sau khi ăn, có khi són phân, vừa bú vừa đi ngoài.
  • Phân lỏng, mùi chua đặc trưng, có nhầy, bọt: Tại khu vực đại tràng, lactose được vi khuẩn lên men tạo mùi phân chua đặc trưng. Vi khuẩn lên men sinh acid, khí thải ra ngoài theo phân cũng là nguyên nhân khién phân chua, có nhầy bọt.
  • Bụng đầy chướng: Lactose không được tiêu hóa khiến bụng thường xuyên đầy chướng, sôi bụng, trẻ hay vặn vẹo người khó chịu, quấy khóc.
  • Hăm đỏ hậu môn: Phân chua, pH thấp, trẻ đi ngoài nhiều lần dễ dẫn đến hăm đỏ quanh khu vực hậu môn. Lâu ngày, vùng hăm tã có thể trợt loét, rỉ máu gây đau đớn cho trẻ.

triệu chứng trẻ bất dung nạp lactose 1

1.4. Xét nghiệm bất dung nạp lactose

Để chấn đoán trẻ xác định trẻ bất dung nạp Lactose, trẻ có thể được chỉ định một số xét nghiệm chuyên biệt:

  • Đo nồng độ hydro trong hơi thở: Lactose không được tiêu hóa sẽ lên men và sinh khí hydro. Do đó, dựa vào nồng độ hydro trong hơi thở có thể xác định trẻ bất dung nạp hay không.
  • Xét nghiệm phân – pH phân: Xét nghiệm này nhằm kiểm tra pH phân (độ chua của phân). Ở trẻ bất dung nạp Lactose, acid lactic làm pH phân thay đổi.
  • Test dung nạp lactose: Thông thường, lactose được phân cắt thành đường glucose, nên sau khi ăn thực phẩm chứa lactose, nồng độ glucose trong máu trẻ tăng. Nếu sau dung nạp lactose, nồng độ glucose máu không đổi tức là trả không dung nạp lactose.

Các xét nghiệm chẩn đoán bé bị bất dung nạp Lactose

1.5. Phân biệt trẻ bất dung nạp Lactose và trẻ dị ứng đạm sữa bò

Dị ứng đạm sữa bò là tình trạng hệ miễn dịch của trẻ nhận nhầm protein trong sữa bò là thành phần có hại, gây ra các phản ứng dị ứng sau khi trẻ uống sữa bò. Các triệu chứng điển hình là: Tiêu chảy, nổi ban da, mề đay, đôi khi khò khè, khó thở. Trường hợp nặng nhất, trẻ dị ứng có thể bị sốc phản vệ, gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Trẻ bất dung nạp lactose và dị ứng đạm sữa bò đều có thể có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa sau khi uống sữa công thức nên dễ khiến cha mẹ nhầm lẫn. Việc nhầm lẫn này có thể dẫn đến sai lầm trong cách chăm sóc và điều trị cho trẻ, dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Do đó, mẹ cần nhận biết chính xác hai bệnh lý này:

  • Trẻ bất dung nạp Lactose không xuất hiện các triệu chứng trên da và hô hấp: Nổi ban da và khò khè là các triệu chứng dị ứng điển hình, là phản ứng của cơ thể khi có tác nhân lạ xâm nhập. Các triệu chứng này sẽ không xuất hiện ở trẻ bất dung nạp Lactose.
  • Tính chất phân khác nhau: Trẻ bất dung nạp Lactose đi phân nhầy, chua, có bọt. Trong khi đó, trẻ dị ứng đạm sữa bò đi phân lỏng, nhưng thường có máu trong phân (sợi máu, là do đường tiêu hóa bị tổn thương), thường không có mùi chua đặc trưng.
  • Bất dung nạp Lactose có thể gặp ở cả trẻ bú mẹ và trẻ uống sữa công thức: Lactose có trong cả sữa mẹ và sữa công thức. Do đó, trẻ bất dung nạp lactose xuất hiện triệu chứng cả khi bú mẹ và cả khi dùng sữa công thức. Ngược lại, trẻ dị ứng đạm sữa bò xuất hiện triệu chứng khi uống sữa công thức (sữa có chứa thành phần đạm sữa bò), mà không gặp tình trạng này khi bú mẹ.

Chi tiết, mẹ tham khảo tại:

Trẻ bất dung nạp Lactose sẽ phục hồi khi niêm mạc tiêu hóa của trẻ được phục hồi và có khả năng tiết enzyme lactase đủ để tiêu hóa đường lactose trẻ dung nạp được. Tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục được mà trẻ không phải “sống chung với bệnh” nếu mẹ có biện pháp xử trí phù hợp.

Để trẻ bất dung nạp Lactose nhanh phục hồi, trước hết mẹ cần loại bỏ lactose khỏi chế độ ăn của trẻ đến khi niêm mạc tiêu hóa của trẻ phục hồi. Chi tiết sẽ được trình bày qua 4 nguyên tắc dưới đây:

2. Nguyên tắc 1: Dành cho trẻ bất dung nạp lactose bú mẹ hoàn toàn

Với trẻ bú mẹ hoàn toàn bất dung nạp lactose thứ phát, nhiều mẹ có thể lầm tưởng vấn đề là do bé không dung nạp được sữa mẹ nên dừng cho bú mẹ. Điều này có thực sự cần thiết không?

2.1. Tiếp tục cho trẻ bất dung nạp Lactose bú mẹ 

Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, đồng thời trẻ nhận miễn dịch tự nhiên từ sữa mẹ trong những năm tháng đầu đời. Do đó, không nên cắt bỏ hoàn toàn sữa mẹ khi trẻ có triệu chứng bất dung nạp Lactose. Thay vào đó, mẹ nên:

  • Vắt bỏ sữa đầu: Sữa đầu là sữa chứa nhiều lactose và ít chất béo. Trong khi chất béo làm tăng thời gian lưu thức ăn tại dạ dày, tạo điều kiện cho niêm mạc tiết enzyme lactase để tiêu hóa lactose. Vì vậy, vắt bỏ sữa đầu rồi mới cho trẻ bú giúp làm giảm lactose trong sữa, tăng chất béo, tăng thời gian để tiết enzyme lactase để tiêu hóa lactose. Nhờ đó, các triệu chứng bất dung nạp của trẻ sẽ được cải thiện mà mẹ không cần cắt bỏ sữa cho bé.
  • Cho trẻ bú hết một bên mới chuyển sang bên còn lại:  Nếu mẹ liên tục chuyển bên cho trẻ khi trẻ bú, lượng sữa đầu ở mỗi bên sẽ nhiều hơn. Vì vậy, lượng đường lactose trẻ bú tăng lên và làm nặng thêm tình trạng quá tải dung nạp lactose. Vì vậy, mẹ nên vắt bỏ sữa đầu và cho trẻ bú hết một bên. Khi bên này hết, bạn mới chuyển sang bên còn lại, và nhớ vắt sữa đầu bên này nhé.
  • Thay đổi chế độ ăn của mẹ: Chế độ ăn của mẹ cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa và ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bất dung nạp của con. Trong giai đoạn này, mẹ hạn chế ăn đồ ngọt (bánh kẹo, sữa hay các loại hoa quả nhiều đường). Ngoài ra, mẹ cũng hạn chế ăn thực phẩm như hải sản, đồ tanh,.. Những thực phẩm này khi qua sữa mẹ dễ gây dị ứng, làm tổn thương niêm mạc vốn đang tổn thương của trẻ và làm các triệu chứng nặng hơn.

>> Mẹ tham khảo: Trẻ bị bất dung nạp Lactose, mẹ kiêng gì, ăn gì?

2.2. Cân nhắc chuyển sang sữa free lactose dành cho trẻ bất dung nạp 

Khi đã thực hiện các biện pháp kể trên, sau 3-4 ngày mà các triệu chứng của trẻ không cải thiện, mẹ cân nhắc chuyển sang sữa free lactose cho trẻ. Sữa free lactose là sữa đã được loại bỏ thành phần lactose, giúp trẻ dễ dung nạp hơn và cải thiện các triệu chứng.

Lưu ý:

  • Trong thời gian dùng sữa, mẹ vẫn duy trì vắt sữa để tránh tắc sữa, mất sữa. Sau khi trẻ đi ngoài ổn định, mẹ quay trở lại chế độ bú mẹ hoàn toàn cho con.
  • Sữa free lactose ban đầu có thể khó uống, khiến trẻ quấy khóc không chịu uống. Lúc này, mẹ nên kiên trì với bé.

3. Nguyên tắc 2: Dành cho trẻ bất dung nạp Lactose dùng sữa công thức

Với trẻ vừa bú mẹ vừa uống sữa công thức, mẹ nên chuyển sang sữa free lactose cho trẻ.

3.1. Đổi sữa phù hợp cho trẻ bất dung nạp Lactose

sữa free lactose

Để cải thiện các triệu chứng do bất dung nạp Lactose, mẹ có thể đổi cho trẻ sang 2 loại sữa: 

  • Sữa được bổ sung thêm men lactase: Trong sữa này chứa thành phần enzyme lactose giúp phân cắt đường lactose thành các đường đơn mà không cần cơ thể tiết lactase để tiêu hóa. 
  • Sữa free lactose không chứa đường lactose: Loại sữa này được loại bỏ thành phần lactose nhờ công nghệ siêu lọc. Vì vậy, sữa này thường có vị nhạt, vị hơi lợ (đối với một số trẻ quen sữa thường dễ xảy ra tình trạng khó uống). Sữa có thể được thay thế bằng 1 loại đường khác như: Glucose, Succrose, siro bột bắp, …

Để nhận biết hai loại sữa này, mẹ có thể tham khảo thành phần sữa trước khi chọn mua. Tuy nhiên, trên thị trường ít dòng sữa bổ sung men lactase, hoặc có enzyme lactase bán rời nhưng giá thành đắt hơn. Do đó, sữa free lactoses được nhiều mẹ lựa chọn hơn.

3.2. Dùng sữa free lactose lâu có gây thiếu chất cho trẻ bất dung nạp lactose? 

Sữa free lactose có đầy đủ các thành phần của 1 sản phẩm sữa thông thường như đạm (protein), chất béo (lipid), vitamin và các khoáng chất thiết yếu,… Qua đây, trẻ bổ sung sữa free lactose vẫn đảm bảo nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để phát triển bình thường.

Ngoài ra, sữa free lactose không chứa đường lactose mà thay vào đó bằng đường đơn, cấu trúc phân tử nhỏ, dễ hấp thụ như glucose, succrose,… Qua đó trẻ không cần bài tiết enzym lactase vẫn có khả năng hấp thụ những loại đường này.

Chính vì tất cả những lý do trên, trẻ dùng sữa không lactose lâu dài không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ. Mẹ hoàn toàn yên tâm bổ sung cho bé để ổn định hệ tiêu hóa.

>>> Xem thêm: Mách mẹ 7 loại sữa free lactose cho trẻ tốt nhất hiện nay

3.3. Khi nào trẻ bất dung nạp lactose có thể trở về bổ sung sữa chứa lactose thông thường

Trẻ có thể quay trở về bổ sung sữa chứa lactose thông thường khi các tổn thương tiêu hóa được phục hồi, cơ thể đủ bài tiết lactase để có thể hấp thu đủ lượng lactose cung cấp trong sữa. Và để tổn thương tiêu hóa phục hồi, cần có một lộ trình bổ sung men vi sinh và duy trì chế độ dinh dưỡng free lactose tốt, thời gian đủ lớn (Có thể 1-2 tháng)

Bên cạnh đó, khi chuyển về sữa thường, mẹ cần bổ sung theo lộ trình với nguyên tắc từ ít đến nhiều để cơ thể trẻ có khả năng thích nghi tăng dần theo lượng lactose trong sữa cung cấp. Cụ thể:

  • Tăng thêm 1 cữ sữa chứa lactose, giảm 1 cữ sữa free lactose.
  • Nếu trẻ đi ngoài ổn định: Tiếp tục giảm sữa free lactose, thay bằng sữa chứa lactose thông thường.
  • Nếu vẫn còn triệu chứng bất dung nạp: Tiếp tục duy trì sữa free lactose cho trẻ đến khi trẻ đi ngoài ổn định.

4. Nguyên tắc 3: Dành cho trẻ bất dung nạp lactose đang ăn dặm 

Với trẻ bất dung nạp lactose đang trong chế độ ăn dặm, hoặc chế độ ăn thông thường như người lớn, trẻ cần có một chế độ ăn đặc biệt: Loại bỏ lactose và các thực phẩm chứa lactose khỏi chế độ ăn

4.1. Trẻ bất dung nạp lactose kiêng ăn gì? 

che-do-dinh-duong chế độ dinh dưỡng

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa chứa lactose: Trong sữa mẹ, sữa bò, sữa dê đều có đường lactose. Ngoài ra còn có một số sản phẩm khác có nguyên liệu là sữa bò bé cũng nên tránh như bơ, phô mai, sữa chua, kem.
  • Thực phẩm nhiều đường: Một số loại hoa quả cũng có thể chứa nhiều đường như xoài, nho, dưa hấu… mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng: Hệ tiêu hóa của trẻ có thể chưa hoàn thiện và đang bị tổn thương nên dễ dị ứng với các thực phẩm lạ, chứa protein điển hình là hải sản (tôm, cua, …)
  • Các thức ăn chế biến sẵn: Một số thức ăn được chế biến sẵn có đường lactose trong thành phần. Các mẹ cần kiểm tra thành phần trước khi cho con sử dụng. Điển hình như bánh kẹo ngọt, bánh có nước sốt kem, phô mai.

4.2. Trẻ bất dung nạp Lactose nên ăn gì?

Thay vào đó, trẻ bất dung nạp lactose nên ăn các thực phẩm như:

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin: Các loại hoa quả như cam, táo, nho, dứa,…Rau bắp cải, bông cải xanh, bí ngòi, cà rốt, cà chua,…
  • Thực phẩm giàu protein “lành”: Thịt bò, thịt gà, thịt lợn, thịt cừu, cá ngừ, cá thu…
  • Chất béo lành mạnh: Dầu lạc, dầu olive, dầu mè, các loại hạt như hạt óc chó, hạt macca,…
  • Thực phẩm giàu Canxi: Với những trẻ lớn hơn, trẻ đã có thể ăn được những loại thực phẩm khác để bổ sung chất dinh dưỡng, mẹ có thể giảm lượng sữa mà trẻ uống. Đồng thời nên bổ sung thêm canxi cho con. Vì sữa là nguồn cung cấp canxi, khi giảm lượng sữa thì có nguy cơ trẻ bị thiếu canxi. Có thể cho trẻ ăn thêm các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như: cá hồi, cá mòi, bông cải xanh…

Mẹ cũng nên bổ sung đủ nước cho trẻ vì trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều có nguy cơ mất nước.

4.3. Bổ sung kẽm cho trẻ mắc hội chứng không dung nạp lactose

Vai trò của kẽm với sức khỏe của trẻ

Trẻ bất dung nạp lactose có thời gian tiêu chảy kéo dài, và có các tổn thương niêm mạc tiêu hóa cần hồi phục. Bổ sung kẽm chính là giải pháp giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương, nâng cao khả năng miễn dịch, đề kháng của cơ thể và giảm các phản ứng viêm trong đường tiêu hóa.

Vì vậy, mẹ tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung kẽm cho trẻ. Dưới đây là liều bổ sung kẽm cho trẻ:

lieu dung cua kem

5. Nguyên tắc 4: Bổ sung men vi sinh cho trẻ không dung nạp lactose

men vi sinh - loi khuan

Men vi sinh (lợi khuẩn) là những vi sinh vật sống, khi được bổ sung với 1 liều lượng đầy đủ sẽ đem đến hiệu quả có lợi cho sức khỏe con người. Các hiệu quả có lợi này cần được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng.

Lợi khuẩn cho bất dung nạp lactose

4.1. Tại sao trẻ bất dung nạp lactose (Không dung nạp lactose) nên bổ sung men vi sinh? 

Trẻ bất dung nạp lactose với triệu chứng tiêu chảy kéo dài dẫn tới hậu quả hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng nghiêm trọng. Mất cân bằng hệ vi sinh được đặc trưng bởi: 

  • Giảm số lượng vi khuẩn có lợi, tăng số lượng vi khuẩn có hại
  • Trẻ đầy chướng bụng vì vi khuẩn có hại lên men lactose sinh hơi
  • Vi khuẩn có hại bài tiết nhiều chất độc kích thích tiêu hóa: trẻ hay vặn mình, co người vì cảm giác khó chịu trong đường ruột
  • Trẻ khó chịu, quấy khóc

4.2. Vai trò của men vi sinh đối với trẻ bất dung nạp lactose:

Vai trò của lợi khuẩn trong đường tiêu hóa

Bổ sung men vi sinh, đặc biệt là lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 hỗ trợ tốt cho trẻ bất dung nạp lactose nhờ các cơ chế:

  • Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 hỗ trợ thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, loại trừ vi khuẩn có hại
  • Lợi khuẩn hỗ trợ kích thích hỗ trợ bài tiết một phần men lactase để tiêu hóa đường lactose có trong sữa
  • Điều tiết lượng nước trong phân, giúp cải thiện tình trạng đi ngoài phân lỏng. Đồng thời, lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 còn hỗ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn giúp bé hấp thu triệt để chất dinh dưỡng.
  • Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 còn có khả năng tạo lớp màng nhầy ở niêm mạc ruột, bảo vệ thành ruột trước những yếu tố gây hại. Cải thiện và phòng ngừa viêm ruột – một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng ruột không tiết được men lactase
  • Các lợi khuẩn còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn. Trong đó có cả nhiễm khuẩn đường ruột gây viêm ruột.

Imiale® – Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 cho trẻ bất dung nạp Lactose

TPBVSK Imiale là lợi khuẩn SỐNG – GẮN ĐÍCH, chứa chủng lợi khuẩn ĐỘC QUYỀN Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch. Imiale giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh và cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

  1. Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên của nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu từ Đan Mạch.
  2. Imiale chứa chủng lợi khuẩn sống, gắn đích độc quyền Bifidobacterium BB-12 – chủng lợi khuẩn hàng đầu về bằng chứng khoa học với hơn 307 nghiên cứu lâm sàng quốc tế
  3. Với công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, lợi khuẩn được bảo vệ khỏi các yếu tố khắc nghiệt của môi trường để tới cơ quan đích phát huy công dụng.
  4. Bifidobacterium BB1 được chứng nhận và khuyên dùng bởi các tổ chức uy tín: FDA, EFSA, ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu)
  5. Giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải hiện hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa. Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Sản phẩm được sử dụng cho trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột: tiêu chảy, phân sống, táo bón, bụng đầy, khó tiêu, trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.

Phản hồi khách hàng sử dụng Imiale cho trẻ bất dung nạp Lactose

phản hồi imiale - trẻ bất dung nạp lactose

Imiale được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn và phản hồi tốt khi sử dụng cho trẻ bất dung nạp Lactose.

“Bé nhà mình bị bất dung nạp lactose trộm vía dùng hợp lắm ạ”.

“Bác sĩ kê cho bé nhà mình bị bất dung nạp lactose, uống thấy cải thiện rõ rệt, không còn tiêu chảy nhiều như trước nữa. Các mẹ có con bất dung nạp lactose nên mua nhé!!!”

Một khách hàng trung thành của Imiale – chị có nick facebook Tuan Chuvan chia sẻ “lmiale là một sản phẩm đạt chất lượng cao , bé nhà em dùng hiệu quả rõ rệt sau 2 ngày sử dụng,trước khi chưa dùng sản phẩm bé đi phân lỏng ngày đi 7-8 lần và nay dùng sản phẩm ngày chỉ đi 1-2 lần là nhiều .lmiale đạt chất lượng 5 sao ,các mẹ có con bị bất dung nạp lactose nên cho con dùng càng sớm càng tốt. Và đây là ý kiến của mình một mẹ có con bị bất dung nạp lactose và đã dùng sản phẩm”

Mẹ có thể xem thêm phản hồi tại

 

 

Xem thêm:

Chia sẻ của khách hàng khi sử dụng Imiale cho trẻ bất dung nạp Lactose

Cải thiện tình trạng trẻ bất dung nạp lactose là một quá trình đầy gian khó và vất vả. Việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích trên có thể giúp cha mẹ hiểu thêm các vấn đề như lactose là gì, thế nào là sữa free lactose và cách chăm sóc trẻ bị bất dung nạp lactose như thế nào. Để được tư vấn thêm, vui lòng chat ngay hoặc liên hệ HOTLINE 1900 9482.

]]>
https://imiale.com/tre-bat-dung-nap-lactose-4-nguyen-tac-vang-cho-me-2923/feed/ 0