Bệnh tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa hay gặp ở trẻ sơ sinh và có thể xử trí, theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ chưa thực sự hiểu rõ về bệnh nên có những phương pháp hỗ trợ sai lầm, khiến tình trạng của bé ngày càng nặng hơn. Mẹ hãy đọc bài viết dưới đây để giúp hỗ trợ cho bé sơ sinh bị tiêu chảy đúng cách.
Mục lục
I. Những sai lầm phổ biến khi điều hỗ trợ tiêu chảy cho bé sơ sinh
1. Cho trẻ bú sữa ít đi vì sợ tiêu chảy nhiều hơn
Quan niệm này vô cùng sai lầm vì nước không làm cho tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.
Sữa mẹ là nguồn bổ sung nước và chất dinh dưỡng chính cho cơ thể của trẻ sơ sinh. Khi đường ruột bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc thì gây tiêu chảy là một hình thức tống các chất độc, vi khuẩn ra ngoài. Nên dù có cho trẻ bú hay không ruột vẫn bị kích thích và tăng tiết nhiều dịch ruột gây ra tiêu chảy.
Ngược lại, những phần ruột và cơ quan chưa bị tổn thương vẫn hấp thu được nước và chất dinh dưỡng như bình thường nên cần phải cho trẻ tiếp tục bú như bình thường để chống kiệt nước và phòng suy dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh.
2. Ngay lập tức đổi sữa nếu trẻ dùng sữa ngoài
Mẹ chỉ nên đổi sữa cho trẻ nếu trẻ tiêu chảy rõ rệt hơn sau mỗi lần bú bình. Tình trạng này xảy ra có thể do tình trạng không dung nạp chất lactose trong sữa, do đó mẹ có thể đổi thành một số loại sữa không chứa lactose. Tuy nhiên, loại sữa này chỉ dùng trong khoảng 2 tuần.
Một bệnh lý khác cần phải đổi sữa cho bé là khi tiêu chảy do dị ứng sữa bò. Các mẹ nên tham vấn ý kiến chuyên gia dinh dưỡng và y tế khi muốn đổi sữa cho bé sơ sinh bị tiêu chảy.
3. Kiêng cữ quá mức vì nghĩ rằng tiêu chảy là do thức ăn mẹ ăn hàng ngày
Do quan niệm sai lầm này mà nhiều gia đình đã ngưng cho bé bú, hoặc thay đổi, cắt giảm nhiều thực phẩm trong khẩu phần ăn của người mẹ, gây nên thiếu dinh dưỡng cho mẹ và thiếu sữa cho con. Điều này là không đúng.
Việc bé bị tiêu chảy có liên quan đến vệ sinh ăn uống của trẻ, vệ sinh bàn tay không thường xuyên, trẻ hay mút tay… chứ không liên quan gì đến thức ăn người mẹ ăn hàng ngày. Dù người mẹ ăn loại thức ăn gì.
Thức ăn vào sẽ được cơ thể sẽ được hệ thống tiêu hóa chuyển thành những phần tử rất nhỏ để hấp thu qua đường ruột vào máu đến gan chuyển hóa thành các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Còn việc tạo sữa do tuyến sữa ở vú nhận các chất dinh dưỡng trong máu chuyển hóa thành sữa. Không có việc mẹ ăn thực phẩm quá cay, nóng hay quá bổ … dẫn đến bé sơ sinh bị tiêu chảy.
4. Tự ý dùng thuốc chống nôn, cầm tiêu chảy
Đây là một trong những sai lầm thường gặp nhất khi hỗ trợ cho bé sơ sinh bị tiêu chảy. Nhiều cha mẹ tự ý ra hiệu thuốc mua các loại thuốc cầm tiêu chảy về cho trẻ uống. Điều này rất nguy hiểm. Tiêu chảy là do đường ruột bị nhiễm khuẩn,nhiễm độc hoặc nhiễm vi rút. Việc đi tiêu nhiều lần là phản ứng của cơ thể nhằm đào thải các chất độc, vi khuẩn đó ra ngoài. Sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy giữ các tác nhân độc hại trong cơ thể bé lâu hơn,cản trở quá trình tự đào thải của cơ thể.
Hơn nữa, các loại thuốc cầm tiêu chảy sẽ làm giảm nhu động ruột khiến phân không thải ra ngoài được. Bé bị tiêu chảy nhưng lại không thể đi ngòai. Phân dồn ứ lại trong đại tràng sẽ khiến trẻ bị đau trướng bụng, viêm ruột, tắc ruột.
5. Dùng kháng sinh không theo chỉ dẫn của bác sỹ hoặc tự ý dùng
Nhiều cha mẹ chưa xác định định rõ nguyên nhân tiêu chảy của bé đã tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh. Hậu quả là những loại kháng sinh sẽ cả tiêu diệt hại khuẩn lẫn vi khuẩn chí (lợi khuẩn) ra khỏi đường ruột, làm mất cân bằng hệ tạp khuẩn của hệ tiêu hóa, làm cho trẻ tiêu chảy kéo dài, khả năng hấp thu của trẻ ngày càng kém.
Trong trường hợp này, mẹ nhất thiết phải dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ, áp dụng cho trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn, amip.
➤ Tham khảo: Cách nhận biết dấu hiệu tiêu chảy của trẻ để xử lý kịp thời.
II. Cách chăm sóc tại nhà cho bé sơ sinh bị tiêu chảy
1. Chế độ dinh dưỡng bé
Nếu trẻ đang được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ thì chỉ cần cho trẻ bú nhiều hơn. Điều này vừa giúp bù nước, vừa đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho bé.
Khi bé đang mệt mỏi, bứt rứt dẫn đến lười bú thì mẹ nên cho trẻ bú thành nhiều bữa trong ngày. Đối với trẻ có dùng sữa ngoài, mẹ lưu ý là không nên pha sữa loãng hơn.
Khi bé lớn hơn một chút hoặc đang ăn dặm thì nên cho bé ăn thành nhiều.bữa trong ngày, thức ăn vẫn phải đủ dưỡng chất (bột, béo, đạm,rau) nhưng lỏng và dễ tiêu hơn.
Mẹ nên kiên nhẫn cho trẻ ăn chậm, nếu trẻ buồn nôn, nôn, thì khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ 1 lần.
Mẹ cũng có thể bổ sung một chút nước trái cây để tăng cường vitamin và khoáng chất cho trẻ như : nước dừa tươi, nước cam vắt
2. Vệ sinh sạch môi trường xung quanh bé
Vì trẻ nhỏ rất hay đưa tay lên mũi miệng nên những đồ vật, đồ chơi bé hay chạm vào, đệm chăn dùng cho bé cũng có thể mang những mầm bệnh gây nên tình trạng tiêu chảy.
Vì vậy nên rửa sạch, khử trùng những đồ vật, đồ dùng cho bé đó để hạn chế tối đa ảnh hưởng của trình trạng tiêu chảy cho bé.
➤ Xem thêm: Dung dịch kháng khuẩn vệ sinh đồ chơi cho bé Dizigone
Ngoài ra cha mẹ cũng nên rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc hoặc chế biến thức ăn, sau khi bé đi ngoài hoặc thay tã cho bé.
3. Tránh tình trạng viêm nhiễm khi bé đang bị tiêu chảy
Khi trẻ tiêu chảy nhiều lần trong ngày, mẹ thường xuyên phải thay tã, bỉm và vệ sinh quanh mông và hậu môn cho trẻ. Do được lau chùi nhiều lần, thêm với sự cọ xát với tã, vùng da quanh mông trẻ trở nên đau rát, đỏ ửng.. Đôi lúc vùng da này nếu chăm sóc không cẩn thận sẽ trầy xước có thể dẫn đến viêm nhiễm ở phần da quanh mông và hậu môn của bé.
Mẹ cần hiểu rõ và thực hiện chăm sóc đúng cách cho con vào thời điểm này:
Đầu tiên là nhất định phải vệ sinh sạch sẽ vùng quanh hậu môn và mông, nơi tiếp xúc với vùng da ẩm bị nhiễm bẩn. Nếu để lâu, da bé sẽ nhăn nheo và dễ viêm nhiễm.
Làm sạch hậu môn bằng nước ấm, có thể sử dụng 1 chiếc khăn mềm, ẩm để lau cho bé, không kỳ và chà sát quá mạnh.
Nếu bé tiêu chảy nhiều, chắc chắn phải vệ sinh nhiều lần. Không thể tránh khỏi bị hăm tã và đỏ ửng vùng da nhạy cảm. Mẹ có thể tháo tã, cho bé nằm trên một chiếc ăn mềm để khô thoáng một lúc rồi mặc tã mới cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ có thể bôi kem dưỡng dưỡng ẩm để chống hăm tã, giảm đau do khô rát trước khi bé mặc tã bỉm.
➤ Xem thêm: Phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em
4. Bổ sung lợi khuẩn cho bé sơ sinh bị tiêu chảy
Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, một lượng lớn lợi khuẩn đường ruột bị đào thải nhanh chóng cùng với phân. Khi đó chúng sẽ gây ra sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột của bé. Khi đó bất cứ do độc tố hay nhiễm khuẩn, virus hay chế độ dinh dưỡng, dinh dưỡng đều có thể dễ dàng gây nên tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Khi số lượng lợi khuẩn giảm nhanh chóng. Đó là thời cơ để hại khuẩn gia tăng nhanh chóng, tấn công và làm tổn thương niêm mạc ruột của trẻ. Hệ tiêu hóa sẽ không còn được bảo vệ và gây ra vòng xoắn bệnh lý, tình trạng rối loạn tiêu hóa lặp đi lặp lại nhiều lần.
Bổ sung lợi khuẩn là cách tốt nhất giúp ngăn chặn vòng xoắn này xảy ra với trẻ sơ sinh, tránh những hậu quả nặng nề. Và theo nhiều chuyên gia nhi khoa nhận định, bổ sung lợi khuẩn là phương pháp nhanh và hiệu quả nhất với tình trạng tiêu chảy.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm lợi khuẩn sống Imiale TẠI ĐÂY
Tham khảo bài viết của chuyên gia TẠI ĐÂY.
Để được tư vấn chi tiết hơn, mẹ có thể liên hệ qua hotline: 1900 9482.
➤ Xem thêm : Bí kíp chọn lợi khuẩn tốt cho bé bị tiêu chảy