90% trẻ nhỏ trong những năm đầu đời xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa. Tại sao rối loạn tiêu hóa lại là căn bệnh phổ biến và dễ gặp ở trẻ nhỏ? Triệu chứng thường gặp là gì? Phác đồ điều trị chuẩn theo khuyến cáo bộ y tế như thế nào? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ
Mục lục
I – Rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa là những bất thường chức năng của các cơ quan trong hệ tiêu hóa. Những rối loạn này liên quan đến khả năng phân cắt, hấp thu dưỡng chất và đào thải chất cặn bã. Một số biểu hiện đặc trưng của rối loạn tiêu hóa trẻ nhỏ như: táo bón, tiêu chảy, phân sống, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn trớ, thường xảy ra đơn độc hoặc đan xen lẫn nhau. Các biểu hiện này gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho trẻ. Để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe (suy giảm hấp thu dưỡng chất, suy kiệt, sút cân, giảm đề kháng, …) trẻ cần được xử lý sớm và đúng cách.
➤ Xem thêm : 8 Dấu hiệu trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa
II – Tại sao trẻ nhỏ dễ rối loạn tiêu hóa?
Rối loạn tiêu hóa có thể gặp ở mọi đối tượng: trẻ em, người lớn, người cao tuổi. Trong đó trẻ em là đối tượng thường xuyên gặp rối loạn tiêu hóa nhất. Hệ tiêu hóa trẻ nhỏ có nhiều sự khác biệt về giải phẫu và sinh lý so với người lớn.
- Dạ dày của trẻ sơ sinh có hình tròn, nằm cao và ngang. Cơ thắt môn vị và tâm vị yếu, đặc biệt là cơ thắt tâm vị – nơi nối thực quản với dạ dày. Khi thức ăn đi vào dạ dày, chưa kịp tống đẩy xuống ruột, cơ thắt tâm vị dạ dày không đóng chặt sẽ dễ gây trào ngược. Do đó trẻ dễ nôn trớ hơn.
- Dạ dày của trẻ bài tiết dịch vị như người lớn. Nhưng hàm lượng acid clohydric, độ toan và các men tiêu hóa có nồng độ thấp hơn. Trẻ tiêu hóa thức ăn kém hơn. Các vi khuẩn đi qua được hàng rào dịch vị dạ dày dễ hơn so với người lớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
- So với người lớn, ruột của trẻ em tương đối dài. Niêm mạc ruột có nhiều nếp nhăn, vi nhung mao và mạch máu nên trẻ dễ hấp thu các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, sự kết nối giữa các tế bào biểu mô ruột lỏng lẻo nên dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây các bệnh lý rối loạn tiêu hóa.
Với những đặc điểm trên của hệ tiêu hóa, trẻ em nhạy cảm với các yếu tố tác động từ bên ngoài hơn so với người lớn. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
III – 4 nguyên nhân chính gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra rối loạn tiêu hóa. Trong đó phần lớn là 4 nguyên nhân sau đây.
Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ
1. Loạn khuẩn đường ruột
Nếu như hệ tiêu hóa là một cỗ máy hoạt động nhịp nhàng bởi những bánh răng cưa khớp vào nhau, quay đều. Thì hệ vi sinh đường ruột như lớp dầu bôi trơn những bánh răng cưa ấy, giúp cho cỗ máy kia có thể hoạt động trơn tru và bảo vệ cỗ máy ấy không bị hoen gỉ.
Hệ vi sinh đường ruột của trẻ nhỏ hình thành từ rất sớm. Thông thường, giữa lợi khuẩn và hại khuẩn đường ruột luôn giữ cân bằng ở tỉ lệ 85%-15%. Trong 2 năm đầu đời, hệ vi sinh đường ruột của bé chưa ổn định hoàn toàn, dễ bị dao động.
Những yếu tố tác động có thể dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là:
- Chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng
- Nhiễm khuẩn
- Sử dụng kháng sinh
- Trẻ sinh non và trẻ sinh mổ: hệ lợi khuẩn kém phong phú hơn so với trẻ sinh thường, sinh đủ tháng.
Khi mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn phát triển hơn. Chúng tiết ra nhiều chất độc gây tổn thương niêm mạc ruột, gây ra rối loạn tiêu hóa.
2. Hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn rất non nớt. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ chỉ tiêu hóa được sữa – thức ăn lỏng. Do đó lượng phân ít, nhu động ruột của trẻ còn yếu, phân lắng đọng lâu dễ bị khô cứng lại, khó đào thải. Đường ruột của trẻ nhỏ cũng dễ bị tổn thương. Lúc này, hoạt động tiêu hóa bị gián đoạn, trẻ có thể gặp tiêu chảy, táo bón, phân sống…
Ngoài ra, một số trẻ có hiện tượng không dung nạp đường sữa (không dung nạp lactose) hoặc dị ứng đạm sữa bò bẩm sinh. Khi trẻ dùng sữa và các chế phẩm từ sữa có hiện tượng tiêu chảy, phân sống do cơ thể thiếu hụt enzym phân cắt như lactase hay protease, …
3. Ngộ độc thức ăn
Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp tính ở trẻ nhỏ. Ngộ độc thức ăn biểu hiện bằng việc trẻ nôn mửa, tiêu chảy liên tục, đau bụng sau khi ăn một món ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh. Nguyên nhân gây ngộ độc có thể do thức ăn đã bị ôi thiu, nhiễm vi khuẩn, nấm hoặc do thực phẩm còn dư lượng chất bảo quản, thuốc trừ sâu.
4. Nhiễm khuẩn đường ruột
Hệ miễn dịch của trẻ còn khá yếu. Do vậy, trẻ nhỏ dễ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa. Trẻ hay có thói quen mút tay, ngậm đồ chơi. Đây là những nơi tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây hại. Chúng xâm nhập vào hệ tiêu hóa qua đường miệng, tấn công hệ khuẩn chí của cơ thể và trực tiếp làm tổn thương niêm mạc ruột. Gây ra rối loạn tiêu hóa cho trẻ.
Đặc biệt, trong một số trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột nặng, bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh cho trẻ nhỏ. Kháng sinh là những hoạt chất ức chế, tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường ruột. Nhưng ở phía ngược lại, chúng cũng chính là nguyên nhân tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi sinh, gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.
➤ Xem thêm: Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh ở trẻ nhỏ
Cho dù là nguyên nhân nào thì việc rối loạn tiêu hóa cũng nên được xử lý sớm nhất. Để tránh những hậu quả không mong muốn như trẻ còi cọc, biếng ăn, hấp thu kém, chậm phát triển trí tuệ, sức đề kháng yếu, dễ ốm. Cùng tham khảo một số phác đồ điều trị rối loạn tiêu hóa.
IV – Phác đồ điều trị rối loạn tiêu hóa của trẻ nhỏ
Tùy thuộc từng tình trạng và nguyên nhân mà trẻ gặp phải, phác đồ điều trị rối loạn tiêu hóa sẽ khác nhau. Dưới đây là phác đồ xử trí khi trẻ gặp tiêu chảy và táo bón – hai tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất ở trẻ nhỏ.
1. Xử trí khi trẻ tiêu chảy
Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ cần lưu ý 5 nguyên tắc sau đây:
☛ Nguyên tắc 1: Bù đủ dịch cho trẻ
Trẻ có thể bị mất nước do tiêu chảy kéo dài
Trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần có nguy cơ mất nước, điện giải. Do đó nên cho bé uống nhiều dịch hơn so với bình thường. Các loại dịch phù hợp để phòng mất nước là: oresol, các loại nước canh và súp, nước sôi để nguội, nước ép hoa quả,…
- Trẻ dưới 2 tuổi: khoảng 50-100ml sau mỗi lần đi ngoài
- Trẻ 2-10 tuổi: khoảng 100-200ml sau mỗi lần đi ngoài
- Trẻ lớn: Uống theo nhu cầu.
☛ Nguyên tắc 2: Loại trừ nguyên nhân gây tiêu chảy
Chỉ sử dụng kháng sinh trong các trường hợp tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn đường ruột (Shigella, Salmonela, E.Coli, ..) với các biểu hiện:
- Tiêu chảy có máu
- Tiêu chảy mất nước nặng nghi ngờ do tả
- Có xét nghiệm nhiễm Gardia duoedenalis, Amip
Bác sĩ cân nhắc sử dụng kháng sinh loại trừ vi khuẩn gây hại trong đường tiêu hóa:
- Tả: Một số kháng sinh đầu tay: Azithromycin, Erythromycin, Doxycyclin
- Lỵ trực khuẩn: Một số kháng sinh đầu tay:Ciprofloxacin, Ceftriaxone, Pivecillinam
- Lỵ amip, Gardia: Ưu tiên lựa chọn Metronidazole
Trong trường hợp tiêu chảy do nhiễm virus không được chỉ định sử dụng kháng sinh.
Tiêu chảy do ngộ độc/ dị ứng với thực phẩm, cần loại trừ loại thực phẩm đó ra khỏi chế độ ăn của trẻ.
Khi trẻ tiêu chảy do không dung nạp đường lactose, hạn chế tối đa các chế phẩm chứa đường lactose cho trẻ như sữa bò, phô mai, chữa chua, … Thay thế sữa công thức bằng loại sữa free lactose khi cần thiết.
Đối với trẻ tiêu chảy do dị ứng đạm sữa bò, cần hạn chế bổ sung sữa bò trong chế độ ăn của trẻ. Thay thế bổ sung cho trẻ bằng sữa có nguồn gốc thực vật hoặc sữa bò thủy phân hoàn toàn.
☛ Nguyên tắc 3: Bổ sung thêm kẽm cho trẻ
Kẽm giúp rút ngắn thời gian và mức độ trầm trọng của tiêu chảy. Lượng kẽm cần bổ sung khi trẻ bị tiêu chảy:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 10mg/ngày trong vòng 10-14 ngày
- Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: 20mg/ngày trong vòng 10-14 ngày
☛ Nguyên tắc 4: Tiếp tục cho trẻ ăn để phòng suy dinh dưỡng
Tiêu chảy kéo dài có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng. Nguyên nhân là do thức ăn chưa được hấp thu triệt để đã bị đào thải ra ngoài. Do vậy bên cạnh việc điều trị cải thiện triệu chứng, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho bé cũng rất quan trọng.
Nếu trẻ đang bú sữa, cần khuyến khích trẻ bú nhiều lần hơn. Nếu trẻ có thể ăn được thức ăn khác ngoài sữa, nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng. Ngoài ra các thực phẩm giàu kali như chuối, nước dừa, hoa quả tươi cũng rất hữu ích. Thức ăn nên được nghiền nhỏ để trẻ dễ tiêu hóa hơn
☛ Nguyên tắc 5: Đưa trẻ đi khám ngay khi có một trong những dấu hiệu sau đây
- Đi ngoài rất nhiều lần phân lỏng (đi liên tục)
- Nôn tái diễn
- Trở nên rất khát
- Ăn uống kém hoặc bỏ bú
- Trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị
- Sốt cao hơn 39oC
- Có máu trong phân
- Trẻ lừ đừ, có dấu hiệu mất nước, mệt lả
➤ Nguồn tham khảo: Hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em – Bộ Y tế
2. Xử trí khi trẻ táo bón
Một số phương pháp điều trị dưới đây hiện đang được sử dụng:
2.1. Thụt tháo phân (trước khi điều trị duy trì)
Sử dụng thuốc thụt tháo giúp trẻ đào thải hết phân tích tụ ra ngoài. Đây là giải pháp điều trị triệu chứng, giúp trẻ bớt khó chịu, đầy chướng bụng.
- Sử dụng PEG (Polyethylene glycol): 1 – 1,5g/1kg/ngày x 3 ngày (uống).
- Thụt hậu môn: Phosphate soda enemas (Fleet): chỉ dùng với trẻ > 2 tuổi.
- Dầu paraffin: Chỉ dùng với trẻ > 1 tuổi: 15 – 30ml/tuổi (năm) chia 2 lần.
2.2. Điều trị duy trì
Biện pháp dùng thuốc
Điều trị thuốc nhuận tràng thẩm thấu:
- Lactulose (Duphalac): 1- 3ml/kg/ngày, chia 2 lần.
- Sorbitol: 1- 3ml/kg/ngày, chia 2 lần
- PEG 3350 không có điện giải: 1 g/kg/ngày.
- Magnesium hydroxide: 1 – 3 ml/kg/ngày, chia làm 2 lần.
- Nhuận tràng bôi trơn (ít dùng):
- Dầu paraffin (chỉ dùng với trẻ > 1 tuổi): 1 – 3 ml/kg/ngày, chia làm 2 lần.
Nhuận tràng kích thích:
- Bisacodyl (chỉ dùng với trẻ ≥ 2 tuổi): 0,5 – 1 viên đạn 10 mg/lần. 1 – 3 viên nén 5 mg/lần.
- Glycerin đặt hậu môn.
Biện pháp không dùng thuốc
Chế độ ăn:
- Tăng lượng dịch, carbohydrate và chất xơ.
- Lượng chất xơ = tuổi + 5 (gam/ngày) đối với trẻ < 2 tuổi.
Luyện tập:
- Tập cho trẻ đi vệ sinh vào một giờ cụ thể trong ngày
- Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn để tăng cường nhu động ruột
Ngoài hai tình trạng trên, rối loạn tiêu hóa còn có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác như phân sống, nôn trớ, giảm hấp thu. Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để yên tâm nhất cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để khám cho trẻ. Từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp nhất với tình trạng của bé.
V – Trẻ rối loạn tiêu hóa có nên bổ sung lợi khuẩn – Men vi sinh
(Không phải thuốc)
Cho dù bất kỳ nguyên nhân và biểu hiện như thế nào, trẻ rối loạn tiêu hóa cũng cần được bổ sung lợi khuẩn.
Lợi khuẩn đường ruột vốn là những vi sinh vật vô cùng an toàn và có ích nếu được bổ sung với hàm lượng đủ lớn. Từ lâu, phương pháp bổ sung lợi khuẩn cho trẻ đã được các chuyên gia khuyên dùng cho trẻ nhỏ khi có bất kỳ triệu chứng rối loạn tiêu hóa nào. Lợi khuẩn giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng, giảm mức độ nghiêm trọng và rút ngắn thời gian mắc rối loạn tiêu hóa.
Lợi khuẩn Bifidobacterium là lợi khuẩn thiết yếu nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trong hệ vi sinh đường ruột, Bifidobacterium là lợi khuẩn chiếm số lượng đông nhất. Chúng cư trú chủ yếu ở đại tràng và chiếm đến 90% tổng lượng lợi khuẩn của đường ruột. Chúng quyết định phần lớn đến hình thái phân, khả năng tiêu hóa và tống đẩy chất thải dư thừa của hệ đường ruột. Ngoài ra, Bifidobacterium còn có vai trò tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho trẻ.
Vì vậy, trong trường hợp trẻ rối loạn tiêu hóa, nên bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium.
Cùng xem chuyên gia đánh giá như thế nào về vai trò của lợi khuẩn này.
PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Vân Hồng nhận định vai trò của Bifidobacterium BB12® (Lợi khuẩn Sống Imiale)
Imiale – Lợi khuẩn từ Đan Mạch, chứa chủng Bifidobacterium BB-12. Nhờ công nghệ độc đáo Cryoprotectant, lợi khuẩn sống được bảo vệ đi qua môi trường dịch vị dạ dày, dịch mật ở ruột.
Lợi khuẩn sống Imiale từ Đan Mạch
Imiale có hiệu quả vượt trội trong việc cải thiện rối loạn tiêu hóa:
- Tạo lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc ruột trước các yếu tố tấn công
- Ức chế hại khuẩn bằng cách cạnh tranh vị trí bám, dinh dưỡng
- Tiết ra nhiều enzym giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn
- Điều hòa lượng nước trong phân giúp phân giữ được độ mềm dẻo
- Điều hòa nhu động ruột hoạt động nhịp nhàng
- Tăng cường sức đề kháng giúp trẻ khỏe mạnh hơn
Qua bài viết trên, hy vọng rằng cha mẹ có cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Để được tư vấn về tình trạng sức khỏe của bé, vui lòng liên hệ trực tiếp với chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
➤ Xem thêm: Cách xử trí rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nhanh nhất