Đi phân sống là tình trạng phân lỏng, nát, không thành khuôn, trong phân có lợn cợn chất nhầy hoặc thức ăn chưa được tiêu hóa hết, thường có mùi chua… Bé bị đi ngoài phân sống là do sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, chế độ ăn không hợp lý, không đảm bảo vệ sinh, thiếu enzym tiêu hóa, sử dụng kháng sinh kéo dài…. Do đó, các mẹ cần rèn luyện cho con những thói quen tốt để phòng tránh tình trạng phân sống.
Mục lục
1. Thói quen ăn uống hợp lý, đảm bảo vệ sinh
Những năm tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt, sức đề kháng của bé còn chưa cao, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Thêm vào đó, trẻ thường có thói quen ngậm mút tất cả đồ vật mà bé cầm, nắm được.
Lúc này, môi trường xung quanh hay chế độ ăn không đảm bảo vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể, tấn công hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng phân sống ở trẻ.
Vì vậy, chúng ta cần đảm bảo môi trường xung quanh bé phải đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là thức ăn của bé. Các mẹ nên rèn luyện cho con mình thói quen ăn uống hợp lý, đảm bảo vệ sinh bằng cách:
1.1. Tuân theo chế độ ăn uống hợp lý cải thiện đi phân sống
Lưu ý 1: Chế độ ăn cân đối giữa các nhóm chất: carbohydrate, lipit, protein, các vitamin và khoáng chất.
Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu cân bằng chất dinh dưỡng, dư thừa nhiều chất cũng là một nguyên nhân đi ngoài phân sống. Các bà mẹ thường cho con ăn nhiều chất đạm, chất béo… để con lớn nhanh. Nếu chế độ ăn của con có quá nhiều chất đạm, dư thừa chất béo hoặc quá ít rau củ quả có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa do không hấp thụ hết được thức ăn, dẫn đến việc trẻ đi phân sống.
Lưu ý 2: Bổ sung những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa : cháo, gạo lứt, yến mạch, các rau củ quả (như khoai lang, củ cải đỏ, bông cải xanh, cải ngọt, rau dền, chuối, bơ….).
Bởi: Các thực phẩm này rất giàu chất xơ. Thành phần chính của chất xơ là cellulose. Mặc dù cơ thể chúng ta không có enzyme để phân giải chất xơ, chúng vẫn đóng một vai trò quan trong trong việc làm tăng khối lượng phân, từ đó kích thích nhu động ruột, tống các chất cặn bã ra ngoài. Chất xơ còn là môi trường tốt cho sự phát triển của những vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. Thêm vào đó, các thực phẩm trên còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất (như trong củ cải đỏ có chứa vitamin A, D cùng nhiều khoáng chất như magie, kali), giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch.
Lưu ý 3: Hạn chế ăn những thức phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ: bim bim, khoai tây chiên, xúc xích…).
Đây là những thực phẩm khó tiêu, dễ gây nên các tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón hay tiêu chảy và có nhiều khả năng khiến trẻ bị đi phân sống.
Tạm thời không cho trẻ ăn tôm, cua, các loại hải sản khác khi đang gặp phải tình trạng phân sống:
Bởi các thực phẩm này làm cũng khó tiêu, làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, đây là những thực phẩm có khả năng kích ứng đường tiêu hóa cao, không thích hợp khi trẻ đang gặp phải tình trang phân sống.
Không ăn quá nhiều trong một bữa, nên tạo cho bé thói quen ăn nhiều bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa nên từ 3-4 tiếng.
Điều này giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh tình trạng đầy trướng bụng. Thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết đã cho ăn bữa tiếp theo.
1.2. Đảm bảo vệ sinh khi ăn uống
Thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các vi khuẩn có hại tấn công. Các mẹ cũng cần đảm bảo thường xuyên vệ sinh, khử trùng đồ chơi, những đồ vật mà bé hay tiếp xúc, đặc biệt là vệ sinh thực phẩm, dụng cụ chế biến thức ăn cho bé.
Thói quen ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn bị rơi xuống đất….
Thức ăn sau khi được nấu chín sẽ tiêu diệt đáng kể các vi khuẩn có hại, ngăn không cho chúng xâm nhập.
2. Thói quen nhai kỹ trước khi nuốt
2.1. Nhai kỹ là một hoạt động rất cần thiết để tiêu hóa tốt thức ăn
Hoạt động nhai giúp tiết ra enzyme amylase ở nước bọt, khi nhai càng lâu, enzym này tiết ra càng nhiều, giúp phân hủy tinh bột trong thức ăn tốt hơn, tăng cường tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, trong nước bọt có chất bacteriolysin có tác dụng phân giải và hòa tan các vi khuẩn và virút, điều này giúp giảm thiểu vi khuẩn có hại xâm nhập vào hệ tiêu hóa.
Thức ăn được nhai kỹ hơn sẽ được chia thành từng miếng nhỏ hơn. Điều này tạo cơ hội cho các enzym tiêu hóa phân hủy thức ăn một cách dễ dàng hơn. Việc nhai thức ăn không kỹ đồng nghĩa làm cho việc tiêu hóa trở nên khó khăn, không thể xử lý hết được thức ăn đưa vào. Vụn thức ăn thừa trong ruột sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn lên men sinh hơi, gây ra tình trạng đầy hơi, phân sống ở trẻ.
2.2. Rèn luyện cho con thói quen nhai kỹ
Ban đầu khi bé tập ăn dặm (tốt nhất từ 6 tháng tuổi trở lên), các mẹ nên cho bé ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như đậu phụ, khoai tây nghiền, khoai lang hấp, cháo xay nhuyễn … Nghiền nhỏ thức ăn hoặc hầm đối với những thực phẩm cứng như các loại đậu, đỗ,…
Khi bé quen dần với việc ăn dặm, các mẹ hãy cho bé ăn các món ăn có kích thước lớn hơn, điều này giúp kích thích hoạt động nhai của bé.
3. Thói quen tập trung khi ăn
Tập trung khi ăn là một thói quen ăn uống rất cần thiết cho cả trẻ em và người lớn. Khi bé tập trung ăn uống, bé có xu hướng nhai kỹ hơn, tiết ra nhiều enzyme giúp tiêu hóa thức ăn hơn.
Ngược lại, nếu trong bữa ăn, bé bị mất tập trung bởi các yếu tố bên ngoài như tivi, điện thoại, ở nơi đông người…. thì tâm trí của trẻ sẽ bị phân tán khỏi đồ ăn và chỉ tập trung vào các tác động đó. Điều này sẽ khiến số lần nhai của bé giảm xuống, làm cho thức ăn chưa được nghiền kỹ dẫn đến tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, giảm bớt lượng vi khuẩn có lợi và gia tăng lượng vi khuẩn có hại, làm suy yếu hệ tiêu hóa của trẻ.
Đây là những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng phân sống ở trẻ. Vì vậy, để rèn luyện cho trẻ thói quen tập trung khi ăn, các mẹ cần:
3.1. Cho bé ngồi ghế ăn dặm nghiêm túc
Đây là thói quen mà ngay từ những ngày đầu ăn dặm mẹ nên thiết lập, bởi việc ngồi ghế ăn sẽ giúp bé dần hình thành một thói quen ăn uống nghiêm túc, khi đặt vào ghế ăn là bé biết đến giờ ăn, bé phân biệt được giờ ăn và giờ chơi.
3.2. Ăn ở nơi ít người, không ăn rong
Để bé tập trung vào bữa ăn thì ba mẹ cũng nên cho bé ăn trong môi trường ít người, và không rong bé ăn hết chỗ này đến chỗ khác. Việc rong bé đi ăn, hay ăn nơi đông người khiến bé bị phân tán và dần hình thành thói quen cứ đến bữa ăn là đòi đi rong mới chịu ăn.
3.3. Không để bé vừa ăn vừa xem tivi
Tivi thuộc top đầu những thứ khiến trẻ không thể tập trung vào bữa ăn, bởi những chương trình trên tivi luôn hấp dẫn và hút mắt trẻ. Khi trẻ chăm chú xem tivi thì trẻ chỉ ăn một cách vô thức, không cảm nhận được mùi vị thơm ngon, cũng như không cảm nhận được cấu trúc của món ăn. Trẻ vừa ăn vừa xem, lâu dần thường gặp các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, bệnh về dạ dày… Vì vậy, khi cho bé ăn ba mẹ không nên cho bé xem tivi.
3.4. Bữa ăn không kéo dài quá 30 phút
Để bé tập trung vào bữa ăn thì mẹ nên nhớ nguyên tắc về thời gian: không nên cho bé ăn bữa chính kéo dài quá 30 phút và bữa phụ kéo dài quá 20 phút. Việc kéo dài thời gian cũng là yếu tố khiến bé khó tập trung vào bữa ăn hơn. Nếu bé ăn hơn 30 phút hãy ngưng lại bữa ăn, không nài ép, cố cho bé ăn thêm vài miếng.
3.5. Cho bé ăn theo nhu cầu của bé
Ba mẹ hãy để trẻ tự quyết định lượng ăn của mình, như vậy trẻ sẽ ở trong tâm thế chủ động với bữa ăn của mình, hào hứng, tập trung ăn uống hơn.
3.6. Chế biến các món ăn đẹp mắt hấp dẫn trẻ
Một điều rất quan trọng nữa là muốn bé tập trung vào bữa ăn thì bữa ăn đó phải đủ sức hấp dẫn trẻ, cũng như hút được sự chú ý của trẻ. Các mẹ hãy đa dạng thực đơn và thường xuyên đổi món cho bé.
Thêm nữa, trẻ con rất thích cách trình bày đẹp mắt, ba mẹ có thể bỏ thêm chút thời gian biến những món ăn hình thức đơn điệu trở nên nhiều màu sắc, hình khối hơn chẳng hạn như các loại rau xanh, xào lẫn màu đỏ của cà chua, màu vàng của cà rốt, hay làm hình mặt trời, bông hoa, ô tô, cây nấm, hình các con vật…
Mỗi món ăn như một thế giới hiện ra trước mắt, trẻ sẽ bị hút vào bữa ăn mà không cần đồ chơi xung quanh, không cần xem tivi điện thoại, ipad…
4. Thói quen dùng các sản phẩm bổ sung lợi khuẩn (sữa chua, yakul, men vi sinh)
4.1. Lợi ích của lợi khuẩn đường ruột
Một đường ruột khỏe mạnh luôn có sự cân bằng 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Khi sự cân bằng này bị phá vỡ (có thể do sử dụng kháng sinh kéo dài hoặc chế độ ăn uống không hợp lý, chưa hợp vệ sinh), vi sinh vật có hại sẽ thừa cơ phát triển, gây rối loạn hoạt động chức năng của hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng phân sống ở trẻ. Bổ sung lợi khuẩn thường xuyên giúp lập lại sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, đồng thời duy trì một hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
Chúng ta có thể bổ sung lợi khuẩn cho bé từ nhiều nguồn như sữa chua, yakul hay men vi sinh. Đây đều là những nguồn cung cấp lợi khuẩn cho bé một cách an toàn và hiệu quả. Hiện nay trên thị trường, có vô vàn các chế phẩm sinh học (men vi sinh) được sản xuất. Các mẹ cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn chủng vi khuẩn tối ưu cho con mình. Các chủng vi khuẩn điển hình hiện nay là Lactobacillus, Bifidobacterium, Bacillus clausii… Trong đó, Bifidobacteria được biết đến là chủng vi khuẩn quen thuộc của hệ tiêu hóa. Nó chiếm 90% lợi khuẩn ở đường tiêu hóa và 99% lợi khuẩn tại đại tràng.
>>Xem thêm: Những lợi ích không ngờ của lợi khuẩn đường ruột
4.2. Cơ chế tác dụng của lợi khuẩn
Bifidobacterium giúp loại trừ vi khuẩn gây tổn thương đường tiêu hóa, củng cố hàng rào biểu mô ruột bằng cách: cạnh tranh vị trí bám của các vi khuẩn gây hại (được ghi nhận là có khả năng cạnh tranh vị trí bám tốt hơn so với các loại vi khuẩn khác); làm giảm pH tại ruột (do tạo sản phẩm lên men như axit lactic, axit butyric…), từ đó, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại; cạnh tranh các chất dinh dưỡng,…
Thêm vào đó, lợi khuẩn này còn giúp tăng cường miễn dịch cho hệ tiêu hóa bằng cách kích thích sản sinh ra mucin (tạo môi trường không thích hợp cho sự phát triển của các vi khuẩn có hại) và immunoglobulin A (IgA) nhận dạng và chống lại các tác nhân bên ngoài xâm nhập gây hại cho cơ thể.
Bifidobacterium cũng được biết đến với vai trò giúp bé hấp thu triệt để dưỡng chất bởi khả năng tăng cường sự hấp thu sắt, canxi, các khoáng chất chất, đồng thời góp phần tổng hợp các vitamin nhóm B, vitamin K – tham gia vào hoạt động phân giải các chất đạm, chất béo, chuyển hóa thành năng lượng. Nó còn có khả năng kích thích tăng tiết enzyme lactase của đường ruột, hỗ trợ cơ thể bé tiêu hóa đường lactose, đối với trường hợp bất dung nạp rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Có thể thấy, bằng việc chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật có hại, tăng cường hệ miễn dịch và sự hấp thu dưỡng chất của hệ tiêu hóa, lợi khuẩn nói chung và chủng Bifidobacterium nói riêng góp phần giải quyết mối lo cho các mẹ về tình trạng phân sống của trẻ.
.>>Xem thêm: Lợi khuẩn sống Bifido – lợi khuẩn từ Đan mạch
Tóm lại: Các mẹ cần rèn luyện cho con mình thói quen ăn uống hợp lý, đảm bảo vệ sinh. Đồng thời, các bé cũng cần có thói quen nhai kỹ và tập trung khi ăn để tránh khỏi các vấn đề tiêu hóa, đặc biệt là tình trạng đi phân sống ở trẻ. Để hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa bình thường của trẻ, các mẹ cũng cần bổ sung thêm các nguồn cung cấp lợi khuẩn cho bé, đặc biệt là men vi sinh.
Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 09 6762 9482
Nguồn tham khảo: Heathline